Giáo sư Lâm Nghị Phu, Ủy ban Thường vụ Chính hiệp toàn quốc, Tư vấn Quốc Vụ viện, Viện trưởng Danh dự của Viện Phát triển Quốc gia Đại học Bắc Kinh, Viện trưởng Học viện Nghiên cứu kinh tế học thuộc Trường Đại học Bắc Kinh đã nên các khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời đưa giải pháp tháo gỡ, nội dung tóm lược như sau:
(i) “Hai điểm mấu chốt”: Một là tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã rơi xuống gần đáy của chính sách. Để hoàn thành mục tiêu phát triển xây dựng xã hội toàn diện đúng hạn, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ cần đạt tăng trưởng 6,2% trong năm 2019 và năm 2020; Hai là tỷ lệ thất nghiệp gần đáy của chính sách. Các chỉ số phụ trong chỉ số quản lý mua hàng sản xuất (PMI) ở mức thấp trong 9 tháng liên tiếp. Tỷ lệ thất nghiệp khảo sát đô thị lần lượt là 5,3%, 5,2% và 5,2% vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9, gần với dự kiến trong báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc năm nay là khoảng 5,5%.
(ii) “Hai khó duy trì”: Thứ nhất, nhu cầu bên ngoài cho thấy có dấu hiệu khởi sắc nhất định, nhưng khó duy trì. Môi trường kinh tế toàn cầu vẫn nằm trong xu hướng giảm và có đặc điểm chung của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc, được gọi là hoàng kim của nền kinh tế toàn cầu, đã tăng trưởng âm trong 9 tháng liên tiếp kể từ khi trải qua sự tăng trưởng âm từ tháng 5/2018. Thứ hai, nhu cầu trong nước khó duy trì tốt. Vào tháng 7 và tháng 8/2019, tốc độ tăng trưởng tổng doanh số bán lẻ tại Trung Quốc thấp hơn đáng kể so với tháng 6/2019. Đầu tư vẫn là động cơ chính của nhu cầu trong nước, nhưng đầu tư của ngành chế tạo bị ảnh hưởng bởi sự dư thừa và làm chậm tăng trưởng lợi nhuận. Tỷ lệ vẫn ở mức thấp trong hai quý vừa qua.
(iii) “Hai được cải thiện”: Một là mặc dù điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp thực thể đang có dấu hiệu cải thiện, nhưng họ vẫn đang cần cải thiện gấp; hai là mặc dù những khó khăn tài chính của các doanh nghiệp thực thể đã giảm bớt, nhưng họ vẫn đang cần cải thiện gấp.
Để đối phó với những vấn đề trên, ông Lâm Nghị Phu đưa ra 3 khuyến nghị:
(i) Cần phải ổn định kỳ vọng. Khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực đi xuống, mâu thuẫn cơ cấu vẫn còn tồn tại và phát triển kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức. Kỳ vọng ổn định là điều kiện tiên quyết quan trọng để ổn định tăng trưởng kinh tế và loại bỏ sự không chắc chắn. Cần ổn định mức tăng trưởng GDP hàng năm lên 6,2% trong năm nay và năm tới để đảm bảo mục tiêu xây dựng xã hội khá giả một cách toàn diện được hoàn thành đúng hạn.
(ii) Trung Quốc cần bổ sung yếu kém. Trung Quốc là quốc gia đang phát triển có quy mô dự trữ lớn và nợ vừa phải. Năm 2018, tỷ lệ tiết kiệm của Trung Quốc là 44%, gấp đôi tỷ lệ tiết kiệm trung bình của các quốc gia khác. Trong cùng thời gian, nợ của Trung Quốc chiếm tới 254% GDP, thấp hơn mức nợ trung bình của các nước phát triển. Cơ cấu tài chính của Trung Quốc bị chi phối bởi tài chính dựa trên nợ (chủ yếu là tín dụng ngân hàng), do đó sự gia tăng quy mô nợ trong nước của Trung Quốc là có tính hợp lý và tính cần thiết nhất định; cần đánh giá toàn diện và khách quan mô hình kinh doanh đầu tư cơ sở hạ tầng, nới lỏng thích hợp các hạn chế nợ của chính quyền địa phương, phát huy vai trò mấu chốt đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy ổn định tăng trưởng.
(iii) Trung Quốc phải “giám sát tốt”. Cần tối ưu hóa phương pháp giám sát tài chính, thúc đẩy các chính sách giám sát tài chính, tiền tệ, v.v.
(Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)