(Hình ảnh chỉ mang tính minh họa)
Nhu cầu đối với trái cây của Nhật ước tính khoảng 4.71 triệu tấn, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 1.6 triệu tấn trong năm 2017, chủ yếu là các loại chuối, dứa, kiwi, cam, bưởi…
Nhật Bản nằm trong vùng ôn đới nên có thể trồng được nhiều loại trái cây ôn đới. Theo số liệu của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản thì năm 2015 nước này sản xuất khoảng 3.63 triệu tấn trái cây tươi gồm dẫn đầu là táo (22.4%), theo sau là quýt (21.5%), dưa (9.4%), lê Nhật (6.8%). Sản lượng trái cây của Nhật giảm xuống từ những năm 70. Nguyên nhân chủ yếu do Nhật chuyển đổi từ cơ cấu công nghiệp của Nhật hồi giữa thế kỷ 20.
Trong vòng 5 năm qua, nhập khẩu trái cây tươi của Nhật khoảng 1.55 triệu tấn đến 1.65 triệu tấn. Nhập khẩu trái cây tươi của Nhật trong năm 2017 là 1.62 triệu tấn. Nhập khẩu chuối chiếm đa số khoảng 60.9% tổng lượng nhập khẩu, theo sau là dứa 9.7%, kiwi 5.7%, cam 5.6%, bưởi 4.8%.
Philippines hiện là nước cung cấp nhiều trái cây tươi cho thị trường Nhật bản nhất chiếm 57.9% thị phần, theo sau là Mỹ 9.4%, Ecuador chiếm 9.1%, Mexico 6.7%
Cụ thể
Chuối: là mặt hàng nhập khẩu chủ đạo của Nhật, nhà cung cấp hàng đầu của Nhật là Philippines với thị phần chiếm ưu thế hơn 80%, theo sau là Ecuador với 15% (2017). Chuối là loại trái cây phổ biến trong tiêu dùng của người Nhật nhờ đặc điểm dễ bóc, ngọt và giá tương đối thấp.
Dứa: cũng tiếp tục là mặt hàng được ưa thích và phổ biến tại Nhật. Philippines là nhà cung cấp chính đối với mặt hàng này, chiếm 90% dung lượng thị trường. Theo sau bởi Costa Rica chiếm ít hơn 5%. Sản xuất trong nước tương đối hạn chế, chỉ được trồng ở Okinawa, đảo phía nam Nhật Bản.
Kiwi: tăng nhanh về mức độ phổ biến trong những năm gần đây. Nếu như giá trị nhập khẩu ở mức 100 triệu USD trong những năm 90 thì nay đã tăng gấp 3 trong năm 2017. Zespri, New Zealand đã có những hiến lượng quảng cáo phù hợp qua truyền hình hoặc bằng cách đưa sản phẩm mẫu, cho khách hàng nếm thử tại các cửa hàng bán lẻ, từ đó đưa kiwi trở thành mặt hàng quen với người tiêu dùng Nhật.
Cam: nhập khẩu cam giảm so với mức đạt đỉnh 190,000 tấn hồi giữa những năm 90. Nguyên nhân do sự xuất hiện của các giống cam quýt mới hấp dẫn người tiêu dùng Nhật hơn. Mỹ hiện là nước cung cấp cam lớn nhất của Nhật, chiếm trên 50% thị phần. Tuy nhiên, Mỹ cũng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Australia và Nam Phi.
Nho: là loại quả nhập khẩu quen thuộc lớn thứ 2 tại Nhật đầu những năm 2000, đạt khối lượng tới trên 280,000 tấn. Tuy nhiên nhập khẩu nho bắt đầu giảm vào năm 2005 sau đó hồi phục và đạt mức 78,069 tấn năm 2017.
Sở dĩ tiêu thụ nho tại Nhật giảm là do thói quen ưa quả ngọt của người tiêu dùng trẻ tuổi cộng thêm báo cáo về việc không tương thích giữa bưởi và các loại thuốc tăng huyết áp nên khiến người tiêu dùng lớn tuổi không còn dùng nhiều bưởi nữa. Với loại quả này, Mỹ từng là nhà cung cấp lớn nhất của Nhật nhưng hiện Nam Phi là nước cung cấp nhiều nhất cho thị trường này.
Chanh: nhu cầu cua thị trường Nhật Bản tương đối ổn định, sản lượng trong nước ở mức hạn chế chỉ cung cấp khoảng 11,500 tấn trong mùa vụ năm 2016/2017. Mỹ cung cấp khoảng 60% thị phần, theo sau là Chi lê.
Xu hướng tiêu dùng trái cây tại Nhật có xu hướng giảm, một phần nguyên nhân do dân số của Nhật giảm, người Nhật vẫn có xu hướng ưa các vị ngọt hơn các vị chua và họ đang hướng tới những sản phẩm dùng tiện dụng, giàu dinh dưỡng, được chế biến phân chia theo độ tuổi để dùng cho các bữa ăn nhẹ. Vì vậy muốn đẩy mạnh xuất khẩu trái cây tại Nhật thì các sản phẩm nên được chế biến kỹ, dễ bóc, gọt hoặc dễ phân chia, dễ sử dụng.