Notifications
Clear all

Tổng quan về Nam Phi

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Reactions
2,392 Lượt xem
(@ngoc-tu-nguyen)
Thành viên Admin
Gia nhập: 6 năm trước
Bài viết: 1304
Topic starter  

NAM PHI

Diện tích: 1.2 triệu km2.

Dân số: 59,9 triệu người (Ngân hàng Thế giới, 2022)

GDP: 405,87 tỷ USD, tăng trưởng 2%, GDP đầu người đạt 6.776 USD (Ngân hàng Thế giới, 2022).

Thế mạnh quốc gia

Nam Phi là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Phi (sau Ni-giê-ri-a và Ai Cập). Các ngành kinh tế chủ đạo gồm khai khoáng, vận tải, du lịch, nông nghiệp. 

Nam Phi sản xuất khoảng 4 triệu tấn crôm/năm (chiếm 60% lượng giao dịch crôm trên thị trường thế giới), đứng đầu thế giới về xuất khẩu vàng, thứ 2 thế giới về sản xuất platinum, thứ tư thế giới về sản xuất rượu vang.

Xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu năm 2022: 123,1 tỷ đô la Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu chính: kim cương, vàng, platinium, than, crôm, máy móc. Các thị trường xuất khẩu chính: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Anh, Ấn Độ

Kim ngạch nhập khẩu năm 2022: 111,3 tỷ đô la Mỹ. Các mặt hàng nhập khẩu chính: Dầu tinh chế và dầu thô, hóa chất, sản phẩm hóa dầu, ô tô và phụ kiện. Các đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc, Đức, Mỹ, Ả-rập Xê-út…

Đầu tư

Theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s, từ năm 2021-2023, triển vọng đầu tư tổng thể của Nam Phi dao động từ ổn định đến tích cực. Các điểm tích cực trong môi trường đầu tư của Nam Phi gồm: nền kinh tế đa dạng, hạ tầng tốt, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, vị trí cửa ngõ vào châu Phi, hệ thống pháp luật tiên tiến, chính trị khá ổn định, mô hình một cửa thân thiện (One Stop Shop - điều phối và hỗ trợ quy trình cấp phép, đăng ký đầu tư), ưu đãi đầu tư theo ngành (trợ cấp thuế cho trong lĩnh vực ô tô, sản xuất phim và truyền hình…). Một số hạn chế trong môi trường đầu tư gồm: tỷ lệ thất nghiệp và tội phạm cao, tình trạng bất ổn xã hội gia tăng (đình công và biểu tình), mức độ tham nhũng cao, tính cạnh tranh cao do thị trường tương đối hoàn thiện (mature market) và tình trạng thiếu hụt điện (lên đến 12 tiếng/ngày).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nam Phi dao động từ 3-9 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2010 - 2022, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: tài chính, khai thác mỏ, sản xuất, vận tải và bán lẻ.

Quan hệ thương mại - đầu tư với Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại song phương 8 tháng đầu năm 2023 đạt 828 triệu USD, trong đó:

- Kim ngạch xuất khẩu: 532 triệu USD, các mặt hàng xuất khẩu chính: điện thoại và linh kiện, giầy dép, máy vi tính và linh kiện, dệt may…

- Kim ngạch nhập khẩu: 296 triệu USD, các mặt hàng nhập khẩu chính: rau quả, chất dẻo nguyên liệu, kim loại…

Về đầu tư: Tính đến tháng 9/2023, Nam Phi có 19 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn 0,62 triệu USD, chủ yếu trong các lĩnh vực nhà hàng, sản xuất, nước giải khát, đứng thứ 105/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam có 3 dự án đầu tư tại Nam Phi với tổng vốn đăng ký 8,16 triệu USD.

Hai nước từng cùng phối hợp với Cộng hòa Guinea triển khai dự án hợp tác theo mô hình ba bên về “Nâng cao năng suất lúa và rau mầu ở Guinea” tại CH Guinea (từ năm 2008 - 2014), trong đó Nam Phi tài trợ 6 triệu USD và Việt Nam cử 14 lượt chuyên gia và kỹ thuật viên nông nghiệp sang làm việc tại Guinea. Kết quả dự án được Tổng thống Guinea đánh giá cao trong chuyển giao kỹ thuật, góp phần tăng năng suất bình quân từ 2,6 tấn lên 06 - 07 tấn/ha và đạt sản lượng 170 ngàn tấn lúa và trên 800 tấn rau mầu.

Thông tin hữu ích

Các trung tâm kinh tế - thương mại chính của Nam Phi gồm: Cape Town, Johannesburg, Durban, Pretoria.

Các cảng hải quan hàng đầu cho hàng nhập khẩu gồm cảng Durban (cảng lớn nhất Nam Phi), cảng Richards Bay, cảng Elizabeth và cảng Cape Town. Với bờ biển trải dài, mở cánh cửa vận chuyển hàng hoá ra Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, cộng với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, Nam Phi là một trong những nước có nền hàng hải phát triển hàng đầu thế giới. Các cảng lớn của Nam Phi có tuyến đường vận chuyển nối liền với các cảng biển ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ và châu Á

Các sân bay lớn ở Nam Phi gồm Tambo International Airport và Lanseria Airport (Johannesburg), Cape Town International Airport (Cape Town), King Shaka International Airport (Durban)... Các hãng hàng không khai thác tuyến bay từ Việt Nam đến Nam Phi gồm: Singapore Airlines, Emirates, Qatar Airways, Cathay Pacific, Malaysia Airlines.

Có 4 nhà mạng di động lớn ở Nam Phi là MTN, Cell C, Vodacom và Telkom cung cấp các dịch vụ hiện đại và thuận tiện cho người tiêu dùng. Internet cung cấp nhiều nền tảng cho khách hàng như ADSL, cáp quang,... nhưng chi phí khá cao so với mặt bằng chung trên thế giới. Hiện tại, các mạng di động tại Nam Phi đã sử dụng công nghệ 5G.

Các địa chỉ tra cứu về chính sách và xúc tiến thương mại, đầu tư

- Bộ Thương mại, Công nghiệp và Cạnh tranh Nam Phi (DTIC) - cơ quan chủ quản về thương mại, đầu tư: http://www.thedtic.gov.za

 

-Thông tin hướng dẫn đầu tư vào Nam Phi: http://www.investsa.gov .za

 

- Cơ quan thuế vụ Nam Phi: https://www/sars.gov.za

 

- Cơ quan Tiêu chuẩn, đo lường Nam Phi: https://www.sabs.co.za

 

- Quy định về nhập khẩu gạo vào Nam Phi (phân loại, đóng gói, nhãn mác…): https://shorturl.at/agjpK

 

- Trung tâm gạo châu Phi: http://www.africarice.org/

 

- Trang thông tin kinh tế phổ biến: https://businesstech.co.za/news/ ; https://www.businesslive.co.za/

 

- Phòng Thương mại, Công nghiệp Nam Phi: https://sacci.org.za/

 

- Liên đoàn Nông nghiệp Nam Phi: https://agrisa.co.za/

 

- Đầu mối cơ quan đại diện/thương vụ Việt Nam

 

+ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi:

Địa chỉ: 87 phố Brooks, Brooklyn, Pretoria

Điện thoại: + 27 (0)12 362 8119 và + 27 (0)12 362 8118

Email: embassy@vietnam.co.za

 

+ Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi:

Địa chỉ: 198 Silver Oak Ave, Waterkloof, Pretoria, South Africa

Điện thoại: (+27) 12 346 8083

Email:za@moit.gov.vn

Phụ trách thương vụ: Ông Phạm Thanh Hải


   
Trích dẫn

Trả lời

Tên tác giả

Email tác giả

Vai trò *

 
Xem trước 0 Revisions Đã lưu
Chia sẻ: