[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”ÉT-XTÔ-NI-A” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Phụ Lục” tab_id=”1533695929456-d6c057a4-ffdf”][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Estonia độc lập từ năm 1991, gia nhập WTO năm 1999; NATO và EU năm 2004; trở thành thành viên thứ 34 của OECD năm 2010; gia nhập khu vực Eurozone năm 2011 và là một trong những nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Trung Âu và Baltic.

Estonia là một nước phát triển, đứng thứ 37 trong số 175 quốc gia giàu nhất thế giới (tính theo GDP và PPP bình quân đầu người). Kinh tế tăng trưởng ổn định và khá vững chắc trong nhiều năm, luôn được xếp hạng là một trong những nền kinh tế thị trường tự do, linh hoạt, cởi mở, cạnh tranh và minh bạch nhất thế giới, có hệ thống pháp lý rõ ràng với nhiều điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn đầu thế giới về ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong việc triển khai các dịch vụ công.

Giải pháp ưu tiên của chính phủ từ 2014 – 2020: tăng tỷ lệ việc làm ở tất cả các vùng; tăng độ tuổi lao động đến 65 tuổi, nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục nhằm nâng cao chất lượng lực lượng lao động; xây dựng chính sách tạo thuận lợi cho việc tăng năng lực cạnh tranh của các công ty trên thị trường quốc tế và thu hút FDI trong các ngành xuất khẩu có tiềm năng và giá trị gia tăng lớn hơn; hoàn thiện cơ sở pháp lý để kích thích phát triển kinh tế.

Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế

(Nguồn: https://www.focus-economics.com/countries/estonia;
http://www.oecd.org/eco/outlook/economic-forecast-summary-estonia-oecd-economic-outlook.pdf)

Một số ngành kinh tế trọng điểm

Các lĩnh vực kinh tế quan trọng gồm công nghệ thông tin, dịch vụ, công nghiệp, thương mại, vận tải, kho bãi; xây dựng, nông lâm nghiệp. Estonia đặc biệt có ưu thế trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin và truyền thông: cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến nhất thế giới, các giải pháp về tự động hóa, an ninh mạng với chất lượng, độ tin cậy cao và giá cạnh tranh; Công nghệ sạch (CleanTech): nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các giải pháp nhằm thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng, bao gồm cả trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, phân phối năng lượng, năng lượng tái tạo…

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư

Kể từ ngày 01/05/2004, quan hệ thương mại của Estonia với các nước thứ ba ngoài EU được triển khai dựa trên chính sách thương mại chung của EU và các cam kết của EU trong WTO.

Các đối tác xuất khẩu chính của Estonia là: Thụy Điển (chiếm 18% tổng xuất khẩu), Phần Lan (16%), Latvia (19%) và Nga. Các đối tác nhập khẩu chính của Estonia là: các nước EU (82% tổng nhập khẩu), Nga, Trung Quốc.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Estonia gồm máy móc và thiết bị, gỗ và sản phẩm gỗ), sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm đã chế biến, khoáng sản. Các mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc và thiết bị, thiết bị vận tải, sản phẩm nông nghiệp, khoáng sản, hóa chất.

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư

Chủ trương xuất khẩu hay ưu tiên khai thác thị trường trong nước

(Thông tin đang được cập nhật)

Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên

(Thông tin đang được cập nhật)

Các đối tác thương mại ưu tiên

(Thông tin đang được cập nhật)

Chính sách mới nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh

(Thông tin đang được cập nhật)

Các FTAs chính hiện đang tham gia

FTAs của EU với các nước

Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng

Một số biện pháp phòng vệ thương mại sử dụng nhiều nhất, Các hàng rào kỹ thuật chính đối với thương mại

Các công cụ chính được áp dụng trong khuôn khổ chính sách ngoại thương chung của Liên minh châu Âu (EU), và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để bảo vệ các nhà sản xuất khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh. Trường hợp sản phẩm không được quy định theo luật kỹ thuật cụ thể của EU, có thể sẽ phải tuân theo các yêu cầu bổ sung của Estonia.

   Estonia không có danh sách các mặt hàng cấm nhập khẩu, tuy nhiên một số mặt hàng (thuốc, thiết bị quân sự, sản phẩm văn hóa, rác thải nguy hiểm…) cần có giấy phép nhập khẩu đặc biệt của chính quyền sở tại. EU áp đặt một số hạn ngạch cho một số hàng hóa và áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên; các hạn ngạch này cho phép nhập hàng hóa hoặc hàng miễn thuế ở mức thấp hơn cho đến khi hết hạn ngạch.

Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng nhiều nhất các biện pháp trên

(Thông tin đang được cập nhật)

Số lượng các vụ kiện ra WTO, các đối tác và mặt hàng bị kiện

Estonia chưa từng kiện/bị kiện ra WTO (Theo WTO: https://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/estonia_e.htm)

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Việt Nam đã công nhận Estonia sau khi nước này tuyên bố độc lập. Ngày 20/2/1992, hai bên ký Nghị định thư về thiết lập quan hệ Ngoại giao cấp Đại sứ. Hiện nay, Đại sứ ta tại Phần Lan kiêm nhiệm Estonia, Đại sứ Estonia tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam.

Thương mại

Quan hệ thương mại Việt Nam – Estonia gần đây phát triển tốt nhưng kim ngạch thương mại hai chiều ở mức thấp. Việt Nam xuất khẩu sang Estonia các mặt hàng: hải sản, rau quả, hạt điều, cà phê, sản phẩm chất dẻo, sản phẩm gỗ, hàng dệt may và nhập khẩu từ Estonia các mặt hàng: sữa và sản phẩm sữa, hóa chất, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ.

Kim ngạch thương mại Việt Nam – Estonia
(Nguồn: Tổng Cục hải quan Việt Nam http://custom.gov.vn/)

Đầu tư

(chưa có)

Các thỏa thuận đã ký kết

Nghị định thư về thiết lập quan hệ Ngoại giao cấp Đại sứ (20/02/1992).

Hiệp định về Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (24/9/2009).

Hiệp định về Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao (27/9/2013).

Hiệp định về Tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đánh vào thu nhập (28/9/2015).

[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Công nghệ thông tin

(i) Giải pháp quản trị điện tử cho Nhà nước, Chính phủ và doanh nghiệp;

(ii) An ninh mạng;

(iii) Phát triển phần mềm;

(iv) Công nghiệp điện tử: sản xuất và lắp ráp các loại máy móc đòi hỏi độ chính xác cao, cho các ngành từ sản xuất lắp ráp ô tô đến các hệ thống điều khiển công nghiệp phức tạp, tích hợp các giải pháp vật lý và kỹ thuật số trong các lĩnh vực như xe tự động, thành phố thông minh và công nghiệp 4.0;

(v) Công nghệ sinh học: áp dụng trong các lĩnh vực kinh doanh xử lý sinh học, công nghệ nhân giống cây trồng, kinh doanh thực phẩm chức năng và chế biến thực phẩm;

(vi) Y tế điện tử: Estonia hướng tới mục tiêu dẫn đầu thế giới về an sinh xã hội, đến nay có hơn 95% dữ liệu bệnh viện và bệnh nhân đã được số hoá, cho phép truy cập dữ liệu bằng cách sử dụng các giải pháp thẻ căn cước điện tử (e-ID) an toàn và thống nhất.

Môi trường đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo quyền và nghĩa vụ bình đẳng với doanh nghiệp địa phương, bao gồm việc hoàn vốn và lợi nhuận không hạn chế, quyền được sở hữu đất đai, có 4 cảng và kho ngoại quan, chi phí cho năng lượng, lao động, dịch vụ vận chuyển, viễn thông và tài sản thấp hơn đáng kể so với các khu vực khác của vùng biển Ban tích.

[vc_custom_heading text=”Một số vấn đề cần lưu ý khi tiếp cận, thâm nhập thị trường” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Khu vực tự do thương mại

Estonia có 04 khu thương mại tự do tại cảng nước sâu Muuga; Paldiski, Sillamäe và Valga

Kho lưu trữ hàng hóa

Những mặt hàng không thông dụng sẽ được lưu trữ tại địa phận hải quan mà không phải thực hiện các yêu cầu như: thuế nhập khẩu; các khoản phí khác theo quy định hiện hành; Các hàng hóa thông dụng sẽ được đặt tại kho hải quan hoặc khu vực tự do theo luật hải quan hoặc luật hàng hóa được hưởng quyền hoàn thuế hoặc miễn thuế nhập khẩu.

Thủ tục tái xuất hàng hóa

Các mặt hàng không thông dụng buộc phải rời địa phận hải quan sẽ phải làm thủ tục tái xuất tại cơ quan hải quan liên quan cùng các thủ tục xuất kho, cần đáp ứng các yêu cầu về giấy tờ kê khai của hải quan. Thủ tục tái xuất cảnh sẽ không áp dụng cho các trường hợp: hàng hóa thuộc diện thủ tục quá cảnh ngoại quan; hàng hóa quá cảnh bên trong hoặc tái xuất trực tiếp từ một khu vực tự do miễn thuế; hàng hóa thuộc diện thủ tục nhập kho tạm thời, sẽ được tái xuất trực tiếp từ kho được uỷ quyền tạm thời.

Chính sách thuế và thuế suất

Hệ thống thuế suất thấp, thuế thu nhập 20%, thuế VAT 20%;  Người sử dụng lao động đóng thuế bảo hiểm xã hội và y tế, bằng 33% tổng tiền lương. Để khuyến khích các công ty mở rộng kinh doanh, tất cả lợi nhuận tái đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.  (Chi tiết tham khảo https://pwc.to/2LYEOv5 (trang 35-41))

Các loại thuế chính

Thuế thu nhập (doanh nghiệp và cá nhân); Thuế xã hội; Thuế đất; Thuế đánh bạc; Thuế hải quan; Thuế tiêu thụ đặc biệt (rượu, thuốc lá, một số nhiên liệu đặc biệt); Thuế xe tải hạng nặng v.v..

Luật thuế Estonia được xây dựng trên cơ sở hài hòa với Luật pháp của EU. Estonia có hiệp ước thuế có hiệu lực với 55 quốc gia và lãnh thổ [1] trong đó có Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc. Hệ thống Thuế điện tử của Estonia cho phép tính, trả thuế tự động đối với khoảng 95% các hoạt động kinh doanh.

Quy định về bao bì, nhãn mác

Đối với bao bì hàng hóa bán lẻ, cần được ghi/đánh dấu trên sản phẩm các nội dung sau: tên sản phẩm; tên nhà sản xuất hoặc tên của công ty đã sản xuất sản phẩm; nội dung (khối lượng hoặc thể tích, các số đo trong hệ đo lường của châu Âu); thông tin bảo hành (nếu có); hướng dẫn bảo quản, sử dụng và cảnh báo nguy cơ có thể có liên quan đến việc sử dụng hoặc loại bỏ sản phẩm. Thông tin phải được mô tả bằng tiếng Estonia.

Chi tiết tham khảo:

https://www.export.gov/article?id=Estonia-Labeling-Marking-Requirements

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Trên cơ sở quy định chung của EU.

Tham khảo trang mạng của Bộ Nông nghiệp Estonia:

https://www.agri.ee/en/objectives-activities/food-safety

Quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt tại Estonia, thông qua các hệ thống quy định và luật liên quan. Estonia tuân thủ Công ước Bern, WIPO và TRIPS, Công ước Rome và Công ước Geneva về Bảo vệ quyền của nhà sản xuất; tuân thủ đầy đủ các Chỉ thị của EU về cấp bảo hộ cho tác giả, nghệ sĩ biểu diễn, nhà sản xuất thu âm và các tổ chức phát sóng. Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có trách nhiệm đăng ký, bảo vệ và thực thi các quyền của mình khi có liên quan.

Chi tiết tham khảo:

https://www.export.gov/article?id=Estonia-Protection-of-Property-Rights

Tập quán kinh doanh

Estonia theo tập quán chung của châu Âu theo phong cách thẳng thắn, giữ lời hứa, thực tế và kín đáo.

Chi tiết tham khảo:

https://www.commisceo-global.com/resources/country-guides/estonia-guide.

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h2|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ – Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel: +84 (0)24 2220 5380, +84 (0)24 2220 5381, +84 (0)24 2220 5382
Fax: +84 (0)24 2220 5376, +84 (0)24 2220 2525

Lãnh sự danh dự nước Cộng hòa Estonia tại TP HCM
Đia chỉ: 34 Nguyễn Thị Nghĩa, P. Bến thành, Q1, Tp. HCM
Tel: +84 8 39250222 ext 217
Fax: +84 8 39257276
Email: Do.van.muoi@mfa.ee
Website: http://estoniaconsulate.com.vn

Tại Estonia

Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan (kiêm nhiệm Estonia)
Địa chỉ: Kulosaarentie 12, 00570 Helsinki, Phần Lan
Tel: (+358) 9622 9900 / 9562 6302
Fax: (+358) 9 622 99022
Email: vietnamfinland@gmail.com;
Website: www.vietnamembassy-finland.org/en/

[vc_custom_heading text=”Phụ Lục” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal” css=”.vc_custom_1533696112720{border-top-width: 1px !important;border-bottom-width: 1px !important;border-top-color: #1350a8 !important;border-top-style: solid !important;border-bottom-color: #1350a8 !important;border-bottom-style: solid !important;}”]

Các trang mạng tham khảo thông tin về Estonia

i- Thông tin về kinh doanh và du lịch tại Estonia: http://www.visitestonia.com/.

ii- Trang thống kê kinh tế Estonia: http://www.stat.ee/en

iii- Môi trường đầu tư tại Estonia: http://www.investinestonia.com/

iv- Thông tin về ngoại thương: http://www.estoniantrade.ee

v- Văn phòng Công nghiệp và Thương mại Estonia: https://www.koda.ee/en

vi- Bộ Kinh tế và Truyền thông Estonia: https://www.mkm.ee/en/objectives-activities/economic-development

Chú thích

[1] 55 nước bao gồm: Albania, Armenia, Áo, Azerbaijan, Bahrein, Belarus, Bỉ, Bungary, Canada, Trung Quốc, Croatia, Cộng hòa Séc, Cyprus, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Georgia, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ấn Độ, Ireland, Israel, Ý, Jersery, Kazakhstan, Latvia, Litva, Luxembourg, Macedonia, Malta, Mexico, Moldova, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Romania, Serbia, Singapore, Cộng hòa Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Ukraina, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hoa Kỳ, Uzbekistan và Việt Nam.