Notifications
Clear all

Bản tin kinh tế số tháng 7-2022

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Reactions
464 Lượt xem
(@dsqvn-lao)
Trusted Member
Gia nhập: 7 năm trước
Bài viết: 80
Topic starter  

TÌNH HÌNH KINH TẾ LÀO

Cuộc họp Chính phủ mở rộng lần thứ I năm 2022

Từ ngày 21-22/7/2022, Cuộc họp Chính phủ mở rộng lần thứ I năm 2022 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh được tiến hành với sự tham dự của các thành viên Chính phủ, Đô trưởng Vientiane, các tỉnh trưởng và đại diện của nhiều cơ quan nhà nước.

Tại Cuộc họp, Chính phủ Lào cam kết ổn định kinh tế vĩ mô và tỷ giá hối đoái, tái khẳng định rằng họ sẽ không để đất nước rơi vào tình trạng vỡ nợ. Việc giải quyết nợ công là một trong 13 nhiệm vụ quan trọng mà các thành viên Chính phủ đã nhất trí yêu cầu phải giải quyết ngay. Phát ngôn Chính phủ Thipphakone Chanthavongsa cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề nợ công, đặc biệt là nợ của các doanh nghiệp nhà nước, cũng như đàm phán với các tổ chức tín dụng về việc hoãn trả nợ gốc và lãi vay. Chính phủ yêu cầu các bộ ngành liên quan tìm các nguồn cho vay với lãi suất thấp và tiến hành các bước để ngăn cản việc tích lũy các khoản nợ bổ sung. Các thành viên tham gia thống nhất cần phải giảm thiệt hại cho nền kinh tế vĩ mô bằng cách ổn định tỷ giá hối đoái và giá cả hàng tiêu dùng, cũng như kiềm chế lạm phát.

Chính phủ đồng thời cam kết sẽ có đủ nhiên liệu bằng cách theo đuổi cơ chế thị trường và tin rằng điều này sẽ giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế và sản xuất thương mại quy mô nhỏ. Chính phủ cũng sẽ nỗ lực bịt các lỗ hổng có thể gây thất thoát tài chính và tiến hành kiểm tra các khoản thu nhập từ hoạt động khai thác mỏ thí điểm. Các Bộ ngành liên quan được yêu cầu củng cố các dự án phát triển từ nguồn vốn nhà nước và phân bổ nguồn vốn cho các chương trình ưu tiên mang lại lợi ích kinh tế cao và góp phần xóa nghèo đói. Cam kết sẽ tiếp tục tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư và đẩy nhanh tiến độ các siêu dự án. Ngoài ra, cuộc họp còn thảo luận quy trình và các khó khăn trong việc xuất nhập cảnh tại Lào.

Tại Cuộc họp,  Chính phủ đã đồng ý về mặt nguyên tắc cho phép các tỉnh có điều kiện có thể thử nghiệm nhập khẩu xăng dầu về sử dụng tại địa phương sau khi nhận thấy việc nhập khẩu xăng dầu chỉ dành cho các công ty được Nhà nước cho phép đã khiến giá xăng dầu tại các tỉnh có sự chênh lệch lớn, nghiêm trọng hơn cả là không có đủ xăng dầu để sử dụng dẫn đến tình trạng thiếu hụt như 2-3 tháng vừa qua. Nhất trí tạo điều kiện cho các công ty có khả năng về nguồn vốn và có ngân sách có thể nhập khẩu xăng dầu trên cơ sở tiến hành nghiêm theo quy trình, quy định và pháp luật; thống nhất về mặt nguyên tắc cho phép các tỉnh có điều kiện trước mắt áp dụng biện pháp thử nghiệm nhập khẩu xăng dầu từ các nước bạn, song phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, do Tỉnh trưởng chịu trách nhiệm triển khai trực tiếp; giao Bộ Công thương ra Quyết định xác định nguyên tắc, điều kiện cho phép thử nghiệm nhập khẩu xăng dầu của các tỉnh.

Đồng thời, Cuộc họp đã trao đổi, nghiên cứu và thống nhất 5 vấn đề quan trọng trong việc tổ chức triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch ngân sách nhà nước và kế hoạch ngoại tệ gắn với 02 Chương trình nghị sự quốc gia cũng như các vấn đề chung của đất nước, đồng thời xem xét và thông qua về nguyên tắc báo cáo tình hình giải quyết vấn đề thiếu hụt xăng dầu, phương án điều chỉnh cơ cấu giá xăng dầu hiện nay cũng như phương hướng trong thời gian tới; giao Bộ Công thương phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát lại năng lực và trách nhiệm nhập khẩu xăng dầu của các công ty đã được nhà nước cấp phép trong thời gian qua. Xem xét và thống nhất về nguyên tắc thông qua báo cáo tình hình triển khai chính sách lãi suất của ngân hàng và tình hình quản lý định chế tài chính vi mô, cửa hàng thu đổi ngoại tệ, các tiệm vàng trong thời gian qua, đồng thời đề xuất biện pháp điều chỉnh trong thời gian tới; giao Ngân hàng CHDCND Lào đưa ý kiến của các thành viên chính phủ vào triển khai thực hiện thực tế và có hiệu quả. (Báo KT-XH, ngày 25/7/2022)

Báo cáo của Chính phủ Lào tại Kỳ họp lần thứ 3, Quốc hội Khóa IX

Ngày 13/6/2022, báo cáo tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa IX, Phó Thủ tướng Sonexay Siphandon cho biết, Chính phủ đã phân bổ 102 triệu USD cho các công ty nhập khẩu xăng dầu để giải quyết cuộc khủng hoảng nhiên liệu đang diễn ra. Hiện Lào đã nhập khẩu trên 60 triệu lít nhiên liệu, trong đó hơn 75% là dầu diesel.

Phó Thủ tướng Sonexay thông tin, Lào nhập khẩu toàn bộ nhiên liệu và sử dụng trung bình từ 100-120 triệu lít/tháng, khoảng 1,2 tỷ lít/năm. Mặc dù dự trữ ngoại tệ hạn chế và đồng nội tệ suy yếu, Chính phủ vẫn cung cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu để mua nhiên liệu. Nguồn ngoại tệ sẽ được lấy từ các công ty xuất khẩu khoáng sản và nông sản. Trong tháng 6/2022, Chính phủ đã điều phối được 60 triệu USD cho các doanh nghiệp trên và bổ sung thêm 10 triệu USD từ nguồn ngân sách.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Bounchom Oubonpaseuth, Lào sẽ đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu cho nhu cầu tiêu dùng trong ba tháng tới. Theo đó, Chính phủ đã mở một hạn mức tín dụng cho Công ty Xăng dầu Quốc doanh Lào để nhập khẩu khoảng 200 triệu lít nhiên liệu đáp ứng nhu cầu hoạt trong 3 tháng 6, 7 và 8.

Tại Kỳ họp, Thủ tướng Phankham Viphavanh cho biết, Lào hiện nhập khẩu chính thức khoảng 1.200 triệu lít nhiên liệu mỗi năm, nhưng trên thực tế, theo số liệu báo cáo từ hai nguồn cung chủ yếu về xăng dầu cho Lào là Thái Lan và Việt Nam cho biết, hàng năm hai nước này đã xuất vào Lào khoảng 1.900 triệu lít, như vậy, có khoảng 700 triệu lít nhiên liệu đã được nhập lậu vào nước này. Ông cho rằng, các quan chức tham nhũng đã thông đồng với các nhà nhập khẩu nhiên liệu để làm giàu cho cá nhân mà không nghĩ đến tình trạng của đất nước. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự quản lý yếu kém của hệ thống quản lý nhà nước, Chính phủ phải giám sát chặt chẽ hơn các nhà nhập khẩu, đồng thời cải tổ các doanh nghiệp nhà nước tham gia nhập khẩu nhiên liệu.( Laotian Times, ngày 27/6/2022)

Tại Kỳ họp, Phó Thủ tướng Sonxay cho biết, trong 6 tháng đầu năm, các Đặc khu Kinh tế đã nộp vào ngân sách 112,14 triệu USD từ xuất khẩu hàng hóa, đạt 25% kế hoặch năm. Có 53 doanh nghiệp đầu tư vào các Đặc khu này, đạt 53% kế hoạch. Chính phủ hiện đang nỗ lực để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nhằm tạo thêm việc làm cho lao động địa phương và tăng thu ngân sách cho nhà nước.

Theo kế hoạch đã được Ủy ban Quản lý Đặc khu Kinh tế, thuộc Văn phòng Quản lý và Xúc tiến Đặc khu Kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo vào cuối năm 2021, sẽ có hơn 700 doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại các đặc khu trong 5 năm tới, giúp tạo ra hơn 130.000 việc làm và thu ngân sách hơn 1,2 nghìn tỷ Kíp. Tuy nhiên, dịch Covid-19 và khủng hoảng tài chính sau đó đã tạo ra nhiều thách thức cho việc thu hút các nhà đầu tư đến các đặc khu. (Vientiane Times, ngày 23/6/2022)

Chính phủ Lào họp trao đổi về công tác xuất - nhập khẩu và quản lý giá hàng hoá

Ngày 29/7/2022, tại Văn phòng Thủ tướng, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Sonexay Siphandone đã chủ trì Hội nghị trao đổi về công tác xuất - nhập khẩu, các biện pháp quản lý giá hàng hoá với sự tham dự của lãnh đạo và cán bộ các Bộ, ngành liên quan.

Hội nghị đã lắng nghe Thứ trưởng Bộ Công thương báo cáo về tình hình xuất - nhập khẩu, các biện pháp quản lý giá hàng tiêu dùng từ, đồng thời cho ý kiến đối với các lĩnh vực mà cơ quan mình phụ trách liên quan đến vấn đề xuất - nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2022, trong đó bao gồm danh mục và số lượng mặt hàng nội địa do trong nước sản xuất, cơ cấu giá, thống kê nhu cầu tiêu dùng hàng hoá chiến lược trong mỗi giai đoạn; các thuận lợi và khó khăn trong mỗi lĩnh vực, hoạt động triển khai thực tế; đề xuất các biện pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đề xuất một số mặt hàng nên giảm nhập khẩu cũng như trao đổi về công tác tuyên truyền sản phẩm nội địa và các mặt hàng khác.

Qua lắng nghe báo cáo và trao đổi ý kiến của các Bộ ngành, Phó Thủ tướng đã tổng kết và chỉ đạo các ngành chức năng phải tập trung hơn nữa vào một số vấn đề, yêu cầu Bộ Công thương là đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm theo dõi, kiểm tra và quản lý giá hàng hoá theo Quyết định số 71/TTg ngày 6/10/2017 về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác Quản lý giá hàng hoá và giá dịch vụ; tiếp tục tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị định số 474/TTg ngày 18/11/2010 về việc Quản lý giá hàng hoá và giá dịch vụ; chỉ đạo nghiêm các ngành dọc các cấp ở địa phương trong việc quản lý giá cả hàng hoá và giá dịch vụ; rà soát lại hàng hoá nội địa có thể sản xuất được, đồng thời quy định rõ danh mục các mặt hàng quan trọng phải nhập khẩu từ nước ngoài; nghiên cứu chính sách và các biện pháp quản lý giá hàng hoá để quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn; yêu cầu Bộ Công thương phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu cơ cấu giá hàng hoá và dịch vụ; tập trung theo dõi sự leo thang của giá cả và giá dịch vụ để có biện pháp giải quyết kịp thời; theo dõi, kiểm tra việc triển khai công tác xuất - nhập khẩu hàng hoá, có biện pháp quản lý giá hàng hoá và việc nhập khẩu để báo cáo lãnh đạo cấp cao ra chỉ đạo giải quyết. (Báo KT-XH, ngày 01/7/2022)

Sau tác động của đại dịch Covid-19, nhiều hộ gia đình Lào đang phải đối mặt với những thách thức mới

 Ngày ngày 30/6/2022, theo số liệu cập nhật của Ngân hàng Thế giới công bố, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đang mất dần, thì các hộ gia đình của Lào hiện đang phải đối mặt với những thách thức mới như những dư chấn của đại dịch.

Kết quả Vòng 5 của cuộc điều tra “Giám sát nhanh Covid-19 qua điện thoại” của Ngân hàng Thế giới công bố, mặc dù hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế đã trở lại, song tình hình chung vẫn đặt ra rất nhiều khó khăn cho hầu hết các gia đình cố gắng xây dựng lại sinh kế đã bị ảnh hưởng.

Hai năm sau khi lệnh phong tỏa đầu tiên được áp dụng vào tháng 4/2020, Lào đã mở cửa hoàn toàn biên giới trở lại vào ngày 9/5/2022, dỡ bỏ hầu hết các hạn chế đã ban hành trong đại dịch, nhưng sự phục hồi kinh tế rất chậm, thêm đó là những cú sốc mới trên toàn cầu đang tiếp tục gây thêm nhiều áp lực cho Lào. Đại dịch Covid-19 đã gây lạm phát toàn cầu do đứt gãy chuỗi cung làm giá thực phẩm, nhiên liệu tăng. Tiếp đến là xung đột Nga-Uckraine đã làm cho một bộ phận người dân Lào đang thiếu bữa ăn hàng ngày và phải cố gắng đối phó với tình huống ngoài tầm kiểm soát của họ. Họ phải đối mặt với khó khăn để trở lại cuộc sống bình thường và nhiều người trong số họ cần được giúp đỡ.

Kết quả khảo sát mới nhất cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã mở cửa trở lại sau khi lệnh phong tỏa kết thúc. Đến tháng 5/2022, gần 90% số hộ sản xuất, kinh doanh đã nối lại hoạt động trước đại dịch hoặc bắt đầu một công việc mới. Tuy nhiên, doanh thu vẫn chưa hoàn toàn trở lại như trước, đa số các hộ gia đình được khảo sát cho biết thu nhập của họ hiện vẫn thấp hơn so với trước đại dịch.

Số người không có việc làm đã giảm từ hơn 30% xuống còn 12% từ cuối năm 2021 đến tháng 5/2022, nhờ kinh tế phục hồi và bắt đầu vào vụ lúa. Nông nghiệp là lĩnh vực phục hồi nhanh hơn so với các lĩnh vực khác, với 93% hộ nông dân được phỏng vấn cho biết hoạt động nông nghiệp đã trở lại bình thường vào năm 2022. Tuy nhiên, gần 90% hộ nông dân cho biết họ bị ảnh hưởng do giá nhiên liệu và đầu vào nông nghiệp tăng mạnh. Khoảng 86% người trả lời khảo sát cho biết họ bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng cao, với 52% cho rằng mức độ tác động là “ở mức đáng kể".

Khoảng 65% hộ gia đình được phỏng vấn đã cắt giảm chi tiêu cho giáo dục và y tế để đối phó với lạm phát. Một tỷ lệ tương tự các hộ đang phải hạn chế đi lại hoặc sử dụng xe đạp để đối phó với giá nhiên liệu tăng. Khi thực phẩm trở nên đắt đỏ, các gia đình cho biết họ buộc phải giảm lượng tiêu thụ thực phẩm hoặc chuyển sang thực phẩm rẻ hơn, thực phẩm hoang dã hoặc ăn thực phẩm tự làm ra. Tỷ lệ hộ gia đình gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã tăng lên 23% trong tháng 4 và tháng 5 năm nay.

Kết quả khảo sát mới nhất cho thấy tác động của đại dịch đối với giáo dục cũng rất đáng kể. Trong vòng 12 tháng qua, 42% trẻ em trong các hộ gia đình được khảo sát đã phải ngừng đi học tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tỷ lệ này cao hơn ở các hộ gia đình nông thôn so với thành thị. (Vientiane Times, 08/07/2022)

Tháng 6/2022, Lào ghi nhận thâm hụt thương mại 133 triệu USD

Theo cổng Thông tin thương mại thuộc Bộ Công Thương Lào, kim ngạch thương mại hai chiều của Lào tháng 6/2022 đạt 1.045 triệu USD, trong đó xuất khẩu 456 triệu USD và nhập khẩu 589 triệu USD, thâm hụt thương mại 133 triệu USD.

Mặt hàng xuất khẩu chính là vàng, vàng thỏi 62 triệu USD; giấy và sản phẩm giấy 42 triệu USD; quặng đồng 32 triệu USD; cao su 21 triệu USD; chuối 16 triệu USD; quần áo, giày dép 17 triệu USD; đường 18 triệu USD và thủy tinh-đồ thủy tinh 13 triệu USD.

Mặt hàng nhập khẩu chính là phương tiện 35 triệu USD (không bao gồm xe máy và xe đầu kéo); dầu diesel 101 triệu USD; thiết bị cơ khí 31 triệu USD; thép và sản phẩm thép, thép từ tính 29 triệu USD; sản phẩm thuốc 12 triệu USD; sản phẩm nhựa 15 triệu USD; dây cáp 20 triệu USD; gas 25 triệu USD, chất thải công nghiệp thực phẩm 13 triệu USD và sản phẩm hóa chất 14 triệu USD.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng đầu với kim ngạch 154 triệu USD, Việt Nam đứng thứ hai với kim ngạch 106 triệu USD, Thái Lan đứng thứ ba với kim ngạch 63 triệu USD, tiếp đến là Úc với kim ngạch 43 triệu USD và Ấn Độ với kim ngạch 13 triệu USD.

Thị trường nhập khẩu đứng đầu là Thái Lan với kim ngạch là 307 triệu USD, Trung Quốc đứng thứ hai với kim ngạch 141 triệu USD, Việt Nam đứng thứ ba với kim ngạch 31 triệu USD, tiếp đến là Mỹ với kim ngạch 39 triệu USD và thứ năm là Nhật Bản với kim ngạch 13 triệu USD (Vientiane Times, 07/7/2022).

Xuất khẩu nông sản của Lào 6 tháng đầu năm 2022

Ngày 08,13/7/2022, Vientiane Times đưa tin, 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 870 triệu USD, đạt 72,57% kế hoạch năm 2022, trong đó kim ngạch xuất khẩu chuối đạt 141 triệu USD, cao su đạt 132 triệu USD, đường đạt 112,6 triệu USD và cà phê chưa chế biến đạt 51 triệu USD, trâu bò đạt 50 triệu USD.

Sắn là mặt hàng có giá trị kim ngạch cao nhất trong các mặt hàng nông sản của Lào, trong 06 tháng đầu năm 2022, đạt 250 triệu USD, dự đoán năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sắn tăng mạnh (năm 2021 đạt 265,5 triệu USD).

Cả năm 2021, Lào đạt kim ngạch hơn 900 triệu USD từ xuất khẩu nông sản, chỉ đạt 82% kế hoạch năm, mặt hàng xuất khẩu chính là chuối, cao su, sắn, đường, trâu bò, trong đó cao su là mặt hàng có kim ngạch cao nhất, đạt gần 270 triệu USD. Bên cạnh đó đường đạt 96,4 triệu USD, cà phê chưa chế biến đạt 88,2 triệu USD, trâu bò đạt 221,5 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Lào là Trung Quốc. Lào có cơ hội lớn thúc đẩy năng suất để xuất khẩu, cụ thể sang Trung Quốc với đường sắt Lào-Trung giờ đây có thể vận chuyển hàng hóa hiệu quả và nhanh hơn.

Hiện tại, nhiều người nông dân chuyển sang trồng sắn do nhu cầu trên thị trường tăng. Theo một nông dân thông tin cho Vientiane Times, sắn trồng không mất nhiều thời gian và dễ trồng, một số nông dân đang loại bỏ cây cao su để trồng sắn vì có vòng đời sản xuất ngắn hơn.

Tuy nhiên, nông dân và các nhà kinh doanh nông sản ở Lào đang bị ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất tăng, chủ yếu do giá xăng dầu tăng. Thêm vào đó, chi phí máy móc, phân bón và thức ăn chăn nuôi tăng mạnh vì đây là những mặt hàng phải nhập khẩu, thanh toán bằng ngoại tệ, đồng Kíp suy yếu.

Hiệp hội cà phê Lào (LCA) cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, Lào xuất khẩu được 14.559,89 tấn cà phê các loại trị giá hơn 41,02 triệu USD sang Asean, EU và Mỹ.

Năm 2021, Lào xuất khẩu 30.398,41 tấn cà phê trị giá 72,5 triệu USD, trong đó xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt kim ngạch 65 triệu USD (hơn 27.600 tấn), sang EU đạt 7,1 triệu USD và sang Mỹ đạt hơn 440.000 USD. 6 tháng đầu năm 2022, Lào xuất khẩu hơn 33,5 triệu USD sang các nước ASEAN, gần 7,5 triệu USD sang EU. Các loại cà phê xuất khẩu gồm Arabica, Robusta, Excelsa, cà phê rang, cà phê 3 trong 1 và cà phê tan.

LCA thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cà phê bằng việc tham dự các sự kiện và hội chợ cà phê trên toàn cầu. Gần đây, LCA đã dẫn đoàn các nhà sản xuất cà phê của Lào tham dự sự kiện Thế giới cà phê tổ chức ở Milan, Ý.

Theo báo cáo hàng năm trên trang web www.worldpopulationreview.com, năm nay, Lào đứng thứ 50 của các nước sản xuất cà phê trên thế giới, xuất khẩu cho khách mua trên toàn thế giới và sản xuất cà phê trên đất của mình. Trên trang web www.fluentincoffee.com, Lào đứng thứ 12/15 nước sản xuất cà phê hàng đầu với kỷ lục 150.795 tấn năm 2022.

Lào thất thu thuế hàng tỷ Kíp mỗi năm

Ngày 29/6/2022, Vientiane Times đưa tin, thất thoát tài chính và việc trốn thuế xuất nhập khẩu đã khiến Lào thất thu hàng tỷ Kíp. Thủ tướng Phankham Viphavanh cho biết các khoản thuế đối với lượng nhiên liệu nhập lậu bị thất thoát do sự thông đồng giữa một số quan chức và đơn vị nhập khẩu, nguyên nhân chính từ sự quản lý yếu kém của Chính phủ.

Các đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại về khoản thuế lớn bị thất thoát, nhấn mạnh rằng các quan chức tham ô công quỹ nhà nước phải bị trừng trị theo quy định của pháp luật. Chính phủ đã thông báo sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn để xử lý các lỗ hổng tài chính và tăng thuế thu từ hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là thiết bị xây dựng, thiết bị điện, hàng tiêu dùng và nhiên liệu. Bộ trưởng Bộ Tài chính Bounchom Ubonpaseuth cho biết Chính phủ sẽ hiện đại hóa các quy trình thông báo thuế/thuế quan và liên kết thông tin xuất nhập khẩu thành một hệ thống để có thể kiểm tra một cách minh bạch và có trách nhiệm.

Gần đây, Chính phủ đã bắt đầu thí điểm việc sử dụng hệ thống máy tính để kiểm soát hoạt động của bốn công ty xuất nhập khẩu lớn ở Lào. Kết quả là thu thuế chỉ từ một trong bốn công ty đã tăng từ 4 tỷ lên 13 tỷ Kíp. Ngoài ra, hệ thống TaxRIS đã được sử dụng để điều tiết việc nhập khẩu nhiên liệu tại nhiều cửa khẩu hơn. Các cá nhân và người buôn bán nhỏ lẻ được yêu cầu cung cấp thông tin thuế quan chi tiết cho chính quyền tại mỗi cửa khẩu, góp phần thu về 312 tỷ Kíp tiền thuế.

Chính phủ cũng đang cố gắng giải quyết vấn đề xe nhập khẩu không đóng thuế. Trong 5 tháng qua, Lào đã thu được 314 tỷ Kíp tiền thuế và phí phải trả cho 20.773 phương tiện. Ngoài ra, dự kiến thu được 77 tỷ Kíp từ các khoản thuế đã nộp cho 9.698 xe trong 6 tháng qua.

Năm nay, Chính phủ Lào đặt mục tiêu thu ngân sách 31.593 tỷ Kíp. Trong 5 đầu năm 2022 thu được hơn 10.633,89 tỷ Kíp, đạt 33,66% kế hoạch năm.

Quản lý ngoại tệ hiện quá kém cỏi

Ngày 28/6/2022, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa IX, ông Bounleua Sinxayvoravong, tân Thống đốc Ngân hàng Lào cho biết, các nguồn ngoại hối đã sụt giảm đáng kể và lượng ngoại tệ không thể đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, việc quản lý ngoại tệ lại quá kém cỏi nên đã để lượng lớn ngoại tệ không được đưa vào hệ thống ngân hàng.

Theo Thống đốc Bounleua, từ năm 2016-2020, xuất khẩu mang về cho Lào xấp xỉ là 26,44 tỷ USD, nhưng lượng ngoại tệ nhận được qua hệ thống ngân hàng chỉ đạt 5,76 tỷ USD. Ông phát biểu trước Quốc hội rằng, từ đầu năm 2021 đến hết quý 1 năm nay, Lào lẽ ra đã nhận được 9,81 tỷ USD, tuy nhiên, chỉ có 32% trong số này vào hệ thống ngân hàng trong nước. Đối với xuất khẩu khai khoáng đáng ra phải mang về hơn 02 tỷ USD nhưng chỉ có 1,35 tỷ vào hệ thống. Xuất khẩu điện cũng rơi vào tình trạng tương tự, theo đó lẽ ra phải nhận được 2,58 tỷ USD, nhưng hệ thống ngân hàng chỉ ghi nhận dưới 1 tỷ USD.

Nói về những vấn đề lớn khác ảnh hưởng đến dự trữ ngoại tệ, ông Bounleua cho rằng quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng thực sự kém và thiếu bền vững, trong khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lên. Các cá nhân cũng đã sử dụng ngoại tệ một cách bừa bãi, đặc biệt là ở các Đặc khu kinh tế và khu vực biên giới, trong khi các nhà cung cấp dịch vụ đổi tiền bất hợp pháp cũng là một vấn đề lớn.

Theo ông Bounleua, nợ nước ngoài đang gia tăng với các khoản thanh toán bằng ngoại tệ, gây áp lực cho dự trữ ngoại hối hạn chế của đất nước và ảnh hưởng đến tính bền vững kinh tế vĩ mô của Lào.

Để cải thiện tình hình này, Luật Quản lý ngoại hối đang được điều chỉnh và sẽ được đề xuất trong kỳ họp Quốc hội này. (Laotian Times, ngày 29/6/2022)

Tham ô, quản lý lỏng lẻo là nguyên nhân thất thoát chính của các doanh nghiệp nhà nước

Ngày 27/6/2022, Vientiane Times đưa tin, phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh đã cho biết, sự tham ô của lãnh đạo và cán bộ, kết hợp với quản lý yếu kém là những nguyên nhân chính của tình trạng thất thoát nghiêm trọng của các doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ hiện đang bắt tay vào việc tái cơ cấu toàn diện các doanh nghiệp này nhằm cắt giảm sự bảo trợ của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Hiện nay, Chính phủ Lào đang quản lý 178 doanh nghiệp nhà nước và đa số đều thua lỗ nhiều năm qua. Thủ tướng Phankham cho biết, thay vì là động lực chính cho nền kinh tế đất nước, các doanh nghiệp này lại trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Công tác quản lý doanh nghiệp không theo một kế hoạch kinh doanh rõ ràng. Ngoài ra, công tác nhân sự đa số đều dựa vào quan hệ chính là nguyên nhân của sự thua lỗ dài hạn.

Thủ tướng cho biết, các công ty được cho là có khả năng tạo ra thu nhập (đáng kể) là nguồn tuyển dụng chính cho con cái hoặc người thân của lãnh đạo, vốn là những người có sức ảnh hưởng lớn. Trong một số trường hợp, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước này đã lập ra các dự án và phân bổ ngân sách cho các dự án đó, chính là chuyển tiền về túi riêng của mình. Ông thừa nhận những vấn đề này phát sinh từ sự lơ là của Chính phủ trong công tác quản lý, tuy nhiên Chính phủ đã bắt tay vào việc cải cách sâu rộng các doanh nghiệp, cam kết sẽ không nhân nhượng đối với các doanh nghiệp thua lỗ.

Theo chương trình cải cách, Chính phủ sẽ giữ lại toàn bộ quyền quản lý đối với các doanh nghiệp có tầm quan trọng chiến lược và bán bớt cổ phần tại các doanh nghiệp ít quan trọng hơn. Nhờ đó, hai ngân hàng nhà nước trước đây thua lỗ nay đã bắt đầu thu lợi nhuận sau khi bán bớt cổ phần cho các nhà đầu tư trong nước.

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI

Chính phủ Lào thực hiện 07 biện pháp giải quyết vấn đề tăng giá hàng hóa

Trước bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà suy thoái kể từ năm 2019, kinh tế Lào cũng chịu các tác động trực tiếp, nhiều chiều. Mặc dù vậy, Lào vẫn đạt được tăng trưởng 4,5% trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ lạm phát có chiều hướng tăng lên mức 9% trong quý I/2022, tăng 5,25% so với cùng kỳ năm 2021 và cũng là mức tăng đột biến so với những năm qua, gây ra nhiều khó khăn và khiến cho sản xuất, cán cân thương mại, việc cung ứng và giá hàng hóa trong nước bị mất cân đối, đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhất là giá hàng hóa công nghiệp, dịch vụ tăng cao.

Cục Thương mại trong nước, Bộ Công Thương cho biết, Hội nghị thảo luận về phương hướng giải quyết vấn đề giá hàng hóa, dịch vụ được tổ chức vào ngày 12/7/2022 tại thủ đô Vientiane vừa qua đã thống nhất đề xuất một số phương án giải quyết tình trạng trên, cụ thể:

1. Cần tính toán và quy định lại biểu giá các loại hàng hóa chưa được quy định cơ cấu giá và các mặt hàng tuy không nằm trong danh mục hàng hóa cần quản lý giá nhưng giá cả tăng cao và liên tục trong nhiều tháng, có tác động đến đời sống nhân dân. Xem xét việc quy định giá CIF nhập khẩu phù hợp với tỷ giá hối đoái và ngoại tệ.

2. Tiếp tục tổ chức thực hiện Thông báo số 0519 ngày 17/6/2022 về theo dõi, kiểm tra việc phân phối xăng dầu và Thông báo số 0768 ngày 17/6/2022 về theo dõi, kiểm tra việc phân phối hàng tiêu dùng.

3. Tiếp tục thực hiện cơ chế, biện pháp và thủ tục của Ban quản lý giá hàng hóa và dịch vụ (Ban 71 hoặc các ban quản lý cấp tỉnh/thành) gắn với trách nhiệm của các bộ phận liên quan.

4. Tăng cường phối hợp trong tổ chức thực hiện việc đẩy mạnh sản xuất trong nước theo hướng vững mạnh, quản lý việc xuất nhập khẩu của Ban quản lý 99 cho rõ ràng, cụ thể hơn nhằm giải quyết và gia tăng cung ứng hàng hóa có thể tự sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu.

5. Quan tâm công tác bảo hộ người tiêu dùng, nhất là việc chỉ đạo và giải quyết đơn khiếu nại qua đường dây nóng 1510 trên toàn quốc cho phù hợp với tình hình thực tế, thường xuyên tổng hợp đánh giá, báo cáo cấp có thẩm quyền nhằm kịp thời định hướng, chỉ đạo.

6. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng cường xử lý, giải quyết vấn đề cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người kinh doanh.

7. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, xử phạt, tiêu hủy hàng hóa trái phép thời gian qua, kết hợp theo dõi, kiểm tra hàng hóa thiết yếu trong kho của các công ty xuất nhập khẩu phục vụ phân phối trong nước. Xem xét quy định lại giá hàng hóa bán buôn gắn với tỷ giá hối đoái và chi phí sản xuất, xử lý nạn đầu cơ, tích trữ hàng hóa… (Báo KT-XH, ngày 14/7/2022)

Nghiên cứu khả thi và thiết kế chi tiết tuyến đường sắt Vientiane - Thakhek

Ngày 29/6/2022, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đại diện Chính phủ Lào và Công ty PetroTrade đã ký Biên bản ghi nhớ MOU theo đó cho phép Công ty này được nghiên cứu, khảo sát và thiết kế tính khả thi dự án xây dựng tuyến đường sắt từ thủ đô Vientiane đến huyện Thakhek, tỉnh Khammuan. Lễ ký kết được tổ chức tại Trụ sở Bộ Kế hoạch - Đầu tư với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Khamchanh Vongsenboun và Phó Chủ tịch Tập đoàn PetroTrade, kiêm Phó Giám đốc Công ty Logistic Vientiane Viengkhone Sitthixay cùng các cơ quan hữu quan.

Dự án phát triển đường sắt Lào - Việt (LVRP) là Dự án xây dựng đường sắt cao tốc trị giá khoảng 5 tỷ USD. Dự án xây dựng đường sắt trên tổng chiều dài 452 km và được chia thành 2 tuyến là: đoạn 01 từ Thakhek, tỉnh Khammuan đến Cảng Vũng Áng có tổng chiều dài 139,19km và đoạn 02 từ thủ đô Vientiane đến Thakhek có tổng chiều dài 312,81 km. Việc Lào có cảng biển nước sâu không những giúp Lào xuất nhập khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới qua đường biển, mà còn giúp Lào phát triển cơ sở hạ tầng vận tải tốc độ cao cũng như kết nối với tuyến đường sắt Lào – Trung tại Cảng cạn Thanaleng, thủ đô Vientiane, đưa nơi này trở thành điểm trung chuyển lớn của kinh tế Lào, thực hiện chiến lược đưa Lào từ một quốc gia không giáp biển (land-locked) trở thành quốc gia kết nối đường bộ (land-linked).

Phó Chủ tịch Tập đoàn PetroTrade cho biết: Dự án đường sắt từ thủ đô Vientiane đến Thakhek, Khammuan là một trong nhiều dự án thuộc Chiến lược Lao Logistics Link (LLL): Dự án Cảng Vũng Áng (Cảng quốc tế Lào - Việt), Dự án đường sắt đường sắt Lào - Việt, Dự án Nhà máy Nhiệt điện than Boualapha và Dự án cảng cạn Thanaleng - khu Logistics thủ đô Vientiane. Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và thiết kế tính khả thi của dự án, phía Tập đoàn sẽ thuê công ty tư vấn độc lập trong nước và quốc tế phối hợp triển khai với các cơ quan liên quan của Chính phủ và dự kiến sẽ hoàn thành trong 24 tháng. (Báo KT-XH, ngày 04/7/2022)

Mức lương tối thiểu mới có hiệu lực từ ngày 01/8/2022

Ngày 13/6/2022 Văn phòng Thủ tướng Lào thông báo tăng mức lương tối thiểu từ 1,1 triệu Kíp/tháng lên 1,2 triệu Kíp/tháng, bắt đầu thực hiện từ ngày 01/8/2022. Mức tăng này áp dụng cho người lao động khu vực tư nhân và là một nỗ lực của Chính phủ nhằm ứng phó với tình trạng giá cả leo thang tại Lào.

Theo thông báo của Bộ Lao động - Phúc lợi xã hội ngày 08/7/2022, việc tăng lương có 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ tăng lên 1,2 triệu Kíp, hiệu lực từ ngày 1/8/2022. Giai đoạn 2 tiếp tục tăng lên 1,3 triệu Kíp, áp dụng từ 01/5/2023. Mức tăng này sẽ giảm bớt một phần khó khăn cho hàng triệu người lao động đang vật lộn với tình hình kinh tế khó khăn, giá cả tăng vọt.

Bộ Lao động cũng yêu cầu Công đoàn Lào làm việc với các cơ quan liên quan để thương lượng về hợp đồng tuyển dụng, mức lương, các chính sách và quyền lợi cho công nhân. Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ, người sử dụng lao động và các cơ quan khác, gồm cả Liên đoàn Lao động, phối hợp với nhau để đảm bảo thực hiện được quy định về mức lương tối thiểu, và đề nghị các đơn vị sử dụng lao động phải tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu về phúc lợi cho người lao động theo quy định của Luật Lao động và Luật An sinh xã hội.

Mức tăng lương này áp dụng cho ngành may mặc và một số ngành nghề khác tại Lào, doanh nghiệp sẽ bị truy tố nếu không tuân thủ mức lương tối thiểu mới cho người lao động. Một lãnh đạo cấp cao của Bộ Lao động cho biết, các doanh nghiệp cần cảm thông với người lao động và hỗ trợ họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn.

Những năm gần đây, Chính phủ Lào đã cho phép tăng lương tối thiểu, nhưng không thể ngăn chặn việc tăng giá thực phẩm và hàng tiêu dùng. Việc tăng lương này đã được thực hiện lần đầu năm 1991. Đến năm 2012, mức lương tối thiểu đã tăng từ 348.000 Kíp lên 626.000 Kíp, năm 2015 tiếp tục tăng lên 900.000 Kíp và lần tăng gần nhất năm 2020 đã lên mức 1,1 triệu Kíp. (Vientiane Times, 11/7/2022)

Bộ Năng lượng và Mỏ dự thảo luật về an toàn đập

Ngày 05/7/2022, phát biểu trước Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ, bà Chansavad Boupha cho rằng mặc dù có những thành công trong thực hiện chính sách an toàn đập, nhưng Chính phủ vẫn đang phải đối mặt với những thách thức trong việc giải quyết vấn đề đập bị hư hỏng và mất an toàn ở một số tỉnh.

Phần lớn các quy định hiện nay mới chỉ quan tâm đến việc thúc đẩy đầu tư vào đập hơn là an toàn và việc phân công trách nhiệm giữa các bên liên quan đến an toàn đập là không rõ ràng, thiếu chuyên môn và sự quan tâm đến an toàn của đập.

Theo bà Chansavad, các thủ tục kiểm tra hiện nay không đầy đủ và không hiệu quả mang lại rủi ro và vấn đề này cần được khắc phục. Việc xây dựng các đập cần được quản lý tốt hơn thông qua giải pháp thực thi pháp luật nghiêm ngặt, đặc biệt, cần có năng lực cao hơn trong công tác kiểm tra và an toàn đập.

Bộ Năng lượng và Mỏ là đơn vị chủ trì soạn thảo Luật An toàn đập thủy điện. Luật được đề xuất bao gồm các đập và công trình thủy điện, các quy định về thiết lập các tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát chất lượng cho từng giai đoạn xây dựng. Dự thảo Luật bao gồm bảy phần và 92 điều, sẽ được trình Quốc hội thông qua trong thời gian tới.

Lào là một trong những quốc gia giàu có nhất ở Đông Nam Á về tài nguyên thủy điện và hiện ước tính xuất khẩu được 2/3 lượng thủy điện của nước này. Nguồn thu từ xuất khẩu điện đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo của đất nước. (Vientiane Times, 06/7/2022)

Chính phủ Lào kêu gọi tăng cường sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi

Ngày 15/7/2022, Vientiane Times đưa tin, Chính phủ Lào đang khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào sản xuất phân bón và thức ăn chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, giảm nhập khẩu và lành mạnh hóa nền sản xuất nội địa đồng thời ổn định giá trị đồng Kíp trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái.

Nông dân Lào cần khoảng 2 triệu tấn phân bón mỗi năm tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 600.000 tấn, tương đương 30% nhu cầu.

Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Phet Phomphiphak trong bài phát biểu trước Quốc hội Lào đã cho biết, Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp Lào và Việt Nam cùng liên kết với nhau để sản xuất phân bón. Một doanh nghiệp lớn về lĩnh vực này của Việt Nam sẽ đến Lào vào tháng 8 để gặp gỡ và thảo luận với các doanh nghiệp Lào nhằm tìm cơ hội hợp tác.

Khi được hỏi về khả năng giải quyết khó khăn về phân bón trong năm 2023, Bộ trưởng Phet cho biết ông không thể xác nhận dù có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất cho dù sản lượng phân bón năm sau chắc chắn sẽ tăng hơn năm nay.

Tương tự, nông dân Lào cần khoảng 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi, nhưng 6 nhà máy tại Lào chỉ có thể cung cấp 400.000 tấn, đáp ứng 60% nhu cầu. Đa số thức ăn chăn nuôi tại Lào được cung cấp cho các trang trại và dự án nông nghiệp, chỉ còn lại rất ít cho thị trường địa phương. Năm 2022, nông dân Lào không chỉ bị tác động nặng nề của giá xăng dầu tăng và đồng Kíp mất giá mà còn do giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ Thái Lan tăng mạnh. Theo báo cáo vào tháng 4 của Bộ Công Thương, thức ăn cho lợn tăng 29%, cho gà tăng 8% và cho cá tăng đến 60% so với tháng 1/2022.

HỢP TÁC LÀO - VIỆT NAM

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Trần Quốc Phương thăm Cảng cạn Thanleng, Vientiane

Ngày 09/7/2022, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Trần Quốc Phương đã đến thăm công viên logistics Vientiane, một đơn vị kinh doanh tiêu biểu tại thủ đô Vientiane.

Giám đốc điều hành Cảng cạn Thanaleng Sakhone Philangam cho biết, hiện nay hàng hóa từ Trung Quốc đã đến Việt Nam đã qua cảng cạn. Khi Lào tiếp quản quản lý cảng Vũng Áng và một tuyến đường sắt nối Vientiane với cảng được xây dựng, dịch vụ hậu cần của Lào sẽ được cải thiện đáng kể.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết ông rất ấn tượng về dự án và hi vọng dự án sẽ đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào, giúp thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn.

Công viên logistics và cảng Vũng Áng ở tỉnh Hà Tĩnh, miền Trung Việt Nam là một phần của dự án Liên kết Logistics Lào (LLL) do Công ty Thương mại Dầu khí Lào (PetroTrade) hợp tác với Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam để phát triển. Dự án trị giá 727 triệu USD mang đến cơ hội đầu tư thông qua các khu đầu tư khác nhau, được xây dựng trên khu đất rộng 382 ha. Các khu này bao gồm Cảng cạn Thanaleng - trung tâm thương mại xuất nhập khẩu quốc tế với tất cả các hạng mục hoạt động hải quan; một trạm xe bồn - một trung tâm phân phối nhiên liệu cho Lào; Khu Logistics - trung tâm kho bãi và phân phối; Khu thương mại tự do và một khu chế xuất.

Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Lào tháng 6 và 6 tháng năm 2022

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào tháng 6 và 6 tháng năm 2022 như sau:

1. Tháng 6/2022 đạt gần 134 triệu USD, tăng 29,9,5% so với cùng kỳ, trong đó,

- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt gần 54,6 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ.

Tiếp theo đà tháng trước, một số mặt hàng tiếp tục tăng mạnh: Rau quả tăng 102,8% đạt hơn 4 triệu USD (tháng trước tăng 116,9%); Xăng dầu tăng mạnh 611,1% đạt gần 10,5 triệu USD (tháng trước tăng 266%, đây là tháng thứ 15 tăng liên tiếp sau 27 tháng liên tục giảm kể từ đầu năm 2019); Giấy và sản phẩm giấy tăng 18,7% đạt hơn 1,2 triệu USD (tháng trước tăng 147,9% %); Clanke và xi măng tăng 67,2%  đạt hơn 250 nghìn USD (tháng trước tăng 10%); Dây điện và cáp điện tăng 90,1% đạt gần 2 triệu USD (tháng trước 65,5%); Cà phê tăng 63,3% đạt hơn 174 nghìn USD (tháng trước tăng 54,6%).

Mặt hàng tăng trở lại: Kim loại thường và sản phẩm tăng 78,7% đạt gần 357 nghìn USD (tháng trước giảm -32,1% sau khi tăng mạnh 203,2% tháng trước đó); Sản phẩm từ chất dẻo tăng nhẹ 8,2% đạt gần 1,4 triệu USD (tháng trước giảm -14,1% sau khi tăng 29,7% tháng trước đó); Hàng dệt may tăng nhẹ 9,7% đạt hơn 1,16 triệu USD (tháng trước giảm -6,9%); Hàng hóa khác tăng nhẹ 5% (sau khi suốt từ đầu năm đến nay)

Mặt hàng quay đầu giảm: Phân bón giảm -5,6% đạt hơn 3,2 triệu USD (tháng trước tăng 56,9%); Sản phẩm gốm sứ giảm 34,4% đạt hơn 620 nghìn USD (tháng trước tăng 42,8%); Phương tiện vận tải và phụ tùng giảm nhẹ -3,8% đạt hơn 4,7 triệu USD (tháng trước tăng 31,8%); Gỗ và sản phẩm gỗ giảm -46,2% đạt gần 600 nghìn USD (tháng trước tăng 6,2%).

Các mặt hàng còn lại đều giảm: Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc giảm -66,6% đạt hơn 400 nghìn USD (tháng trước giảm -47,7%, giảm suốt từ đầu năm đến nay); Sản phẩm từ sắt thép giảm 45,4% đạt hơn 2,6 triệu USD (tháng trước giảm -49,2%); Sản phẩm từ hóa chất giảm -30,6% đạt gần 300 nghìn USD (tháng trước giảm -23,2%); Sắt thép các loại giảm -12,2% đạt gần 4,8 triệu USD (tháng trước giảm -30,5%); Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm -61% đạt hơn 1,93 triệu USD (tháng trước giảm -35,8%)

- Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt hơn 79,2 triệu USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ.

Các mặt hàng tiếp tục tăng: Phân bón các loại tăng  91,7% đạt hơn 3,65 triệu USD (tháng trước tăng 192,5%); Cao su tăng 84,6% đạt hơn 22,7 triệu USD tháng trước tăng 70%); Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 56,1% đạt gần 11,4 triệu USD (tháng trước tăng 48,1%); Hàng hóa khác tăng 51,2% đạt hơn 35,2 triệu USD (tháng trước tăng 17,8%).

Mặt hàng tiếp tục giảm: Quặng và khoáng sản giảm -27,4% đạt gần 6,2 triệu USD (tháng trước giảm -19,6%. Hàng rau quả giảm -82,6% chỉ đạt hơn 90 nghìn USD (tháng trước giảm -64,1%).  

Mặt hàng ngô không có kim ngạch nhập khẩu sau khi ghi nhận kim ngạch nhập khẩu 3 tháng liên tiếp trước đó.

2. Tổng kết 6 tháng năm 2022, kim ngạch đạt hơn 824 triệu USD tăng 20,6% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt hơn 309,4 triệu USD giảm -6%; nhập khẩu đạt gần 514,6 triệu USD tăng 45,4%.

- Về xuất khẩu:

+ Các mặt hàng tăng: Xăng dầu tăng 254,7% đạt gần 30,2 triệu USD; Hàng rau quả tăng 78,1% đạt gần 22,4 triệu USD; Phân bón các loại tăng 63,8% đạt gần 20,3 triệu USD; Dây điện và cáp điện tăng 33,7% đạt hơn 5 triệu USD; Clanke và xi măng tăng 29,1% đạt hơn 1,9 triệu USD; Giấy và sản phẩm giấy tăng 12,2% đạt hơn 8,1 triệu USD; Hàng dệt may tăng 8,4% đạt hơn 5,43 triệu USD; Sản phẩm từ gốm sứ tăng 7,1% đạt hơn 6 triệu USD;

+ Các mặt hàng giảm: Cà phê giảm -58,5% đạt hơn 430 nghìn USD; Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc giảm -52,3% đạt gần 3,75 triệu USD; Sản phẩm từ sắt thép giảm -45,8% đạt hơn 35,3 triệu USD; Gỗ và sản phẩm gỗ giảm -30,2% đạt gần 3,46 triệu USD; Kim loại thường và sản phẩm giảm -28,3% đạt gần 3,3 triệu USD; Sản phẩm từ hóa chất giảm -25,3% đạt gần 2,25 triệu USD; Sắt thép các loại giảm -0,3% đạt hơn 41,2 triệu USD.

Hàng hóa khác giảm -27% đạt gần 72 triệu USD. Các mặt hàng còn lại đều giảm mức giảm từ 20% trở xuống.

- Về nhập khẩu:

+ Mặt hàng tăng: Quặng và khoáng sản khác tăng 41,5% đạt gần 53 triệu USD; Phân bón tăng 98,1% đạt gần 46 triệu USD; Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 63,4% đạt gần 76 triệu USD; Cao su tăng 63,2% đạt gần 109,4 triệu USD.

Hàng hóa khác tăng 27,1% đạt gần 221,5 triệu USD.  

+ Mặt hàng giảm: Hàng rau quả giảm -12% đạt gần 4,8 triệu USD.

Như vậy, tháng 6/2022, đúng như dự đoán, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào đã tăng với mức tăng khá 11,1%, chủ yếu do xuất khẩu xăng dầu tăng mạnh. Việc kim ngạch xuất khẩu tháng 5, tháng 6 tăng đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu từ mức giảm -9% trong 5 tháng đầu năm, xuống mức giảm -6% trong 6 tháng đầu năm. Kim ngạch nhập khẩu từ Lào vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu các mặt hàng này vẫn tăng trên thị trường thế giới.

Dự kiến tháng 07/2022, kim ngạch xuất khẩu có thể tiếp được đà tăng do nền kinh tế Lào đã tạm thời ổn định sau khi Chính phủ phê duyệt gói tín dụng 200 triệu lít xăng dầu, kinh doanh ngoại tệ thắt chặt hơn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tới Lào kết nối giao thương. Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch vẫn tăng do nhu cầu các mặt hàng từ Lào vẫn tiếp tục tăng vì cuộc xung đột Nga-Ukraina vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. (Thương vụ Việt Nam tại Lào)

Việt Nam xây trường trung học mới cho Xekong

Đại diện Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam chính thức bàn giao Trường THCS Hữu nghị Lào - Việt cho chính quyền huyện Lamam, tỉnh Xekong ngày 04/7/2022. Tham dự buổi lễ có Tỉnh trưởng Xekong Leklay Sivilay, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Xekong, ông Khamphay Simmavat.

Ngôi trường hai tầng gồm bảy phòng học được trang bị đầy đủ tiện nghi, tài liệu giáo dục, hệ thống điện và nước, một văn phòng giáo viên và 10 nhà vệ sinh. Tổng chi phí xây dựng là 10 tỷ đồng, do tỉnh Đà Nẵng tài trợ.

Trường bắt đầu xây dựng từ tháng 10/2019 nhưng mất nhiều thời gian hơn kế hoạch do sự bùng phát của Covid-19. Nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà thầu và nhà tài trợ, trường đã được xây dựng kịp đưa vào sử dụng trong năm học 2021-2022.

Ông Khamphay cho biết các nhà chức trách giáo dục Xekong đã cam kết duy trì ngôi trường mới và sử dụng nó với lợi ích tối đa.

Nhà trường góp phần quan trọng vào việc tăng cường mối quan hệ truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam. Việc hợp tác giữa hai tỉnh Xekong và Đà Nẵng đã góp phần chào mừng Năm hữu nghị Lào-Việt Nam 2022. Từ năm 2016, chính quyền hai tỉnh Xekong và Đà Nẵng đã ký biên bản ghi nhớ về các dự án phát triển kinh tế, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, giao thông và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2018-2022.

Hợp tác giữa Lào và Việt Nam diễn ra trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Trong 10 năm qua, hơn 50.000 công dân Lào đã theo học các trường đại học và các khóa đào tạo tại Việt Nam và mang về những kiến thức mới để thúc đẩy quá trình phát triển ở Lào. Hiện có khoảng 14.000 công dân Lào đang học tập tại Việt Nam. (Vientiane Times, 06/7/2022)

Thương mại Savannakhet-Quảng Trị đạt 233 triệu USD

Giá trị giao dịch hàng hóa giữa hai tỉnh giáp biên tỉnh Savannakhet, Lào và tỉnh Quảng Trị, Việt Nam đạt khoảng 233 triệu USD trong sáu tháng đầu năm nay. So với tổng giá trị thương mại là 330 triệu USD vào năm 2020 và 474 triệu USD vào năm 2021.

Hai Sở Công Thương hai tỉnh đã thảo luận về các vấn đề khác nhau liên quan đến thương mại và ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong tương lai. Nhất trí sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp hai nước đặc biệt thông qua việc tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư.

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Trị tập trung phát triển năng lượng tái tạo (thông qua việc triển khai 33 dự án). Savannakhet là một trong những tỉnh lớn nhất của Lào, có dân số đông. Tốc độc tăng trưởng kinh tế 7,10%, và hiện đạt giá trị 22.203 tỷ Kíp, với thu nhập bình quân đầu người hàng năm hiện nay là 2.190 đô la Mỹ. Khu vực nông nghiệp tăng 4,13%, công nghiệp tăng 10,51% và dịch vụ tăng 5,56%. Trong lĩnh vực công thương, giá trị xuất khẩu hai năm qua đạt 2.976 triệu USD, tăng 2,14%, trong đó xuất khẩu sang Việt Nam đạt 337,87 triệu USD, chủ yếu là giấy và các sản phẩm từ giấy, thạch cao. (Vientiane Times, 06/7/2022)

Trang trại Lao-Jagro nhập 1.000 đầu gia súc từ Mỹ

Ngày 12/07/2022, Vientiane Times chuyển tin từ Đài truyền hình Quốc gia Lào cho biết, lô vận chuyển đầu tiên gồm 1.000 con bò trong tổng số 8.000 con sẽ được nhập từ Mỹ, đã đến tỉnh Xieng Khuang, Lào qua đường Việt Nam. Đây là số gia súc sẽ được nuôi trong một dự án chăn nuôi đại gia súc thương phẩm theo chủ trương của Bộ Nông Lâm Lào. Dự kiến số lượng gia súc nói trên sẽ được nuôi tại Xieng Khuang và xuất bán sang các nước láng giềng.

Vinamilk, công ty sữa lớn nhất Việt Nam, hợp tác với các doanh nghiệp Lào và Nhật Bản sẽ đầu tư hàng trăm triệu USD để tạo dựng một đàn gia súc với số lượng 8.000 con tại đây. Hiện tại, Bộ Nông Lâm Lào đang tiến hành thúc đẩy chăn nuôi gia súc và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia chăn nuôi đại gia súc xuất khẩu.

Đại diện của trang trại Lao-Jagro, ông Sengban Phetdara cho biết, trang trại đang hướng tới sản xuất, chăn nuôi thương mại khi Chính phủ có nhiều động thái mạnh mẽ để tìm kiếm phát huy tiềm năng xuất khẩu đại gia súc. Ông cho biết “một trong những yếu tố quan trọng là chúng tôi phải đảm bảo các trang trại không có dịch bệnh để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và số lượng đàn nuôi cho xuất khẩu”. Lao-Jagro là trang trại được trang bị công nghệ hiện đại đảm bảo năng suất hiệu quả và cho ra đời ra những con vật khỏe mạnh. Trang trại hiện đang tiến hành quảng bá thương hiệu và hy vọng sẽ được công nhận rộng rãi, có thể cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài.

Một trong những mấu chốt hiện nay trong chăn nuôi đại gia súc là nuôi bò giống sinh sản để giúp cho các trang trại muốn phát triển chăn nuôi bò ở Xieng Khuang có thể mở rộng đàn. Theo nhà chức trách phía Chính phủ cho biết việc nỗ lực đẩy mạnh chăn nuôi bò dựa trên nhu cầu thị trường sẽ bao gồm cả cơ hội và thách thức đối với nông dân Lào xét về mặt số lượng và chất lượng.

Chăn nuôi gia súc có tiềm năng tạo ra lợi nhuận lớn, không chỉ cho nông dân, người sản xuất, chăn nuôi mà còn cho cả quốc gia. Điều này có nghĩa là sẽ ngày càng có nhiều đại gia súc được đưa vào Lào và các doanh nghiệp tư nhân có thể tổ chức chăn nuôi gia súc trên quy mô lớn theo các yêu cầu quy định (Vientiane Times, 12/07/2022)

Ký thỏa thuận sản xuất 5.000 MW năng lượng địa nhiệt tại Lào

Ngày 12/7/2022, Vientiane Times đưa tin, một thỏa thuận hợp tác chung được ký kết để sản xuất 5.000 MW năng lượng địa nhiệt ở Lào bán cho Việt Nam. Dự án dự kiến nộp hơn 600 triệu USD hàng năm cho ngân sách Lào. Thỏa thuận được ký bởi Công ty Đầu tư và ký kết hợp đồng phát triển Lào (LDCI), GEIOS (một công ty có trụ sở tại Canada) và Tập đoàn Well Power Việt Nam (WPC) thành phố Huế, Việt Nam để phát triển thị trường năng lượng địa nhiệt ở Lào.

Lào nằm trong khu vực đứt gãy kiến tạo nên có tiềm năng lớn để sản xuất năng lượng. Lào có lượng nhiệt lớn dưới lòng đất, có thể vượt trội hơn năng lượng mặt trời, gió và thậm chí cả thủy điện. Năng lượng địa nhiệt là một dạng năng lượng tái tạo sử dụng nhiệt tự nhiên của trái đất để sưởi ấm và tạo ra năng lượng. Năng lượng địa nhiệt giống như các tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất khác như dầu, gas, mỏ và nước ngầm. Tuy nhiên, nó sẽ không cạn kiệt nếu được quản lý đúng cách.

Theo Ngân hàng thế giới, năng lượng địa nhiệt là một trong số ít nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sản xuất ra năng lượng ổn định trên 24h. Là một nguồn điện sạch hơn, năng lượng địa nhiệt có thể đóng vai trò chính trong việc khử các-bon trong ngành điện. GEIOS nói trên trang web của mình, năng lượng địa nhiệt giống như nguồn tài nguyên tái tạo khác gió, mặt trời. Tài nguyên địa nhiệt ngày càng trở nên khả thi để sản xuất điện.

Theo thương vụ mới ký, năng lượng sẽ được sản xuất ở Lào bằng công nghệ GEIOS’s và bán sang Việt Nam với giá rẻ. GEIOS là chuyên gia trong công nghệ địa nhiệt hỗn hợp và cung cấp năng lượng công suất cao cho người dùng. LDCI cho rằng nghiên cứu khả thi và việc giám sát đánh giá trữ địa nhiệt bằng vệ tinh đã được GEIOS thực hiện ở Lào và Việt Nam tại một số khu vực; kết quả được đánh giá cao và công ty sẵn sàng thực hiện các bước tiếp theo. (Vientiane Times, 13/7/2022)

HỢP TÁC LÀO - CÁC NƯỚC

Lào - Trung Quốc

Xuất khẩu gia súc sang Trung Quốc phục hồi sau một thời gian gián đoạn do dịch bệnh

Ngày 07/7/2022, Vientiane Times đưa tin, tại Kỳ họp thứ Ba Quốc hội khóa IX, Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Phet Phomphiphak cho biết, Trung Quốc đã nối lại việc nhập khẩu gia súc từ Lào sau một thời gian đình chỉ vì dịch bệnh bùng phát trong chăn nuôi.

Theo thỏa thuận được ký kết giữa Chính phủ hai nước, Lào đã được cấp hạn ngạch 500.000 con gia súc để xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2021, hơn 2.000 đầu gia súc đã được bán sang Trung Quốc nhưng sau đó bị đình trệ khi bệnh viêm da sần trong gia súc ở Lào bùng phát với ít nhất 11.000 con trâu bò ở bảy tỉnh mắc bệnh và hơn 100 con chết vì căn bệnh này.

Lào hiện có hơn 3,5 triệu con trâu, bò nhưng chỉ có khoảng 100.000 con đang được nuôi trong 655 trang trại. Phần lớn gia súc được chăn nuôi theo hộ gia đình riêng lẻ. Trong sáu tháng đầu năm 2022, khoảng 18.000 con trâu và 41.500 con gia súc đã được xuất khẩu.

Trước đó, đại diện Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội Lào đã không thể hoàn thành hạn ngạch xuất khẩu do Trung Quốc cấp dù có tiềm năng rất lớn để đầu tư chăn nuôi bò, do Lào có diện tích đất đai rộng lớn có thể dành cho chăn nuôi.

Chính phủ Lào đang khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các trang trại chăn nuôi gia súc để phục vụ thị trường này. Tuy nhiên, hiện có cả cơ hội và thách thức đối với người chăn nuôi Lào cả về số lượng và chất lượng trâu bò xuất khẩu, khi các thương gia Trung Quốc chỉ mua gia súc từ bốn năm tuổi trở xuống và nặng ít nhất 350kg. Do đó, các chủ trang trại phải chăn nuôi gia súc trên quy mô lớn, tuân thủ các yêu cầu quy định và đảm bảo trang trại không có dịch bệnh để đạt chuẩn xuất khẩu.

Công ty Vàng Chifeng hợp tác với Công ty Khai thác khoáng sản Quốc doanh Lào

Ngày 11/7/2022, tại khách sạn Crowne Plaza, thủ đô Vientiane, Công ty Vàng Chifeng Jilong đã ký thỏa thuận hợp tác với Doanh nghiệp Nhà nước Phát triển Khai thác Lào (LMD). Thỏa thuận cho phép các bên tập trung vào thăm dò và phát triển tài nguyên khoáng sản để phát triển sản xuất quy mô lớn trong tương lai ở Lào.

Ông Paul Harris, Chủ tịch Điều hành Công ty Vàng Chifeng Jilong Gold, Tổng Giám đốc Công ty Khoáng sản Lane Xang (LXML) cho biết: “Thỏa thuận này nêu bật cam kết lâu dài của Chifeng đối với sự tăng trưởng và phát triển trong lĩnh vực khai khoáng tại Lào. Công ty đang làm việc với Chính phủ Lào để phát triển các dự án thành công như Sepon. Chifeng và LMD sẽ tiến hành thăm dò để bắt đầu các hoạt động khai thác có quy mô lớn nhằm mang lại lợi ích chung cho tất cả các bên liên quan, đặc biệt là người dân Lào.”

LXML và Chính phủ Lào đã có một mối quan hệ lâu dài và thành công trong gần 30 năm. Mỏ Sepon luôn duy trì các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, được Bộ Năng lượng và Mỏ luôn xếp hạng A + và được coi là hình mẫu cho các công ty khai thác khác ở CHDCND Lào.

Công ty TNHH Khai thác Vàng Chifeng Jilong sở hữu 90% cổ phần của Công ty Khoáng sản Lane Xang, đơn vị sở hữu và vận hành mỏ Sepon ở tỉnh Savannakhet. Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2003, LXML Sepon đã sản xuất hơn 1,1 triệu tấn đồng cathode (đồng tinh luyện), hơn 1,5 triệu ounce vàng bán tinh luyện và đã đóng góp hơn 1,6 tỷ USD doanh thu trực tiếp cho Chính phủ Lào thông qua thuế, tiền nhượng quyền và cổ tức; ngoài ra tạo ra hàng trăm triệu USD lợi ích gián tiếp thông qua việc làm, đào tạo, hỗ trợ cộng đồng và phát triển doanh nghiệp địa phương. Năm 2021, mỏ Sepon sản xuất hơn 5.341 tấn đồng và 192.988 ounce vàng bán tinh luyện. Dự kiến năng suất năm 2022 khoảng 224.000 ounce (7 tấn) vàng bán tinh luyện và 8.000 tấn đồng. (Vientiane Times, ngày 15/7/2022)

Lào - Thái Lan

Các doanh nghiệp Lào, Thái Lan đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch

Ngày 12/07/2022, Vientiane Times đưa tin, Đoàn công tác do Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào (LNCCI) Oudet Souvannavong dẫn đầu đã đến thăm các tỉnh miền Bắc Thái Lan, trong đó đặc biệt là tỉnh Nan vào tuần trước. Thành phần đoàn gồm các thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào (LNCCI) và các phòng thương mại và công nghiệp từ các tỉnh phía bắc Lào là Oudomxay, Luang Prabang và Xayaboury.

Mục đích chuyến thăm nhằm tăng cường hội nhập trong lĩnh vực kinh doanh với các doanh nghiệp Thái Lan, nhất là với tỉnh Nan, và khám phá những cơ hội mới để thúc đẩy tăng trưởng thương mại và công nghiệp sau ba năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Kết quả đoàn công tác đã ký được các thỏa thuận hợp tác kỹ thuật hợp tác với các đối tác của họ ở tỉnh Nan, Thái Lan, đây như một phần trong nỗ lực thúc đẩy hội nhập kinh tế của Lào; một số kết quả như: (1) phía Thái Lan đề xuất mua 1.000 tấn măng, 70.000 tấn hạt cà phê và hàng dệt may từ Lào. Ngoài ra, Thái Lan sẵn sàng hỗ trợ Lào nâng cao năng lực về nông nghiệp, sản xuất và phát triển các sản phẩm của Lào. (2) Tỉnh Nan đồng ý hỗ trợ Lào thúc đẩy việc đan và dệt tại Lào, cung cấp các mẫu độc đáo của tỉnh Nan, các mặt hàng để Lào “sản xuất theo đơn đặt hàng” và nâng cao chất lượng bông và loại hình dệt kim.  (3) Chính quyền tỉnh Nan cũng sẽ hỗ trợ Lào áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm đối với rau, trái cây và thịt đông lạnh. (4) Hai bên hợp tác kỹ thuật chăn nuôi bò và chế biến thịt trâu, bò.

Để duy trì hợp tác song phương hiệu quả, Lào và Thái Lan thiết lập tăng cường hợp tác để tạo thuận lợi thương mại xuyên biên giới, thương mại cà phê, du lịch, phân phối sản phẩm, mở lại các điểm biên giới địa phương, trao đổi lao động, và xây dựng hội nhập của thế hệ trẻ, doanh nhân. Trong những năm tới hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số và kỹ thuật.

Thái Lan là một trong năm quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu lớn nhất của Lào. Theo số liệu của Bộ Công thương, tháng 6/2022, Thái Lan là nước đứng vị trí thứ ba sau Trung Quốc và Việt Nam về xuất khẩu với giá trị đạt 63 triệu USD, và đứng đầu về nhập khẩu với giá trị đạt 307 triệu USD. (Vientiane Times, 12/07/2022)

Lào - Úc

Úc hỗ trợ Lào kết nối giao thông, thương mại

Ngày 07/7/2022, một thỏa thuận phụ mới thuộc thỏa thuận chung giữa Australia và Lào về hợp tác phát triển đã được Đại sứ Australia tại Lào Paul Kelly và Thứ trưởng Bộ Công chính và Vận tải Vilaykham Phosalath ký kết tại thủ đô Vientiane với sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính Viengsavath Siphandone, trong đó nêu rõ Chính phủ Australia sẽ hỗ trợ Chính phủ Lào trong việc cải thiện kết nối giao thông, thương mại xuyên biên giới và hậu cần dọc theo hành lang Đông - Tây ở Bắc Lào.

Theo thỏa thuận, Úc dự kiến sẽ cung cấp hơn 10 triệu AUD cho Lào thông qua sáng kiến Đối tác về Cơ sở hạ tầng (P4I), phối hợp với Bộ Công chính và Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bên liên quan cấp tỉnh và được thực hiện như một phần của Kết nối và Hành lang Kinh tế Khu vực Đông Nam Á (Chương trình SEARECC).

Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Viengsavath Siphandone cho biết Dự án SEARECC là ưu tiên không chỉ của Bộ Công chính và Vận tải mà còn là của Chính phủ Lào, giúp hỗ trợ chương trình nghị sự quốc gia về giải quyết những khó khăn về kinh tế và tài chính và Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội Quốc gia lần thứ 9 (2021-2025), giúp thu hút đầu tư nước ngoài và tạo thu nhập bền vững cho người dân Lào. SEARECC đã được Chính phủ Lào và Ngân hàng Thế giới phê duyệt vào tháng 5/2022 nhằm cải thiện thương mại trong nước và khu vực cũng như kết nối giao thông thích ứng với khí hậu với trọng tâm là năm tỉnh Bắc Lào, bao gồm Oudomxay, Luang Namtha, Phongsaly, Luang Prabang và Xayaboury.

Đại sứ Paul Kelly cho biết, “việc cải thiện kết nối giao thông, quy hoạch và thương mại xuyên biên giới sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Lào từ một quốc gia bị đất liền bao bọc trở thành điểm kết nối trên bộ, đồng thời tăng cường cơ hội đầu tư và việc làm cho người dân”.

P4I được xây dựng dựa trên sự gắn bó lâu dài của Australia tại Lào và khu vực nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Sự hỗ trợ của Australia thông qua P4I sẽ hỗ trợ nâng cấp các cơ sở xuyên biên giới dọc theo Quốc lộ 2 của Lào, một dự án ưu tiên trong Kế hoạch tổng thể của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về Kết nối ASEAN 2025 (MPAC 2025).

Lào - Đức

Đức cam kết hỗ trợ 13 triệu Euro cho hai dự án tại Lào

Ngày 28/6/2022, Vientiane Times đưa tin, Đức sẽ hỗ trợ 13 triệu Euro giai đoạn ba cho  Chương trình Phát triển Nông thôn (RDP) và Dự án Quản lý Đất đai cho Lào (LMPL), để hỗ trợ mục tiêu về kết nối đường bộ và tăng tiến độ cấp đất trên toàn quốc của Chính phủ Lào thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).

Lễ trao hai thỏa thuận tài trợ cho các dự án này đã được tổ chức mới đây tại Vientiane, với sự chứng kiến của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sisomboun Ounavong và Giám đốc Bộ phận Phát triển Đô thị và Vận tải của KfW tại Đông Á và Đông Nam Á Burkhard Hinz.

6 triệu EURO hỗ trợ giai đoạn III của RDP sẽ được thực hiện tại tỉnh Huaphan vào quý 2/2022 và dự kiến năm 2025 hoàn thành. Dự án được thực hiện bởi Cục Đường bộ, Bộ Giao thông Công chính, với các nội dung gồm: sửa chữa, cải thiện đường giao thông nông thôn, hệ thống cầu và cơ sở hạ tầng nông thôn khác ở Huaphan và nâng cao năng lực cho các cán bộ địa phương ngành giao thông. Mục tiêu dự án là sử dụng bền vững các con đường nông thôn thích ứng với khí hậu và các cơ sở hạ tầng khác trong cả năm và cải thiện việc bảo trì những con đường này.

Dự án LMPL mới sẽ được thực hiện tại bốn tỉnh Xieng Khuang, Huaphan, Oudomxay và Xayaboury vào năm 2022 và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025, gồm nâng cao năng lực, cải thiện cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị cho các cơ quan công sở cấp tỉnh và huyện. Mục đích của dự án là hỗ trợ chính phủ thực hiện cải cách lĩnh vực đất đai, với trọng tâm là đẩy nhanh việc đăng ký đất đai có hệ thống đối với các khu dân cư và đất nông nghiệp đủ điều kiện, đồng thời đẩy nhanh quá trình cấp đất ở bốn tỉnh. Điều này được kỳ vọng sẽ góp phần sử dụng đất có hiệu quả, vì lợi ích của mọi người dân và môi trường.

Lào - Ả-rập Xê-út

Lào cân nhắc mua nhiên liệu của A-rập Xê-út

Ngày 27/7/2022, Vientiane Times đưa tin, trong cuộc họp trực tuyến giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith và người đồng cấp Ả-rập Xê-út, Hoàng thân Faisal bin Farhan Al Saud diễn ra gần đây, hai bên đã trao đổi về các cách thức tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại song phương, trong đó cân nhắc khả năng Lào sẽ nhập khẩu nhiên liệu trực tiếp từ Ả-rập Xê-út và ngược lại, Ả-rập Xê-út có thể nhập khẩu nông sản của Lào. Tuy nhiên, chưa có thông tin chi tiết nào được đưa ra về thời gian và phương thức trao đổi hàng hóa do các cơ quan liên quan cần thảo luận chi tiết hơn về cách thức thực hiện.

Ả-rập Xê-út là một siêu cường về dầu mỏ, một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và xuất khẩu dầu mỏ năm 2019 đã đạt mức 144,3 tỷ USD. Đồng thời, do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khó khăn, họ có nhu cầu rất lớn về các loại nông sản nhập khẩu, bao gồm gạo, ngũ cốc, sản phẩm từ sữa động vật và thịt. Trong khi Lào lại có rất nhiều tiềm năng về sản xuất nông sản xuất khẩu.

Cuộc họp diễn ra sau chuyến thăm chính thức đến Lào hồi tháng Ba năm nay của Hoàng thân Faisal bin Farhan Al Saud, theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Saleumxay Kommasith. Trong cuộc họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Saleumxay Kommasith đã đánh giá cao về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990 và hi vọng cuộc họp trực tuyến này sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác song phương lên một tầm cao mới trong tương lai gần.

Lào hiện đang đóng vai trò Điều phối viên của ASEAN đối với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, trong khi Ả-rập Xê-út lại là Điều phối viên của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đối với các nước ASEAN. Hai Bộ trưởng Ngoại giao đã nhấn mạnh tầm quan trọng về việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai khu vực nhằm mang lại lợi ích cho nhau.

Lào - Ấn Độ

Dự án đập và hệ thống thủy lợi được khởi công tại Xayaboury

Ngày 27/6/2022, Vientiane Times đưa tin, Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Lào Phet Phomphiphak và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Rajkumar Ranjan Singh đã cùng khởi công dự án xây dựng đập Nam Xang và hệ thống thủy lợi tại huyện Kaenthao, tỉnh Xayaboury vào tuần trước.

Dự án có tổng giá trị khoảng 14,7 triệu USD vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Ấn Độ, triển khai trong vòng 24 tháng, được xây dựng để cung cấp nước cho hơn 1.000 héc-ta đất nông nghiệp vào mùa mưa và 850 héc-ta vào mùa khô, mang lại lợi ích cho khoảng 300 hộ gia đình tại huyện Kaenthao.

Bộ trưởng Phet cho biết dự án này sẽ hỗ trợ chiến lược phát triển nông nghiệp của Chính phủ tới năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đặc biệt là về chương trình an ninh lương thực và hiện đại hóa các sản phẩm nông nghiệp thông qua hệ thống chuỗi sản xuất. Ông cũng cảm ơn Chính phủ Ấn Độ về sự hỗ trợ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển nông thôn tại Lào. Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Rajkumar Ranjan Singh tin tưởng dự án sẽ mang lại lợi ích tối đa cho người nông dân và sự phát triển của tỉnh Xayaboury, đặc biệt là khu vực quanh đập nước.

Cũng theo Thứ trưởng Singh, Ấn Độ đã mở rộng hỗ trợ phát triển dưới hình thức hạn mức tín dụng ưu đãi hàng chục năm qua. Ấn Độ mở rộng hợp tác phát triển với Lào như một đối tác phát triển trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và cùng có lợi. Tất cả sự hỗ trợ của Ấn Độ đều theo nhu cầu và được gia hạn không có bất kỳ điều kiện, hạn chế nào về chính sách đối với quốc gia đối tác.

HỢP TÁC LÀO - CÁC TỔ CHỨC

Lào-EU

Tỉnh Champasak xuất khẩu 200 tấn gạo sang Châu Âu

Ngày 29/6/2022, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hương Champa đã tổ chức Lễ xuất khẩu gạo đợt 2 được tại thủ đô Viêng-chăn với sự tham dự của Cục trưởng Cục khuyến khích thương mại Bộ Công thương, Phó Quận trưởng Quận Xaythany và các cơ quan liên quan. Cuối năm 2021, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hương Champa lần đầu tiên thử nghiệm thành công xuất khẩu 50 tấn gạo sạch sang Bỉ. Năm nay, Bỉ tiếp tục đặt hàng 200 tấn gạo. Đây là một bước tiến quan trọng đối với thị trường gạo của Lào cũng như là một tín hiệu tốt cho nông dân, không chỉ mang nguồn ngoại tệ về giúp cho đất nước vượt qua những khó khăn về kinh tế trước mắt, mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất trong nước nhằm đáp ứng các thị trường có nhu cầu lớn.

Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hương Champa cho biết: Bộ Công thương, Bộ Nông Lâm và các cơ quan ban ngành của chính phủ đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận Quỹ khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ và Dự án BAF 2 nơi đã góp vốn 50% giúp thuê tư vấn, chuyên gia trong bối cảnh hậu dịch bệnh và đất nước đang đối mặt với những khó khăn về kinh tế, thiếu hụt ngoại tệ, tạo điều kiện cho công ty có thể tiếp tục xuất khẩu gạo ra thị trường EU trong 2 năm liên tiếp. Sự kiện này cũng ghi nhận nỗ lực của Bộ Nông Lâm trong việc triển khai dự án sản xuất nông nghiệp nhằm khuyến khích nông dân trồng lúa do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ vay vốn với sự tham gia của hơn 600 hộ gia đình trên diện tích hơn 600 ha. (Báo KT-XH, ngày 01/7/2022)

Lào - WB

Lào cần ổn định nền kinh tế để hồi phục sau khủng hoảng và đại dịch

Ngày 13/7/2022, Vientiane Times đưa tin, theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, Lào cần khôi phục sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, cải thiện hội nhập kinh tế và bảo vệ người dân trước những cú sốc kinh tế và môi trường để hồi phục sau khủng hoảng và đại dịch Covid-19.

Giám đốc Quốc gia của WB tại Lào Alex Kremer cho biết “Lào cần tăng trưởng kinh tế dựa trên tạo việc làm, thay vì vay mượn từ nước ngoài và bán tài nguyên thiên nhiên. Trong đó, ưu tiên trước mắt là tăng thu ngân sách nhà nước. Nếu không, với số tiền trả nợ tăng lên mỗi năm, đầu tư vào giáo dục, kỹ năng, cơ sở hạ tầng địa phương và y tế - những nguồn lực của tăng trưởng kinh tế lành mạnh sẽ bị giảm dần”.

Được công bố trong tuần này, bản cập nhật năm 2021 của WB về chẩn đoán hệ thống đối với Lào đã kiến nghị 3 giải pháp mà Lào có thể thực hiện để giải quyết những thách thức kinh tế cấp bách nhất của mình, bao gồm: Ổn định, Chia sẻ và Bền vững.

“Ổn định” là điều kiện tiên quyết để tăng trưởng kinh tế và bảo vệ sinh kế của người dân; “Chia sẻ” để tăng cường hòa nhập và gắn kết xã hội; và “Bền vững” để tăng cường khả năng phục hồi về kinh tế, xã hội và môi trường.

WB cho biết, đã có những dấu hiệu cho thấy sự cải thiện về kết quả kinh tế xã hội của Lào như mức thu nhập bình quân tăng và giảm tỷ lệ nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế đáng kể đối với sự phát triển toàn diện, phục hồi và bền vững. Ba thách thức lớn nhất mà Lào phải đối mặt càng bị trầm trọng hóa bởi đại dịch Covid-19 gồm: sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô; tỷ lệ thất nghiệp cao khiến cho sự bất bình đẳng ngày càng tăng và tính dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, suy thoái và các cú sốc về môi trường.

Không những thế, ba thách thức này càng trở nên trầm trọng hơn do sự quản trị và thể chế yếu kém. WB xác định tăng cường hiệu quả thể chế và hệ thống quản trị quốc gia là mục tiêu xuyên suốt của Lào thời gian tới.

WB khuyến nghị Lào cần tập trung vào việc tạo thêm nhiều việc làm thông qua khu vực tư nhân năng động hơn và liên kết cơ sở hạ tầng tốt hơn, cải thiện thị trường lao động, giáo dục và dịch vụ y tế. Ngoài ra, để đạt được tiến độ khả thi lâu dài, Lào cần chú ý hơn đến quản lý tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả việc cân nhắc yếu tố biến đổi khí hậu trong tất cả các quy hoạch và đô thị hóa. Cải thiện công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và nâng cao năng suất nông nghiệp được xác định là ưu tiên hàng đầu trong lộ trình “Bền vững” của Lào.

Lào - Mêkong Lancang (MLC)

68 dự án được thực hiện tại Lào thông qua quỹ LMC

Ngày 06/7/2022, Vientiane Times đưa tin, theo Bộ Ngoại giao Lào đã nhận được hơn 18 triệu USD từ Quỹ Đặc biệt Hợp tác Mekong - Lancang (LMC) để thực hiện 68 dự án.

Quỹ hợp tác đặc biệt LMC được khởi xướng bởi Chính phủ Trung Quốc trong cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo LMC tại tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vào tháng 3/2016, và đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của tiểu vùng sông Mekong. Quỹ nhằm hỗ trợ các dự án hợp tác vừa và nhỏ do sáu nước LMC Lào, Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và Campuchia thực hiện.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lancang (MLC) lần thứ 7 được tổ chức tại Bagan, Myanmar mới đây, lãnh đạo các nước Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã cảm ơn Trung Quốc đã hỗ trợ 300 triệu USD cho quỹ đặc biệt kể từ năm 2017. Cho đến nay, hơn 600 dự án đã được thực hiện với sự hỗ trợ từ Quỹ Đặc biệt LMC trị giá hơn 80 triệu đô la Mỹ. Trung Quốc đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tiểu vùng sông Mekong, trong đó có Lào.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Saleumxay Kommasith đã dẫn đầu đoàn đại biểu Lào tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MLC lần thứ 7 với chủ đề “Đoàn kết vì hòa bình và thịnh vượng”. Cuộc gặp đã thông qua bốn tuyên bố chung về tăng cường hợp tác nông nghiệp, phòng chống thiên tai, hải quan và tạo thuận lợi thương mại, và giao lưu giữa các nền văn minh MLC.

Ông Saleumxay đánh giá cao sự hợp tác ngày càng phát triển trong sáu năm qua trong khuôn khổ Hợp tác Mekong-Lancang. Nhờ những đóng góp tích cực của MLC vào hợp tác và phát triển trong khu vực, thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và các quốc gia sông Mekong vào năm 2021 đã tăng lên gần 400 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020.

Ông Saleumxay đề cập đến thành công của các dự án hợp tác cơ sở hạ tầng quan trọng giữa Lào và Trung Quốc bao gồm Viêng Chăn - Vangvieng đường cao tốc và đường sắt Lào Trung Quốc, đi vào hoạt động năm ngoái.

Phó Thủ tướng kêu gọi các nước thành viên MLC mở rộng hợp tác phục hồi kinh tế và sử dụng công nghệ hiện đại trong thương mại biên giới, sản xuất thương mại chất lượng cao và nâng cao năng suất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MLC lần thứ 7, ông Saleumxay đã hội đàm song phương với những người đồng cấp Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan để thảo luận về cách tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại, đầu tư, giao lưu nhân dân và phục hồi kinh tế từ Đại dịch Covid-19, trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng và các tai ương kinh tế khác.

Ông Saleumxay và người đồng cấp Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã thảo luận về hợp tác kinh tế và năng lượng cũng như các thỏa thuận đánh dấu Năm hữu nghị và đoàn kết Lào-Việt Nam 2022.

Phó Thủ tướng cũng đã gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị để thảo luận về các vấn đề xung quanh hợp tác khu vực thông qua việc sử dụng tuyến đường sắt Lào-Trung. Họ cũng đã trao đổi các thỏa thuận về việc hỗ trợ xây dựng một trường dạy nghề và năm trường trung học ở Lào.

BẠN CẦN BIẾT

Dự án phát triển bờ sông tỉnh Champasak đạt 90,6% tiến độ

Ngày 11/7/2022, Sở Công chính - Vận tải tỉnh Champasak đã tổ chức Hội nghị đánh giá tiến độ dự án phát triển bờ sông và dự án phát triển hệ thống cung ứng nước sinh hoạt phía Nam các tỉnh Champasak và Salavan dưới sự chủ trì của ông Sukkasem Pakdimavinong, Chủ nhiệm Ban quản lý dự án của Bộ Công chính - Vận tải, Giám đốc Sở Sở Công chính - Vận tải tỉnh Champasak Chanthavisouk Vansily, các đại diện của Quỹ Hợp tác Phát triển Kinh tế của Hàn Quốc (EDCF).

Phó Giám đốc Sở Công chính - Vận tải tỉnh Champasak Thanongsak Duongmala cho biết, hai dự án nêu trên được nhận vốn vay viện trợ phát triển từ Quỹ EDCF, có ý nghĩa quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở hai tỉnh Champasak và Salavan giai đoạn 2021 - 2025, cũng như định hướng phát triển hạ tầng cơ bản của Bộ Công chính - Vận tải đến năm 2030, góp phần cải thiện đời sống của người dân. Dự án phát triển bờ sông tỉnh Champasak trị giá 65,653 triệu USD, bao gồm 53,05 triệu USD vay từ Quỹ EDCF và 12,59 triệu USD vốn trong nước, với Bộ Giao thông Công chính làm chủ đầu tư, công ty HANSHIN E&C.Co.Ltd làm chủ thầu dự án. Dự án gồm 04 công việc chính đó là: (1) phòng chống sạt lở và chống lũ lụt trên tổng chiều dài 17km bờ kè; (2) xây dựng công viên dọc bờ sông có diện tích 10,1ha, trong đó 9,5 ha tại thành phố Pakse và 0,6 ha tại huyện Phonethong; (3) xây dựng đường nâng cấp (bờ kè chống lũ) với tổng chiều dài 2,9km và (4) xây dựng hệ thống thoát nước tại 15 điểm và nâng cấp 11 điểm khác. Dự án này bắt đầu được khởi công xây dựng từ giữa năm 2017 và dự kiến sẽ hoàn thành trong 4 năm. Tuy nhiên những gián đoạn do thiên tai và dịch bệnh đã làm cho dự án kéo dài thêm 11 tháng. Tính đến tháng 5/2022 đã hoàn thành 90,6% tiến độ. Dự án phát triển hệ thống cung ứng nước sinh hoạt các tỉnh Champasak và Salavan đang tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng của phía Hàn Quốc. (Báo KT-XH, ngày 1/8/2022)

Triển vọng kinh tế các nước đang phát triển châu Á bị giảm xuống khi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Châu Á, bao gồm cả Lào sẽ giảm xuống 4,6% trong năm nay thay vì 5,2% như dự báo vào tháng Tư do mức tăng trưởng của Trung Quốc bị chậm lại, sự thắt chặt tiền tệ mạnh hơn ở các nền kinh tế phát triển và hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Theo ấn bản “Bổ sung về Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) năm 2022” của ADB, Châu Á, Thái Bình Dương đang tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã nới lỏng các hạn chế di chuyển, tăng cường hoạt động kinh tế, nhưng tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất khu vực là Trung Quốc đã chậm lại.

Chuyên gia kinh tế ADB Albert Park cho rằng mặc dù tác động của đại dịch lên kinh tế đã giảm, nhưng sẽ còn rất lâu mới có thể đạt được sự phục hồi hoàn toàn và bền vững. Năm 2022 nền kinh tế của Lào ảm đạm vì lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp bị suy giảm, giá cả tăng và đồng nội tệ yếu hơn, nhưng dự kiến sẽ được cải thiện vào năm 2023. Tại các nền kinh tế là đối tác thương mại quan trọng của Lào như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 lần lượt là: 4,0% (dự báo trước đó 5%), 6,5%, 2,9% (trước đó dự báo 3%) và năm 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Thái Lan lần lượt là 6,7%, 4,2% (trước đó dự báo 4,5%).

Triển vọng phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á dự kiến nâng lên 5% trong năm 2022 so với mức dự báo trước đó là 4,9% do cầu trong nước tăng và gỡ bỏ nhiều hạn chế của Covid-19. Dự báo lạm phát Nam Á được điều chỉnh tăng từ 6,5% lên 7,8% trong năm 2022. Ở các nền kinh tế quy mô nhỏ hơn, giá nhiên liệu tăng và đồng tiền nội địa giảm đáng kể so với đô la Mỹ đang tạo áp lực lên lạm phát, đặc biệt là ở Lào và Myanmar. Hầu hết các vùng Caucasus và Trung Á, Mông Cổ, Pakistan, Sri Lanka, Lào và Myanmar có mức lạm phát hai con số. (Vientiane Times, 22/07/2022)

Kết nối hệ thống đường sắt giúp tăng tốc ngành logistics và hoạt động giao thông vận tải

Ngày 01/7/2022, Công ty Công viên Logistics Vientiane tổ chức lễ khánh thành Trạm chuyển đổi đường ray, chính thức kết nối tuyến đường sắt Lào-Trung (khổ 1,435m) và đường sắt Lào-Thái Lan (khổ 1m). Động thái này giúp cải thiện đáng kể dịch vụ logistics quốc tế và vận tải đường biển - đường biển, mang lại cơ hội giao thương sinh lợi.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Công ty Công viên Logistics Vientiane Chanthone Sithixay cho biết, trạm chuyển đổi đường ray này là một điểm mốc mới trong việc trung chuyển hàng hóa và vận tải giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, sẽ kết nối hệ thống giao thông, tiết kiệm thời gian chi phí, mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp ở Lào, Trung Quốc và Thái Lan cũng như các nước khác trong khu vực.

Việc kết nối thành công hai tuyến đường sắt này đánh dấu việc hoàn thành xây dựng tuyến đường dài 2,8 km từ ga Nam Vientiane của tuyến đường sắt Lào-Trung đến Công viên logistics và cảng cạn Thanaleng để kết nối với tuyến đường sắt Lào-Thái Lan.

Là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, tuyến đường sắt Lào-Trung liên kết với tuyến đường sắt Trung Quốc-Châu Âu, giúp kết nối ASEAN với các thị trường Châu Âu thông qua một hệ thống giao thông hiệu quả về chi phí.

Tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Sonexay Siphandone cho biết, hai tuyến đường sắt và trạm chuyển đổi sẽ tạo cơ hội đầu tư và thúc đẩy nỗ lực của Lào trong việc thực hiện chiến lược biến Lào từ đất nước không giáp biển thành một trạm kết nối chính bằng đường bộ.

Tổng giám đốc của Công ty TNHH Đường sắt Lào-Trung Yuan Minghao cho biết, đường sắt Lào-Trung đi về phía bắc kết nối với mạng lưới đường sắt đến các thành phố lớn như Thành Đô, Trùng Khánh, Vũ Hán và Tây An và nhiều trung tâm trung chuyển hàng hóa ở Trung Quốc, cũng như mạng lưới đường sắt Trung Quốc-Châu Âu. Đi về phía nam, đường sắt Lào-Trung liên kết với mạng lưới giao thông đến một số cảng lớn bao gồm cảng Laem Chabang của Thái Lan và Singapore.

Các doanh nghiệp đã và đang khai thác các cơ hội giao thương mà đường sắt và công viên logistics đang mang lại. Chủ tịch Công ty TNHH Vận tải đường sắt Kaocharoen tại Thái Lan Panya Paputsaro cho biết ông có thể cắt giảm tới 40% chi phí vận tải khi vận chuyển container từ Thái Lan đến châu Âu so với chi phí vận tải đường biển. Công ty ông hiện có 54 container rỗng được dự kiến sẽ xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc bằng đường sắt chỉ mất hơn một ngày. Hầu hết hàng hóa mà ông Panya xuất khẩu sang Trung Quốc là nông sản. Vào tháng tới, công ty có kế hoạch vận chuyển thực phẩm khô từ Thái Lan đến Nga bằng tuyến đường sắt này, dự kiến sẽ mất khoảng 13-15 ngày, trong khi sẽ mất khoảng 45 ngày hoặc lâu hơn nếu gửi hàng bằng đường biển.

Kể từ khi Cảng cạn Thanaleng đi vào hoạt động vào ngày 04/12/2021, hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa và thương mại tại Lào đã có một cú hích lớn. Trong bốn tháng đầu năm nay, cảng cạn đã cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và quá cảnh cho 11.092 container 20 feet (TEU), chủ yếu thông qua đường sắt, với 85% qua biên giới Lào-Trung, 14% qua biên giới Lào-Thái Lan, và 1% còn lại được vận chuyển trực tiếp qua đường sắt của Thái Lan và Trung Quốc. (Vientiane Times, 04/7/2022)

Khánh thành tuyến đường mới nối sân bay quốc tế Bokeo

Ngày 08/7/2022, Vientiane Times đưa tin, tuyến đường mới mở nối Đặc khu kinh tế Tam giác vàng tới sân bay quốc tế Bokeo hiện đã được mở cửa cho công chúng. Đây là con đường chính nối tỉnh lỵ Bokeo với sân bay với kinh phí xây dựng hơn 50 triệu đô la Mỹ (tương đương 332 triệu Nhân dân tệ) do Tập đoàn Dok Ngiew Kham tài trợ. Đường rộng 18 m, bao gồm cả dải phân cách rộng hai mét, hiện các đội công nhân đang trồng cây xanh dọc theo hai bên đường.

Việc xây dựng tuyến đường trải thảm nhựa gồm 4 làn xe dài 5 km nói trên sẽ giúp cho việc di chuyển từ Đặc khu Kinh tế Tam giác Vàng đến Sân bay Quốc tế Bokeo trở nên nhanh chóng hơn và việc tiếp cận khu vực này cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Ngoài việc kết nối nhanh chóng và thuận tiện đến sân bay, tuyến đường cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như sự phát triển chung của Đặc khu kinh tế Tam giác vàng. Đường có hệ thống đèn đường chiếu sáng vào ban đêm và sau khi việc trồng cây xanh hai bên hoàn thành sẽ khiến nó trở thành một trong những con đường hấp dẫn nhất trong Đặc khu Kinh tế Tam giác Vàng.

Sân bay mới mở cách Khu kinh tế đặc biệt Tam giác vàng 5 km và việc được nâng cấp lên thành một sân bay quốc tế sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở tỉnh Bokeo, đặc biệt là các hoạt động du lịch đến Đặc khu kinh tế Tam giác vàng, nơi hiện đã có nhiều cơ sở vui chơi giải trí được đưa vào hoạt động. Sân bay mới nằm gần Đặc khu Kinh tế có diện tích 300 ha và là sân bay thứ hai của tỉnh Bokeo.

Hội chợ tài chính tạo cơ hội tìm nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa-nhỏ-siêu nhỏ

Ngày 22/7/2022, Hội chợ tài chính cho doanh nghiệp vừa-nhỏ-siêu nhỏ (MSME) đã diễn ra tại Phòng Thương mại - Công nghiệp Quốc gia Lào (LNCCI) với mục tiêu giúp các doanh nghiệp MSME tiếp cận thêm nhiều nguồn vốn.

Thiếu vốn từ lâu đã là một trở ngại đối với các doanh nghiệp nhỏ, do đó hội chợ được tổ chức nhằm giúp các ngân hàng và doanh nghiệp có thể trao đổi các ý tưởng và tìm phương thức để có thể dễ tiếp cận nguồn vốn hơn, qua đó giúp các doanh nghiệp nhỏ phát triển.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ tịch điều hành LNCCI Daovone Phachanthavong cho biết hội chợ được tổ chức cả trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp và ngân hàng, trao đổi các kinh nghiệm về việc cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ. Ông nói, Chính phủ thông qua Ngân hàng Trung ương Lào, chỉ định nhiều ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.

Doanh nghiệp muốn vay phải theo đúng hướng dẫn, tiêu chuẩn và phương thức do các ngân hàng đề ra. Điều quan trọng nhất là người đi vay cần tạo được sự tín nhiệm về hoạt động của họ, như lịch sử kinh doanh tốt, có thể có bảo đảm và đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn, tránh các khoản vay không được triển khai cũng như trung thực với ngân hàng về các hoạt động kinh doanh của mình.

Sự kiện được hỗ trợ bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (LIO) và Cơ quan hợp tác và Phát triển Thụy Sĩ (SDC) thông qua dự án xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp MSME bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. (Vientiane Times, ngày 25/7/2022)

Khu kinh tế phức hợp Xaysettha đã sử dụng 1,3 tỷ USD vốn đầu tư

Khu kinh tế phức hợp Xaysettha đã thu hút các nhà đầu tư đến từ 7 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Lào và Mỹ đầu tư phát triển tổng cộng 1,3 tỷ USD, trong đó đầu tư hạ tầng vào khoảng 600 triệu USD, giá trị đầu tư của doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này khoảng 700 triệu USD. Hiện tại có tổng cộng 107 công ty đã ký hợp đồng đầu tư vào khu kinh tế phức hợp Xaysettha, trong đó 52 công ty đã bắt đầu triển khai sản xuất, 55 công ty còn lại hiện đang trong quá trình chuẩn bị bước đầu và đang tiến hành xây dựng.

Công ty liên doanh Lào – Trung cho biết, khu kinh tế phức hợp Xaysettha là dự án liên doanh giữa thủ đô Vientiane, đại diện cho Chính phủ Lào và Công ty đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Xây dựng và đầu tư tỉnh Vân Nam, đại diện Chính phủ Trung Quốc, là đặc khu kinh tế được hai Chính phủ xác định là dự án hợp tác cấp quốc gia, là dự án biểu tượng cho mối quan hệ hai nước Lào – Trung, là khu hợp tác kinh tế thương mại nước ngoài duy nhất của Trung Quốc tại Lào, và cũng là đặc khu kinh tế của Lào nằm trong Sáng kiến Vành đai con đường của Trung Quốc.

Chính phủ hai nước xác định, phát triển đặc khu luôn đi đôi với bảo vệ môi trường, tôn trọng luật pháp và các giá trị văn hoá truyền thống của Lào cũng như nhằm nâng cao đời sống người dân. Tại khu kinh tế phức hợp Xaysettha, đã xây dựng mô hình điểm phát thải khí các-bon thấp. Cho đến nay, khu kinh tế phức hợp Xaysettha đã hoàn thiện phát triển giai đoạn 1: hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu đường, nước máy, điện, văn phòng thuế, v..v, hiện nay đặc khu đang tập trung xây dựng khu thương mại - du lịch và khu vực đô thị mới của thủ đô. (Báo KT-XH, ngày 22/7/2022)

Sử dụng 3,37 nghìn tỷ Kíp phát triển khu du lịch và sân golf tại Vang vieng

Ngày 26/7/2022, Lãnh đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư đại diện cho Chính phủ Lào và Công ty Vangview Review đã ký Hợp đồng tô nhượng dự án phát triển khu du lịch và sân Golf tại huyện Vangvieng, tỉnh Vientiane. Tham gia ký kết có Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Khamchanh Vongsenboun; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin – Văn hoá – Du lịch Lào Phengchanh Phengmeung, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vangview cùng một số đại diện các cơ quan hữu quan khác.

Công ty Vangview là một Công ty thuộc tập đoàn PTL Holding - một trong những tập đoàn đầu tư hàng đầu tại Lào. Dự án phát triển khu du lịch và sân golf dự kiến sẽ được triển khai trên diện tích 261ha tại bản Pakpo và bản Phoudindeng, huyện Vangvieng với mục đích xây dựng nơi đây trở thành trung tâm du lịch thuận tiện và hiện đại, thân thiện với môi trường, đưa nơi này trở thành điểm du lịch khác biệt, đưa các doanh nghiệp sản xuất nhỏ vào khu du lịch, khuyến khích ngành công nghiệp thủ công mang những nét đặc trưng văn hoá Lào, được hưởng các ưu đãi về thuế. Điểm du lịch này cách trung tâm Vangvieng khoảng 4km, cách nhà ga đường sắt Lào – Trung 3,5km và cách đường cao tốc khoảng 7km..

Một số dịch vụ dự kiến sẽ triển khai tại khu du lịch có thể kể đến như: Sân golf, trường đua ngựa, sân thể thao, các hoạt động vui chơi giải trí, trung tâm đào tạo , trung tâm thương mại, cửa hàng miễn thuế, khách sạn, resort 5 sao, cơ sở giáo dục, bệnh viện và hoạt động y tế nhằm tạo ra một hệ sinh thái khép kín. Thời gian xây dựng dự kiến từ 8-9 năm và được chia làm 03 giai đoạn với tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án là 358 triệu USD tương đương 3,37 nghìn tỷ Kíp theo hình thức đầu tư BOT và có thời hạn tô nhượng 50 năm. (Báo KT-XH, ngày 29/7/2022)

BẢN TIN KINH TẾ - ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI LÀO

Chủ biên: Trần Thanh Hải

Ban biên tập: Vương T.Xuân Thủy, Lê T.Phương Hoa, Hà Bảo Trâm, Đàm Đức Cường


   
Trích dẫn

Trả lời

Tên tác giả

Email tác giả

Vai trò *

 
Xem trước 0 Revisions Đã lưu
Chia sẻ: