[vc_custom_heading text=”HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG” font_container=”tag:h1|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”][vc_custom_heading text=”Ca-na-da” font_container=”tag:h1|font_size:72px|text_align:center|color:%23ffffff” google_fonts=”font_family:Open%20Sans%3A300%2C300italic%2Cregular%2Citalic%2C600%2C600italic%2C700%2C700italic%2C800%2C800italic|font_style:300%20light%20regular%3A300%3Anormal”]
[vc_icon icon_fontawesome=”fa fa-long-arrow-down” color=”orange” align=”center” css_animation=”top-to-bottom” link=”url:%23main-content|||”]
[vc_custom_heading text=”MỤC LỤC” font_container=”tag:h5|text_align:center” use_theme_fonts=”yes”][vc_tta_accordion style=”flat” shape=”square” spacing=”1″ c_icon=”chevron” c_position=”right” active_section=”” no_fill=”true” collapsible_all=”true” el_class=”.accordionMenu” css=”.vc_custom_1530170536474{background-color: #ffffff !important;}”][vc_tta_section title=”Tổng quan nền kinh tế” tab_id=”section-menu-01″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Tiềm năng của thị trường” tab_id=”section-menu-02″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” tab_id=”section-menu-03″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” tab_id=”section-menu-04″][/vc_tta_section][vc_tta_section title=”Cùng Khu vực” tab_id=”section-menu-06″][/vc_tta_section][/vc_tta_accordion]
[vc_custom_heading text=”Tổng quan tình hình nền kinh tế” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây

Thông tin về GDP, tỷ lệ lạm phát

  • Về GDP: Trong 3 năm qua, nền kinh tế Canada tăng trưởng rất tích cực, đặc biệt từ giữa năm 2016, kinh tế Canada được đánh giá là tăng trưởng nhanh nhất trong các nước thuộc Nhóm G-7. Năm 2017, GDP của Canada đạt 1.856 tỷ Đô la Canada (CAD), tăng 3% so với năm 2016, cao hơn tốc độ tăng GDP giai đoạn 2013-2016. Tăng trưởng GDP đồng đều trên các lĩnh vực và các vùng trên cả nước.

  • Về lạm phát: Tỷ lệ lạm phát của Canada tương đối ổn định qua các năm. Năm 2017, tỷ lệ lạm phát của Canada là 1,6%, năm 2016 1,4%, và năm 2015 là 1,1%

Một số ngành kinh tế trọng điểm

  • Dịch vụ: vận tải, giáo dục, y tế, xây dựng, ngân hàng, bán lẻ, du lịch.
  • Sản xuất công nghiệp: giấy, thiết bị công nghệ cao, công nghệ vũ trụ, ô tô, máy móc thiết bị, thực phẩm …
  • Khai thác tài nguyên thiên nhiên: rừng, đánh bắt hải sản, khai mỏ và khai thác năng lượng.

Thông tin về xuất nhập khẩu, đầu tư:

Về xuất nhập khẩu

  • Các đối tác thương mại chính:
    • Xuất khẩu hàng hóa:  Hoa Kỳ (76%), Trung Quốc (4,3%), Anh (3,2%), Nhật Bản (2,2%) Mexico (1,4%), Hàn Quốc (1,0%)
    • Nhập khẩu hàng hóa: Hoa Kỳ (51,3%), Trung Quốc (12,6%), Mexico (6,3%), Đức (3,2%), Nhật Bản (3,1%), Hàn Quốc (1,6%)
  • Xuất nhập khẩu dịch vụ
    • Năm 2017, doanh thu xuất khẩu dịch vụ của Canada đạt 112,8 tỷ CAD; nhập khẩu 137,9 tỷ CAD.
    • Ngành dịch vụ xuất khẩu chính: (i) dịch vụ thương mại (67,85 tỷ CAD): dịch vụ tư vấn chuyên môn và quản lý, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, thông tin, dịch vụ kỹ thuật ….; (ii) dịch vụ du lịch (26,35 tỷ CAD); (iii) dịch vụ vận tải (17,01 tỷ CAD): hàng không, đường bộ.
    • Thị trường xuất khẩu dịch vụ chính: Hoa Kỳ (54,5%), EU (15,8%), Nhật Bản (1,7%).
    • Ngành dịch vụ nhập khẩu chính: (i) dịch vụ thương mại (66,93 tỷ CAD): dịch vụ bản quyền, dịch vụ tài chính, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, quản lý …; (ii) dịch vụ du lịch (41,5 tỷ CAD); (iii) dịch vụ vận tải (28,24 tỷ CAD): đường thủy, đường không.
    • Thị trường nhập khẩu dịch vụ chính: Hoa Kỳ (54,5%), EU (18,3%), Nhật Bản (2%).
Về đầu tư
  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Canada

Năm 2017, FDI vào Canada giảm mạnh (36,4%) xuống còn 31,5 tỷ CAD, chủ yếu do các công ty nước ngoài thoái vốn trong lĩnh vực dầu khí (rút 9 tỷ CAD). FDI vào các lĩnh vực khác cũng giảm như tài chính và bảo hiểm giảm 27,5%. Riêng đầu tư trong lĩnh vực sản xuất tăng gần gấp 2 lần, đạt 9,83 tỷ CAD, dịch vụ thương mại và vận tải tăng 0,2%, đạt 12,724 tỷ CAD.

Tính đến năm 2017, tổng lượng vốn FDI đã đầu tư vào Canada đạt khoảng 824 tỷ CAD, chiếm 38,4% GDP của Canada.

Bắc Mỹ là khu vực đứng đầu về FDI tại Canada (431,2 tỷ CAD, chiếm 52,3%). Dù Hoa Kỳ vẫn là nước đứng đầu về vốn FDI vào Canada (404,5 tỷ CAD) nhưng thị phần của Hoa Kỳ giảm đáng kể trong vòng 10 năm qua (từ 56,3% năm 2007 xuống 49,1% năm 2017). Châu Âu là khu vực đứng thứ 2 về FDI tại Canada với 288,9 tỷ CAD (chiếm 21,9%), giảm 2% so với 2016, trong đó: Hà Lan 90,9 tỷ CAD, Thụy Sỹ 41,2 tỷ CAD. Châu Á và Đại Tây Dương có số vốn FDI vào Canada là 82,6 tỷ CAD (chiếm 10%), tăng 5% so với 2016 (chủ yếu do tăng FDI từ các Tiểu Vương quốc Ả rập và Trung Quốc), trong đó: Nhật Bản 29,6 tỷ CAD, Trung Quốc 16,4 tỷ CAD, Hong Kong 12,4 tỷ CAD, Australia 11,5 tỷ CAD.

  • Đầu tư của Canada ra nước ngoài

Năm 2017, đầu tư ra nước ngoài của Canada đạt 99,9 tỷ CAD, tăng 2,5% và gấp 3 lần FDI vào Canada. Trong giai đoạn 2014-2017, trung bình mỗi năm Canada đầu tư ra nước ngoài khoảng 87,7 tỷ CAD/năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình 50,6 tỷ CAD/năm trong giai đoạn 2010-2013.

Tính đến năm 2017, đầu tư ra nước ngoài của Canada là 1.121,1 tỷ CAD. Khu vực nhận đầu tư lớn nhất Canada là Bắc Mỹ với 685,9 tỷ CAD, tăng 1,9%, trong đó Hoa Kỳ là nước nhận đầu tư lớn nhất của Canada với 504,8 tỷ CAD, chiếm 45%. Thứ hai là Châu Âu 288,4 tỷ CAD, chiếm 25,7%, trong đó Anh nhận 102,6 tỷ CAD, Luxembourg 76,9 tỷ CAD, Hà Lan 32,6 tỷ CAD … Tiếp theo là Châu Á với 83,6 tỷ CAD, tăng 4,9%, trong đó Úc 28 tỷ CAD, Trung Quốc 10,7 tỷ CAD, Hồng Kong 10,6 tỷ CAD, Singapore 5,8 tỷ CAD, Mông Cổ 6,6 tỷ CAD …

Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư

Định hướng trong chính sách thương mại, đầu tư

Chủ trương về xuất nhập khẩu hay ưu tiên khai thác thị trường

Canada theo đuổi chính sách tự do hóa thương mại và có nền kinh tế tương đối mở nên Canada vừa thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy sản xuất, dịch vụ, tạo công ăn việc làm vừa khuyến khích các doanh nghiệp Canada đầu tư ra nước ngoài. Vốn đầu tư của Canada ở nước ngoài gấp hai lần giá trị FDI ở trong nước. Trị giá hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của các công ty Canada ở nước ngoài lớn hơn kim ngạch xuất khẩu truyền thống từ trong nước (lớn hơn 0,8% về giá trị và gấp gần hai lần về tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2011-2015).

Canada đa dạng hóa thị trường đầu tư và thương mại, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Bắc Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trong giai đoạn 2007-2017, Đầu tư FDI của Bắc Mỹ vào Canada giảm từ 57,3% xuống 52,3%. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều có xu hướng giảm dần.

Nếu CPTPP có hiệu lực, Canada sẽ tham gia 14 hiệp định thương mại tự do với dân số khoảng 1,5 tỷ người và tổng GDP khoảng 49.300 tỷ USD. Một mặt, Canada tiếp tục củng cố thị trường truyền thống Bắc Mỹ thông qua việc đàm phán lại hiệp định NAFTA, triển khai thực hiện hiệp CETA với EU. Mặt khác, Canada tích cực thúc đẩy đàm phán hiệp định tự do với nhiều đối tác thương mại ở Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Asean …)  và châu Mỹ La tinh (khối MERCOSUR …)

Các lĩnh vực ngành nghề ưu tiên:
  • Nông nghiệp và thực phẩm.
  • Năng lượng và năng lượng tái tạo.
  • Khai khoáng và kim loại.
  • Y tế và chăm sóc sức khỏe.
  • Sản xuất công nghệ cao.
  • Du lịch và Giáo dục.
  • Tài chính.
Các đối tác thương mại ưu tiên:
  • Bắc Mỹ: Hoa Kỳ, Mexico.
  • Châu Mỹ La tinh.
  • Châu Âu: EU.
  • Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật bản, Hàn Quốc
Các FTA chính đang tham gia:

Tính đến tháng 6/2018, Canada có 13 FTA đang thực hiện, 2 FTA đã ký nhưng chưa được phê chuẩn (TPP và CPTPP), đang đàm phán 7 FTA và đang tìm hiểu khả năng đàm phán với 7 nước và khu vực.

  • Các hiệp định FTA chính đang thực hiện:
    • Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ – NAFTA gồm: Hoa Kỳ, Canada và Mexico
    • Hiệp định Toàn diện về Kinh tế và Thương mại giữa Canada và Liên minh châu Âu (CETA)
    • Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc (CKFTA)
    • Hiệp định Thương mại tự do song phương với từng nước châu Mỹ như: Chile, Costa Rica, Honduras, Columbia, Peru, Panama ….
  • FTA đã ký nhưng chưa phê chuẩn:
    • Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP, gồm 12 nước: Úc, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ, Việt Nam.
    • Hiệp định toàn diện và tiến bộ Đối tác xuyên Thái Bình Dương – CPTPP, gồm 11 nước: Úc, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam.
  • FTA đang đàm phán: FTA với Ấn Độ, Nhật bản, Singapore, Cộng đồng Caribe …
  • FTA đang thăm dò đàm phán: ASEAN, Trung Quốc, MERCOSUR, Thái Lan, Phi-líp-pin, Thổ Nhĩ Kỳ …

Các biện pháp phòng vệ thương mại:

Điều tra và áp dụng thuế chống phá giá, chống trợ cấp

Tính trên tổng số biện pháp áp dụng với từng nước, hiện Canada đang áp dụng 101 biện pháp chống phá giá và chống trợ cấp, trong đó 78 biện pháp chống phá giá và 23 biện pháp chống trợ cấp.

Các biện pháp kỹ thuật chính
Các đối tác và mặt hàng bị áp dụng nhiều nhất các biện pháp phòng vệ thương mại
  • Đối tác bị áp dụng nhiều nhất: Trung Quốc (40), Hàn Quốc(10). Hoa Kỳ (4), Đài Loan (4), Nhật bản (3), Việt Nam (3).
  • Mặt hàng bị áp dụng nhiều nhất: các mặt hàng kim loại và sắt thép, nhôm, đồng … và sản phẩm kim loại khác.
Số lượng các vụ kiện đưa ra WTO, các đối tác và mặt hàng bị kiện:
  • Canada kiện các nước khác tại WTO: 39 vụ, đối tác chính: Hoa Kỳ (hệ thống phòng vệ thương mại, sắt thép, gỗ mềm, giấy, nhãn mác nước xuất xứ, trợ cấp xuất khẩu, mật lá phong ….); EU (sản phẩm hải cẩu, ….), Trung Quốc (phụ tùng ô tô …)
  • Canada bị các nước khác kiện tại WTO: 22 vụ, đối tác chính: Hoa Kỳ, Brazil, EU, Nhật, New Zealand.
  • Biện pháp bị kiện liên quan đến: rượu, sữa, máy bay dân sự, ô tô, ngũ cốc dịch vụ phân phối phim, bảo hộ patent …
  • Canada là bên thứ 3 trong các vụ kiện tại WTO: 123 vụ.

Quan hệ kinh tế với Việt Nam

Thương mại

Theo thống kê của Cơ quan thống kê Canada (Statistics Canada) trong giai đoạn 2013 – 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Canada và Việt Nam tăng gần 2,4 lần từ mức 2,56 tỷ CAD năm 2013 lên 6,1 tỷ CAD năm 2017. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Canada vào Việt Nam tăng gần 2,5 lần từ mức 414,4 triệu CAD tăng lên hơn 1 tỷ CAD, nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam và Canada cũng tăng khoảng 2,4 lần từ 2,14 tỷ CAD lên 5,1 tỷ CAD. Xét về cán cân thương mại, Canada là nước nhập siêu từ Việt Nam, năm 2017 Canada nhập siêu khoảng 4 tỷ CAD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Canada trong năm 2017 gồm: nhóm hàng máy móc và thiết bị điện tử (chủ yếu là điện thoại di động) 34,2%; nhóm hàng dệt may 20,8%; nhóm hàng giầy dép 11,9%; nhóm hàng đồ nội thất 7,9%; nhóm hàng thủy sản (chủ yếu là tôm) 4%; nhóm hàng thực vật (chủ yếu là hạt điều, hạt tiêu, cà phê) 3,9%; nhóm hàng kim loại (chủ yếu là sắt, thép, nhôm, đồng) 3,6%; nhóm hàng túi xách 3,3%.

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Canada trong năm 2017 gồm: nhóm hàng thực vật (trong đó chủ yếu là lúa mỳ) chiếm 34,6%; nhóm hàng các sản phẩm từ động vật tươi sống (chủ yếu là thịt và thủy sản) 15%; nhóm khoáng sản (chủ yếu là than đá) 12,6%; nhóm hàng hóa chất (chủ yếu là phân bón) 7,9%; Phế phẩm ngành công nghiệp thực phẩm sử dụng làm thức ăn chăn nuôi 7,6%; nhóm hàng máy móc 4,5%; nhóm hàng các thiết bị vận tải (chủ yếu là xe tải và thiết bị máy bay) 3,8%.

Đầu tư

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài Việt Nam, tính đến ngày 20/4/2018, Canada có 167 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 5,1 tỷ USD, đứng thứ 14 trong tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Bình quân 1 dự án đầu tư của Canada là 30,5 triệu USD/dự án, cao hơn mức trung bình của các dự án nước ngoài đầu tư tại Việt Nam 12,6 triệu USD/dự án.

Với các dự án quy mô lớn, lĩnh vực kinh doanh bất động sản dẫn đầu về vốn đầu tư đăng ký của Canada tại Việt Nam với 4 dự án và tổng số vốn đăng ký là 4,23 tỷ USD (chỉ chiếm 2 % số dự án nhưng chiếm tới 83% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn là 476,4 triệu USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư), Lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội với tổng vốn đầu tư là 282,4 triệu USD (chiếm 5,5% tổng vốn đầu tư).

Các thỏa thuận song phương đã ký:
  • Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Canada về việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, ngày 8/11/2017;
  • Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Canada về vận tải hàng không, ký ngày 28 tháng 9 năm 2004, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 7 năm 2011;
  • Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ Canada và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, ký ngày 14/11/1997;
  • Hiệp định về Thương mại và mậu dịch giữa Chính phủ Canada và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, ký ngày 13/11/1995;
  • Hiệp định về hợp tác phát triển giữa Chính phủ Canada và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, ký ngày 21/6/1994.
[vc_custom_heading text=”Tiềm năng của thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Hàng hóa xuất khẩu

Hàng nông sản

Người tiêu dùng Canada đa dạng về chủng tộc và văn hóa, trong đó người Canada gốc châu Á tăng nhanh trong những năm gần đây. Đi cùng xu hướng này thì nhu cầu về thực phẩm châu Á cũng gia tăng và 250 nghìn người gốc Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với ngành thực phẩm Việt Nam, đặc biệt đối thực phẩm chế biến như bún, miến, phở, bánh đa nem, các loại bột làm bánh… Canada có chính sách khá mở về hàng nông sản nhiệt đới (thuế nhập khẩu 0%, không nhiều hàng rào kỹ thuật) nên là cơ hội cho hoa quả tươi xuất khẩu của Việt Nam nếu ta có khả năng khắc phục được hạn chế do bảo quản và vận chuyển đường xa.

Thủy sản

Tôm đông lạnh và cá basa là hai mặt hàng truyền thống, có chỗ đứng khá vững trên thị trường Canada. Doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác hơn nữa đối với thủy sản chế biến và một số mặt hàng chất lượng cao như cá ngừ, mực, bạch tuộc …

Dệt may

Hiện dệt may xuất khẩu sang Canada mới chiếm khoảng 7% tổng nhập khẩu của Canada (khoảng 10 tỷ USD). Khi Hiệp định CPTPP được thông qua và có hiệu lực trong thời gian tới, thuế nhập khẩu vào Canada sẽ giảm từ 17%-18% xuống còn 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực (khoảng 50% mặt hàng xuất khẩu) hoặc sau 3 năm nếu đáp ứng được quy tăc xuất xứ từ sợi trở đi. Mức chênh lệch thuế nhập khẩu sẽ là động lực thúc đẩy dệt may xuất khẩu sang thị trường Canada.

Đồ gỗ nội thất

Việt Nam đang có lợi thế về giá và chất lượng đồ gỗ nội thất trên thị trường Canada, hiện mới chiếm gần 4% thị phần nhập khẩu của Canada, đặc biệt là hàng nội thất chất lượng cao như giường, tủ, bàn, ghế cho khách sạn cao cấp hoặc người có thu nhập cao. Ngành gỗ Canada và Việt Nam có cơ hội hợp tác hai bên cùng có lợi khi doanh nghiệp Việt Nam có thể mua gỗ nguyên liệu của Canada và xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh ra nước ngoài.

Hợp tác về công nghệ

Canada được coi là một trong những nước hàng đầu về khoa học, sáng tạo và trí tuệ nhân tạo. Một số lĩnh vực là thế mạnh của Canada mà hiện Việt Nam cần để phát triển kinh tế như máy móc trong nông nghiệp, công nghệ thông tin, thiết bị y tế, hàng không vũ trụ…

Hợp tác về công nghiệp sạch và năng lượng tái tạo

Canada cũng là một trong những nước hàng đầu về sản xuất năng lượng tái tạo với công nghệ mới, tiết kiệm chi tiết, thân thiện môi trường.

[vc_custom_heading text=”Lưu ý khi tiếp cận thị trường” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Các quy định về xuất nhập khẩu

Đối với phần lớn hàng hóa xuất nhập khẩu, thủ tục xuất nhập khẩu được tiến hành tại Cơ quan Hải quan (trực thuộc Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada – CBSA). Tuy nhiên, Canada ban hành danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa thuộc danh mục quản lý xuất khẩu, quản lý nhập khẩu.

  • Danh mục hàng hóa quản lý nhập khẩu, gồm: (i) hàng nông sản: thịt bò, thịt bê, trứng, gà, sản phẩm sữa (bao gồm cả pho mát), bơ thực vật, bơ lạc, thịt lợn, thịt gà tây, lúa mỳ; (ii) dệt may trong một số FTA như NAFTA, FTA với Chi lê, FTA với EU …; (iii) vũ khí; (iv) thép. Thông tin cụ thể xin tham khảo tại đây.
  • Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Các trang tin sau hướng dẫn xác định thủ tục nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu theo quy định của Canada:

Ngoài Cơ quan Hải quan Canada (trực thuộc Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada), hàng hóa xuất nhập khẩu vào Canada còn chịu sự quản lý của các Bộ quản lý chuyên ngành.

 

Chính sách thuế nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu vào Canada chịu thuế nhập khẩu. Thuế suất cụ thể được xác định trên cơ sở mã HS, xuất xứ hàng hóa, thỏa thuận Canada với nước xuất khẩu. Có 4 loại thuế nhập khẩu chính: (i) thuế suất tối huệ quốc – MFN, (ii) Thuế suất ưu đãi chung – GPT (dành cho các nước đang và kém phát triển); (iii) Thuế suất theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (song phương hoặc đa phương).

Danh mục hàng hóa và các loại thuế suất được đăng tại: https://www.cbsa-asfc.gc.ca/trade-commerce/tariff-tarif/2018/01-99/01-99-t2018-eng.pdf

Mức thuế tối huệ quốc của Canada tương đối thấp (0%-3%) trừ dệt may, giầy dép vẫn được duy trì ở mức thuế cao 17%-18%. Việt Nam được hưởng mức thuế ưu đãi dành cho các nước đang phát triển (thấp hơn khoảng 3%-4% so với mức thuế tối huệ quốc.

Quy tắc xuất xứ: Hàng hóa muốn hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi phải tuân thủ quy tắc xuất xứ theo quy định của Canada (đối với thuế suất GPT dành cho các nước đang và kém phát triển) và các hiệp định thương mại tự do mà Canada là thành viên (đối với thuế suất ưu đãi theo các FTA).

Canada áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với một số mặt hàng nông sản như sữa, trứng, thịt gà. Trong hạn ngạch áp dụng thuế suất thấp, ngoài hạn ngạch áp dụng mức thuế cao.

(http://www.international.gc.ca/controls-controles/prod/agri/tarif.aspx?lang=eng)

Trong một số trường hợp Canada áp dụng thuế thời vụ đối với hoa quả và rau tươi. Ví dụ: năm 2014 https://www.cbsa-asfc.gc.ca/publications/dm-md/d10/d10-14-3-eng.html

Quy định về bao bì, nhãn mác

Việc ghi thông tin trên nhãn hàng hóa được bán trên thị trường Canada phải tuân thủ các quy định liên quan trong Luật Đóng gói và dán nhãn các sẩn phẩm tiêu dùng, Luật Cạnh tranh, Luật gắn nhãn các sản phẩm may mặc, Luật Thực phẩm và Dược phẩm.

Thông tin trên nhãn phải chính xác, không được gây hiểu sai, hiểu nhầm về sản phẩm. Những thông tin bắt buộc phải ghi trên nhãn sản phẩm gồm: nhận dạng sản phẩm, trọng lượng, thành phần của sản phẩm, tên và địa chỉ công ty sản xuất, nhập khẩu hoặc phân phối chịu trách nhiệm về những sản phẩm này. Những thông tin này bắt buộc phải được ghi bằng 2 thứ tiếng chính là tiếng Anh và tiếng Pháp, trừ một số thông tin như tên công ty, hay địa chỉ không nhất thiết phải ghi bằng 2 thứ tiếng.

Cục Quản lý Cạnh tranh Canada (The Competition Bureau) quản lý việc ghi nhãn mác đối với các sản phẩm tiêu dùng không phải là thực phẩm tại Canada. Cơ quan này ban hành các quy định và hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa cho các sản phẩm này. Hướng dẫn cụ thể tại: http://www.competitionbureau.gc.ca/eic/site/cb-bc.nsf/eng/01248.html

Cục Kiểm tra thực phẩm của Canada (Canadian Food Inspection Agency – CFIA) quản lý việc ghi nhãn mác đối với sản phẩm thực phẩm, dược phẩm. Hướng dẫn ghi nhãn mác đối với hàng hóa thực phẩm, dược phẩm: http://inspection.gc.ca/food/labelling/food-labelling-for-industry/eng/1383607266489/1383607344939

Quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch

Các sản phẩm thực phẩm bán tại Canada phải đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Luật An toàn thực phẩm của Canada. CFIA sẽ chịu trách nhiệm thi hành luật này và cơ quan này sẽ tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định trong luật của các nhà sản xuất, cung cấp các sản phẩm thực phẩm bán tại thị trường Canada.

Nội dung chi tiết Luật An toàn thực phẩm của Canada: http://www.inspection.gc.ca/about-the-cfia/acts-and-regulations/regulatory-initiatives/sfca/eng/1338796071420/1338796152395

Luật An toàn Thực phẩm của Canada (Safe Food for Canadians Regulations) sẽ có hiệu lực từ 15 tháng 1 năm 2019, trong đó quy định chi tiết các loại giấy phép, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, báo cáo phòng ngừa về an toàn thực phẩm … Hướng dẫn cụ thể được nêu tại http://www.inspection.gc.ca/food/sfcr/eng/1512149177555/1512149203296

Quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ của Canada (CIPO – http://www.ic.gc.ca/eic/site/cipointernet-internetopic.nsf/eng/Home ) bảo vệ. Cục sẽ đảm bảo quyền lợi cho những người chủ sở hữu những sản phẩm sáng tạo ban đầu của họ như: những thiết kế, những tác phẩm văn học, nghệ thuật, hình ảnh, thương hiệu v.v…

Các nhà sản xuất, xuất khẩu cần tìm kiếm thông tin về nhãn hiệu, bằng sang chế, kiểu dáng công nghiệp, v.v… trên trang web của CIPO để từ đó có thể đăng ký bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm của mình tại Canada mà không bị trùng lặp với sản phẩm đăng ký trước đây.

Thời gian bảo hộ trí tuệ theo luật Canada: nhãn hiệu thương mại 15 năm (có thể được gia hạn), Patents 20 năm, bản quyền cả đời tác giả cộng 50 năm sau khi tác giả qua đời, kiểu dáng công nghiệp 10 năm.

Luật Chống hàng giả có hiệu lực từ 01/01/2015, giao CBSA thêm quyền để đấu tranh với hàng giả với một loạt tội danh xử lý hình sự và dân sự, trong đó có thay đổi định nghĩa về vi phạm nhãn hiệu, nhãn mác, đóng gói để xác định tội danh làm hàng giả. https://www.cbsa-asfc.gc.ca/security-securite/ipr-dpi/menu-eng.html

Tập quán kinh doanh

Hàng hóa nhập khẩu vào Canada có thể theo hai kênh: (i) trực tiếp từ người xuất khẩu đến người nhập khẩu, người bán buôn, bán lẻ; hoặc (ii) gián tiếp qua bên trung gian, các công ty thương mại. Mỗi hình thức đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng.

Trong kênh phân phối, tỷ suất chênh lệch của người nhập khẩu khoảng 10%, người bán buôn khoảng 30%, người bán lẻ khoảng 30%-40%.

Canada công khai danh sách các nhà nhập khẩu lớn tại: https://www.ic.gc.ca/eic/site/cid-dic.nsf/eng/home

Ngoài yếu tố giá và chất lượng, người mua Canada quan tâm nhiều đến yếu tố sự tin cậy, mối quan hệ, kinh nghiệm, khả năng và dịch vụ sau bán hàng của nhà cung cấp.

  • Giao dịch, trao đổi: cần trả lời emails, điện thoại trong vòng 24h. Trong trường hợp không thể trả lời ngay, cần nói rõ thời gian có thể trả lời.
  • Giữ chữ tín: thị trường Canada là thị trường nhỏ, hầu hết người mua lớn đều biết nhau nên vậy cần giữ lời hứa để giữ chữ tín.
  • Một số lỗi thường gặp khiến doanh nghiệp để mất khách hàng Canada
    • Không trả lời điện thoại, email trong vòng 24h;
    • Chất lượng không đồng nhất khi giao đơn hàng số lượng nhỏ với đơn hàng số lượng lớn;
    • Muốn thay đổi giá sau khi đã đàm phán và ký hợp đồng;
    • Không giao hàng đúng hạn;
    • Thiếu kiến thức về đóng gói và ghi nhãn.

Tổ chức Xúc tiến Thương mại Canada – TFO Canada hỗ trợ xuất khẩu của các nước đang phát triển với nhiều thông tin về thị trường Canada theo từng lĩnh vực cụ thể. Có thể đăng ký thành viên để sử dụng thông tin miễn phí. www.tfoccanada.ca

[vc_custom_heading text=”Đầu mối liên hệ hỗ trợ xử lý các vướng mắc thương mại” font_container=”tag:h1|text_align:left|color:%231350a8|line_height:1.3″ google_fonts=”font_family:Oswald%3A300%2Cregular%2C700|font_style:400%20regular%3A400%3Anormal”]

Tại Việt Nam

Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ, Bộ Công Thương
Nhà B, 54 Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: +84 4 2220 5380, +84 4 2220 5381, +84 4 2220 5382
Fax: +84 4 2220 5376, +84 4 2220 2525

Đại sứ quán Canada tại Việt Nam
Số 31 Hùng Vương, Hà Nội
Điện thoại : +84(24) 3734 5000
Fax : +84(24) 3734 5049
Email : hanoi@international.gc.ca

Tổng lãnh sự quán Canada tại Tp. Hồ Chí Minh
Tầng 10 tòa nhà Metropolitan
235 Đường Đồng Khởi, Quận 1
Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84 (28) 3827 9899
Fax: +84 (28) 3827 9935
Email: hochi@international.gc.ca

Tại Canada

Đại sứ quán Việt Nam tại Canada
55 MacKay Street, Ottawa, K1M 2B2, Canada
Điện thoại: (613) 236 0772
Đường dây nóng: 613-700-4779 hoặc 613-882-6699
Fax: (613) 236 2704
Email: vietem-inter@uniserve.com hoặc vietnamembassy@rogers.com (lãnh sự)
Trang web: http://vietem-ca.com/

Thương vụ Việt Nam tại Canada
Điện thoại: +1 613 715 9683
Email: ca@moit.gov.vn

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver
#800-605 Robson street, Vancouver, B.C. V6B5J3, Canada
Tel: +1 (604) 629-0189 – Fax : +1 (604) 681-2906
Hotline: +1 (778) 317-2986
Email: consul.vancouver@gmail.com
Website : www.mofa.gov.vn/vnconsulate.vancouver