Senegal có dân số 15,9 triệu người, là nước có mức thu nhập trung bình thấp. Senegal là thành viên Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và Liên minh Kinh tế-Tiền tệ Tây Phi (UEMOA). Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Senegal có 12,7% số người lớn (trên 15 tuổi) và 4,7% thiếu niên (từ 13-15 tuổi) hút thuốc lá. Nam giới hút thuốc nhiều hơn nữ giới (tương ứng (10,7% so với 0,4%). Nếu tính theo ngang giá sức mua, giá 01 bao thuốc lá ở Senegal là 3,13 USD, còn tại Nam Phi là 6,01 và ở Anh là 11,98 USD. Senegal sản xuất 7 triệu bao thuốc lá năm 2019.
Nhà máy sản xuất thuốc lá Tây Phi (La Manufacture de Tabac Ouest Africaine -M.T.O.A.) và tập đoàn Philip M. Manufacturing Sénégal là hai tác nhân chính của ngành công nghiệp thuốc lá Senegal chuyên sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm thuốc lá. M.T.O.A chiếm 47% thị phần địa phương, sản xuất thuốc lá mang các thương hiệu Excellence và Houston, đồng thời nhập khẩu thuốc lá Davidoff và nguyên liệu thuốc lá (lá thuốc lá, giấy bóng kính). Tập đoàn Philip Morris International (PMI), chiếm 45% thị trường nội địa, đã có mặt tại Senegal từ nhiều năm kinh doanh thuốc lá trong nhiều vùng ở Tây và Trung Phi. Vào năm 2007, đại diện của Philip Morris International đã chuyển thành công ty Philip Morris Manufacturing (PMMSN) ở Senegal và là nhà máy đầu tiên của PMI tại Tây Phi. Nhà máy này sản xuất thương hiệu chính là Marlboro và các thương hiệu khác của PMI cho thị trường Senegal và các thị trường ở Tây và Trung Phi khác.
Senegal tập trung vào nhập khẩu sản phẩm thuốc lá thô để sản xuất thuốc lá điếu tại địa phương. Giai đoạn 2010-2015, việc nhập khẩu này đã tăng từ 22,740 tỷ franc CFA lên 38,603 tỷ FCFA, tăng đến 70%.
Phần lớn nguyên liệu thô được nhập khẩu từ nước Pháp (68%), tiếp đến là Braxin, Bồ Đào Nha, Hà Lan, và các nước khác với tỷ trọng từ 3% đến 4% giai đoạn 2010-2016. Năm 2016, lần đầu tiên Senegal nhập khẩu thuốc lá thô từ Bờ Biển Ngà dù số lượng còn thấp. Thời gian qua, nhìn chung việc nhập khẩu từ nhiều nước đã giảm mạnh trừ từ Braxin và Ấn Độ tăng lần lượt là 40% và 95%.
Xuất khẩu thuốc lá của Senegal cũng tăng 41% từ 10,45 tỷ FCFA năm 2006 lên 75 tỷ FCFA năm 2015. Tchad là nước nhập khẩu nhiều thuốc lá của Senegal nhất (16%) tiếp đến là Cameroon (15%) và Congo (14%). Trung Phi vẫn là thị trường xuất khẩu thuốc lá hàng đầu của Senegal (54%) tiếp đến là Tây Phi (43%).
Từ năm 2008 đến 2018, việc tìm mua thuốc lá tại Senegal trở nên khó hơn do có sự tiến triển tích cực của y tế cộng đồng.
Về mặt thuế, tổng các loại thuế đối với sản phẩm thuốc lá ở Senegal chỉ chiếm 23% giá bán lẻ trung bình. Con số này thấp hơn nhiều so với ngưỡng 70% do Tổ chức Y tế thế giới ấn định. Việc đánh thuế thấp bắt nguồn từ 02 sự việc. Trước tiên thuế tính theo giá trị 65% đối với các sản phẩm thuốc lá tại Senegal được thu trên giá trị nhập khẩu/giá sản phẩm khi ra khỏi nhà máy mà mức giá này thường rất thấp so với giá bán lẻ (thuế tính theo giá trị do ECOWAS quy định là 50%). Do vậy, mọi việc tăng thuế tính theo giá trị sẽ chỉ có tác động nhỏ lên toàn bộ số thuế thu. Thứ hai, mặc dù việc thu thuế đặc biệt phải thực hiện theo yêu cầu của ECOWAS (0,02%), song Senegal lại không thu thuế này đối với các sản phẩm thuốc lá (0%).
Senegal đã phê chuẩn công ước khung của WHO về đấu tranh chống thuốc lá từ năm 2005.
Ngay từ năm 2014, Senegal đã ban hành luật chống hút thuốc và có hiệu lực từ tháng 7/2016. Luật này cấm hút thuốc ở nơi công cộng, cấm bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên cũng như cấm kinh doanh thuốc lá ở phạm vi dưới 200m so với trường học hoặc bệnh viện.
Việc quảng cáo trực tiếp hay gián tiếp thuốc lá cũng bị cấm nếu không sẽ bị phạt nặng, thậm chí từ 1-3 năm tù. Từ ngày 26/8/2016, 70% bề mặt các bao thuốc phải dành cho các thông điệp và hình ảnh y tế cảnh báo những mối nguy hiểm mà người hút thuốc có thể gặp phải. Cuối cùng, thuốc lá cũng không được bán lẻ từng điếu một.
Tại Senegal không cấm hút thuốc song những nhà sản xuất phải ghi rõ trên bao thuốc là "Hút thuốc là giết người".
Thông quan thuốc lá điếu
Thuốc lá điếu nhập khẩu vào Senegal được xếp vào hai loại sau :
Thuốc lá loại E (economy) hay loại phổ thông là thuốc mà giá xuất xưởng chưa tính thuế hay giá trị hải quan cộng thêm thêm các loại thuế đã được Tổng cục Hải quan Senegal tính toán áp dụng (trừ thuế VAT và thuế đặc biệt về thuốc lá) thấp hơn hoặc bằng 250 FCFA một gói 20 điếu hoặc số khác với điều kiện vẫn giá này tương quan với số lượng điếu thấp hơn hoặc bằng 12,5 FCFA.
Thuốc lá loại sang (Premium) : Là thuốc lá mà giá xuất xưởng chưa tính thuế hoặc giá trị hải quan có bổ sung thuế và phí đã được Tổng cục Hải quan Senegal loại bỏ trừ thuế giá trị gia tăng và thuế đặc biệt về thuốc lá, cao hơn 250 FCFA một bao 20 điếu hoặc một số khác với điều kiện giá đó tương quan với số điếu thuốc cao hơn 12,5 FCFA.
Hệ thống thuế áp dụng
Thuốc lá điếu chịu loại thuế đặc biệt với các tỷ suất sau :
20% đối với thuốc lá điếu loại E hay loại phổ thông
45% đối với thuốc lá loại Premium hay hạng sang
Tổng số thuế đặc biệt không thể thấp hơn 3 franc CFA/điếu đối với thuốc loại thường và 8 franc CFA một điếu đối với thuốc loại sang Premium.
Tổng cộng các tỷ suất thuế đối với thuốc lá điếu là:
-101,35% đối với thuốc lá loại thường (Economy) ;
- 142,95% đối với loại Premium
Các tỷ suất này bao gồm loại thuế bổ sung là 20%.
Các quy định đặc biệt
Cả nhà nhập khẩu lẫn các thương hiệu thuốc lá mà họ nhập khẩu phải được cấp phép theo quyết định của Bộ Tài chính.
Các bao thuốc phải bắt buộc mang dòng chữ «Bán tại Senegal» trừ khi được lưu kho hay giao cho người hoặc tổ chức được hưởng sự miễn thuế và phí. Do vậy, việc lưu kho thuốc lá có dòng chữ này chính thức bị cấm.
Mỗi đơn vị đóng gói (thùng carton, gói, vv) thuốc lá hoặc sản phẩm thuốc lá phải mang dòng chữ rõ ràng "Lạm dụng thuốc lá là nguy hiểm đối với sức khỏe". Nó cũng phải thông báo toàn bộ thành phần cũng như chỉ dẫn một số chất tỏa ra khi đốt cháy thuốc.
Việc tàng trữ và lưu thông thuốc lá không mang dòng chữ "Bán tại Senegal" cũng như loại thuốc lá không có giấy phép sẽ bị cấm trên toàn lãnh thổ Senegal. Việc cấm này không bao gồm thuốc lá hưởng chế độ hải quan ưu tiên.
(Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria)