Notifications
Clear all

Bản tin thị trường tháng 04/2020

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Reactions
339 Lượt xem
(@pakistan)
Eminent Member
Gia nhập: 7 năm trước
Bài viết: 43
Topic starter  

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

                               Tháng 4/2020                                

 

I/ Tình hình thị trường tháng 3/2020:

          1) Tổng quan thị trường:

Tính đến hết tháng 3/2020, tổng số nợ công là 428,20 tỷ USD, tăng 4,59% so với tháng 12/2019, chiếm 98,2 % GDP trong đó nợ trong nước là 245,25 tỷ USD, tăng 3,05%. Nợ nước ngoài là 182,95 tỷ USD, tăng 6,40 %.

Thị trường Pakistan trong tháng 3/2020 nổi bật với sản xuất hàng công nghiệp giảm, sản xuất nông nghiệp giảm, xuất khẩu giảm, nhập khẩu giảm. Đồng Rupi mất giá nhẹ.

Tháng 3/2020 sản xuất công nghiệp giảm 22,95 % so với cùng kỳ năm trước và giảm 21,99 % so với tháng 2/2020.

Tháng 3/2020 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt279triệu USD, giảm 3,46 % so với tháng 2/2020. Dự trữ ngoại hối đạt 17,10 tỷ USD, giảm 9,42 %. Kiều hối đạt 1,90 tỷ USD,tăng 4,40 %. Lạm phát 10,24 %, giảm 16,06%.

Đổng rupi mất giá nhẹ 2,70%. Tỷ giá USD/rupi tháng 3/2020 là 1 USD = 158,44ru-pi.

Xuất khẩu tháng 3/2020 đạt 1,81 tỷ USD, giảm 15,23 % so với cùng kỳ năm trước.Từ tháng 7/2019 đến tháng 3/2020 xuất khẩu đạt 17,45 tỷ USD, tăng 2,23 %.

Nhập khẩu tháng 3/2020 đạt 3,32 tỷ USD,giảm20,76 % so với cùng kỳ năm trước.Từ tháng 7/2019 đến tháng 3/2020 nhập khẩu đạt 34,82 tỷ USD, giảm 14,41%.

Tháng 3/2020, xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan đạt 31.532.918 USD, giảm 3,97% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu 3 tháng đạt 92.995.416 USD, giảm 0,82%.

Tháng 3/2020, nhập khẩu của Việt nam từ Pakistan đạt 9.066.486 USD, giảm 28,41 % so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu 3 tháng đạt 26.993.945 USD, giảm 25,08%.

          2) Chi tiết thị trường:

Tháng 3/2020, sản xuất dệt may giảm 26,00 %, than và xăng dầu giảm 47,41 %, dược phẩm giảm 6,47 %, khoáng sản phi kim loại giảm 16,62%, ô tô giảm 49,45%, sắt thép giảm 16,44%, điện tử giảm 57,69%, giấy giảm 1,85%, cơ khí giảm 35,52%, sản phẩm cao su giảm20,22 %, thực phẩm đồ uống và thuốc lá giảm 20,55%, hóa chất giảm 11,91%, phân bón tăng 4,38%, đồ da giảm 31,49%, sản phẩm gỗ giảm 98,31%.

Lúa mỳ đang trong giai đoạn đẻ nhánh, phát triển tốt. Lượng lúa mỳ dự trữ không còn đạt yêu cầu trên cả nước. Trong tháng 1, giá bột mỳ tăng đột biến từ 10-20 Rs./1kg do nguồn cung không đủ. Ủy ban điều phối kinh tế (ECC) của nội các chính phủ đã cho phép nhập khẩu 3 nghìn tấn bột mỳ miễn thuế để bình ổn giá. Vụ lúa mỳ tới nông dân sẽ được hưởng mức giá trợ cấp của chính phủ là 1365 Rs./40kg.

 Sản lượng bông năm nay thấp nhất trong 10 năm qua, chỉ đạt 9,451 triệu kiện. Theo báo cáo của Hiệp hội bông vào ngày 01/02/2020, số lượng bông về các nhà máy giảm 19,98% so với cùng kỳ năm trước. Trên thị trường quốc tế, giá bông tháng 1/2020 thấp hơn tháng 1/2019. Giá bông trung bình trong tháng 1/2020 là khoảng 79,21 xu/lb so với 82,60 xu/lb tháng 1/2019, giảm 4,1%. Trên thị trường Pakistan, giá bông trung bình trong tháng 1/2020 là khoảng  9648 Rs./40kg so với 9339 Rs./40kg tháng 1/2019, giảm 3,3 %. Giá hạt giống bông  khoảng từ 2400-4200/40kg.

Khoảng 35-45 % diện tích mía đã được thu hoạch trong tháng 1/2020. Diện tích trồng mía năm nay ít hơn năm ngoái nên sản lượng mía thấp hơn và thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Nhiệt độ cao và mưa nhiều vào tháng 9-10 cũng làm ảnh hưởng đến vụ mía năm nay. Kết quả là nông dân nhận được mức giá cao hơn 230-260 Rs./40kg so với mức trợ giá đã thông báo là 190-192 Rs./40kg. Giá mía cao cộng với nguồn cung không đủ dẫn đến giá đường trong nước cũng bị tăng lên.Trên thị trường quốc tế, giá đường bắt đầu tăng vào đầu tháng 1/2020. Giá đường trung bình trong tháng 1/2020 là 387,7 USD/tấn so với 348,7 USD/tấn tháng 1/2019, tăng khoảng 11% (39USD/tấn). Trên thị trường Pakistan, giá đường trung bình trong tháng 1/2020 là 7.404 PKR/100 kg so với 5.645 PKR/100 kg tháng 1/2019, tăng khoảng 31%.

Từ tháng 7/2019 đến tháng 3/2020  xuất khẩu nông sản đạt 3,40 tỷUSD, tăng1,43 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu gạo đạt 3,15 triệu tấn trị giá 1594,02 triệu USD, tăng 5,32 % về lượng và 7,13 % về trị giá; Xuất khẩu dệt may đạt 10,41tỷUSD, tăng 4,24 %; Xuất khẩu dầu và than đạt 238,94 triệu USD, giảm 33,95 %; Xuất khẩu hàng công nghiệp đạt 2,43 tỷ USD, giảm 2,65 %. Xuất khẩu hóa chất và dược phẩm đạt 734,45 triệu USD, giảm 12,76 %.

Từ tháng 7/2019 đến tháng 3/2020, nhập khẩu lương thực thực phẩm đạt 3,96 tỷ USD, giảm7 %; Nhập khẩu máy móc đạt 6,63 tỷ USD, giảm1,23 %; Nhập khẩu phương tiện vận tải đạt 1,20 tỷ USD, giảm 44,51 %; Nhập khẩu xăng dầu đạt 8,90 tỷ USD, giảm 16,14 %; Nhập khẩu dệt may đạt 1,92 tỷ USD, giảm 14,34 %; Nhập khẩu hóa chất đạt 5,58tỷ USD, giảm 15,22 %; Nhập khẩu sắt thép kim loại mầu đạt 3,07 tỷ USD, giảm18,14 %.

Các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam-Pakistan 3 tháng 2020:

STT

Mặt hàng

VNXK

(USD)

STT

Mặt hàng

VNNK

(USD)

1

Chè

12.281.605

1

Vải các loại

6.747.000

2

Xơ, sợi dệt các loại

17.019.192

2

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

4.762.100

3

Hạt tiêu

8.113.082

3

Xơ, sợi dệt các loại

1.833.597

4

Sắt thép các loại

9.339.187

4

Dược phẩm

2.891.455

5

Hàng thủy sản

2.014.753

5

Bông các loại

2.689.871

6

Cao su

1.817.616

6

Hàng hóa khác

8.069.923

7

Hạt điều

109.440

 

 

 

8

Sắn và các sản phẩm từ sắn

107.100

 

 

 

9

Sản phẩm hóa chất

2.338.116

 

 

 

10

Sản phẩm sắt thép

107.681

 

 

 

11

Điện thoại và linh kiện

6.689.810

 

 

 

12

Máy móc thiết bị

2.513.456

 

 

 

13

Phương tiện vận tải

1.294.133

 

 

 

14

Hàng hóa khác

29.250.246

 

 

 

 

Tổng cộng:

92.995.416

 

Tổng cộng:

26.993.945

 

II/ Cảnh báo phòng vệ thương mại, biến động thị trường, các thay đổi về chính sách kinh tế, thương mai:

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Karachi (KCCI) kêu gọi các hãng vận tải biển trong nước và quốc tế miễn các khoản phí và phạt nhận hàng chậm do lệnh phong tỏa của chính phủ làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu Pakistan không thể làm thủ tục nhận hàng trong thời gian quy định.

Chính phủ Pakistan khuyến khích hàng xuất nhập khẩu của các nước khu vực Trung Á quá cảnh qua Pakistan. Tổng cục Quá cảnh Hàng hóa Pakistan (DGTT) sẽ triển khai cổng thông quan xanh với thời gian thông quan không quá 24 giờ và cổng thông quan đỏ với thời gian thông quan không quá 72 giờ cho hàng quá cảnh. Đồng thời DGTT sẽ áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào việc kiểm soát, theo dõi và xử lý các bất thường trong hành trình di chuyển của hàng quá cảnh nhằm ngăn ngừa các hành vi lợi dụng hàng quá cảnh để xuất nhập khẩu lậu hàng hóa.

Bộ Thương mại Pakistan cho phép cảng Gwadar được nhận bột mỳ, đường và phân bón dưới dạng hàng rời để vận chuyển quá cảnh sang Afghanistan. Quyết định này nhằm hỗ trợ phát triển cảng Gwadar và tuyến hành lang phía tây trong khuôn khổ dự án hợp tác xây dựng Hành lang Kinh tế Pakistan-Trung quốc (CPEC). Nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, các phương tiện vận tải hàng quá cảnh sẽ được Hải quan niêm phong và gắn thiết bị giám sát hành trình.

Chính phủ Pakistan quyết định cho phép mở cửa biên giới với Afghanistan 3 ngày/ tuần bắt đầu từ ngày 10/4/2020. Quyết định này xuất phát từ đề nghị đặc biệt của chính phủ Afghanistan và vì lý do nhân đạo.

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo xuất khẩu của Pakistan sẽ giảm 10-20 % (2-4 tỷ USD) do hợp đồng xuất khẩu giảm 25-50 % do dịch cúm Coronavirus. Pakistan xếp hạng thứ 108 trên tổng số 190 nước về chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp.

 

III/ Dự báo tình hình thị trường tháng  4/2020:

          Sản xuất công nghiệp giảm, sản xuất nông nghiệp giảm. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu giảm. Đồng rupi tiếp tục giảm giá.


   
Trích dẫn

Trả lời

Tên tác giả

Email tác giả

Vai trò *

 
Xem trước 0 Revisions Đã lưu
Chia sẻ: