Các hành lang đầu tư của Malaysia

0
196
(https://www.venturehaven.com.my/)
(https://www.venturehaven.com.my/)

Trong bài viết có tiêu đề về Tổng quan hành lang đầu tư của Malaysia, Malaysia là nơi có 5 hành lang đầu tư (một dạng đặc khu kinh tế). Những hành lang này cung cấp lộ trình đầu tư riêng biệt mà sự phát triển của chúng được giám sát bởi những cơ quan chính phủ khác nhau. Ý tưởng hành lang đầu tư lần đầu tiên được đề cập trong Kế hoạch Malaysia lần thứ 9 giai đoạn 2006 – 2010, và được công bố vào năm 2006. Do những lo ngại về chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng trong những năm 1990 các hành lang chuyển hướng tập trung vào các khu vực nông thôn, ra khỏi những vùng đã phát triển như Kuala Lumpur, bao phủ 70% diện tích đất đai của Malaysia. 5 hành lang gồm: Vùng Kinh tế bờ Đông (ECER), Vùng kinh tế phía Bắc (NCER); Iskandar Malaysia (IM); Hành lang phát triển Sabah (SDC) và Hành lang năng lượng tái tạo Sarawak (SCORE).

Vùng Kinh tế bờ Đông (ECER) được thành lập vào năm 2007, bao phủ một nửa diện tích của bán đảo Malaysia. Ủy ban phát triển vùng kinh tế bở Tây (ECERDC) là cơ quan chịu trách nhiệm cho sự phát triển hành lang này. Theo Kế hoạch tổng thể của ECER (2018 – 2025) đã nêu bật các chiến lược hành lang kinh tế đầu tư cho bước tăng trưởng nhảy vọt tiếp theo, nhằm tận dụng vị trí chiến lược của hành lang là cửa ngõ tiếp theo vào ASEAN và Châu Á Thái Bình Dương. Khi triển khai, ECER sẽ tập trung vào việc nâng cao chuỗi giá trị kinh doanh bằng cách tập trung vào việc trở thành trung tâm Công nghiệp 4.0 cho khu vực. ECER có 7 Khu vực Phát triển Chính (KDA), hay còn gọi là các Nút, với mỗi Nút tượng trưng cho một trung tâm dân cư hoặc khu vực giàu tài nguyên. Cụ thể như sau:

Nút 1 – Đặc khu kinh tế ECER (ECER SEZ) gồm các dự án trọng điểm, như các khu công nghiệp về sản xuất ô tô cũng như ngành công nghiệp sản phẩm Halal.

Nút 2 – Tập trung vào sự phát triển xuyên biên giới ở các khu vực trải dài từ vành đai ven biển Terengganu đến biên giới Kelantan-Thái Lan tại Tumpat, Rantau Panjang và Bukit Bunga. Sự phát triển của Nút này sẽ thúc đẩy sức mạnh tổng hợp đang được cải thiện của Tam giác Phát triển Indonesia – Malaysia – Thái Lan (IMT-GT).

Nút 3 – Một sáng kiến ​​chính của Nút 3 là sự phát triển của Trung tâm Thành phố Kuala Terengganu (KTCC), đang được chuyển đổi thành một thành phố di sản bên bờ sông, gồm các tổ hợp dân cư và thương mại hoàn chỉnh.

Nút 4 – Các dự án nông nghiệp và du lịch sinh thái là cốt lõi của Nút 4 với một số vườn quốc gia và đồn điền nông nghiệp đang được phát triển.

Nút 5 – Nút này tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu xa từ Gua Musang tại Kelantan đến Kuala Lipis tại Pahang, thông qua các sáng kiến ​​du lịch sinh thái.

Nút 6 – Du lịch là trọng tâm chính của nút này, với các điểm tham quan như Công viên Giải trí Cao nguyên Genting, Khu nghỉ dưỡng Bukit Tinggi, Janda Baik và Trung tâm Bảo tồn Voi Quốc gia Kuala Gandah, là các địa điểm du lịch cho người dân Kuala Lumpur.

Nút 7 – Nút này nhằm mục đích hỗ trợ sự phát triển của các khu vực nông thôn và truyền thống thông qua việc thực hiện các dự án chiến lược.

Khu vực Hành lang Kinh tế phía Bắc (NCER) được thành lập để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các khu vực phía Bắc của Bán đảo Malaysia. NCER có một kế hoạch phát triển chiến lược cho giai đoạn 2021-2025, bao gồm sáu lĩnh vực ưu tiên: Chế tạo, kinh doanh nông nghiệp (agribusiness), dịch vụ, kinh tế xanh, hóa dầu, khai thác mỏ bền vững (sustainable mining). Tính đến tháng 7 năm 2020, NCER đã tạo ra hơn 150.000 việc làm và thu hút 120 tỷ ringgit (29 tỷ USD) đầu tư tích lũy. NCER đã vượt qua các mục tiêu đầu tư cho năm 2020, thu hút 15,6 tỷ ringgit (3,7 tỷ USD) so với mục tiêu 7 tỷ ringgit (1,6 tỷ USD), bất chấp đại dịch.

Iskandar Malaysia (IM) thành lập năm 2006, là hành lang phát triển chính của bang Johor và gấp 3 lần diện tích Singapore. Cơ quan Phát triển vùng Iskandar (IRDA) là đơn vị quản lý. IM có mục tiêu đạt 383 tỷ ringgit (92,6 tỷ USD) giá trị đầu tư đến năm 2025, ưu tiên cho các lĩnh vực: du lịch, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tài chính, công nghiệp sáng tạo, thực phẩm và chế biến nông sản, hóa dầu và hóa chất ole, điện và tiện tử. Kể từ khi thành lập và tính đến tháng 6 năm 2020, IM đã tích lũy được 332 tỷ ringgit (80,25 tỷ USD) vào các khoản đầu tư và 194 tỷ ringgit (46,8 tỷ USD) trong tổng các khoản đầu tư thực hiện lũy kế. Từ tổng các khoản đầu tư tích lũy, 40% hay 132 tỷ ringgit (31,9 tỷ USD) là các khoản đầu tư nước ngoài.

Hành lang Phát triển Sabah (SDC) được công bố năm 2008, là công cụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của bang Sabah, theo 3 nguyên tắc chính: (i) nắm bắt các hoạt động có giá trị kinh tế cao, (ii) thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cân bằng và (iii) đảm bảo bảo vệ môi trường. Đến năm 2025, SDC đặt mục tiêu tăng 3 lần GDP bình quân đầu người và tạo 900.000 việc làm. Để đạt được mục tiêu này, SDC có một số chương trình cụ thể là nông nghiệp, sản xuất chế tạo và dịch vụ.

Hành lang Năng lượng Tái tạo Sarawak (SCORE) là hành lang đầu tư lớn thứ hai ở Malaysia. Theo Kế hoạch phát triển 2030 tập trung vào sử dụng năng lượng tái tạo vào 10 ngành công nghiệp ưu tiên có tác động lớn, gồm dầu cọ, nuôi trồng thủy sản, gỗ, nhôm, thép, kỹ thuật hàng hải, du lịch, chăn nuôi, dầu khí và khí mặt trời. Dầu cọ là một ngành công nghiệp quan trọng đối với Malaysia. Malaysia là nhà sản xuất hàng hóa lớn thứ hai sau Indonesia. Dầu cọ là một thành phần phổ biến trong thực phẩm chế biến, mỹ phẩm và dầu diesel sinh học. Đến năm 2030, SCORE đặt mục tiêu đầu tư 334 tỷ ringgit (1,6 tỷ USD) cho các dự án công nghiệp, cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.

(Vụ Tổng hợp Kinh tế)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here