1. Giá dầu và nền kinh tế thế giới: lý thuyết và tổng quan lịch sử
Từ giữa thế kỷ XX, giá dầu được xem là một trong những chỉ báo chính của nền kinh tê thế giới, bởi dầu lửa có vai trò vô cùng quan trọng trong cung cấp nguồn năng lượng cho các hoạt động kinh tế toàn cầu. Hiện tại cũng như trong tương lai, tầm quan trọng của dầu lửa có giảm đi bởi sự xuất hiện của các nguồn năng lượng thay thế (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy điện), hay những tiến bộ công nghệ dẫn đến hiệu quả trong sử dụng nhiên liệu, hay vai trò của các chương trình chống biến đổi khí hậu giảm thải khí CO2…, tuy nhiên, tầm quan trọng của nó vẫn vượt trội và ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của biến động giá dầu đến hoạt động kinh tế. Có điều khá rõ ràng là ảnh hưởng của giá dầu đến các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu lửa là theo hai chiều hướng khác nhau. Nếu giá dầu tăng lên được xem là một tin tốt đối với các nền kinh tế xuất khẩu dầu thì điều đó có ảnh hưởng tiêu cực đối với các nền kinh tế nhập khẩu dầu, và ngược lại.
Về phía cung, dầu là nguyên liệu đầu vào cơ bản cho quá trình sản xuất, do vậy giá dầu tăng/giảm sẽ dẫn đến sự tăng/giảm trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp, qua đó làm giảm/tăng sản lượng của doanh nghiệp đó. Giá dầu cùng ảnh hưởng đến phía cầu thông qua tiêu dùng và đầu tư. Tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi giá dầu do mối quan hệ cùng chiều với thu nhập khả dụng. Giá dầu tăng thì thu nhập khả dụng giảm, tiêu dùng vì thế giảm xuống, và ngược lại, giá dầu giảm sẽ làm tăng thu nhập khả dụng dẫn đến tăng tiêu dùng. Hơn nữa, giá dầu tăng/giảm sẽ có ảnh hưởng tiêu cực/tích cực đến đầu tư do làm tăng/giảm chi phí của doanh nghiệp. Bên cạnh những ảnh hưởng về phía cung hay cầu của nền kinh tế, giá dầu còn ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối, lạm phát, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của một nền kinh tế.
Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của giá dầu đến nền kinh tế cho thấy một số nghiên cứu khẳng định giá dầu chắc chắn có ảnh hưởng trực tiếp đến một nền kinh tế; một số khác cho rằng mức độ ảnh hưởng của giá dầu đến một nền kinh tế cỏn phụ thuộc vào nhiều yếu tó khác nhau bao gồm trình độ phát triển kinh tế, tính dễ bị tổn thương về kinh tế, tính mở và đặc điểm cấu trúc nền kinh tế. Do vậy, không có kết luận thống nhất về ảnh hưởng của giá dầu đên các biến số vĩ mô của một nền kinh tế. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng diễn biến giá dầu ảnh hưởng đến nền kinh tế về cơ bản đều thông qua hai kênh cung và cầu như đề cập trên. Những thay đổi về cung và cầu dầu lửa sẽ dẫn đến tái phân bổ nguồn vốn và nguồn nhân lực trong nền kinh tế.
Hamilton (1988) cho rằng có mối quan hệ nghịch giữa giá dầu và hoạt động kinh tế vĩ mô và giá dầu cao tác động đến nền kinh tế vĩ mô chủ yếu thông qua phía cung, chứ không phải cầu. Ồng giải thích rằng giá dầu cạo hơn dẫn đến sản lượng (vốn và lao động) thấp hơn về mặt giá trị gia tăng, và ngược lại.
Các nghiên cứu khác cho thấy nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu thô rất nhạy cảm với những thay đổi của giá dầu. Giá dầu tăng dẫn đến tăng trưởng GDP và giá dầu giảm dẫn đến giảm GDP và thâm hụt ngân sách. Tazhibayeva và nhiều tác giả (2008) cho rằng giá dầu ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế thông qua chính sách tài khóa. Tác giả phân tích hàm phản ứng đối với cú sốc giá dầu dựa trên mô hình VAR với ba biến: giá dầu, chi tiêu chính phủ, và sản lượng ở các nước xuất khẩu dầu lửa. Các phân tích cho thấy giá dầu không ảnh hưởng một cách độc lập đến sản lượng của các khu vực kinh tế phi dầu mỏ mà thông qua chính sách tài khóa.
Các nghiên cứu khác cho rằng giá dầu tăng cao làm tăng thu nhập quốc dân thông qua tăng thu nhập xuất khẩu và tạo ra những ảnh hưởng đến điều kiện, thương mại (terms of trade – TOT) (Korhonen và Juurikkala, 2007). Do vậy, thu nhập sẽ được chuyển từ các nước nhập khẩu dầu sang các nước xuất khẩu dầu, dẫn đến sức mua lớn hơn của nền kinh tế các nước xuất khẩu dầu. Như vậy, giá dầu tăng cao làm tăng thu nhập quốc dân các nước xuất khẩu dầu do tăng trưởng doanh thu xuất khẩu. Thu nhập cao hơn tạo cơ hội đầu tư và có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, sự lên giá của đồng nôi tê sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngành phi dầu mỏ.
Baffes và cộng sự (2015) đã chứng minh rằng, giá dầu thấp cộng với tác động đáng kể đến cả tăng trưởng kinh tệ và lạm phát. Theo ước tính, mức giảm 45% giá dầu đóng góp vào tăng trưởng GDP toàn cầu 0,7 – 0,08 trong trung hạn và giảm lạm phát toàn cầu khoảng 1% trong ngắn hạn. Hiệu ứng tích cực này có thể được giải thích bởi sự dịch chuyển thu nhập thực tế từ các nhà xuất khẩu dầu sang các nhà nhập khẩu dầu và những nước hưởng lợi ròng từ mức giá thấp, phải kể đến như EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhìn chung, các nghiên cứu này cho thấy sự biến động giá dầu có tác động khác nhau đối với nền kinh tế giữa các nước nhập khẩu dầu và các nước xuất khẩu dầu. Kết quả là, trong khi sự sụt giảm giá dầu có lợi cho các nước nhập khẩu dầu mỏ, thì việc mất đi nguồn thu lại có tác động tiêu cực đến các nước xuất khẩu dầu.
Thông thường giá dầu thấp sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến các nước xuất khâu dầu mỏ, và trong một vài trường hợp sẽ gây áp lực lên thị trường tài chính. Trong khi đó, ảnh hưởng tích cực đến các nước nhập khẩu thường chậm hơn, và không được truyền dẫn đầy đủ tác động tích cực đến các nước này. Có thể kể đến một số giai đoạn giá dầu thấp và những tác động vê kinh tế của nó trong lịch sử như sau:
Giai đoạn giá dầu giảm 1985 – 1986 gắn liền với sự thay đổi các nhân tố về phía cung, và trước đó là giai đoạn giá dầu tăng cao đã dấn đến sự mở rộng các nguồn cung. OPEC tăng sản lượng lên đến 30 triệu thùng/ngày, mặc cho sản lượng dầu truyền thống gia tăng ở các khu vực Alaska, biển Bắc, Mexico. Kết quả là giá dầu giảm đến 60%, và bắt đầu giai đoạn giá dầu thấp kéo dài hơn hai thập kỷ. Trong khoảng thời gian đó, FED thực hiện một loạt các biện pháp cắt giảm lãi suất nhằm chống lại sự trì trệ của nền kinh tế và tình trạng giảm phát. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu vẫn suy thoái gắn liền với tăng trưởng yếu và nợ công cao ở các nước phát triển như Nhật Bản, và nhiều nước châu Âu. Nói cách khác, mối quan hệ giữa giá dầu thấp và tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ này là hoàn toàn không rõ ràng bởi các yếu tố khác.
– Giai đoạn giá dầu thấp 1990 – 1991 cũng là sự chuyển hướng ngược lại của giá dầu sau khi tăng cao trong giai đoạn Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, để lại những tác động lên nền kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn này, các chính sách tiền tệ nới lỏng được thực hiện, nhưng tăng trưởng toàn cầu không tăng mạnh. Thay vào đó, tăng trưởng bị chậm lại vào năm 1992 trước khi phục hồi khiêm tốn vào năm 1993, khi cuộc suy thoái ở châu Âu diễn ra, sự phục hồi ở Mỹ vẫn khiêm tốn, và Nhật Bản thì bước vào giai đoạn trì trệ kéo dài. Ở các nước phát triển khác, diễn ra quá trình giảm nợ và tái cơ cấu bảng cân đối; lãi suất thực dài hạn tăng cao; căng thẳng về tài chính và tỷ giá, đặc biệt là ở châu Âu. Ngược lại, sự tăng trưởng ở nhiều nước đang phát triển khá sôi nổi, với dòng vốn đáng kể đổ vào đã giúp các nước xuất khẩu hàng hóa bù đắp những tác động tiêu cực của thương mại do sự suy giảm giá cả. Nói cách khác, giá dầu thấp giai đoạn này cũng không phản ánh rõ tác động tích cực đến tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt là tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển; còn sự tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển thì lại do dòng vốn từ các nền kinh tế phát triển tìm đến khi mà ở chính các nền kinh tế phát triển trì trệ.
Giá dầu suy giảm năm 1998 là do cầu yếu bởi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Đồng thời, sự gia tăng sản lượng của OPEC vào giữa năm 1998 cũng đóng một phần vai trò trong sự suy giảm giá dầu ở giai đoạn này (Fattouh, 2007). Sự phục hồi các nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn này diễn ra khá chậm chạp.
Giai đoạn 2008 – 2009, sự suy giảm giá dầu gắn liền với sự suy giảm cầu xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. Các biện pháp can thiệp của ngân hàng trung ương, sự phục hồi các nền kinh tế lớn, đã dần ổn định nền kinh tế toàn cầu.
Như vậy, thực tế từ các đợt suy giảm giá dầu gần đây cho thấy mối quan hệ giữa giá thấp và tăng trưởng kinh tế là không rõ ràng. Nghĩa là, giá dầu thấp dẫn đến chi phí thấp, nhưng tăng trưởng lại không cao. Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của giá dầu đến hoạt động kinh tế phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau như điều kiện kinh tế vĩ mô hiện thời, chính sách kinh tế như tiền tệ, tài khóa được áp dụng ở từng nước. Phần sau của bài viết sẽ tập trung phân tích các ảnh hưởng của giá dầu thấp đến các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu lửa, và phản ứng của các nước trong giai đoạn giá dầu thấp 2014-2017.
2. Tác động của giá dầu thấp đến một số nền kinh tế trên thế giới
2.1. Tác động của giá dầu đến các nền kinh tế xuất khẩu dầu lửa
Xuất khẩu dầu chiếm khoảng 4,3% giá trị hàng hóa xuất khẩu toàn cầu trong năm 2017 với tổng giá trị 841,1 tỷ USD. Trong đó, các nước Trung Đông có giá trị kim ngạch xuất khẩu dầu thô cao nhất trong năm 2017 với 356,3 tỷ USD hay 42,4% dầu thô xuất khẩu trên toàn cầu. Các nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu năm 2017 như A-rập Xê-út, Nga, I-rắc, Canada, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Cô-oét, Nigeria, Angola. Chín quốc gia này xuất khẩu đến 76% lượng dầu thô xuất khẩu của thế giới. Trong đó, Ả-rập Xê-út là nước xuất khẩu nhiều nhất khoảng 8,3 triệu thùng/ngày trong năm 2017, thu xuất khẩu từ dầu thô đạt khoảng 133,6 tỷ USD trong năm 2017. Nga là nước xuất khẩu dầu thô đứng thứ hai, khoảng 6 triệu thùng/ngày trong năm 2017, với giá trị xuất khẩu trong cả năm khoảng 93,3 tỷ USD. Các nước I-rắc, Canada, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Cô-oét, Nigeria, Angola cũng có lượng xuất khẩu dầu thô trong khoảng gần 2 triệu thùng/ngày đến 5 triệu thùng/ngày, với giá trị xuất khẩu trong năm 2017 đạt trên 30 tỷ USD. Giá dầu thấp rõ ràng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP, tài khoản vãng lai và thu nhập quốc gia của các nước xuất khẩu dầu. Sự suy giảm giá dầu đáng kể nhất diễn ra vào khoảng năm 1986, 1998 và 2015 và tăng trưởng GDP các nước đều giảm sâu trong giai đoạn giá dầu thấp. Trong số ba lần giá dầu suy giảm, lần giảm những năm 1980 có tác động bất lợi nhất đến tăng trưởng GDP ở 5 quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất tính theo khối lượng xuất khẩu năm 2017.
Giá dầu thấp ảnh hưởng tiêu cực đến tài khoản vãng lai khi hầu hết các nước xuất khẩu dầu lửa nỗ lực cân bằng ngân sách trong bối cảnh thu từ xuất khẩu dầu giảm xuống.
Ảnh hưởng của giá dầu đến nền kinh tế Ả-rập Xê-út
Giai đoạn giá dầu suy thoái 2014 – 2017 có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Ả-rập Xê-út. Tài khoản vãng lai sụt giảm từ 164,673 tỷ USD sang thâm hụt 56,723 tỷ USD năm 2015, tình trạng thâm hụt tài khoản văng lai vẫn đang tiếp diễn. Điều này có thể giải thích bởi sự phụ thuộc rất lớn của người dân nước này vào dịch vụ việc làm và phúc lợi xã hội của Chính phủ, do vậy rất khó để giảm chi tiêu chính phủ trong bối cảnh nguồn thu từ dầu mỏ sụt giảm.
Phản ứng đầu tiên của các nền kinh tế xuất khẩu dầu khi giá dầu xuống thấp đó là theo đuổi chính sách đa đa dạng hoá nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Ả-rập Xê-út đã nhận ra sự cần thiết phải đa dạng hoá nền kinh tế năm 1958 sau đề xuất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Gần đây, trong kế hoạch Tầm nhìn 2030 đầy tham vọng của Ả-rập Xê-út đã được công bố vào năm 2016, theo đó nước này vẫn tiếp tục các mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế. Hướng tới mục tiêu tăng xuất khẩu phi dầu mỏ từ 1,6% GDP năm 2016 lên 50% GDP vào năm 2030. Đồng thời, tăng cường đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP từ 40% lên 65% vào năm 2030.
Bên cạnh đó, thúc đẩy tự do hóa thị trường, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế là một trong những chính sách giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng thu và giải quyết vấn đề cân đối ngân sách trong ngắn hạn. Do vậy, giá dầu thấp sẽ càng thúc đẩy các nước xuất khẩu dầu mỏ thực hiệp những cải cách này. Hiện nay, theo “Tầm nhìn Ả-rập Xê-út 2030” là một cuộc cải tổ đáng chú ý trong nhiều thập kỷ về chính sách đầu tư và tái cấu trúc nền kinh tế nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc ngành dầu mỏ. Bằng cách đa dạng hoá nền kinh và phát triển các lĩnh vực dịch vụ công như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, giải trí và du lịch.
Ả-rập Xê-út đã phải đối mặt với áp lực tài chính nghiêm trọng giai đoạn 2015 -2016 khi cán cân ngân sách thâm hụt ở mức -21,6% và -19,4%. Mặc dù có dự trữ ngoại tệ dồi dào 654,5 tỷ USD, Ả- rập Xê-út đã rút đến 70 tỷ USD trong các quỹ đầu tư toàn cầu để giảm thiểu thâm hụt ngân sách. Nước này cũng vay 10 tỷ USD từ các ngân hàng quốc tế vào tháng 4 năm 2016, khoản vay nước ngoài đầu tiên của Ả-rập Xê-út trong hơn một thập kỷ (Cui Carolyn và cộng sự, 2016). Với những khoản nợ đang gia tăng này đã khiến Chính phủ lần đầu tiên tuyên bố bán trái phiếu chính phủ trị giá 17,5 tỷ USD trong tháng 10/2016. Ả-rập Xê-út đã huy động được khoảng 36 tỷ USD trong năm 2017, trong đó 14 tỷ USD là từ trái phiếu trong nước và 22 tỷ USD từ các thị trường nợ quốc tế (Tim Daiss, 2018). Chính phủ Ả-rập Xê-út nhấn mạnh rằng động thái này không chỉ giúp thu hẹp thâm hụt ngân sách mà còn là một phần của chiến lược “Tầm nhìn 2030” để tăng khả năng tiếp cận nguồn ngoại tệ cho đầu tư.
Nhìn chung, trước mắt những nỗ lực của Ả-rập Xê-út trong việc củng cố tài chính công và khôi phục tăng trưởng kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào giá dầu, ngay cả khi vương quốc cố gắng giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô. Nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới cần giá dầu thô trung bình gần 88 USD/thùng trong năm 2018 để cân đối ngân sách của mình, theo triển vọng kinh tế mới nhất của IMF được công bố tại Dubai (IMF, 2018).
Ảnh hưởng của giá dầu đến nền kinh tế Nga
Nga là nền kinh tế xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Ả-rập Xê-út (theo số liệu cùa JodiOiL 2018). Dầu mỏ và khí đốt chiếm đến 60% xuất khẩu của Nga, và đóng góp 30% GDP của nước này. Có thể thấy mô hình tăng trưởng cao nhờ dầu của nền kinh tế Nga, nhờ đó đã tạo ra sự bùng nổ tăng trưởng GDP từ 199 tỷ USD năm 1999 lên 2,25 nghìn tỷ USD năm 2013.
Đối với giai đoạn giá dầu thấp 2014 – 2017, ảnh hưởng của sự suy giảm giá dầu đối với nền kinh tế Nga đã diễn ra rất nhanh chóng và nặng nề. Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2014, đồng rúp của Nga giảm giá trị 59% so với USD Mỹ. Đầu năm 2015, Nga cùng với nước láng giềng Ukraine, có sức mua tương đương thấp nhất (PPP) tính theo USD so bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Giá dầu thấp giai đoạn 2014 – 2016 cũng làm giảm tăng trưởng GDP của Nga từ mức 1,7% xuống -2,8% năm 2015. Tài khoản vãng lai mặc dù trong suốt 2014 – 2016 trung bình 46,328 tỷ USD, thấp hơn giai đoạn 2008 – 2012 với mức trung bình là 78,065 tỷ USD, nhưng vẫn giữ được sự ổn định. Giá dầu cũng ảnh hưởng đến nhập khẩu của Nga, như đã thấy trong năm 2014. Bởi Nga nhập khẩu ròng hầu hết mọi mặt hàng ngoại trừ dầu và vodka, giá nhập khẩu tăng mạnh do sự mất giá đồng rúp, và dẫn đến tình trạng lạm phát cao mà Chính phủ Nga đã cố gắng giảm xuống bằng cách tăng lãi suất lên tới 17% .
Mặc dù nhanh chóng bị ảnh hưởng bởi tình trạng giá dầu thấp bắt đầu từ mùa hè năm 2014, nhưng nền kinh tế Nga khởi sắc khá nhanh ngay trong năm 2017. GDP tăng trưởng 1,5%, mặc cho giá dầu vẫn chỉ dao động ở mức 50 USD/thùng. Có thể viện dẫn một số lý do giúp nền kinh tế Nga vượt qua giai đoạn giá dầu thấp từ 2014 – 2017. Thứ nhất, sự kết hợp của chính sách thuế, chế độ tỷ giá, và lợi thế chi phí sản xuất thấp đã giúp Nga vượt qua nguy cơ khủng hoảng nền kinh tế trong giai đoạn giá dầu thấp. Nga đồng thời thực hiện điều chỉnh thuế doanh nghiệp và thuế xuất khẩu. Bên cạnh đó, sự kết hợp chế độ thuế dầu mỏ và chính sách thả nổi đồng rúp, làm giảm các tác động tiêu cực của giá dầu thấp đến hoạt động của ngành dầu mỏ. Thứ hai, Nga tập trung vào các chính sách đa dạng hóa nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp dầu mỏ. Mặc dù nền kinh tế vẫn dựa trên xuất khẩu sản phẩm năng lượng, những lĩnh vực dịch vụ cũng dần dần gia tăng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2016, ngành dịch vụ chiếm gần 63% GDP của Nga. Sự cải thiện tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực dịch vụ đã nâng cao niềm tin của nhà đầu tư đối với nền kinh tế này. Bên cạnh đó, Nga cũng đã chú trọng vào phát triển ngành nông nghiệp. Báo cáo Kinh tế Nga lần thứ 38 đã xem xét ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Nhìn chung, giá dầu thấp rõ ràng có tác động tiêu cực đến một trong nền kinh tế xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vể mặt dài hạn giá dầu cao chưa chắc là tín hiệu tốt cho nền kinh tế Nga. Thứ nhất, nếu giá dầu cao sẽ tạo ra rủi ro khủng hoảng, bởi khi đó đầu tư vào khai thác và sản xuất dầu mỏ tăng mạnh, nguồn cung có nguy cơ dư thừa. Giá dầu có thể một lần nữa lao dốc, trong khi nền kinh tế Nga trong mười năm qua đã hai lần chống chọi với sự suy giảm giá dầu (2008 – 2009 và 2014 – 2017). Thiệt hại ở lần suy giảm giá dầu thứ ba sẽ rất lớn, bởi vậy giá dầu 50 – 60 USD/thùng, vẫn nằm trong sự chịu đựng của nền kinh tế Nga lại là kịch bản tốt hơn cho quốc gia này. Thứ hai, Nga đang tập trung vào chính sách đa dạng hóa nền kinh tế, giá dầu cao hơn sẽ làm giảm đi động lực cải cách và thay đổi. Thứ ba, giá dầu cao sẽ kéo theo sự lên giá của đồng rúp. Trong khi đó, chính quyền Kremlin nhất quán cho rằng đồng rúp yếu sẽ tốt hơn cho nền kinh tế Nga, gia tăng cạnh tranh, thúc đẩy các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu, và giảm nhu cầu nhập khẩu. Rõ ràng nền kinh tể Nga đang dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ, dầu không đóng vai trò là động lực tăng trưởng mạnh mẽ như thập kỷ trước. Dầu đóng góp 40% ngân sách trong 2017 giảm so với 51% năm 2014. Theo đó, ngân sách cân bằng khi giá dầu đạt 44 USD/thùng năm 2021, trong khi đó con số này năm 2013 là 113 USD/thùng .
Ảnh hường giá dầu đến kinh tế Canada
So với các nước xuất khẩu dầu mỏ thì Canada là quốc gia có nền kinh tế được đa dạng hóa bởi nguồn tài nguyên khổng lồ và sự phân chia quyền lực giữa Chính phủ liên bang và cấp tỉnh trong quản lý các nguồn tài nguyên. Theo đó, chính quyền các tỉnhcó quyền sở hữu tất cả nguồn tài nguyên tại địa phương, nên sự biến động của giá dầu sẽ có ảnh hưởng mang tính khu vực hơn là quốc gia đối với nền kinh tế này.
Bên cạnh đó, quá trình tư nhân hóa và gỡ các rào cản thị trường từ giai đoạn giá dầu thấp những năm 1980, cũng góp phần giảm thiểu các ảnh hưởng giá dầu thấp lên nền kinh tế này. Chẳng hạn, việc tư nhân hóa công ty Petro – Canada đã giảm thâm hụt ngân sách liên bang xuống 154 triệu đô la Canada. Boardman (và cộng sự, 2002) chỉ ra rằng các tập đoàn Canada có sự gia tăng đáng kể về lợi nhuận, hiệu quả và chi trả cổ tức sau khi cổ phần hoá; lợi nhuận bán hàng tăng 7,7% sau ba năm tư nhân hoá.
Do vậy, tăng trưởng kinh tế của Canada không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự suy giảm giá dầu qua các thời kỳ. Trong giai đoạn 2013 – 2017, tăng trưởng GDP của Canada thấp nhất hai năm 2015 và 2016 ở mức dưới l,5%, nhưng năm 2017 tăng trưởng phục hồi 3% cao hơn năm 2013 với 2,7%. Tương tự, tài khoản vãng lai cũng giữ khá ổn định, nhưng luôn ở tình trạng thâm hụt kể từ năm 2009 với 40 tỷ USD và 49 tỷ USD năm 2016.
(còn tiếp)