Notifications
Clear all

Bản tin thị trường Pakistan tháng 9/2022

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Reactions
184 Lượt xem
(@dsqvn-pakistan)
Active Member
Gia nhập: 7 năm trước
Bài viết: 14
Topic starter  

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

                                                   Tháng 9/2022                                

I/ Tình hình thị trường tháng 8/2022:

          1) Tổng quan thị trường:

Thị trường Pakistan trong tháng 8/2022 nổi bật với sản xuất công nghiệp tăng, sản xuất nông nghiệp giảm, xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. Đồng Rupi tiếp tục mất giá.

         Tháng 8/2022 sản xuất công nghiệp tăng 0,6 % so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,9 % so với tháng 7/2022.

          Tháng 8/2022 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 110,7 triệu USD, tăng 87 % so với tháng 7/2022.  Dự trữ ngoại hối đạt 14,3 tỷ USD, tăng 1,9 %. Kiều hối đạt 2,72 tỷ USD, tăng 7,9 %. Lạm phát 27,30 %, tăng 9,6 %.

          Tính đến hết tháng 6/2022 tổng số nợ công là 350 tỷ USD, tăng 11,46 % so với tháng 3/2022, trong đó nợ trong nước là 194 tỷ USD, tăng 10,85 %. Nợ nước ngoài là 156 tỷ USD, tăng 12,23 %.

Đồng rupi mất giá 0,46 %. Tỷ giá USD/Rupi tháng 8/2022 là 1 USD = 220,88 ru-pi.

Xuất khẩu tháng 8 đạt 2,4 tỷ USD, tăng 10,4 % so với cùng kỳ năm trước.  Từ tháng 7-8/2022 xuất khẩu đạt 4,7 tỷ USD, tăng 3,3 %.

Nhập khẩu tháng 8 đạt 6,1 tỷ USD, giảm 7,6 % so với cùng kỳ năm trước.  Từ tháng 7-8/2022 nhập khẩu đạt 11,1 tỷ USD, giảm 8,9 %.

Tháng 8/2022 xuất khẩu của Việt nam sang Pakistan đạt 37.938.316 USD, giảm 5,9 % so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu 8 tháng năm 2022 đạt 439.288.278 USD, tăng 26,9 % so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 8/2022 nhập khẩu của Việt nam từ Pakistan đạt 38.421.539 USD, tăng 36,6 % so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu 8 tháng năm 2022 đạt 231.986.697 USD, tăng 92,4 % so với cùng kỳ năm trước.

2) Chi tiết thị trường:

Tháng 8/2022 sản xuất dệt may giảm 5,0 %, than và xăng dầu giảm 26,8 %, dược phẩm giảm 29,4 %, khoáng sản phi kim loại giảm 5,9 %, ô tô giảm 30,8 %, sắt thép tăng 10,3 %, điện tử giảm 7 %, giấy giảm 8,2 %, sản phẩm cao su giảm 3,8 %, thực phẩm giảm 8,4 %, đồ uống giảm 1,8 %, thuốc lá giảm 18,2 %, hóa chất tăng 6,8 %, phân bón tăng 3,6 %, đồ da tăng 6,9 %, sản phẩm gỗ tăng 5,7 %.

 

Bông đã được thu hoạch xong. Theo báo cáo của Hiệp hội kéo sợi Pakistan họp vào ngày 1/10/2022, số lượng bông về đến các nhà máy là 2,94 triệu kiện, giảm 23,67 % so với 3,9 triệu kiện cùng kỳ năm trước. Trên thị trường quốc tế giá bông trung bình trong tháng 9/2022 là 120,09 xen/lb so với 102,40 xen/lb cùng kỳ năm trước. Trên thị trường Pakistan giá bông trung bình trong tháng 9/2022 là 23,439 PKR/40kg so với 14,272 PKR/40kg cùng kỳ năm trước, tăng khoảng 39 %.

Dự báo sản lượng mía năm nay tăng do diện tích trồng tăng, hơn nữa cây mía đã không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Trên thị trường quốc tế, giá đường tăng khoảng 6,44% so với cùng kỳ năm trước. Giá đường trung bình trong tháng 9/2022 là 536.914 USD/tấn so với 502.297 USD/tấn tháng 9/2021, tăng 34,62 USD/tấn. Trên thị trường Pakistan, giá đường trung bình trong tháng 9/2022 là 8,348 PKR/100 kg so với 10,353 PKR/100 kg tháng 9/2021, giảm khoảng 24 %.

          Từ tháng 7-8/2022 xuất khẩu nông sản đạt 725 triệu USD, tăng 9,84 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu gạo đạt 438 nghìn tấn trị giá 282 triệu USD giảm 8,94 % về lượng và 0,73 % về trị giá; Xuất khẩu dệt may đạt 3,05 tỷ USD, tăng 4,18 %; Xuất khẩu dầu và than đạt 59 triệu USD, tăng 91 %; Xuất khẩu hàng công nghiệp đạt 630 triệu USD, tăng 2,31 %.

          Từ tháng 7-8/2022 nhập khẩu lương thực thực phẩm đạt 1,78 tỷ USD, tăng 21,4 %; Nhập khẩu máy móc đạt 1,29 triệu USD, giảm 30,57 %; Nhập khẩu phương tiện vận tải đạt 421 triệu USD, giảm 36,93 %; Nhập khẩu xăng dầu đạt 3,3 tỷ USD, tăng 6,97 %; Nhập khẩu dệt may đạt 678 triệu USD, giảm 12,27 %; Nhập khẩu hóa chất đạt 1,7 tỷ USD, giảm 23,07 %; Nhập khẩu sắt thép kim loại mầu đạt 838 triệu USD, giảm 16,86 %.

Các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam-Pakistan 8 tháng 2022:

STT

Mặt hàng

VNXK

(USD)

STT

Mặt hàng

VNNK

(USD)

1

Chè

61.318.914

1

Vải các loại

33.864.437         

2

Xơ, sợi dệt các loại

51.841.627

2

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

22.615.012

3

Hạt tiêu

13.962.192

3

Xơ, sợi dệt các loại

5.738.237

4

Sắt thép các loại

8.589.458                          

4

Dược phẩm

5.414.105

5

Hàng thủy sản

3.663.999

5

Bông các loại

1.916.067

6

Cao su

13.939.564

6

Hàng hóa khác

162.438.840

7

Hạt điều

6.085.126

 

 

 

8

Sắn và các sản phẩm từ sắn

836.400

 

 

 

9

Sản phẩm hóa chất

9.317.980

 

 

 

10

Sản phẩm sắt thép

3.714.908

 

 

 

11

Điện thoại và linh kiện

164.245.418

 

 

 

12

Máy móc thiết bị

8.406.086

 

 

 

13

Phương tiện vận tải

16.112.896

 

 

 

14

Hàng hóa khác

77.253.710

 

 

 

 

Tổng cộng:

439.288.278    

 

Tổng cộng:

231.986.697

 

II/ Cảnh báo phòng vệ thương mại, biến động thị trường, các thay đổi về chính sách kinh tế, thương mai:

             Dự án “Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan” (CPEC) đã hoàn thành được 27 công trình với vốn đầu tư 19 tỷ USD từ Trung quốc. 63 công trình với vốn đầu tư 35,2 tỷ USD sẽ hoàn thành trong năm 2030. Trong các công trình trên thuộc về ngành điện có 11 công trình với vốn đầu tư 12 tỷ USD đã hoàn thành, 27 công trình với vốn đầu tư 7,7 tỷ USD sẽ hoàn thành trong năm 2025, 36 công trình với vốn đầu tư 27,5 tỷ USD hoàn thành trong năm 2030. Thuộc về hạ tầng có 7 công trình với vốn đầu tư 6,7 tỷ USD đã hoàn thành, 6 công trình với vốn đầu tư 0,9 tỷ USD sẽ hoàn thành trong năm 2025, 12 công trình với vốn đầu tư 10,4 tỷ USD hoàn thành trong năm 2030. Cảng Gwadar có 3 công trình với vốn đầu tư 200 triệu USD đã hoàn thành, 2 công trình với vốn đầu tư 230 triệu USD sẽ hoàn thành trong năm 2025, 2 công trình với vốn đầu tư 150 triệu USD hoàn thành trong năm 2030. 4 trong số 9 đặc khu kinh tế đã được lập dự án sẽ hoàn thành trong năm 2025 với vốn đầu tư 500 triệu USD. Số còn lại với vốn đầu tư 1 tỷ USD sẽ hoàn thành trong năm 2030. Thuộc lĩnh vực kinh tế-xã hội có 6 công trình với vốn đầu tư 10 triệu USD đã hoàn thành, 11 công trình với vốn đầu tư 90 triệu USD sẽ hoàn thành trong năm 2025, 10 công trình với vốn đầu tư 900 triệu USD hoàn thành trong năm 2030. CPEC được 2 nước thỏa thuận mở rộng thêm các lĩnh vực hợp tác quốc tế, nông nghiệp, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và sẽ mời nước thứ 3 tham gia.

             Đợt mưa lũ lịch sử đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp tại 3 tỉnh Sindh, Balochistan, và Khyber Pakhtunkhwa (KP). Tăng trưởng nông nghiệp dự kiến giảm 0,7 % so với mục tiêu 3,9 % đã đặt ra cho năm 2022-23. Công nghiệp dự kiến giảm 1,9 % so với mục tiêu 5,9 %. Dịch vụ giảm 1,6 % so với mục tiêu 5,1 %. Tăng trưởng GDP trong năm 2022-23 vẫn chỉ ở mức 2,3 % so với dự báo 3,5 % của Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF). 37 % dân số Pakistan bị ảnh hưởng mưa lũ dẫn tới tỷ lệ đói nghèo tăng từ 21 % lên 36 %. Lạm phát có thể lên tới 30 %.

             Chính phủ Pakistan cho phép nhập khẩu 3 triệu tấn lúa mỳ để đảm bảo dự trữ lúa mỳ đạt mức 2 triệu tấn. Dự trữ này sẽ bao gồm cả 80 nghìn tấn thuộc ngân hàng lương thực SAARC. Ngoài ra Tổng công ty Thương mại Pakistan được giao nhiệm vụ nhập khẩu thêm 800 nghìn tấn theo hợp đồng chính phủ hoặc chào thầu. Doanh nghiệp tư nhân cũng được phép nhập khẩu 800 nghìn tấn nhưng sẽ không được trợ giá.

III/ Dự báo tình hình thị trường tháng 9/2022:

          Sản xuất công nghiệp tăng, sản xuất nông nghiệp giảm. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm. Đồng rupi tiếp tục mất giá.

IV/ Thông báo:

          1/ Tìm người bán:

Nhu cầu: Denim, jean

 

Địa chỉ liên hệ:

Mr. M. Ghazanfar Ali Khan-Managing Director

(FR:Chairman of Pak-Vietnam Business Council)FPCCI

(FR:Vietnam's Trade and Investment Advisor /Vietnam Embassy)

(Chairman of Standing Committee on Automotive Industry)FPCCI/KATI

(Former : Sr. Vice President of KATI)

Cell # : 0345-8221099-0346-8885550

E-mail :  Ghazanfar.khan73@gmail.com

          2/ Tìm người mua:

VI/ Thông tin chuyên đề:

Thị trường điện-thủy điện Pakistan:

Pakistan có hạ tầng điện thuộc nước lạc hậu nhất thế giới về phát điện và cao nhất về thất thoát điện trên đường dây (23-25%), kém nhất về điều hành. Tổng công suất phát điện không đáp ứng nhu cầu (công suất lắp đặt 25 nghìn MW, công suất thực tế 10 nghìn MW, thiếu 5-8 nghìn MW). Nhiệt điện 87 % (điện ga 49 %, điện dầu 31 %, điện than 7 %), thủy điện 11 %, điện hạt nhân 2 %. Chỉ mới có 62 % dân số được sử dụng điện.  Trước năm 1995 không có đầu tư tư nhân vào hạ tầng điện. Năm 1995 chính phủ Pakistan tư nhân hóa ngành điện, dẫn đến đầu tư tư nhân tăng đột biến, đạt 1 % GDP, nhưng chỉ được vài năm, sau đó giảm xuống 0,5 % GDP, nay chỉ còn 0,2 % GDP. Ngành điện đang phải tăng chi phí do giảm nguồn ga trong nước giá rẻ, tăng nguồn dầu nhập khẩu giá quốc tế trong khi giá bán điện thấp, thu không đủ chi. Khách hàng nợ tiền điện lên đến 4-5 tỷ USD. Chính phủ phải trợ cấp ngành điện lên tới 2 % GDP (7,5 % ngân sách của chính phủ). Chính phủ bắt đầu khuyến khích điện gió, điện mặt trời, điện rác. Đầu tư tư nhân vào ngành điện có việc tư nhân hóa một phần Công ty Cung cấp điện Karachi (KESC) tháng 5/2008 và sự tham gia của một số công ty phát điện độc lập (IPP). Hệ thống điện Pakistan có 1 kết nối quốc tế duy nhất với Iran nhưng nhập khẩu điện rất hạn chế (140MWh năm 2011). Pakistan cũng đã nhiều năm cân nhắc kết nối điện với Ấn Độ. Thuế MFN nhập khẩu điện là 1 %.

Đến năm 2017 công suất điện hạt nhân của Pakistan đạt 1.467 MW. Dự án mở rộng nhà máy điện hạt nhân của hãng Chasnupp and Kanupp đã được triển khai, tăng thêm 4200 MW vào năm 2020.

Pakistan có trữ lương than lớn, tương đương 40 nghìn MW. Tuy nhiên do chất lượng than kém và do quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường nên điện than chỉ đạt 300 MW vào năm 2013. 1 dự án điện than đã được triển khai với 2 tổ máy công suất 1320 MW. 1 tổ máy phát điện vào cuối năm 2017 và 1 tổ máy phát điện vào tháng 3/2018.

Pakistan đã triển khai kế hoạch nâng công suất phát điện thêm 10.996 MW vào năm 2018, 30.837 MW vào năm 2022.

Hệ thống truyển tải và phân phối điện của Pakistan yếu và không đáng tin cậy. Hệ thông hiện có chỉ hấp thụ được 15-16 nghìn MW. Nếu công suất tăng lên 25 nghìn MW vào năm 2018 thì hệ thống đường dây 500 KV sẽ bị quá tải 38 % và hệ thống đường dây 220 KV sẽ bị quá tải 29 %.

Tiềm năng thủy điện của Pakistan là 40 nghìn MW. Pakistan mới khai thác được 20 %.

Pakistan là thành viên sáng lập Ngân hàng thế giới (WB) từ năm 1950. WB đã tài trợ cho Pakistan tổng cộng 40 tỷ USD trong đó phần lớn dành cho các dự án điện. Năm 2022 WB đang tài trợ cho 58 dự án với tổng số vốn 13,8 tỷ USD. Pakistan cũng là thành viên sáng lập Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) từ năm 1966. ADB đã tài trợ cho Pakistan tổng cộng 38,68 tỷ USD trong đó có 10,13 tỷ USD cho 143 dự án điện và thủy điện.

(Nguồn: Nguyễn Thị Điệp Hà, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan) 


   
Trích dẫn

Trả lời

Tên tác giả

Email tác giả

Vai trò *

 
Xem trước 0 Revisions Đã lưu
Chia sẻ: