Trang chủ > Hồ sơ thị trường > Cộng hoà Chi-lê
Chile là nước có nền kinh tế ngoại thương phát triển và thể chế tài chính vững mạnh. Chile là nước giàu tài nguyên khoáng sản như kim loại đồng, diêm tiêu, sắt, than, gỗ và tài nguyên biển với chiều dài bờ biển hơn 6.000 km. Chile là nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 sản lượng toàn cầu và chiếm 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu của Chile, là nước đứng đầu thế giới về sản xuất bột cá. Các sản phẩm xuất khẩu đóng góp vào 25% GDP của Chile.
Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây
Thông tin cơ bản về GDP, tỷ lệ lạm phát
Một số ngành kinh tế trọng điểm của Chile
Khai thác mỏ: Năm sản phẩm khai thác mỏ hàng đầu của Chile là: đồng, Ni tơ, Lithium, iot và các kim loại quý khác (vàng, bạc). Chile là nước sản xuất đồng lớn nhất thế giới, chiếm 27% sản lượng đồng thế giới. Ngoài ra, Chile còn sản xuất khí Ni tơ tự nhiên (100%), iot (65% sản lượng thế giới); Reni (52%), là nước sản xuất đứng thứ hai thế giới về Lithium (33% sản lượng thế giới), Molybdenum (20% sản lượng thế giới), đứng thứ 6 về bạc (5% sản lượng thế giới). Năm 2017, khu vực khai thác mỏ đóng góp 10,1% GDP cả nước, trong đó khai thác đồng đóng góp 9%.
Thủy sản: Chile là nước xuất khẩu cá hồi đứng thứ hai thế giới sau Na Uy. Ngoài ra, Chile còn xuất khẩu hào, sò điệp, trai và cá bơn phi lê.
Lâm nghiệp và các sản phẩm đồ gỗ: Chile xuất khẩu chủ yếu bột giấy, gỗ xẻ, gỗ mộc, gỗ ván…
Hệ thống siêu thị bán lẻ: Một trong những thành công của Chile là xây dựng hệ thống bán lẻ ở cả thành thị và nông thôn. Tại Chile, các tập đoàn siêu thị tập trung thành khu, tạo thành trung tâm cho người dân đi mua sắm dễ dàng. Ba tập đoàn lớn của Chile gồm: Cencosud, Falabella và Lider đang đứng trong top các tập đoàn bán lẻ tại Mỹ Latinh.
Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Chile
Các đối tác xuất khẩu chính của Chile
Các đối tác nhập khẩu chính của Chile
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
Định hướng lớn trong chính sách thương mại đầu tư
Chủ trương về xuất nhập khẩu:
Mở cửa quốc tế là một trong những trụ cột quan trọng nhất trong chiến lược kinh tế của Chile. Điều đó đã thúc đẩy thương mại, tăng dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và khuyến khích đầu tư của Chile ở nước ngoài. Chiến lược này đã giúp vượt qua những hạn chế như khoảng cách, chi phí vận chuyển, mở rộng số lượng thị trường, cải thiện khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Chile với nhiều sản phẩm và dịch vụ ở mức giá cạnh tranh hơn.
Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên: khai thác mỏ, hoa quả, cá hồi, bột giấy, rượu vang.
Các đối tác thương mại ưu tiên: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh Thái Bình Dương và khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Các FTAs chính hiện đang tham gia:
Chile hiện có 26 Hiệp định với 64 nền kinh tế, tương đương với 64,1% dân số thế giới với 86,3% GDP toàn cầu. Hiện nay, Chile tiếp tục là một trong các quốc gia có nền kinh tế mở hàng đầu thế giới, họ thiên về xu hướng bảo hộ người tiêu dùng.
*Các Hiệp định đang có hiệu lực:
*Các hiệp định đang đàm phán:
- Hiệp định thương mại song phương Chile-Brazil
- Hiện đại hóa Hiệp định Đối tác Chile-EU
- Hiện đại hóa FTA Chile-Hàn Quốc
- Thỏa thuận thương mại dịch vụ (TISA).
* Các hiệp định đang chờ phê chuẩn:
- Hiệp định mua sắm công Chile-Brazil
- FTA Chile-Indonesia
- CPTPP
- FTA Chile-Uruguay
- Hiện đại hóa FTA Chile- Canada
- Hiệp định tự do hóa thương mại Chile-Argentina
- Hiện đại hóa FTA Chile-Trung Quốc
Các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật thường sử dụng
Chile có ít rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc đầu tư. Hiện nay, Chile đang điều tra 2 trường hợp chống bán phá giá: Trung Quốc (các quả bóng thép để nghiền, đường kính nhỏ hơn 4 inch), Mexico (thanh thép cho bê tông), và 1 trường hợp phòng vệ thương mại đối với tất cả các nước (sữa bột và phô mai gouda).
Quan hệ kinh tế với Việt Nam
Về thương mại
Trao đổi thương mại Việt Nam – Chile trong những năm gần đây
Ngày 11 tháng 11 năm 2011 tại Hawai (Mỹ), bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống nước Cộng hòa Chi Lê Sebastian Piñera, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile đã được ký kết. Theo cam kết, Chile sẽ xoá bỏ thuế quan đối với 99,62% số dòng thuế (chiếm 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chile năm 2007) trong thời gian không quá 10 năm. Ngược lại, Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chile năm 2007) trong vòng 15 năm.
Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Chile đang trên đà phát triển và đạt những kết quả tích cực. Trước khi hai nước ký kết Hiệp định Thương mại tự do (VCFTA), trao đổi thương mại giữa hai Bên được duy trì ổn định và có tăng trưởng khá. Năm 2013, một năm trước khi Hiệp định FTA Việt Nam – Chile có hiệu lực, kim ngạch trao đổi hai chiều đã đạt gần 500 triệu USD, ở mức cao so sánh với kim ngạch của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh khác tại thời điểm đó.
Kể từ sau khi Hiệp định FTA Việt Nam – Chile chính thức có hiệu lực vào ngày 1/2/2014, quan hệ thương mại giữa Việt Nam- Chile có bước tiến nhảy vọt. Năm 2015, sau hai năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam sang Chile đạt 655,7 triệu USD, tăng 197,2% so với năm 2013.
Năm 2017, tổng kim ngạch hai chiều đạt 1,28 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Chile đạt 999,3 triệu USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ, nhập khẩu đạt 282,7 triệu USD, tăng 22,01% so với cùng kỳ. Hiện Chile là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sang Mỹ Latinh sau Mexico và Bra-xin.
Tính đến hết tháng 5/2018, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Chile đạt trên 501 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Chile đạt 367,57 triệu USD, giảm 14,4%; nhập khẩu của Việt Nam từ Chile đạt trên 133,87 triệu USD, tăng 21,7% so với 5 tháng đầu năm 2017. Thặng dư thương mại của Việt Nam và Chile trong 5 tháng đầu năm 2018 là 234 triệu USD.
Các sản phẩm xuất khẩu hiện nay của Việt Nam sang Chile chủ yếu là hàng tiêu dùng như: giày dép các loại; nguyên phụ liệu dệt may da giầy; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sản phẩm dệt may; hàng thủy sản; sản phẩm từ sắt thép; máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng; xi măng; dây điện và dây cáp điện; sản phẩm từ sắn; gạo; túi xách, ví, vali, mũ, ô dù; sản phẩm từ chất dẻo; sản phẩm từ gỗ; linh kiện ô tô từ 9 chỗ trở xuống…
Việt Nam nhập khẩu từ Chile chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu như đồng để làm dây và cáp điện, gỗ rừng trồng để sản xuất đồ gỗ, bột cá để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và nuôi tôm cá, bột giấy. Ngoài ra, ta cũng nhập khẩu một số sản phẩm khác như rượu vang, hoa quả tươi, thịt gia cầm. Các mặt hàng xuất khẩu của Chile vào thị trường Việt Nam tăng trung bình 37%/năm trong vòng 5 năm qua. Riêng rượu vang của Chile đã có thị phần lớn thứ hai tại thị trường Việt Nam (sau rượu vang Pháp).
Về cơ cấu sản phẩm, xuất nhập khẩu của Việt Nam và Chile có ít những mặt hàng cạnh tranh nhau, chủ yếu có tính bổ sung cho nhau. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile đã mang lại những cơ hội to lớn cho tăng trưởng thương mại giữa hai nước. Các mặt hàng như giầy dép, quần áo, đồ gỗ, cà phê của Việt Nam cũng như cá hồi, nho, sê-ri, gỗ thông và bột giấy .. của Chile sẽ tiếp tục tăng kim ngạch do được giảm thuế nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn được kỳ vọng là cửa ngõ cho hàng hóa Chile thâm nhập thị trường ASEAN và Chile là cửa ngõ cho hàng Việt Nam vào Mỹ Latinh.
Các thỏa thuận đã ký kết
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chile (có hiệu lực từ tháng 1/2014).
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile đề cập đến hơn 9.000 dòng sản phẩm, nhưng cho tới thời điểm này, thương mại hàng hóa giữa hai nước chỉ gói gọn trong khoảng 100 sản phẩm. Thị phần xuất khẩu của Việt nam sang Chile cũng chỉ mới chiếm 1,6% thị trường, còn rất nhiều dư địa cho các sản phẩm xuất khẩu của ta.
Cơ hội thương mại
Ngành khai thác mỏ: Tiềm năng lớn nhất tại thị trường Chile là cung cấp máy móc và dịch vụ cho ngành công nghiệp mỏ của nước này. Ngoài ra, việc cung cấp năng lượng và nước là dịch vụ quan trọng đối với các công ty khai thác mỏ của Chile.
Máy móc và dịch vụ cho nông nghiệp và nông nghiệp. Các cơ hội trong hoạt động chế biến nông, nông nghiệp xuất khẩu, cũng như cơ giới hóa và cải thiện năng suất các sản phẩm: hoa quả và rau, rượu vang, sản xuất, bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn, dầu cá và dầu thực vật…
Ngoài những tiềm năng trong các lĩnh vực chính trên, thị trường Chile cũng có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Chile như: điện thoại và linh kiện điện thoại; giày dép; sản phẩm dệt may; cà phê; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; thủy sản; sản phẩm nội thất, Clinker và xi măng… Trong đó, cơ hội cho sản phẩm cá ngừ của Việt Nam: Trong 3 tháng đầu năm 2018, Chile nổi lên là thị trường xuất khẩu cá ngừ tiềm năng của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong giai đoạn này đạt gần 2,9 triệu USD, tăng 125% so với cùng kỳ năm 2017. Năm 2017, Chile nhập khẩu hơn 60 nghìn tấn cá ngừ, trị giá 82 triệu USD, tăng 285% về khối lượng và 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2018, nhập khẩu cá ngừ của nước này vẫn tiếp tục tăng.
Các quy định về xuất nhập khẩu
Thủ tục hải quan
Cần đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ tại thời điểm bốc dỡ hàng tại cảng đến, phải xuất trình các giấy tờ liên quan: Hợp đồng, Hóa đơn, Chi tiết kĩ thuật hàng hóa, C/O (trong trường hợp muốn được hưởng ưu đãi thuế), vận đơn hàng hải, các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (giấy kiểm dịch động thực vật…)
Các sản phẩm không được phép nhập khẩu
- Phương tiện đã qua sử dụng.
- Xe máy đã qua sử dụng.
- Xe đạp đã qua sử dụng.
- Lốp xe đã qua sử dụng.
- Amiăng dưới mọi hình thức.
- Văn hóa phẩm có nội dung khiêu dâm
- Chất thải công nghiệp độc hại.
- Hàng hóa nguy hiểm cho động vật, nông nghiệp hoặc sức khỏe con người..
- Các hàng hóa khác, theo pháp luật hiện hành.
Kiểm soát xuất khẩu
Chile áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu thông qua việc yêu cầu giấy phép xuất khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm và vệ sinh động thực vật đối với một số sản phẩm chịu sự kiểm tra của Bộ Y tế (Misal), Cơ quan quản lý Nông nghiệp và Chăn nuôi (SAG), và Cơ quan nuôi trồng và đánh bắt thủy sản (SERNEPESCA).
Chính sách thuế và thuế suất nhập khẩu
Chile là quốc gia có nền thương mại được tự do hóa ở mức độ cao. Đối với phần lớn các sản phẩm từ các quốc gia chưa ký FTA, mức thuế suất thuế nhập khẩu không cao hơn 6% (MSN) được tính dựa trên giá CIF của sản phẩm đó và thuế VAT (19%).
Nếu nhà nhập khẩu mua giá FOB tại cảng đi và không có chi phí bảo hiểm, hải quan Chile sẽ tính thêm 2% chi phí bảo hiểm hàng hải vào giá FOB của sản phẩm.
Một số sản phẩm nhập khẩu là hàng đã qua sử dụng, dựa trên tính chất của sản phẩm đó, sẽ áp thêm 3% thuế tính trên giá CIF, ngoài các loại thuế nêu trên.
Các sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Thuế 15%: Các sản phẩm bằng vàng, bạch kim và ngà voi; Đồ trang sức, đá quý tự nhiên hoặc tổng hợp; Thảm cao cấp và các vật phẩm tương tự khác; Da thuộc; Trứng cá muối đóng hộp và các sản phẩm cùng tính chất; Vũ khí hoặc khí nén, phụ kiện và đạn, ngoại trừ sản phẩm dùng để săn dưới nước.
- Thuế 50%: Pháo hoa, pháo nổ và các loại tương tự khác dùng trong công nghiệp, khai thác khoáng sản, nông nghiệp hoặc dùng làm tín hiệu;
- Thuế tính riêng từng loại: Đồ uống có cồn và thuốc lá, xì-gà.
(Thông tin tham khảo thêm tại website: www.aduana.cl)
Quy định về bao bì, nhãn mác
Các mặt hàng nhập khẩu được tiêu thụ rộng rãi tại Chile phải được ghi nước xuất xứ trên bao gói mác nhãn sản phẩm trước khi đem bán tại Chile. Các mặt hàng được đóng gói phải được ghi ký mã hiệu để thể hiện chất lượng, vệ sinh, nguyên liệu hoặc sự pha trộn, trọng lượng tình hoặc phương pháp phân lượng.
Luật 20606 quy định nhãn thực phẩm phải ghi rõ giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ các thành phần cấu thành thức ăn đã chế biến sẵn và các cảnh báo về hàm lượng các chất như muối, đường chất béo đã bảo hòa bằng tiếng Tây Ban Nha. Quy định bắt buộc về ghi các thành phần và hàm lượng các chất có nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng như tỷ lệ đường, muối, chất béo bão hòa đối với thức ăn và đồ uống và lộ trình cắt giảm hàm lượng các chất này
Các nhà nhập khẩu phải thực hiện quy trình ghi nhãn mới tại Chile hoặc các nhà xuất khẩu dán thêm nhãn tiếng Tây Ban Nha tại nước xuất xứ. Luật 20606 làm tăng chi phí, kéo dài thời gian nhập khẩu sản phẩm, làm ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp bánh kẹo, đồ uống… Theo thống kê gần đây, lượng bán các sản phẩm nêu trên tại thị trường nội địa giảm 11% sau 1 năm áp dụng
(Để biết thêm thông tin, xin vào website:www.minsal.cl)
Quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm dịch
Để bảo vệ và ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh từ động thực vật, Chile áp dụng các yêu cầu về vệ sinh động thực vật đối với các mặt hàng nhập khẩu là sản phẩm từ động thực vật.
(Để biết thêm thông tin, xin vào websitewww.sag.gob.cl )
Quyền sở hữu trí tuệ
Luật số 17.336 về Quyền sở hữu trí tuệ của Chile
tìm cách bảo vệ các quyền của tác giả đối với tác phẩm trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Bản quyền bao gồm: các quyền kinh tế và đạo đức, bảo vệ việc sử dụng, quan hệ tác giả-sản phẩm và tính toàn vẹn của một tác phẩm.
Luật này bảo vệ các quyền của tác giả Chile và nước ngoài sinh sống tại Chile. Đối với tác giả nước ngoài không cư trú tại Chile thì được hưởng sự bảo vệ khi công ước quốc tế công nhận và Chile tham gia công ước quốc tế đó. Các tác phẩm được bảo vệ gồm văn học, nghệ thuật và khoa học.
(Để biết thêm thông tin, xin vào website: www.propiedadintelectual.cl)
Tập quán kinh doanh
Nguyên tắc cơ bản của văn hóa kinh doanh: Mối quan hệ cá nhân là điều cần thiết cho việc kinh doanh ở Chile. Gia đình và tình bạn có một vai trò lớn, và điều quan trọng là thiết lập mối quan hệ tin cậy để đạt được các mối quan hệ kinh doanh hiệu quả. Người Chile không thích cảm thấy vội vã hoặc bị áp lực.
Các doanh nhân không nhất thiết phải nói tiếng Anh. Đối tác được đánh giá cao nếu có thể giao tiếp bằng tiếng Tây Ban Nha.
Liên hệ đầu tiên: Tốt nhất là theo đúng trình tự, luôn luôn qua thư ký, người đóng một vai trò điều phối lịch làm việc cho lãnh đạo.
Chào hỏi: Bắt tay là hình thức chào hỏi tại Chile. Khi gặp phụ nữ thì một nụ hôn trên má, ngay cả trong lần gặp đầu.
Cách giới thiệu bản thân: Gọi ông/bà/cô+họ. Hầu hết người gốc Tây Ban Nha có họ của cha và của mẹ. Thông thường, chỉ gọi họ của cha.
Quan hệ kinh doanh: Mối quan hệ cá nhân là điều cần thiết cho việc kinh doanh ở Chile. Bạn cần phải tạo ra một mối quan hệ thân thiện và đáng tin cậy.
Giao tiếp kinh doanh: Nên có cuộc trò chuyện nhẹ trước khi nói về kinh doanh. Người có tính hài hước được đánh giá cao. Đừng ngạc nhiên nếu họ làm gián đoạn khi bạn đang nói: không phải là một cử chỉ thiếu giáo dục, mà là một cách để thể hiện sự quan tâm và nhiệt tình. Tình cảm và cảm xúc được cân nhắc trong cuộc đàm phán. Chúng ta phải sẵn sàng cam kết, bởi vì điều này cho thấy mối quan hệ được coi trọng hơn các khía cạnh tài chính của thỏa thuận.
Trang phục làm việc: nam Comple + cavat, nữ veston, lịch sự.
Danh thiếp: rất hữu ích danh thiếp in một mặt bằng tiếng Anh và một mặt tiếng Tây Ban Nha. Nói chung, các danh thiếp được trao đổi giữa tất cả mọi người tham gia vào đầu cuộc họp.
Tại Việt Nam
Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương
Địa chỉ: Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Điện thoại: +84 4 2220 5380
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền – Hà Nội
Điện thoại: (04) 22 205 002
Fax: (04) 22 205 003
Email: CucQLCT@moit.gov.vn
Đại sứ quán Chile tại Việt Nam
Địa chỉ: Tòa nhà C8-D8, số 14 Thụy Khuê, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84-04-39351147/39351148
Fax: 84-04-38430762
Email: embajadal@chile.org.vn
Website: https://chile.gob.cl/vietnam/
Tại Chi-lê
Đại sứ quán Việt Nam tại Chile
Địa chỉ: Eliodoro Yáñez 2897, Providencia, Santiago
Điện thoại: (+56 2) 2316 1568; Fax: (+56 2) 334 1159
Email: sqvnchile@mofa.gov.vn
Website: https://vnembassy-santiago.mofa.gov.vn/
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Chile
Địa chỉ: Eliodoro Yañez 2887, Providencia, Santiago, Chile;
Điện thoại: (56-2) 2232 1135
Email: cl@moit.gov.vn