Notifications
Clear all

Bản tin kinh tế số tháng 10-2021

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Reactions
513 Lượt xem
(@dsqvn-lao)
Trusted Member
Gia nhập: 7 năm trước
Bài viết: 80
Topic starter  

TÌNH HÌNH KINH TẾ LÀO

IMF dự đoán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Lào chỉ đạt 2,1% trong năm 2021

Ngày 28/10/2021, Vientiane Times đưa tin, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Lào sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 2,1% trong năm nay, giảm so với 4,7% được dự báo vào tháng 4/2021 bởi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 2 kéo dài buộc Chính phủ phải áp dụng các biện pháp phong toả, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh tế, tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Giám đốc Cục Châu Á - Thái Bình Dương tại IMF Changyong Rhee cho biết: “Cũng giống như nhiều nước trong khu vực, triển vọng tăng trưởng của Lào giảm xuống chỉ còn 2,1% và dự kiến sẽ phục hồi chậm. Đối với Lào, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế quốc gia và điều này phụ thuộc rất nhiều vào lộ trình tiêm phủ vắc-xin. Hiện nay Lào đang đối mặt với những khó khăn về tài chính, cần huy động nguồn thu trong nước và điều chỉnh chi tiêu công để dành nguồn lực cho ngành y tế thực hiện công tác phòng chống dịch và thúc đẩy tăng trưởng bền vững, toàn diện trong trung hạn.

IMF dự báo, kinh tế Lào có thể tăng trưởng 4,2% trong năm 2022 và 4,5% trong năm 2023. Trong khi đó, các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là nhóm 05 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) vẫn đang gặp các thách thức nghiêm trọng do Covid-19. Triển vọng tăng trưởng Châu Á năm 2021 giảm hơn 1% xuống còn 6,5% so với Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới tháng 4/2021 do những đợt bùng phát dịch mới từ biến chủng Delta. (Báo Vientiane Times, ngày 28/10/2021)

ADB nhận định Covid-19 sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế Lào

    Ngày 22/9/2021, theo cập nhật báo cáo của ADB, làn sóng dịch Covid-19 diễn ra tại Lào đã tác động đến tăng trưởng kinh tế quốc gia này; theo đó, mức tăng trưởng dự báo chỉ đạt khoảng 2,3% trong năm 2021, thấp hơn so với 4% trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội điều chỉnh của Lào vào tháng 4/2021 và thấp hơn mức dự báo trước đây của ADB.

    Đại diện ADB thường trú tại Lào Sonomi Thanaka cho biết, các chính sách nhằm giảm sự lây lan của dịch Covid-19 đã kìm hãm sản xuất và tác động mạnh đến tới tăng trưởng của các ngành thương mại, kinh doanh, vận tải và dịch vụ du lịch; sự suy giảm của các hoạt động kinh tế làm tăng số người mất việc làm và giảm thu nhập của các gia đình, đặc biệt là phụ nữ và những người có trình độ thấp, chưa qua đào tạo. Việc sớm phục hồi sẽ phụ thuộc vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình để trở lại cuộc sống bình thường mới.

    Theo đại diện ADB, trung bình 7 tháng đầu năm 2021, chỉ số lạm phát ở mức 3,1%, giá trị đồng Kíp giảm mạnh so với đồng ngoại tệ USD, Baht; tỷ giá hối đoái, trao đổi tiền tệ giữa hệ thống ngân hàng thương mại với thị trường tự do chênh lệch cao, ở mức 20% đã tác động đến dự trữ ngoại hối, trong khi nợ nước ngoài của Lào cao, nguồn thu ngân sách thấp hơn mức thu trước khi có dịch bệnh làm hạn chế việc cân đối ngân sách của Chính phủ.

    Báo cáo chỉ rõ, việc tái phục hồi kinh tế quốc gia phụ thuộc vào việc cấp phép mới các dự án khai thác khoáng sản và nguồn thu từ việc xuất khẩu điện cùng với việc vận hành tuyến đường sắt cao tốc kết nối giữa Lào và Trung Quốc vào tháng 12/2021. Theo dự báo, khí hậu ấm dần, mưa gió thuận, mùa màng và hoa màu không bị ảnh hưởng do thời tiết sẽ tạo thuận cho phát triển nông nghiệp Lào, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức do tình hình dịch Covd-19 đang diễn biến phức tạp, các biện pháp phòng chống, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế khu vực và Lào trong năm 2021. Việc đưa ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời nhằm tạo sự ổn định, vững mạnh trong điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô và cải thiện môi trường, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư là cần thiết để phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ xã hội. (Báo KT-XH, 23/9/2021)   

Lào ghi nhận thâm hụt thương mại 100 triệu USD trong 9 tháng đầu năm

Theo Bộ Công Thương Lào, Lào ghi nhận thâm hụt thương mại gần 100 triệu USD trong 9 tháng đầu năm, trong đó kim ngạch xuất khẩu là 4,1 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 4,2 tỷ USD (con số trên chưa bao gồm kim ngạch xuất khẩu điện).

Sản phẩm xuất khẩu chính là quặng đồng, đồng và sản phẩm từ đồng, phụ tùng máy ảnh, chuối, vàng hỗn hợp, quần áo, cao su, đường, sắn, cà phê hạt, ngô ngọt, trái cây (dưa hấu, chanh leo và me) và gỗ chế biến.

Sản phẩm nhập khẩu chính là phương tiện (không gồm xe máy và xe đầu kéo), thiết bị cơ khí (ngoài phương tiện cơ giới), thép, sản phẩm thép, thép từ tính, phụ tùng ô tô (không bao gồm lốp, kính và xích), sản phẩm điện tử, xăng, nhựa, đá quý và đá bán quý, phân bón và chất thải nhà máy thực phẩm.

Thị trường chính của Lào là Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Kim ngạch hai chiều giữa Lào và Thái Lan đạt 640 triệu USD, Lào-Trung Quốc 1,7 tỷ USD và Lào-Việt Nam khoảng 842 triệu USD.

Mặc dù dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy thương mại, đặc biệt qua việc cung cấp kết nối vận tải tốt hơn. Năm 2020, tổng giá trị kim ngạch của Lào đạt 11,2 tỷ USD với thâm hụt thương mại 1 tỷ USD.

Lào dự tính kết nối mạnh hơn với các nước láng giềng ASEAN, Trung Quốc và các nước Châu Âu và hy vọng đường sắt Lào-Trung vận hành vào tháng 12 sẽ mang nhiều cơ hội đầu tư và thương mại trong những năm tới. Cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư và đối tác thương mại nước ngoài qua việc dỡ bỏ những rào cản không cần thiết, có các ưu đãi, ban hành cơ chế chính sách thông thoáng và quy định rõ ràng, minh bạch, thực thi nghiêm túc.

Riêng thị trường Trung quốc, Lào ghi nhận thặng dư thương mại trong 9 tháng đầu năm, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Thái Lan vẫn là đối tác thương mại lớn nhất, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất. (Vientiane Times, 12/10/2021)

Lào và mục tiêu thoát khỏi danh sách các nước chậm phát triển nhất (LDC)

Ngày 8/10/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào phối hợp với Điều phối viên thường trú LHQ (UNRC) tổ chức cuộc họp trực tuyến nhằm cập nhật tình hình chuẩn bị các nội dung cho Hội nghị bàn tròn lần thứ 13 tại Lào, trong đó đề cập đến mục tiêu và tiến trình thoát khỏi danh sách các nước chậm phát triển nhất.

Theo báo cáo phát triển kinh tế xã hội lần 9 của Lào được thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa IX, Chương trình Hành động Istanbul năm 2011 đặt mục tiêu ít nhất một nửa trong số 47 quốc gia chậm phát triển nhất (LDC), trong đó có Lào, sẽ đáp ứng các tiêu chí để ra khỏi danh sách các nước chậm phát triển nhất vào năm 2020. Tuy nhiên, mục tiêu này có thể không đạt được vì trong giai đoạn 2011-2021, chỉ có 14 quốc gia đủ điều kiện vào thời điểm khác nhau trải dài trong suốt thập kỷ này. Tại cuộc họp đánh giá được tổ chức ba năm một lần vào năm 2021, Lào đã đáp ứng cả ba tiêu chí và được đề nghị ra khỏi danh sách các nước LDC, với thời gian chuyển tiếp kéo dài 5 năm. Dựa trên đánh giá của Ủy ban Chính sách Phát triển của LHQ (CDP), Lào đã đáp ứng cả ba tiêu chí tốt nghiệp gồm: Tổng thu nhập quốc dân (GNI) đạt 2.265 USD, vượt yêu cầu là 1.222 USD trở lên, Chỉ số tài sản con người (HAI) đạt 72,2 vượt ngưỡng quy định từ 66 trở lên và Chỉ số tổn thương kinh tế (EVI) đạt 26,6 vượt ngưỡng quy định là dưới 32. Sau 2 lần liên tiếp được đánh giá, Lào đã được coi là đủ điều kiện (tại lần đánh giá trước vào năm 2018, Lào chỉ đạt 2 trong 3 tiêu chí: GNI và HAI, nhưng không đạt tiêu chí EVI). Phương pháp tính toán chỉ số cũng phần nào đóng góp vào kết quả của sự cải thiện chỉ số tổn thương kinh tế ở Lào.

Các lợi ích của việc là một nước LDC gồm khả năng tiếp cận thị trường ưu đãi (bao gồm quyền lợi Mọi thứ trừ Vũ khí EBA và khả năng tiếp cận các khoản vay lãi suất thấp). Những lợi ích này sẽ không còn khi Lào thoát khỏi tình trạng LDC. Tuy nhiên, do xuất khẩu và giá trị xuất khẩu của Lào đối với quyền lợi EBA không nhiều, nên đây không phải là vấn đề đáng lo ngại. Về lâu dài, Lào sẽ có được những lợi ích lớn hơn sau khi rời khỏi danh sách LDC, nền kinh tế Lào sẽ phát triển đa dạng hơn song song với việc giải quyết những hạn chế và thách thức của sự phát triển mang lại. Vì vậy, cần phải có kế hoạch và xác định chiến lược cho việc này. Các nước kém phát triển nhất, đã được hưởng lợi từ 136 giải pháp hỗ trợ quốc tế, vì vậy cần phải đảm bảo sự liên tục, không gián đoạn của nền kinh tế bằng các biện pháp nhất quán trong giai đoạn chuyển tiếp và sau khi rời khỏi danh sách LDC.

Lợi ích của việc thoát khỏi danh sách LDC đối với Lào gồm: (i) giúp nâng cao vị thế của đất nước, với định hướng chiến lược rõ ràng hơn và nỗ lực đảm bảo thực hiện hiệu quả hơn; (ii) cải thiện uy tín trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện tiếp cận tài chính và các điều khoản tín dụng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, những lợi ích đó có thể sẽ bị ngắt đoạn nếu xếp hạng tín dụng quốc gia, lịch sử tín dụng và môi trường kinh doanh của quốc gia không đáp ứng được các kỳ vọng từ bên ngoài.

Chính phủ Lào phải tiếp tục ưu tiên và chuẩn bị toàn diện cho việc thoát khỏi danh sách LDC với giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 5 năm (2021-2026) nhằm đảm bảo việc rời khỏi danh sách LDC diễn ra suôn sẻ và bền vững. Lào cần thực hiện các biện pháp phát triển để đối phó với những tác động có thể xảy ra, hướng tới phát triển bền vững, tự lực thông qua từng bước cắt giảm các rào cản kinh tế. Chiến lược chuyển tiếp hợp lý nhằm xây dựng khả năng chống chịu các tác động bên ngoài như việc suy giảm viện trợ, đầu tư nước ngoài quy mô lớn, có giải pháp chuẩn bị sẵn sàng theo Chương trình Khung Sendai về Giảm thiểu rủi ro thiên tai và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC). (Báo cáo phát triển Kinh tế xã hội lần 9 của Lào)

Các lĩnh vực tiềm năng phát triển kinh tế Lào

Theo Báo cáo phát triển kinh tế xã hội lần 9 của Lào, Chính phủ Lào ghi nhận, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng của Lào là động lực tăng trưởng chính của đất nước những năm vừa qua và sẽ tiếp tục là một lực lượng phát triển kinh tế lớn nếu việc tái cấu trúc nền kinh tế Lào diễn ra theo hướng đa dạng hóa hàng hóa, thị trường và nguồn vốn; chuyển dịch, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số; giảm thiểu các rủi ro ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước.

Các lĩnh vực có tiềm năng phát triển kinh tế Lào gồm nông nghiệp, du lịch, năng lượng và giao thông vận tải, trong đó nông nghiệp và du lịch có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất.

Nông nghiệp: Lào có diện tích đất sản xuất lớn do mật độ dân số thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sạch, hiện đại và bền vững đang có nhu cầu ngày càng cao cả trong nước và thị trường quốc tế. Lào được hưởng nhiều chính sách thuế quan ưu đãi, đặc biệt là tiếp cận thị trường miễn thuế và được cấp hạn ngạch đối với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc và EU. Tuy nhiên, do hạn chế về năng suất, nguồn ngân sách, khả năng công nghệ và ảnh hưởng bởi thiên tai nên sản xuất nông nghiệp Lào chưa ổn định, chưa đáp ứng được nhu cầu và chất lượng xuất khẩu.

Du lịch: Là một lĩnh vực có tiềm năng lớn tại Lào do vị trí địa lý của đất nước được kết nối với nhiều quốc gia láng giềng và sở hữu nhiều nét văn hóa cũng như điều kiện tự nhiên độc đáo. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của LHQ (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế đến Lào năm 2019 đạt 4,8 triệu lượt, tăng 14,4% đã đưa Lào trở thành một trong những điểm du lịch phát triển nhanh nhất thế giới. Du lịch đóng góp 13% GDP và 13% tổng số việc làm, năm 2019, trước khi bị tác động bởi đại dịch COVID-19, tổng doanh thu từ du lịch quốc tế Lào đạt hơn 900 triệu USD. Do đó, cần thúc đẩy phát triển du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn như các chương trình homestay, bảo tồn thiên nhiên và thủ công mỹ nghệ, ví dụ quảng bá, phát triển du lịch gắn với sử dụng các sản phẩm địa phương, vật liệu trang trívà hàng thủ công mỹ nghệ…

Năng lượng: Lào có tiềm năng phát triển thủy điện cao, do đó rất cần tăng cường nỗ lực trong sản xuất, tiêu thụ năng lượng sạch đồng thời nghiên cứu khả năng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu loại năng lượng này. Thúc đẩy việc sử dụng xe điện (một chỉ số trong Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh của Lào), giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang dùng điện. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu cụ thể, các đánh giá tính khả thi về nhu cầu năng lượng của các ngành khác nhau.

Giao thông vận tải: Giao thông vận tải là một lĩnh vực có khả năng biến những thách thức của Lào từ một quốc gia không giáp biển thành một nước có nhiều cơ hội hội nhập và kết nối khu vực và quốc tế. Các cơ hội đến từ sự kết nối vận tải đường bộ và đường hàng không, như tuyến đường sắt Lào-Trung và đường cao tốc Viêng Chăn-Vang Viêng thúc đẩy vận chuyển hàng hóa sản xuất trong nước và xuất khẩu sang các nước láng giềng; tạo điều kiện hội nhập vào chuỗi giá trị. Cần thiết có các điều chỉnh chính sách nhằm đảm bảo tính linh hoạt, nhanh chóng, chất lượng, hiệu quả; xây dựng quy mô phù hơp với lợi ích kinh tế và giữ gìn môi trường bền vững.(Báo cáo phát triển Kinh tế xã hội lần 9 của Lào)

Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) tại Lào

Theo Báo cáo phát triển Kinh tế xã hội lần 9 của Lào, năm 2015, tại trụ sở LHQ ở New York, Hoa Kỳ, Chương trình nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững đã thông qua 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) cùng với 169 mục tiêu cụ thể. Ngày 7/9/2016 tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào đã thông qua mục tiêu thứ 18 của mình với tên gọi “Sống an toàn trước vật liệu chưa nổ (UXO)” để giải quyết các thách thức về bom mìn, vốn là một trong những cản trở lớn đối với sự phát triển ở Lào.

Việc thực hiện các mục tiêu SDGs ở Lào đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong nhiều lĩnh vực, như việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện mục tiêu SDGs do Thủ tướng Lào làm Trưởng ban và thành viên tham gia từ tất cả các ngành có liên quan nhằm điều phối tổng thể việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và các kế hoạch phát triển ngành và địa phương.

92 chỉ số SDGs đã được lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 8 (2016 - 2020) của Lào. Tháng 7/2018, lần đầu tiên Lào đưa ra Báo cáo quốc gia tự nguyện (VNR) về tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững tại New York, Hoa Kỳ. Báo cáo cho biết tiến độ thực hiện của 124/242 chỉ số toàn cầu; hiện tại, các ngành và địa phương đang tiếp tục nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Có nhiều thách thức trong quá trình thực hiện các mục tiêu SDGs tại Lào như thiếu vốn, trình độ hiểu biết và ý thức làm chủ trong việc thực hiện của một số ngành và người dân.

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế và Xã hội, LHQ về Châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP) năm 2019 cho rằng các quốc gia của khu vực này, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất và Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) phải tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực khoảng 12-16% GDP để giải quyết tình trạng nghèo đói và cải thiện giáo dục. Báo cáo nhấn mạnh Lào cần tăng cường nỗ lực cải thiện giáo dục, y tế và bảo trợ xã hội, phù hợp với định hướng Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (2021-2025); cần huy động các nguồn lực, tiếp tục lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào kế hoạch phát triển, kế hoạch tài chính trong quá trình xây dựng chính sách, khung giám sát - đánh giá với cơ chế thực hiện rõ ràng.

Đại dịch Covid-19 đã cản trở các nỗ lực phát triển và tiếp tục làm xấu đi khả năng đạt được các mục tiêu trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của các quốc gia trong đó có Lào, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách hỗ trợ phát triển và đầu tư bị thu hẹp, tỷ lệ đói nghèo gia tăng, hệ thống y tế quá tải và rủi ro biến đổi khí hậu ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ chung, phương hướng và các ưu tiên của Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 của Lào (2021-2025) đang xây dựng phù hợp với các khuyến nghị mà Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững (SDSN) đưa ra trong Báo cáo SDG 2020 nhằm phục hồi kinh tế và hướng tới đạt được các SDGs. (Báo cáo phát triển Kinh tế xã hội lần 9 của Lào)

50 tấn gạo đầu tiên Lào xuất khẩu sang EU

Báo Vientiane Times ngày 5/10/2021 đưa tin, Lào đã xuất khẩu 50 tấn gạo lần thứ nhất sang EU, việc này đem lại hy vọng nâng cao thu nhập cho người nông dân và tăng nguồn thu ngoại tệ cho Lào.

Theo Truyền hình Lào, chuyến hàng đầu tiên bao gồm loại gạo Thadokkham-8 (TDK8) được Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Xuất nhập khẩu Chăm-pa-hỏm xuất khẩu sang Bỉ, trị giá 29.000 USD. Đây là một phần của dự án xúc tiến sản xuất gạo thương mại của Bộ Nông Lâm, với khoản vay được hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới.

Theo Giám đốc Công ty Chăm-pa-hỏm, Lào có tiềm năng xuất khẩu gạo, đặc biệt là gạo TDK8, loại gạo được trồng cả mùa mưa và mùa khô. Công ty đã khuyến khích người dân trồng 600ha gạo TDK8 ở huyện Pak-ngừm và Xay-thạ-ny của Viêng-chăn. Hiện Công ty đang có kế hoạch làm việc với các ngành liên quan khuyến khích người dân mở rộng thêm diện tích và tăng sản lượng để có thể xuất khẩu nhiều hơn, hướng đến tăng lượng xuất khẩu hàng năm lên 3.000 tấn gạo/năm.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông Lâm, Tiến sỹ Bun-khuông Khăm-bun-hương, khách hàng Châu Âu thường ưa chuộng gạo của Lào vì Lào có nền nông nghiệp sạch. Tuy nhiên, một trong những thách thức đối với người nông dân là sản xuất gạo đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt của các nước châu Âu, từ việc gieo cấy, thu hoạch, phơi và xay xát. TDK8 không được trộn với loại khác. Người nông dân và các doanh nghiệp tham gia phải được đào tạo thêm để đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu. TDK8 có thể được trồng ở miền Trung và Nam Lào, đặc biệt ở tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt và Chăm-pa-sắc. Để đảm bảo chất lượng gạo và bảo vệ thị trường xuất khẩu, tới đây cần phải lập ra nhóm những nhà sản xuất và nông dân có chung lợi ích.

Theo bà Bun-hiêng, cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Lào sẽ có thể được cải thiện đáng kể sau khi đường sắt Lào-Trung đi vào hoạt động vào tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp của Lào cũng cần chuẩn bị tốt nếu muốn thúc đẩy xuất khẩu theo Hành lang kinh tế Lào-Trung.

Lào có tiềm năng rất lớn sản xuất gạo xuất khẩu sang Trung Quốc, một thị trường 1,4 tỷ dân. Để thành công trong xuất khẩu lúa gạo, các ngành hữu quan cần định dạng các chủng loại cũng như chất lượng của nông sản xuất khẩu thị trường Trung Quốc và châu Âu yêu cầu, đồng thời đề ra phương cách làm thế nào để Lào có thể cung cấp đúng chủng loại nông sản đáp ứng nhu cầu của những thị trường này. (Vientiane Times, 05/10/2021)

Lào cố gắng đạt 200 triệu USD xuất khẩu trâu bò trong năm nay

Theo Bộ Công Thương Lào, kim ngạch xuất khẩu trâu bò năm nay có thể vượt 200 triệu USD cho dù gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19. 9 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu trâu bò đã đạt khoảng 180 triệu USD. Năm ngoái, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trâu bò đạt hơn 250 triệu USD.

Việt Nam là thị trường lớn nhất cho trâu bò xuất khẩu của Lào với kim ngạch lên đến 247 triệu USD.

Chính phủ kêu gọi người nông dân và cơ sở sản xuất tại 18 tỉnh trên cả nước tăng cường nuôi trâu bò để xuất khẩu, đặc biệt để bán sang thị trường Trung Quốc do nhu cầu lớn từ nước này và đặc biệt khi đường sắt Lào-Trung trị giá 5,9 tỷ USD dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 12 tới sẽ tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa.

Vụ Chăn nuôi thuộc Bộ Nông Lâm mới đây đã tổ chức cuộc họp thảo luận với quan chức và doanh nhân trên cả nước về sản xuất trâu bò. Phát biểu tại cuộc họp, Vụ trưởng Vụ Chăn nuôi khẳng định Chính phủ sẽ hướng đến mục tiêu hàng năm chăn nuôi ít nhất 50.000 gia súc.

Theo thỏa thuận liên Chính phủ, Lào sẽ xuất khẩu 500.000 gia súc sang Trung Quốc. Theo quan chức Lào, người dân nuôi gia súc xuất khẩu sang Trung Quốc có cả cơ hội và thách thức về số lượng và chất lượng. Việc bán trâu bò sang Trung Quốc tạo ra lợi ích lớn không chỉ cho nhà sản xuất và nông dân mà còn cho cả quốc gia. (Vientiane Times, 25/10/2021)

Tổ hợp 7 đập thuỷ điện ở sông Nam Ou - nguồn sản xuất năng lượng bền vững mang lại lợi ích về kinh tế

Ngày 06/10/2021, báo KT-XH đưa tin, năm 2012, 07 bậc thang thuỷ điện trên sông Nậm-Ou được triển khai xây dựng, đến nay đã hoàn thành đưa vào vận hành sản xuất điện. Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Daovong Phonekeo, các Tỉnh trưởng, Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Luang Prabang, cùng với các ban ngành liên quan cấp Trung ương và địa phương tham dự lễ khánh thành trực tuyến.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Daovong Phonekeo đại diện Đảng và Chính phủ Lào chúc mừng thành công của tổ hợp đập thuỷ điện trên, biểu dương Công ty phát triển dự án, Ban Quản lý dự án, Công ty tư vấn, Công ty nhận thầu, các cán bộ, chuyên gia, công nhân đã tập trung trí lực, nâng cao trách nhiệm, vượt qua khó khăn trên mọi phương diện để đưa dự án thuỷ điện Nam Ou đạt được tiến độ đã đề ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

Dòng Nam Ou là phụ lưu lớn nhất của dòng Mê Công trên lãnh thổ Lào, chủ đầu tư là liên doanh giữa Công ty Power China (Trung Quốc) và Chính phủ Lào, dự án có 07 đập nằm tại 2 tỉnh: đập 1, 2, 3 nằm tại tỉnh Luang Prabang và đập 4, 5, 6, 7 tại tỉnh Phongxaly.

Dự án được tiến hành 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 được triển khai vào năm 2012, với các bậc 2-5-6, có tổng công suất là 540 MW, hoàn thành đưa vào vận hành sản xuất điện vào 01/01/2017. Năm 2016, triển khai xây dựng giai đoạn 2, với 04 bậc 1-3-4-7, có tổng công suất thiết kế 732 MW, hoàn thành vận hành vào năm 2020; hiện đập thứ 7 đã cơ bản hoàn thành, đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm.

Dự án phát triển đập thuỷ điện theo dòng Nam Ou nằm trong kế hoạch chiến lược phát triển năng lượng thuỷ điện tại Lào, là dự án có tính bền vững, thân thiện với môi trường và có hiệu quả về kinh tế, là nguồn cung cấp điện sạch, quy mô lớn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Lào. (Báo KT-XH, ngày 06/10/2021)

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI

Chính phủ Lào quyết tâm bịt lỗ hổng thu ngân sách nhà nước

    Ngày 16/9/2021, Chính phủ Lào ban hành Sắc lệnh số 18/TTg về việc tăng cường quản lý và ngăn chặn thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước nhằm quản lý và bịt các lỗ hổng nguồn thu ngân sách và nhằm quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ phát triển đất nước.

    Sắc lệnh gồm 19 điều, giao cho các Bộ, ngành và địa phương, các đơn vị tổ chức dịch vụ công...chịu trách nhiệm về lĩnh vực mình phụ trách, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật trong việc quản lý và ngăn chặn thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước. Các Bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, địa phương dừng, bãi bỏ các văn bản pháp lý dưới luật không phù hợp với luật và quy định trong việc quản lý thu ngân sách nhà nước; Ủy ban quản lý và khuyến khích đầu tư các cấp chủ trì tăng cường trách nhiệm trong việc nghiên cứu, ban hành các biện pháp theo đúng các luật về Khuyến khích đầu tư (sửa đổi), Luật quản lý thuế; luật thuế thu nhập; luật thuế GTGT (VAT); luật doanh nghiệp, luật kế toán và các luật khác có liên quan. Trong trường hợp các vấn đề nằm ngoài phạm vi quy định của luật và các văn bản dưới luật, phải đề xuất Chính phủ xin phép Quốc hội quyết định đối với từng trường hợp, dự án lớn liên quan đến tài nguyên, khoáng sản, năng lượng điện và dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

    Bộ Tài chính và ngành tài chính cấp cơ sở chịu trách nhiệm rà soát chính sách, luật và các văn bản dưới luật của ngành tài chính đã ban hành hiện nay và nghiên cứu xây dựng mới luật và các văn bản dưới luật để bảo đảm quản lý thu và các nguồn thu tiềm năng đúng, đầy đủ và nhiều hơn; bịt các lỗ hổng thất thoát từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ thu, đảm bảo không để lẩn trốn, tránh nghĩa vụ đối với nhà nước...

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chủ trì, ban hành các biện pháp thúc đẩy tiến độ triển khai của các dự án đã được cấp phép tô nhượng khai thác, chế biến trong lĩnh vực khoáng sản, tiến độ triển khai các dự án về năng lượng, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của luật...

    Các Bộ, ngành và địa phương phối hợp với các tổ chức xã hội, cộng đồng...có trách nhiệm tham gia, theo dõi, giám sát kết quả hoàn thành và các lỗ hổng thất thoát trong việc thực thi nhiệm vụ của Chính phủ phù hợp với quy định của pháp luật. (Báo KT-XH, 24/9/2021)     

Một số kết quả trong công tác chống tham nhũng của Chính phủ Lào

    Ngày 20/10/2021, báo KT-XH đưa tin, qua thực hiện Chỉ thị 15/TTg của Thủ tướng Chính phủ Lào về công tác chống tham nhũng trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên toàn quốc trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

    Năm 2020, Thanh tra nhà nước và Cơ quan chống tham nhũng các cấp đã thực hiện thanh kiểm tra 650 mục tiêu, phát hiện thiệt hại 1.561,25 tỷ Kíp; 147.387 USD, thu giữ lại được 32,89 tỷ Kíp, 116.896 USD, 19 mảnh đất; thu giữ gần 2.605 m3 gỗ tròn; dừng hoạt động hơn 2.788 xưởng chế biến gỗ không chuẩn quy định, thu hồi giấy phép kinh doanh 1.636 xưởng. Qua việc thực hiện thanh kiểm tra, đã phát hiện và đưa ra xét xử 05 vụ án, có 24 người vi phạm bị xử lý, trong đó có 16 người là cán bộ, nhân viên nhà nước, với trị giá hơn 208,13 tỷ Kíp, 331,83 triệu Baht, 14,03 triệu USD; đã thu lại được 14,04 tỷ Kíp, 4,14 triệu Baht. Đối với các chương trình dự án, Thanh tra nhà nước đã thực hiện kiểm tra 191 dự án với tổng giá trị 2.095,45 tỷ Kíp, trong đó, đã loại bỏ 141 dự án với tổng giá trị 1.574,70 tỷ Kíp, vẫn còn tồn tại 50 dự án với tổng giá trị 520,76 tỷ Kíp chưa kịp xử lý; thực hiện hoàn thành thanh kiểm tra 03 Bộ, 06 tỉnh và thủ đô Viêng Chăn.

     Ngày 02/7/2021, theo tin từ Tạp chí Thanh tra, nhận nhiệm vụ thực thi Chỉ thị 15/TTg, đầu tháng 7/2021, Thanh tra nhà nước phối hợp với 03 Bộ liên quan đã tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng giai đoạn 2016-2020 thực hiện được 12 chương trình kiểm tra, phát hiện 91 xe vận tải và 01 tàu thuyền chở gỗ bán ra nước ngoài; thu giữ được tổng số 6.037 m3 gỗ tròn, có giá trị khoảng hơn 45 tỷ Kíp; thực hiện kiểm tra theo tin báo của nhân dân 08 lần, phát hiện thiệt hại và thu giữ được 2.580 m3 gỗ tròn, trị giá khoảng hơn 17 tỷ Kíp; kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, phát hiện nhiều m3 gỗ không có nguồn gốc, xuất sứ hồ sơ giấy tờ rõ ràng.

Qua thực hiện kiểm tra của Ủy ban chuyên trách cấp địa phương cũng phát hiện nhiều sai phạm, đặc biệt đối với lĩnh vực khai thác và chế biến gỗ, bắt giữ nhiều trường hợp vi phạm đưa ra xét xử, phát hiện sai trái nhiều hợp đồng mua bán gỗ với tổng số hơn 85.692 m3 và hơn 487 tấn, có tổng giá trị154,57 tỷ Kíp và 1.741.952 USD. Giai đoạn 2016-2020, thu giữ được 297.708 m3, tổng giá trị lên đến hơn 127.523.722 USD. (Báo KT-XH, 20/10/2021)

Cải cách mô hình hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn Covid-19

    Từ ngày 19-20/10/2021, Hiệp hội tài chính vi mô cùng Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thường trú tại Lào hợp tác với Switzeland (SDC) tổ chức tập huấn trực tuyến với chủ đề “Cải cách mô hình kinh doanh trong giai đoạn Covid-19” nhằm thúc đẩy doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) với chương trình hỗ trợ xây dựng năng lực cho các MSME của Lào. Thành phần tham dự tập huấn là các nhà doanh nghiệp trên toàn Lào.

Chủ tịch Hiệp hội tài chính vi mô Somphone Sisenglat và Đại diện ILO tại Lào Anjali Patel khai mạc chương trình tập huấn.

Trong thời gian tập huấn, Tổng Giám đốc tài chính hiệp hội, chuyên gia về tài chính vi mô và tài chính nông thôn Pamuon Phetmani với trình độ hiểu biết và kinh nghiệm nhiều năm tham gia các dự án quốc tế đã đưa ra những suy nghĩ và sáng kiến để có thể chống chịu trước lạm pháp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược điều chỉnh của doanh nghiệp; khuyến khích tạo ra các ý tưởng mới trong doanh nghiệp mình và sự quyết tâm để thay đổi mô hình kinh doanh trong giai đoạn Covid-19. Ngay trong khi dịch bệnh đang diễn ra, nhiều doanh nghiệp đã không chủ động điều chỉnh mô hình kinh doanh và tìm hướng đi thích hợp cho doanh nghiệp mình đã vấp phải những khó khăn, đóng cửa; trong khi đó, chủ doanh nghiệp nào thay đổi kịp thời phương thức kinh doanh sẽ trụ vững và phát triển.

Tham gia đợt tập huấn lần này là những doanh nhân từ nhiều ngành nghề, thực tế đã vấp phải những khó khăn, thách thức do tác động của dịch bệnh, các nhà sản xuất không bán được sản phẩm, các khách sạn, nhà hàng không có khách đến ăn, ở thường xuyên...và trường học không tổ chức giảng dạy được, buộc phải dừng hoạt động, tạm đóng cửa. Sau khi tham gia khóa tập huấn, các doanh nhân có thể tìm được hướng đi cho mình một cách chủ động và sáng tạo, điều chỉnh, cải cách phương thức hoạt động, thay đổi mô hình kinh doanh cũng như tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuyển sang trạng thái bình thường mới. Tạo cho MSME đa dạng hóa phương thức sản xuất, kinh doanh, có khả năng tự xử lý các khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh.

Nhưng điều quan trọng không thể thiếu đó là sự vào cuộc của hệ thống chính trị, Chính phủ tạo các điều kiện cần thuận lợi cho các MSME hoạt động, đặc biệt trong việc tiếp cận nguồn vốn, không làm gián đoạn dòng tiền để tái phục hồi sản xuất kinh doanh. (Báo KT-XH, 22/10/2021)

Chính phủ bật đèn xanh cho việc sử dụng xe điện, đặt mục tiêu 1% phương tiện sử dụng điện vào năm 2025

Ngày 4/10/2021, Chính phủ Lào đã thông qua Nghị quyết số 08/CP về chính sách sử dụng xe điện tại Lào, chính thức bật đèn xanh cho việc nhập khẩu và sử dụng xe điện để tiết kiệm, giải quyết vấn đề khó khăn về kinh tế - tài chính cũng như giảm thiểu tác hại tới môi trường và sức khoẻ đối với mỗi cá nhân.

Chính phủ khoá IX đã ra Chỉ thị về xe công số 599/CP, nghiên cứu chuyển sang sử dụng xe sử dụng năng lượng sạch (điện, năng lượng mặt trời…) để thay thế xe sử dụng dầu, nhằm giảm nhập khẩu dầu từ nước ngoài, giảm thất thoát ngoại tệ, giảm chi tiêu trong việc sử dụng xe chạy bằng dầu và khuyến khích sử dụng năng lượng điện mà Lào đang có thế mạnh sản xuất.

Chính sách đối với nhà nhập khẩu và phát hành xe điện được thực hiện dựa trên các quy định và luật về khuyến khích đầu tư, luật về thuế thu nhập cá nhân, luật về thuế hải quan, luật và các quy định liên quan khác nhằm khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu và mở bán xe điện. Chính phủ không giới hạn quota nhập khẩu xe điện để khuyến khích cạnh tranh giá theo cơ chế thị trường. Xe điện nhập khẩu và đưa ra bán tại Lào phải bảo đảm chất lượng, an toàn về mặt kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế; có trung tâm dịch vụ bảo hành, sửa chữa và thay thế phụ tùng đồng thời có hệ thống xử lý ắc-quy kém chất lượng và rác thải từ xe điện để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường; quy định biển số xe hoặc chỉ dấu đặc biệt đối với xe điện để nhà chức trách và cá nhân có thể phân biệt dễ dàng.

Đối với nhà sản xuất, Chính phủ khuyến khích các cá nhân, pháp nhân trong nước và quốc tế quan tâm đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất trang thiết bị, phụ tùng dành cho xe điện để cung cấp trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài dựa trên chính sách về luật thuế thu nhập cá nhân, thuế hải quan; đối với việc nhập khẩu trang thiết bị và phụ tùng cho xe điện, giảm thuế thu nhập và phí tô nhượng khu đất công dành cho doanh nghiệp sao cho phù hợp với luật khuyến khích đầu tư, luật về thuế, luật quản lý thuế, luật và các quy định liên quan khác.

Đối với các dịch vụ về xe điện, Chính phủ khuyến khích các cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ sạc điện; miễn trừ hoặc giảm thuế nhập khẩu trang thiết bị và hệ thống trạm dịch vụ sạc điện; quy định cơ cấu giá điện đối với các trạm dịch vụ sạc điện; tạo điều kiện lắp đặt các trạm sạc điện tại các địa điểm trong thành phố lớn, khu vực nông thôn và theo tuyến đường quốc lộ trên khắp cả nước; thúc đẩy các doanh nghiệp cung cấp dầu từng bước chuyển sang phát triển trạm dịch vụ sạc điện.

Chính phủ đưa ra chính sách về cơ cấu giá điện đối với các trạm dịch vụ sạc xe điện, quy định dự thảo chi tiêu đối với nhà đầu tư phát triển trạm dịch vụ sạc xe bao gồm chi phí sửa chữa, đầu tư đường sá, quỹ khuyến khích phát triển nguồn năng lượng và chi phí đối với hệ thống trùng tu đường sá và hệ thống sạc trực tiếp. Chính phủ yêu cầu Công ty Điện lực Quốc gia Lào quy định cơ cấu giá điện theo mùa dành cho nhà đầu tư phát triển trạm sạc xe điện (mùa mưa rẻ hơn mùa khô); khuyến khích cá nhân, pháp nhân xây dựng trung tâm dịch vụ thay thế phụ tùng xe điện phải có cách thức xử lý đối với các phụ kiện bỏ đi đặc biệt là ắc quy kém chất lượng. Đối với người sử dụng xe điện, Chính phủ yêu cầu Công ty điện lực Lào cung cấp dịch vụ lắp đặt đối với thiết bị sạc xe mà không thu phí ắc-quy tại nơi cư trú, bảo đảm an toàn về mặt kỹ thuật; phí thường niên dành cho xe điện thấp hơn phí dành cho xe chạy bằng dầu ít nhất 30% tuỳ theo công suất; ưu tiên chỗ đỗ xe điện theo điểm hoặc theo trạm sạc xe điện tại các khu vực công.

Chính phủ sẽ tiên phong và là hình mẫu trong việc sử dụng xe điện bắt đầu từ việc mua xe điện cho toàn bộ xe công vụ mới, cho các lãnh đạo cấp cao Nhà nước Lào; ngoài ra còn thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước, xe vận tải công từng bước chuyển sang sử dụng xe điện; khuyến khích các tổ chức công -tư và các cá nhân tại các thành phố lớn và các tuyến quốc lộ từng bước chuyển sang sử dụng xe điện. (Báo KT-XH, Vientiane Times, 08, 26/10/2021)

Cùng chủ đề này, Vientiane Times đưa tin, ngày 11/10/2021, Chính phủ dự định tăng số lượng phương tiện chạy điện 1% đến năm 2025 và 30% vào năm 2030. Thủ tướng Phăn-khăm phê duyệt chính sách mới về sử dụng phương tiện chạy điện,  giảm thiểu nhập khẩu xăng dầu và giảm thiểu khí thải độc hại. Lào đang xúc tiến việc sử dụng năng lượng xanh trong ngành vận tải. Đây là một phần trong giải pháp chính sách của Chính phủ hiện đã được chuyển thành Kế hoạch Hành động đến năm 2025, Chiến lược cho năm 2030 và Tầm nhìn đến năm 2050.

Chính sách nói trên là một phần trong nỗ lực thực hiện chương trình nghị sự quốc gia nhằm xử lý những khó khăn kinh tế và tài chính của đất nước thông qua thắt chặt chi tiêu, hướng đến giảm nhập khẩu xăng dầu ô tô và thúc đẩy sử dụng điện.

Lào có rất nhiều tiềm năng sản xuất thủy điện và từ các nguồn năng lượng mặt trời, gió và chất thải. Tổng các nguồn năng lượng này có thể tạo ra 26.000 MW điện. Đến nay, mới chỉ 20% tiềm năng này được khai thác.

Để tăng lượng phương tiện sử dụng điện, chính phủ không hạn chế nhập khẩu phương tiện loại này, tuy nhiên phương tiện chạy điện nhập khẩu vào Lào phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn, dịch vụ sau bán hàng và bảo dưỡng. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đặt nhà máy sản xuất linh kiện và các bộ phận của xe chạy điện cũng như đầu tư phát triển các trạm xạc điện trên cả nước. Sẽ có chính sách miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu thiết bị để sản xuất xe chạy điện và các trạm xạc.

Chính phủ giao Điện lực Lào (EDL) là nhà cung cấp dịch vụ lắp đặt các trạm xạc điện, miễn phí đối với các khu dân cư hoặc cơ sở kinh doanh khi sử dụng các thiết bị xạc điện. EDL sẽ xây dựng các điểm đỗ ưu tiên cho phương tiện chạy điện cũng như các trạm xạc điện ở các khu vực công cộng.

Theo chính sách, thuế đường bộ hàng năm đối với phương tiện chạy điện ít hơn 30% so với phương tiện có cùng dung tích nhưng chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu. Các cơ quan nhà nước sẽ đi đầu trong việc sử dụng phương tiện chạy điện, sau đó là các doanh nghiệp nhà nước và cá doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải công cộng.

Theo EDL, số lượng lớn xăng dầu nhập khẩu hàng năm đã dẫn đến thâm hụt thương mại của Lào trong những năm gần đây. Năm 2016, Lào nhập khẩu khoảng 2.000 triệu lít xăng trị giá hơn 1 tỷ USD và năm 2020 tăng lên gần 2 tỷ USD. (Vientiane Times, 11/10/2021)

Lào thúc đẩy năng lượng tái tạo để xuất khẩu

Theo báo Vientiane Times ngày 22/10/2021, Lào có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác để xuất khẩu sang các nước láng giềng.

Theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ, Tiến sỹ Sinava Souphanouvong, công suất năng lượng mặt trời có thể đạt được 10.000 MW đến 15.000 MW (bằng một nửa năng lượng có được từ thủy điện, dự kiến là 30.000MW), năng lượng gió có thể đạt 100.000 MW. Bằng việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng, có thể giải quyết được nhu cầu nhập khẩu năng lượng từ Thái Lan vào mùa khô. Việc xây dựng các “cơ sở năng lượng mặt trời nổi” rất quan trọng vì việc xây dựng trên các đập sẽ giúp tiết kiệm khoảng không, không phải xây dựng trên đất, không cần thiết xây dựng đường truyển tải điện và các thiết bị khác, giúp giảm chi phí cho các nhà đầu tư. Chính phủ đã bật đèn xanh cho các nhà đầu tư xây dựng một số lượng các dự án năng lượng mặt trời, một số đang thực hiện nghiên cứu khả thi.

Tháng 7 năm nay, Chính phủ và Điện lực Pháp (EDF) đã ký Thỏa thuận phát triển dự án về năng lượng mặt trời nổi trên hồ Nặm Thơn 2 ở tỉnh Khăm-muồn. Các nhà phát triển dự án dự định bắt đầu xây dựng vào năm 2022 và đưa vào hoạt động năm 2024, nhà máy có công suất 240MWp. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ký Thỏa thuận phát triển dự án với một công ty Trung Quốc xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời có công suất lắp đặt 1.200MWW trên hồ của đập Nậm-ngừm 1.

Về các phát triển sản xuất điện khác, theo báo cáo trên tờ Tin tức Kyodo tháng trước, Tập đoàn thương mại nhà ở Mitsubishi đang đầu tư một nhà máy năng lượng gió rất lớn có thể bán điện sang Việt Nam. Nhà máy năng lượng điện gió 600MW ở Nam Lào sẽ là nhà máy, trang trại gió đầu tiên trên bờ của Lào, lớn nhất ở Đông Nam Á. Nhà máy sẽ được xây dựng bởi Công ty TNHH Phát triển Năng lượng châu Á (IEAD) có trụ sở tại Hồng Kông, bắt đầu xây dựng vào năm tới, dự định vận hành vào năm 2025.

Thủy điện là nguồn năng lượng chính đối với Lào, chủ yếu Lào bán điện cho các nước láng giềng. Khoảng 1/3 tiềm năng thủy điện của Lào đã được sử dụng cho đến nay. Nếu được phát triển đúng, các nguồn năng lượng trên sẽ khiến Lào hiện thực hóa được mục tiêu trở thành pin của vùng Đông Nam Á, giúp xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế. (Vientiane Times, 22/10/2021)

Bộ Tài chính hoãn thời hạn dừng nhận trả nợ dự án công

Nhằm triển khai việc trả nợ của các dự án đầu tư công dưới hình thức đảo nợ ba bên và hình thức nghĩa vụ ràng buộc trực tiếp giai đoạn 2 năm 2021 để triển khai kết quả theo kế hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, nhà kinh doanh và các nhà thầu nộp hồ sơ cũng như nộp tiền nghĩa vụ để giải quyết nợ cho đầy đủ, Bộ Tài chính đã ra thông báo số 5084/BTC ngày 12/10/2021 liên quan đến thời hạn dừng nhận hồ sơ thanh toán nợ đối với các dự án đầu tư của nhà nước.

Theo đó, Chính phủ đã thông báo dời thời hạn dừng nhận hồ sơ đề nghị giải quyết nợ đầu tư của Nhà nước giai đoạn 2 năm 2021 từ ngày 30/9/2021 sang ngày 30/11/2021 đối với các hồ sơ đề nghị xin giải quyết nợ dự án đầu tư của Nhà nước theo cả 2 hình thức (đảo nợ ba bên và thực hiện nghĩa vụ trực tiếp), tiếp tục thực hiện như đã quy định trong thông báo số 2367/BTC của Bộ Tài chính ra ngày 07/6/2021. Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, tổ chức và địa phương với vai trò là chủ các dự án cần chủ động hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị giải quyết nợ giai đoạn 2 đúng, đủ và kịp thời, đồng thời khẩn trương chủ động giải quyết các dự án mà Ban Xử lý nợ đã gửi lại thông báo và đã xác nhận lại với Ban Xử lý nợ (trực thuộc Cục Ngân sách Nhà nước) và thanh toán chậm nhất vào ngày 30/12/2021. (Báo KT-XH, ngày 14/10/2021)

Đánh giá lại các điều kiện đơn vị kinh doanh tiếp cận hệ thống hiện đại

Ngày 15/10/2021, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lào Phouthanouphet Saysombat chủ trì Hội nghị đánh giá lại việc quy định điều kiện các doanh nghiệp, đơn vị tiếp cận hệ thống thuế GTGT và việc thông báo trên hệ thống TaxRIS do Cục Thuế tổ chức.  Tại Hội nghị, các đại biểu nghe báo cáo tiến độ đánh giá lại và thúc đẩy việc quy định đơn vị kinh doanh tham gia vào hệ thống thuế GTGT và việc thông báo qua hệ thống TaxRIS tại cơ quan thuế vụ thủ đô Viêng Chăn và 9 huyện lỵ.

Thứ trưởng Phouthanouphet Saysombat cho biết, mục đích của Hội nghị nhằm đánh giá lại các thách thức cũng như những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa hệ thống thuế, kêu gọi các thành phần tham dự Hội nghị tập trung đóng góp ý kiến thiết thực, nên có biện pháp gì để giải quyết các khó khăn, vướng mắc và những tồn tại trên; đồng thời, để bảo đảm việc quy định điều kiện đơn vị kinh doanh, việc chuyển đổi sang hệ thống thuế GTGT và thông báo qua hệ thống TaxRIS có các phương pháp giải quyết điển hình và mô hình thực tế. Qua đó, ban chuyên trách cải cách ghi nhận và sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm phương hướng giải quyết để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

Đại biểu tham dự đã có những ý kiến đóng góp trong việc thực hiện nghiêm túc theo quy định đến đơn vị kinh doanh tới nhà chức trách thuế, nếu không thực hiện đúng theo quy định, không hợp tác với thuế vụ, vi phạm quy định luật thuế, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật; đồng thời, yêu cầu các nhà chức trách thuế của từng cấp, làm tròn trách nhiệm dược giao của mình, theo dõi, đánh giá lại và tổng hợp báo cáo ban chuyên trách cải cách theo từng giai đoạn để kịp thời xử lý các vướng mắc, khó khăn, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong việc hiện đại hóa hệ thống thuế. (Báo KT-XH, 19/10/2021)

Chính phủ Lào nghiêm cấm sử dụng xe công sai mục đích

Từ ngày 29/9/2021, Chính phủ quy định sẽ tiến hành ngừng sử dụng xe công bừa bãi ngoài các mục đích như phục vụ công tác của Nhà nước, công tác chuyên môn, sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, xe được cấp cho lãnh đạo và xe doanh nghiệp đi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian vừa qua, việc sử dụng xe công đã đem lại hiệu quả cao trong công việc; tuy nhiên, có một số cơ quan - tổ chức, ban, ngành địa phương có biểu hiện sử dụng xe công một cách bừa bãi, quản lý kém, một số có biểu hiện sử dụng xe vận chuyển hàng trái phép, đi vào hàng quán hoặc cho người quen sử dụng vì mục đích cá nhân; một số cá nhân còn tổ chức cho mua - cho thuê, đem tặng; có hiện tượng mâu thuẫn nhau về vấn đề xe được cấp, tại một số cơ quan, lãnh đạo cấp phòng cũng được cấp xe, Vụ phó cũng được sử dụng xe có giá trị 3-400 triệu Kíp; một số lãnh đạo Bộ hoặc lãnh đạo tỉnh khi luân chuyển công tác tiếp tục sử dụng xe cũ song vẫn được cấp thêm xe mới. Tất cả những điều này cho thấy khâu quản lý vẫn còn yếu kém.

Chính phủ các khoá đã quyết tâm xử lý vấn nạn này song kết quả còn hạn chế do một số cán bộ vẫn đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích quốc gia. Do vậy, Chính phủ khoá IX đã ban hành Nghị định số 599/CP về xe công ngày 29/9/2021 quy định đối tượng, các vấn đề về quản lý và sử dụng xe công trong công tác quản trị, phục vụ công tác chuyên môn tại các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội; tất cả xe công đều được gắn dòng chữ “Xe phục vụ việc công” và có mã QR trừ xe được cấp cho lãnh đạo; xe phục vụ dự án và doanh nghiệp nhà nước cần ghi rõ tên dự án hoặc tên doanh nghiệp ở cửa trước.

Xe được cấp cho lãnh đạo cấp cao được chia làm 04 loại với vị trí, chức vụ tương ứng từ cao xuống thấp; số lượng xe và xăng cũng phân cấp theo 04 loại tương ứng như trên. Đối với các cán bộ khi được bố trí, luân chuyển sang vị trí công tác mới có cấp bậc tương đương, yêu cầu tiếp tục sử dụng xe và chế độ cũ; trường hợp lãnh đạo được thăng chức, đề nghị thay thế xe công và chế độ cũ được cấp; thu hồi xe công trong trường hợp cán bộ được cấp qua đời, hoàn thành nhiệm vụ hoặc ra khỏi bộ máy Chính phủ, nghỉ hưu; trường hợp cán bộ được cấp xe có nhu cầu sử dụng việc cá nhân, đề nghị chuyển sang hình thức sở hữu cá nhân trong các trường hợp: xe ô tô đã sử dụng trên 10 năm, xe máy sử dụng trên 05 năm; hư hỏng nhiều hoặc theo sự đồng ý của Chính phủ. (Báo KT-XH, ngày 04/10/2021)

Đề xuất Chính phủ điều chỉnh 4 biện pháp phòng chống dịch Covid-19

Ngày 19/9/2021, Đô trưởng Viêng Chăn ra Chỉ thị số 016/ĐTVC yêu cầu đóng cửa các nhà máy và các cơ sở kinh doanh của thủ đô. Cho đến nay, chưa có nhà máy nào được phép mở cửa trở lại và thủ đô vẫn đang chờ ý kiến chỉ đạo của Ban Chuyên trách Quốc gia về phòng chống và ngăn chặn dịch Covid-19. Ban Chuyên trách Quốc gia đã đề ra các biện pháp đảm bảo an toàn nơi làm việc, song vẫn còn một số hạn chế và đem lại khó khăn cho các nhà máy

Hội Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào ủng hộ Nhà nước xây dựng các cơ sở tiêm vắc-xin lưu động để khẩn trương tiến hành tiêm vắc-xin cho cán bộ, công nhân của nhà máy đạt 100% trong năm nay và cho phép sớm mở cửa nhà máy. Ngày 01/10, Hội Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào đã đề xuất Ban chuyên trách Quốc gia xem xét 4 giải pháp sau:

1. Đề nghị triển khai Điều 3.5 Thông báo số 1200/VPTTg của Văn phòng Thủ tướng ngày 30/9/2021 cho phép mở cửa nhà máy và doanh nghiệp trong vùng không có ca nhiễm trong cộng đồng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tất cả các cán bộ, công nhân đã được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, không sinh sống trong cộng đồng vùng đỏ; đề nghị Ban chuyên trách xem xét, cân nhắc lại về 10 biện pháp phòng chống dịch Covid-19 mà Ban chuyên trách đã đề ra; chẳng hạn, điều khoản về việc nhà máy được mở cửa phải có ký túc xá trong hoặc ngoài nhà máy sẽ gây khó khăn bởi chỉ có khoảng 10% số nhà máy đạt tiêu chuẩn này (nhà máy ở Lào chủ yếu là nhà máy vừa và nhỏ). Với quy định điều kiện như vậy, các nhà máy không thể mở cửa được.

2. Đề xuất cho phép cán bộ, công nhân tới ký túc xá nếu xét nghiệm Covid-19 cho kết quả âm tính thì không cần cách ly 14 ngày mà có thể làm việc luôn.

3. Các nhà máy và cơ sở kinh doanh rất sẵn sàng đứng ra phụ trách xét nghiệm nhanh cho cán bộ, công nhân cũng như những người có nguy cơ nhiễm bệnh để bảo đảm an toàn trước khi vào ký túc xá, đồng thời giúp Ban chuyên trách khoanh vùng tìm kiếm người mắc bệnh nhanh hơn, do vậy đề nghị Ban Chuyên trách quy định biện pháp và cho phép y bác sĩ thường trực tại nhà máy có thể xét nghiệm.

4. Để tiết kiệm ngân sách và công tác tổ chức của Chính phủ trong việc quản lý các trung tâm cách ly, đề nghị thiết lập các trung tâm cách ly dã chiến ở gần các nhà máy và tổ chức nghiêm các biện pháp quản lý.

Những đề xuất này tạo ra những thuận lợi và cả hạn chế, khó khăn. Các cơ sở kinh doanh, nhà máy và các dự án lớn phải đóng cửa, và dịch bệnh có xu hướng kéo dài khiến cho các nhà máy đang xem xét chuyển sang sản xuất ở nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan. Việc đóng cửa các nhà máy để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 là điều nên làm song lại gây thiệt hại cho nền kinh tế như mất cơ hội thị trường, tốn kém vì bảo trợ cho doanh nghiệp, bảo vệ người lao động trong khi nhiều lao động có xu hướng xin nghỉ việc, gây ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội Lào. Hiện nay, có nhiều ca nhiễm Covid-19 song không có nhiều ca tử vong do chương trình tiêm vắc-xin của Chính phủ đang được triển khai khá tốt, do vậy, đề nghị Chính phủ cân nhắc giảm bớt các biện pháp phòng chống dịch bệnh để nền kinh tế được phục hồi nhanh chóng. (Báo KT-XH, ngày 05/10/2021)

Hội nghị cấp cao về kiểm soát ma tuý

Ngày 06/10/2021, Văn phòng kiểm tra và kiểm soát ma tuý, Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an phối hợp với Đại sứ quán Úc và Tổ chức LHQ về phòng chống ma tuý và tội phạm tại Lào đã tổ chức Hội nghị cấp cao về công tác phòng chống ma tuý lần thứ 16 tại thủ đô Viêng Chăn qua hình thức trực tuyến. Đồng chủ trì Hội nghị có Trung tướng Thoonglek Mangnomek, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác kiểm tra và kiểm soát ma tuý và Đại sứ Úc tại Lào Paul Kelly, Trưởng nhóm các nước đầu tư cho công tác phòng chống ma tuý tại Lào, ngoài ra còn có các cán bộ ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế cùng các cơ quan chức năng khác.

Hội nghị đã lắng nghe báo cáo tình hình vấn đề ma tuý tại Lào, trong khu vực và trên thế giới. Các báo cáo trong nước và Tổ chức LHQ về phòng chống ma tuý và tội phạm đều cho thấy một vấn đề đáng lo ngại khi ma tuý đã tăng lên cả về số lượng và tần suất vận chuyển trái phép qua lãnh thổ Lào để chuyển sang nước thứ 3. Hội nghị cũng đã nhìn lại việc triển khai công tác kiểm tra và kiểm soát ma tuý trong năm vừa qua, trong đó có tuyên truyền giáo dục, loại trừ việc trồng cây thuốc phiện tại một số địa phương, triển khai dự án phát triển nông thôn trồng cây thay thế cây thuốc phiện, ngăn chặn tình hình mua bán trái phép, vận chuyển ma tuý, việc thực hiện các quy định pháp luật. Hội nghị cũng đã thảo luận và trao đổi kinh nghiệm để tìm ra các giải pháp và cách thức phù hợp nhằm triển khai công tác phòng chống ma tuý đạt hiệu quả, góp phần thực hiện tốt Chương trình Quốc gia về phòng chống ma tuý giai đoạn 2021-2023 của Lào. (Báo KT-XH, ngày 07/10/2021)

Lào lên kế hoạch phát triển 3 thành phố lớn có môi trường tốt và đáng sống

Ngày 12/10/2021, báo KT-XH đưa tin, Chính phủ ra kế hoạch nâng cấp phát triển 3 thành phố: thành phố Luang Prabang, thành phố Kayson Phomvihane và thành phố Pakse trở thành các thành phố có môi trường tốt và đáng sống trong tương lai gần, trong đó tập trung 04 việc trọng tâm chính. Việc nghiên cứu dự án này đã được trao đổi chuyên môn nhiều lần và đều nhất trí cao rằng đây không chỉ là nhu cầu mà còn là ưu tiên của thành phố và phù hợp với mục tiêu của Dự án.

Mới đây, Cuộc họp trực tuyến nhằm tổng kết và bàn giao báo cáo kế hoạch nghiên cứu sơ bộ tính khả thi đối với Dự án đầu tư phát triển môi trường thành thị (Urban Environment Improvement Investment Program  - UEIIP) đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công chính và Vận tải Vilaykham Phosalath và Tỉnh trưởng tỉnh Savannakhet Viengthaviphone Thepphachanh; ngoài ra có sự tham gia của các Phó tỉnh trưởng tỉnh Champasak, Phó tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang, đại diện ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Lào và Tổ chức Sáng kiến Phát triển Thành phố tại Châu Á (CDIA). Dự án này do Tổ chức CDIA làm tư vấn và triển khai theo chính sách của Ngân hàng ADB.

04 công việc trọng tâm được xác định tại cuộc họp và được sử dụng để đánh giá chất lượng hoạt động của các dự án con đó là: (1) Quản lý rác thải; (2) Quản lý nước thải; (3) Củng cố quy hoạch thành phố và địa thế trong thành phố; và (4) Xây dựng năng lực cho chính phủ và nhận thức cho người dân. (Báo KT-XH, ngày 12/10/2021)

Lào đề cao sự cần thiết chuyển đổi kỹ thuật số

Từ ngày 12-14/10/2021, Hội nghị ITU Thế giới kỹ thuật số 2021 do Việt Nam và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đồng đăng cai tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao từ các tổ chức nhà nước và khu vực tư nhân trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông Boviengkham Vongdara đề cao sự cần thiết phải tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số phù hợp với xu thế phát triển bền vững; nhấn mạnh ba vấn đề chính liên quan đến giá cả và cơ sở hạ tầng; địa phương hóa ngôn ngữ; kỹ năng kỹ thuật số và nhận thức của con người.

"Về giá cả và cơ sở hạ tầng, Chúng tôi đã làm việc với các nhà khai thác và nhà cung cấp dịch vụ để khuyến khích họ cung cấp giá internet ưu đãi trong giai đoạn Covid-19 và mở rộng mạng lưới ở những nơi cần thiết".

“Về địa phương hóa ngôn ngữ, chúng tôi đã và đang thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ địa phương trong tạo nội dung kỹ thuật số. Sự phát triển phông chữ và bàn phím tiếng Lào trên máy tính và thiết bị di động giúp nội địa hóa việc đăng tải thông tin”.

“Trong điều kiện bình thường mới, chúng ta có thể thấy ngày càng nhiều người ý thức được vai trò của chuyển đổi kỹ thuật số. Đối với người dân các tỉnh và khu vực nông thôn, chúng tôi có chính quyền địa phương và văn phòng cấp huyện đảm bảo kết nối tới những nơi xa xôi nhất. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sẽ còn khoảng cách lớn trong tiếp thu kỹ thuật số khi công nghệ thay đổi một cách nhanh chóng như hiện nay”

Tiếp cận với chủ đề: "Cắt giảm chi phí: việc tiếp cận với giá cả hợp lý có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số". Bộ trưởng cho rằng cắt giảm chi phí chỉ là một phần của giải pháp. Các yếu tố chính trong việc tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số liên quan đến vấn đề (1) hợp tác, (2) sự sẵn sàng đảm bảo hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng, và (3) nâng cao năng lực trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Việc truy cập và sử dụng các dịch vụ internet là rất quan trọng đối với quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Để toàn dân có thể tiếp cận dịch vụ này vấn đề không phải do cơ sở hạ tầng hay giải pháp công nghệ mà là ở kinh phí và năng lực nhận thức.

Theo dữ liệu của ITU, hơn 90% dân số thành thị và hơn 70% dân số nông thôn trên thế giới đã được phủ sóng 4G, sóng vệ tinh hoặc các công nghệ khác vào năm 2020, nhưng chỉ 51% dân số toàn cầu đang sử dụng Internet.

Các rào cản đối với việc sử dụng Internet bao gồm khả năng chi trả, kỹ năng kỹ thuật số, nhận thức của cộng đồng và sự thể hiện nội dung liên quan bằng ngôn ngữ địa phương. (Vientiane Times, 14/10/2021)

Chính phủ ra mắt lộ trình phục hồi du lịch

Ngày 21/10/2021, tại Khách sạn Crown Plaza, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch đã ra mắt Lộ trình để hướng đến hồi phục du lịch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bằng thúc đẩy du lịch nội địa. Sáng kiến được Chương trình phát triển LHQ (UNDP) hỗ trợ.

Phát biểu tại lễ ra mắt, Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Ounthuang Khaophanh giới thiệu các biện pháp xử lý những vấn đề khó khăn để phục hồi du lịch ở Lào. Để đạt được những mục tiêu đặt ra trong lộ trình, Chính phủ sẽ tiếp tục làm việc với tất cả các bên để huy động nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực thi lộ trình trong tương lai gần và những năm sắp tới. Lộ trình bao đưa ra 03 phương án, gồm: (i) hỗ trợ, thúc đẩy du lịch trong nước; (ii) thiết lập du lịch với những nước có rủi ro thấp; (iii) xanh hóa du lịch để thân thiện với môi trường và phục hồi lâu dài hơn. Với 03 chủ đề tập trung vào bảo đảm việc làm và các giải pháp can thiệp để phục hồi du lịch; xây dựng lòng tin và củng cố ngành; cải thiện, mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, dịch vụ và thị trường.

Theo bà Ricarda Rieger, Đại diện UNDP tại Lào, du lịch xanh và bền vững có tiềm năng lớn đối với Lào phục hồi sau đại dịch. Tầm quan trọng của việc hợp tác và các hoạt động cụ thể của chính phủ, các đối tác phát triển và lĩnh vực tư nhân giúp hồi phục đất nước, xây dựng lại ngành du lịch trở nên mạnh hơn. Với tài nguyên thiên nhiên và sự đa dạng sinh học, Lào có thể có cơ hội xúc tiến du lịch dựa vào tự nhiên để tăng trưởng bền vững, toàn diện, tạo việc làm xanh và cơ hội việc làm, và tăng trưởng xanh, là một phần của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia lần thứ 9. Với tình hình số ca nhiễm Covid-19 tăng lên hàng ngày, việc đảm bảo an toàn cho người dân, khách du lịch, các công ty tư nhân là quan trọng nhất; vì vậy, cần cân nhắc việc mở cửa du lịch trở lại nếu không có thể tạo bong bóng du lịch trong tương lai gần.

Năm 2020, du lịch làm mất đi 80% nguồn thu do ảnh hưởng bởi việc hạn chế đi lại. Điều đó ảnh hưởng đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân với phạm vi lớn.

Lễ ra mắt được tổ chức theo hình thức video trực tuyến, với sự tham gia của đại diện các bộ liên quan; các sở văn hóa, thông tin, du lịch các tỉnh trên cả nước và đại diện của các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, các cơ quan cấp trung ương và địa phương, các đại sứ quán và các đối tác phát triển. (Vientiane Times, 25/10/2021)

HỢP TÁC LÀO - VIỆT NAM

Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Lào tháng 9 và 9 tháng năm 2021

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2021 như sau:

1. Tháng 9/2021 đạt 99.105.856 USD, so với cùng kỳ tăng 10,8%, trong đó,

- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 38.766.835 USD, so với cùng kỳ giảm -28,3%.

Hầu hết các mặt hàng đều giảm, chỉ có 3 mặt hàng tăng. Mặt hàng tăng mạnh: Xăng dầu tăng 90% đạt hơn 2,3 triệu USD (tháng thứ sáu tăng liên tiếp sau 27 tháng liên tục giảm kể từ đầu năm 2019). Mặt hàng giảm mạnh: Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm -76,2% đạt hơn 1,7 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ giảm -74,2% chỉ đạt hơn 500 nghìn USD

- Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 60.339.021 USD, tăng 70,5% so với cùng kỳ.

Tất cả các mặt hàng kê theo danh mục đều tăng. Mặt hàng tăng mạnh: Quặng và khoáng sản tăng 257,9% đạt hơn 8,5 triệu USD, hàng rau quả tăng 104,9% đạt hơn 800 nghìn USD.  

Như vậy, kim ngạch tháng 9 tăng 10,8% và mức tăng là do tăng mạnh ở chiều nhập khẩu 70,5%, chiều xuất khẩu giảm -28,3% do dịch bệnh tại Lào diễn biến phức tạp, lực cầu yếu.

2. Tổng kết 9 tháng năm 2021, kim ngạch đạt 947.466.754 USD, so với cùng kỳ tăng 28,2%, trong đó xuất khẩu đạt 447.530.611 USD (tăng 6%), nhập khẩu đạt 499.936.143 USD (tăng 57,9%). Nếu so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm chưa có dịch, kim ngạch hai chiều tăng 14,4% và mức tăng này là do tăng ở chiều nhập khẩu 54,8%, chiều xuất khẩu giảm -11,4%.

- Về các mặt hàng xuất khẩu:

+ Mặt hàng tăng: Sản phẩm từ sắt thép đạt hơn 57,6 triệu USD (tăng 60,5%); Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt hơn 39,6 triệu USD (tăng 28%); Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt hơn 37,36 triệu USD (tăng 20,9%); Phân bón các loại đạt gần 17,25 triệu USD (tăng 32,4%); Sản phẩm từ chất dẻo đạt hơn 13,94 triệu USD (tăng 60,7%); Giấy và sản phẩm từ giấy đạt gần 12,35 triệu USD (tăng 5,5%); Hàng dệt may đạt gần 8,2 triệu USD (tăng 55,9%); Sản phẩm gốm sứ  đạt hơn 8,1 triệu USD (tăng 7,1%); Kim loại thường và sản phẩm đạt hơn 7 triệu USD (tăng 59,3%); Hàng hóa khác đạt hơn 133,3 triệu USD (tăng 14,1%).

+ Mặt hàng giảm: Sắt thép các loại đạt gần 54,3 triệu USD (giảm -1,2%); Xăng dầu các loại đạt hơn 14,24 triệu USD (giảm -15,6%); Hàng rau quả đạt hơn 13,56 triệu USD (giảm -59,7%); Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc đạt hơn 10 triệu USD (giảm -7,6%); Gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 7,3 triệu USD (giảm -65,5,7%); Dây điện và cáp điện đạt gần 6 triệu USD (giảm -23,6%); Sản phẩm từ hóa chất đạt gần 4 triệu USD (giảm -14,9%); Clanke và xi măng đạt hơn 2 triệu USD (giảm -55,9%); Cà phê đạt hơn 1,1 triệu USD (giảm -44,4%);  

- Về các mặt hàng nhập khẩu:

+ Mặt hàng tăng: Cao su đạt hơn 106,9 triệu USD (tăng 52,1%); Gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 71 triệu USD (tăng 94,9%); Quặng và khoáng sản đạt hơn 58 triệu USD (tăng 179,7%); Hàng rau quả đạt hơn 8,7 triệu USD (tăng 44,8%); Hàng hóa khác đạt gần 206 triệu USD (tăng 54%).

+ Mặt hàng giảm: Phân bón các loại đạt hơn 30,2 triệu USD (giảm -15,6%); Kim loại thường khác hơn 280 nghìn USD, giảm -69,7%.

Tháng 9/2021, tiếp tục ghi nhận nhập siêu với mức nhập siêu 21,57 triệu USD (chỉ xuất siêu 10,826 triệu USD hồi tháng 5/2021). Tổng kết 9 tháng, Việt Nam nhập siêu từ Lào 52,4 triệu USD. Tình trạng nhập siêu không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với thị trường Trung Quốc.

Dự kiến tháng 10/2021, kim ngạch có thể tăng và sẽ tăng ở chiều nhập khẩu do dịch bệnh ở Lào diễn biến phức tạp, Thủ đô và nhiều tỉnh thành thực hiện phong tỏa chống dịch, lực cầu yếu.  (Thương vụ Việt Nam tại Lào).

Việt Nam hỗ trợ tỉnh Luang Prabang phòng chống Covid-19

Ngày 5/10/2021, tại Trụ sở chính quyền tỉnh Luang Prabang, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Luang Prabang Nguyễn Đăng Hùng đã trao tặng cho đại diện tỉnh Luang Prabang số tiền 20.000 USD để hỗ trợ tỉnh trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Đây là món quà mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô Hà Nội dành tặng tỉnh Luang Prabng để ứng phó với dịch Covid-19 tại tỉnh Luang Prabang. Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang đã gửi lời cảm ơn tới nhân dân thủ đô Hà Nội vì đã hỗ trợ nhân dân Luang Prabang và sẽ sử dụng số tiền này vào công tác phòng chống dịch. (Báo KT-XH, ngày 07/10/2021)

Xây dựng sân bay Hủa Phăn sẽ tiếp tục sau đại dịch

Ngày 05/10/2021, Vientiane Times đưa tin, Chính phủ Lào đã đề nghị tiến hành thanh tra, xem xét khả năng tiếp tục việc xây dựng sân bay Hủa Phăn tại huyện Xầm Nưa thuộc tỉnh Hủa Phăn. Người phụ trách dự án cho biết, công việc xây dựng phải đình lại là do nhà thầu Việt Nam gặp khó khăn về tài chính, cộng thêm việc bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Từ tháng 3/2020, công trình đã bị dừng lại do điều chỉnh thiết kế công trình và chi phí phát sinh tăng.

Tuy nhiên, hy vọng dự án sẽ được khởi động trở lại sau khi tình hình Covid-19 dịu bớt. Hiện dự án đã đạt tiến độ 92,35%, trong đó các hạng mục như đường băng, nhà ga hành khách, hàng rào bao quanh đã hoàn tất. Hệ thống lưới điện cho nhà ga cũng đã được lắp đặt. Đại dịch bùng phát đã làm chậm tiến độ do nhà thầu phải đưa công nhân và máy móc quay trở lại Việt Nam.

Tháng 6/2013, Tổng cục Hàng không Dân dụng đại diện cho Chính phủ Lào ký hợp đồng thầu với Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai - Việt Nam, với tổng mức đầu tư hơn 74 triệu USD (616 tỷ Kíp). Công trình được bắt đầu xây dựng từ năm 2014, tuy nhiên đã phải đình hoãn công việc vào năm 2015 do gặp phải khó khăn về mặt tài chính, tiến độ không đạt theo kế hoạch đã đề ra, đường băng sân bay sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2016.

Sau khi công việc bị đình hoãn, Bộ Công chính và Vận tải Lào đã gia hạn hợp đồng cho công ty thầu từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2019.

Dự kiến, khi đi vào hoạt động sân bay có thể đón các loại máy bay chở khách từ 70-100 chỗ như ATR72, tăng thêm lượng khách du lịch tới tỉnh, chuyển tiếp tới sân bay quốc tế Wattay tại Vientiane và sân bay của các tỉnh Luang Prabang, Oudomxay, Savanakkhet, champasak và Bokeo. Việc xây dựng sân bay nằm trong chiến lược phát triển du lịch phía Bắc và đáp ứng nhu cầu giao thông và đầu tư ngày càng tăng của khu vực này. (Vientiane Times, 05/10/2021)

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu đường lớn nhất của Lào

Ngày 11/10/2021, Vientiane Times đưa tin, Việt Nam tiếp tục là nhà nhập khẩu đường lớn nhất của Lào và là đối tác thương mại, nhà đầu tư đứng vị trí thứ ba ở Lào, sau Thái Lan và Trung Quốc. Mặc dù cả hai nước đang phải đối phó với dịch Covid-19, thương mại giữa Lào và Việt Nam tiếp tục được duy trì và đường là một trong những mặt hàng chính.

Theo Bộ Công thương, 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đường của Lào đạt hơn 73,1 triệu USD, trong đó 61,3 triệu USD xuất sang Việt Nam. Về nhập khẩu, hầu hết Lào nhập khẩu đường của Thái Lan, khoảng 38,4 triệu USD trong quý 3 năm nay.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập đường từ Campuchia, Lào, Indonesia, Myanmar và Malaysia đạt 399.189 tấn, tăng 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu đường của Lào giúp tăng thu nhập cho người dân địa phương. Năm 2020, Việt Nam bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường cho các nước thành viên ASEAN đã tạo cơ hội chính cho Lào tiếp cận thuận lợi hơn với thị trường, đem lại tiềm năng cho các nhà kinh doanh Lào có thị trường lớn.

Đường là một mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, trước đây chính phủ Việt Nam ban hành quy định để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Những hạn chế trước đây đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất đường các nước ASEAN muốn khai thác thị trường Việt Nam.

Năm 2018, Chính phủ Việt Nam bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đưởng cho các nước ASEAN, không hạn chế về số lượng nhập khẩu vào Việt Nam. (Vientiane Times, 11/10/2021)

HỢP TÁC LÀO - CÁC NƯỚC

Lào - Trung Quốc

Trung Quốc sẽ cung cấp cho Lào 6,8 triệu liều vắc-xin covid trong năm nay

Vientiane Times đưa tin, Chính phủ Trung Quốc sẽ cung cấp cho Lào 6,8 triệu liều vắc - xin phòng chống Covid-19 trong năm nay để hỗ trợ cho những nỗ lực ngăn chặn đại dịch tại quốc gia này. Phát biểu trước báo chí ngày 14/10/ 2021, Đại sứ Trung Quốc tại Lào ông Jiang Zaidong cho biết, Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện cam kết cùng với Chính phủ Lào chiến đấu chống lại sự bùng phát của dịch bệnh trong bối cảnh các ca nhiễm ở nước này đang gia tăng. Trung Quốc sẽ cung cấp thêm vắc-xin Sinopham cho Lào qua kênh hỗ trợ song phương nằm trong một phần chính sách hỗ trợ lẫn nhau của hai quốc gia nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Trung Quốc hiện đã cung cấp cho Lào khoảng 3,7 triệu liều vắc-xin Sinopham phòng chống Covid-19 trong đó 3,3 triệu liều được chuyển cho Bộ Y tế và 400.000 liều chuyển cho Bộ Quốc phòng Lào. Đây là những hỗ trợ nằm trong chiến lược đối tác hợp tác toàn diện hướng tới một cộng đồng chung cùng nhau chia sẻ tương lai giữa Trung Quốc và Lào theo tinh thần 4 tốt - hàng xóm tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt.

Cục trưởng Cục Vệ sinh và Bảo vệ sức khỏe của Lào, tiến sỹ Phonepaseuth Ounaphom cho biết, Chính phủ Lào hoan nghênh tất cả mọi hỗ trợ của các quốc gia bạn hữu láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc. Mục tiêu Lào đang theo đuổi là cho tới cuối năm nay sẽ tiêm chủng được cho 50% dân số. Giai đoạn hiện tại, dịch bệnh đang có xu hướng lan rộng, Chính phủ Lào đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quốc gia khác để bổ sung cho nguồn lực của nước này.

Ngày 13/10/2021, tại sân bay quốc tế Wattay, thủ đô Vientiane Đại sứ Trung Quốc tại Lào Jiang Zaidong thay mặt Chính phủ Trung Quốc trao tặng Lào 01 triệu liều vắc-xin Sinopharm hỗ trợ Lào ứng phó với sự lây lan của dịch Covid-19.

Đại diện Chính phủ Lào, Phó Thủ tướng Chính phủ Kikeo Khaykhamphithoun tiếp nhận số vắc-xin trên và cho biết sự hỗ trợ này sẽ giúp Lào sớm đạt được mục tiêu tiêm phủ 50% dân số Lào vào cuối năm nay.

Tính đến nay, Trung Quốc đã hỗ trợ Lào 4.302.000 liều vắc-xin Siphopharm (chưa kể số lượng 400 liều mà Quân đội Lào đã nhận). Cho đến 12/10/2021, Lào đã tiêm được cho 3.091.000 người trong đó 2.343.258 người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng chống Covid-19. ( Báo KT-XH, Vientiane times, ngày 14,15/10/2021)

Thủ tướng Lào khẳng định tuyến đường sắt Lào - Trung sẽ khai trương ngày 02/12/2021

Ngày 06/10/2021, tại cuộc họp trực tuyến tại Văn phòng Thủ tướng, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh cho biết, hiện nay Chính phủ đang lên kế hoạch khai trương tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung bảo đảm an toàn về mọi mặt. Trước mắt, đường sắt khi đi vào hoạt động sẽ tập trung cho vận tải hàng hóa; tiếp theo, các dịch vụ du lịch sẽ được cân nhắc, tùy theo khả năng đảm bảo an toàn cho hành khách trước Covid-19.

Thủ tướng cho biết, đây là kế hoạch nhằm hướng đến mục tiêu “Làm thế nào để Lào có thể mở cửa các dịch vụ du lịch”. Chính phủ đang xây dựng kế hoạch mở cửa và vận hành đường sắt với điều kiện tuân thủ triệt để các biện pháp kiểm soát Covid-19 và đảm bảo an toàn cho người dân. Các nhà chức trách hai bên Lào, Trung Quốc cũng sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết tại biên giới Lào-Trung để kiểm tra hàng hóa và hành khách trước khi xuất nhập cảnh. Yêu cầu các doanh nghiệp du lịch phải quan tâm hợp tác với chính phủ, trong đó các Bộ ngành liên quan phải chủ động theo dõi và khuyến khích thu hút khách du lịch quốc tế vào Lào, cũng là nhằm mục đích thu hút nguồn ngoại tệ, song phải bảo đảm an toàn và có sự tham gia của nhân dân.

Thủ tướng cho rằng, khi tuyến đường sắt đi vào hoạt động bình thường sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Lào vì vai trò quan trọng của nó trong việc thúc đẩy du lịch và vận chuyển hàng hóa. Dự kiến, với 422,4km chiều dài, tuyến đường sắt sẽ cắt giảm chi phí vận tải qua Lào khoảng 30-40% so với việc đi bằng đường bộ, từ đó thúc đẩy nhanh thương mại và đầu tư.

Chủ tịch Công ty TNHH Vientiane Logistics Park Co., Ltd. - tập đoàn phát triển cảng cạn và Logistics Chanthone Sitthixay cho biết, tuyến đường sắt này sẽ là một động lực quan trọng giúp Lào trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu mới, việc vận chuyển hàng hóa từ Đông Nam Á đến Châu Âu qua đường sắt sẽ chỉ mất hơn 10 ngày, sẽ rút ngắn thời gian so với vận tải đường biển đến Châu Âu (45 ngày).

Thời gian đầu, dự kiến mỗi năm ít nhất có khoảng 300.000 container từ Lào, chủ yếu từ Cảng cạn Thaneleng được vận chuyển qua tuyến đường sắt Lào-Trung đến châu Âu qua Trung Quốc. Tiếp sau đó, khối lượng vận chuyển ước tính sẽ tăng thêm lên từ 1,2 đến 1,8 triệu container mỗi năm. (Vientiane Times, KT-XH 7, 11/10/2021)

Chuyển giao đoàn tàu “Langxang”

Ngày 16/10/2021, với sự nỗ lực của nhân dân hai nước Lào-Trung, tại ga thủ đô Viêng Chăn, đoàn tàu Langxang đã đến và được bàn giao để tiến hành chạy thử kỹ thuật trước khi tiến hành lễ bàn giao chính thức và vận hành tuyến đường sắt cao tốc Lào-Trung vào ngày 02/12/2021, nhân kỷ niệm ngày Quốc khánh nước CHDCND Lào tròn 76 năm.

Tham dự và chứng kiến tại lễ bàn giao có Đại sứ Trung Quốc tại Lào Chieng Chaytong, Bộ trưởng Bộ Công chính và Vận tải Lào Viengsavanh Siphandone và các đại biểu, khách mời.

Đoàn tàu Langxang (EMU) trên do công ty cổ phần Đầu máy và Toa xe lửa Xingtao Suepang và công ty cổ phần Đầu máy và Toa xe lửa hợp tác sản xuất; cả hai công ty này đều là công ty thành viên của Công ty CRRC Trung Quốc. Đoàn tàu EMU có hệ thống tự đổi chiều; có tốc độ lên đến 160 km; bao gồm 09 toa; 01 đầu kéo tự động, 01 toa hàng ăn; 01 toa hành khách loại 01 và 06 toa hành khách loại 2; khả năng vận chuyển đạt 720 hành khách và có thể kết nối được hai đoàn tàu lại với nhau khi cần thiết. Đoàn tàu EMU Langxang được sơn màu quốc kỳ Lào “đỏ, xanh, trắng”; trang trí bên trong toa xe theo hương vị màu sắc hoa Champa và nét đẹp của đất nước Lào.  

Dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Lào-Trung là một trong các dự án trong chiến lược hợp tác “Vành đai-Con đường” của Trung Quốc và chiến lược “Biến quốc gia không có biển thành quốc gia kết nối” của Lào.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Viengsavanh Siphandone cảm ơn tới các công ty đầu máy và toa xe Trung Quốc đã hợp tác và sản xuất hoàn thành đoàn tàu Langxang mang đậm bản sắc Lào được bàn giao theo đúng kế hoạch đã đề ra. Bộ trưởng cho biết, lễ bàn giao chính thức, đưa vào khai thác tuyến đường sắt cao tốc Lào Trung và vận hành đoàn tàu Langxang sẽ được tổ chức vào ngày 02/12/2021 nhân kỷ niệm ngày quốc khánh nước CHDCND Lào tròn 46 năm. (Báo KT-XH, 18/10/2021)

Lào - Thái Lan

Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Lào, Trung Quốc và Việt Nam

là những thị trường xuất khẩu hàng đầu

Ngày 18/10/2021, Vientiane Times dẫn tin từ Bộ Công Thương Lào cho biết, kim ngạch xuất khẩu từ Lào sang Thái Lan trong 9 tháng đầu năm tăng lên 1,5 tỷ USD, nhập khẩu là 2,5 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt 1,72 tỷ USD, nhập khẩu là 950 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu sang Việt Nam đạt 880 triệu USD, nhập khẩu là 387,6 triệu USD. Như vậy, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Lào nhưng thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc và Việt Nam.

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu từ Lào sang Thái đạt 2,74 tỷ USD, nhập khẩu là 2,81 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,46 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1,13 tỷ USD. Với Việt Nam, giá trị này là 1 tỷ USD xuất khẩu và 555 triệu USD nhập khẩu.

Sản phẩm xuất khẩu chính là quặng đồng, đồng và sản phẩm đồng, khung và phụ tùng máy ảnh, chuối, vàng hỗn hợp (vàng thỏi), quần áo, cao su, đường, sắn, cà phê hạt, ngô ngọt, hoa quả (dưa hấu, chanh leo và me) và gỗ chế biến.

Sản phẩm nhập khẩu chính là phương tiện (không bao gồm xe máy và xe đầu kéo), dầu diesel, thiết bị cơ khí (không bao gồm xe máy), thép và sản phẩm thép, thiết bị điện tử và viễn thông, thép không gỉ, phụ tùng ô tô (gồm lốp, gương và xích), sản phẩm điện tử, xăng, nhựa, đá quý, phân bón và chất thải thực phẩm.

Lào tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2013 và Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015, giúp Lào có những cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, Lào ảnh hưởng tích cực từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước láng giềng như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan đã giúp thúc đẩy đầu tư và thương mại tại Lào. Chính phủ Lào đang nỗ lực để hội nhập kinh tế ASEAN, phát triển dựa trên xuất khẩu và kết nối, chuyển đổi từ nước “nội lục, không có biển” sang nước “kết nối”. (Vientiane Times, 18/10/2021)

Lào - Hàn Quốc

Hàn Quốc hỗ trợ lao động Lào tại các trung tâm cách ly

Ngày 30/9/2021, báo KT-XH đưa tin, Hàn Quốc tuyên bố sẽ hỗ trợ Bộ Y tế Lào và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) 200.000 USD để cung cấp thực phẩm cho 18 trung tâm cách ly tại 7 tỉnh trên cả nước để đối phó với sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Hiện tại, WFP cùng các đối tác là Hội Chữ thập đỏ Thụy Sĩ, Hội Chữ thập đỏ Lào và Tổ chức World Vision đang cung cấp bữa ăn cho khoảng 5.600 lao động trở về và đang cách ly tại các trung tâm. (Báo KT-XH, ngày 30/9/2021)

Lào-Nhật Bản

JDB tổng kết hoạt động trong 09 tháng đầu năm

Ngày 15/10/2021, Ngân hàng liên doanh phát triển Nhật Bản (JDB) đã tổ chức hội nghị trực tuyến với khách hàng là các doanh nghiệp trên toàn quốc để đánh giá kết quả hoạt động 09 tháng đầu năm 2021. Tham dự hội nghị có Chủ tịch Hội đồng quản trị JDB Akaphanh Phaphithak, ban lãnh đạo cấp cao ngân hàng JDB.

Tổng Giám đốc Vilay Siphaphone báo cáo ngắn về kết quả hoạt động của JDB trong 09 tháng đầu năm 2021, mặc dù bị tác động bởi dịch Covid-19 nhưng Ngân hàng vẫn tổ chức hoạt động bình thường. Với sự quan tâm, lòng nhiệt tình với công việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng nên đã đạt kết quả tốt, đạt các mục tiêu kế hoạch đã đề ra trong việc phục vụ khách hàng.

Tuy vậy, trong 03 tháng cuối năm, để đạt được mục tiêu đề ra, Ngân hàng tiếp tục quan tâm, phấn đấu giữ chân khách hàng truyền thống và khai thác thêm khách hàng mới, mở rộng thị trường. Trong công tác giải ngân đã tăng hơn cùng kỳ năm 2020, đạt được 95% doanh số năm 2021, vốn thực hiện đạt 75%, giải ngân vốn tín dụng đạt 101%, dự tính tạo lợi nhuận vượt 115%  đã đề ra cho năm 2021.

Theo tin liên quan, trong giai đoạn diễn ra dịch Covid-19, JDB đã ủng hộ nhiều triệu Kíp góp phần cùng Chính phủ Lào trong công cuộc phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh, quan tâm hỗ trợ an sinh xã hội; gần đây, ngày 19/10/2021, JDB đã hỗ trợ 200 triệu Kíp khích lệ các chiến binh áo trắng tại bệnh viện Setthathirath. (Báo KT-XH, 19,22/10/2021)

HỢP TÁC LÀO - KHU  VỰC

Lào - ASEAN

Bộ trưởng Công Thương Lào tham dự Hội nghị trực tuyến Hội đồng kinh tế ASEAN 20

Ngày 18/10/2021, Bộ trưởng Công Thương, Bộ trưởng Hội đồng kinh tế ASEAN của Lào Khampheng Xaysompheng tham dự Hội nghị trực tuyến Hội nghị Hội đồng kinh tế ASEAN lần thứ 20 do Bộ trưởng thường trực Văn phòng Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Kinh tế Pruney Dato Dr Amin Ab-dullah, Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2021. Tham dự có các Bộ trưởng Hội đồng kinh tế ASEAN, Bộ trưởng kỹ thuật số ASEAN và Tổng thư ký ASEAN.

Hội nghị đã thảo luận vấn đề hợp tác trong việc chuyển đổi kỹ thuật số trong ASEAN, chương trình ưu tiên trụ cột kinh tế dưới vai trò Chủ tịch ASEAN của Bruney năm 2021; báo cáo đánh giá giữa kỳ việc tổ chức thực hiện kế hoạch Hội đồng ASEAN giai đoạn đến năm 2025, xây dựng kế hoạch, định hướng của Hội đồng ASEAN sau năm 2025 và chuẩn bị các văn kiện trình Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 38 và 39 sẽ tổ chức vào 26-28/10/2021 xem xét.  

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Khampheng đã đánh giá cao kết quả đã đạt được trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch ưu tiên các trụ cột kinh tế và chỉ rõ tầm quan trọng của việc xây dựng Hội đồng Kinh tế ASEAN năm 2025, đặc biệt là xây dựng khối ASEAN trở thành khu vực vững mạnh và khả năng áp dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại, từng bước chuyển sang nền kinh tế số; đồng thời, cũng nêu sự quan trọng của báo cáo đánh giá giữa kỳ về kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch Hội đồng Kinh tế ASEAN giai đoạn đến 2025 đạt được các mục tiêu đã đề ra; đặc biệt là gắn liền với việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về đầu tư trong khối ASEAN, tạo nhóm công tác để tổ chức thực hiện hiệp định thương mại điện tử ASEAN, thúc đẩy chuỗi giá trị gia tăng trong khu vực và từng bước phát triển không ngừng, toàn diện và bền vững trong ASEAN.

Hội nghị thông qua 29 văn kiện sẽ được trình tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 38 và 39, sẽ tổ chức vào ngày 26-28/10/2021 bao gồm các nhóm việc: kinh tế xoay vòng; chương trình Bandar Seri Bega-wan; về thương mại điện tử ASEAN để phục hồi kinh tế bị tác động bởi dịch Covid-19 và việc kết nối kinh tế số ASEAN; văn kiện nhóm việc về hợp tác ASEAN để tạo sự vững chắc các chính sách của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. (Báo KT-XH, 19/10/2021)

HỢP TÁC LÀO - CÁC TỔ CHỨC

Lào - UNDP

Lào và UNDP tăng cường nỗ lực hướng tới hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững

 Ngày 12/10/2021, Vientiane Times đưa tin, tại Phiên họp trực tuyến bàn về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bàn tròn cấp cao lần thứ 13, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Phonevanh Outhavong cho biết, Lào sẽ tiếp tục cam kết hợp tác với các đối tác phát triển trong đó có UNDP để hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ Lào hiện cũng đang mở rộng việc triển khai thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh tạo đà cho việc thoát khỏi danh sách các nước chậm phát triển để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.

Theo dự kiến, Hội nghị Bàn tròn cấp cao lần thứ 13 sẽ tiến hành vào giữa tháng 11/2021. Đây là Hội nghị được LHQ tiến hành 5 năm một lần tại Lào với sự hỗ trợ hậu cần từ Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) nhằm tạo một diễn đàn đa phương để hỗ trợ xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia Lào.

Phiên họp trực tuyến lần này tập trung thảo luận khung Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia lần thứ 9, trong đó đặc biệt chú trọng tới khung giám sát, đánh giá và đề xuất các phương án khả thi mang tính thực tiễn cho chiến lược tài chính của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói trên. Ngoài ra một số vấn đề khác cho Hội nghị Bàn tròn sắp tới cũng được đưa ra thảo luận trong đó bao gồm tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và những thành tựu, thách thức trong tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội lần thứ 8 vừa qua.

Tại Cuộc họp, Thứ trưởng Phonevanh Outhavong nhấn mạnh, hiện Lào đang phải đối mặt với nhiều thách thức đặt ra trong đó các mục tiêu phát triển bền vững được thể hiện trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội là quá tham vọng, không phù hợp với tình hình hiện nay trên toàn thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Lào. Thứ trưởng cho rằng, cú sốc từ đại dịch Covid-19 cùng với khả năng khủng hoảng song hành của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và mất đa dạng sinh học sẽ làm cho các mục tiêu đặt ra vào năm 2030 càng trở nên khó khăn hơn.

Tại Cuộc họp, Đại diện UNDP tại Lào Sara Sekenes ghi nhận những khó khăn, thách thức mà Lào đang phải đối mặt, nhất là tình hình đại dịch đang bắt đầu lan rộng trên cả nước. Bà cho rằng trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội lần thứ 9 giai đoạn tới, Lào nên tập trung nắm bắt các cơ hội để đầu tư cho nguồn nhân lực, nâng cao khả năng kết nối khu vực và chống lại biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường. Đây là những hoạt động đầu tư có hiệu quả để thay đổi lâu dài trong tương lai và cho tất cả mọi người, không bỏ lại ai phía sau trong quá trình phát triển. (Vientiane times, 12/10/2021)

Lào - ILO

Cải cách mô hình hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn Covid-19

    Từ ngày 19-20/10/2021, Hiệp hội tài chính vi mô cùng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thường trú tại Lào hợp tác với Switzeland (SDC) tổ chức tập huấn trực tuyến với chủ đề “Cải cách mô hình kinh doanh trong giai đoạn Covid-19” nhằm thúc đẩy doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) với chương trình hỗ trợ xây dựng năng lực cho các MSME của Lào. Thành phần tham dự tập huấn là các nhà doanh nghiệp trên toàn Lào.

Chủ tịch Hiệp hội tài chính vi mô Somphone Sisenglat và Đại diện ILO tại Lào Anjali Patel khai mạc chương trình tập huấn.

Trong thời gian tập huấn, Tổng Giám đốc tài chính hiệp hội, chuyên gia về tài chính vi mô và tài chính nông thôn Pamuon Phetmani với trình độ hiểu biết và kinh nghiệm nhiều năm tham gia các dự án quốc tế đã đưa ra những suy nghĩ và sáng kiến để có thể chống chịu trước lạm pháp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược điều chỉnh của doanh nghiệp; khuyến khích tạo ra các ý tưởng mới trong doanh nghiệp mình và sự quyết tâm để thay đổi mô hình kinh doanh trong giai đoạn Covid-19. Ngay trong khi dịch bệnh đang diễn ra, nhiều doanh nghiệp đã không chủ động điều chỉnh mô hình kinh doanh và tìm hướng đi thích hợp cho doanh nghiệp mình đã vấp phải những khó khăn, đóng cửa; trong khi đó, chủ doanh nghiệp nào thay đổi kịp thời phương thức kinh doanh sẽ trụ vững và phát triển.

   Tham gia đợt tập huấn lần này là những doanh nhân từ nhiều ngành nghề, thực tế đã vấp phải những khó khăn, thách thức do tác động của dịch bệnh, các nhà sản xuất không bán được sản phẩm, các khách sạn, nhà hàng không có khách đến ăn, ở thường xuyên... và trường học không tổ chức giảng dạy được, buộc phải dừng hoạt động, tạm đóng cửa. Sau khi tham gia khóa tập huấn, các doanh nhân có thể tìm được hướng đi cho mình một cách chủ động và sáng tạo, điều chỉnh, cải cách phương thức hoạt động, thay đổi mô hình kinh doanh cũng như tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuyển sang trạng thái bình thường mới, tạo cho MSME đa dạng hóa phương thức sản xuất, kinh doanh, có khả năng tự xử lý các khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh.

Nhưng điều quan trọng không thể thiếu đó là sự vào cuộc của hệ thống chính trị, Chính phủ tạo các điều kiện cần thuận lợi cho các MSME hoạt động, đặc biệt trong việc tiếp cận nguồn vốn, không làm gián đoạn dòng tiền để tái phục hồi sản xuất kinh doanh. (Báo KT-XH, 22/10/2021)

BẠN CẦN BIẾT

Xayabuly thúc đẩy dự án xây dựng đường chiến lược

    Ngày 22/9/2021, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Xayabuly Phongsavanh Sitthavong, lãnh đạo huyện Paklay và lãnh đạo công ty thầu xây dựng đi kiểm tra thực địa, thúc đẩy tiến độ xây dựng tuyến đường chiến lược Paklay-Thongmixay.

    Dự án trên nhằm củng cố cơ sở hạ tầng cho tuyến đường chiến lược nối giữa hai huyện của tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra biên giới, bảo vệ tổ quốc, trong khoảng chiều dài có 11 cột mốc biên giới giữa Lào và Thái Lan, ngăn chặn xâm lấn mốc giới; đồng thời, tuyến đường hoàn thành cũng tạo điều kiện cho nhân dân khu vực dự án đi lại thuận lợi giữa hai huyện Paklay và Thongmixay.

Tuyến đường chiến lược có điểm đầu từ bản Phakeo, huyện Paklay đến bản Namuang, huyện Thongmixay, tỉnh Xayabuly có chiều dài 38 km với tổng mức đầu tư 113 tỷ Kíp, được khởi công xây dựng vào đầu tháng 9/2021. Đến nay, tiến độ dự án đã thực hiện cắt tuyến qua bản Namuang, huyện Thongmixay.

Tại hiện trường, nhà thầu xây dựng Công ty Thavixay cho biết, dự án sẽ thực hiện trong khoảng thời gian 36 tháng, chủ dự án là Tỉnh đội tỉnh Xayabuly. (Báo KT-XH, 24/9/2021)

Cáp điện tuyến xe lửa Lào Trung bị cắt

Phóng viên tờ Thời báo Viêng Chăn cho biết, trong quá trình thị sát đường ray, Công ty Xe lửa Lào-Trung đã phát hiện dây cáp cung cấp điện cho tuyến xe lửa Lào-Trung bịt cắt tại huyện Xay tỉnh Ou Đôm Xay. Rạng sáng ngày 23 tháng 10, theo báo cáo của nhân viên công ty, một đoạn dây cáp dài 350m của tuyến đường ray đã bị cắt. Đây là lần thứ 5, cáp điện xe lửa bị cắt trong khu vực này.

Phía công ty đã báo cho lực lượng cảnh sát và quân đội, đồng thời cho rằng thủ phạm sẽ phải bị trừng phạt ở mức độ cao nhất có thể cho tội danh này. Lãnh đạo công ty cũng cho biết nếu sự việc tiếp tục tái diễn không những sẽ ảnh hưởng tới việc khai trương hoạt động của tuyến xe lửa vào tháng 12 tới đây mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn của toàn bộ tuyến đường giao thông cùng với hành khách và nhân viên sử dụng tuyến đường.

Lãnh đạo công ty kêu gọi mọi người dân hãy tự coi mình là đồng chủ nhân của tuyến xe lửa, cùng nhau giữ an toàn và bảo trì cho tuyến đường. Nếu phát hiện kẻ phá hoại cắt dây cáp điện, mọi người cần thông báo ngay cho lực lượng chức năng nơi gần nhất. Công ty cũng cho biết, tuần trước đó môt người đàn ông đã bị chết do điện giật khi đang cắt cáp điện của tuyến đường ray tại huyện Naxaithong, thủ đô Viêng Chăn.

Dọc theo tuyến đường sắt Lào - Trung một tuyến cáp điện cao thế đã được lắp đặt để cung cấp điện cho toàn bộ thiết bị của tuyến đường. Tuyến cáp có hiệu điện thế 27,5 kV và có thể gây tử vong trong vòng 3-4 giây nếu tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. Các quy định an toàn đường sắt cũng đã được Công ty ban hành trong đó yêu cầu người dân sống hai bên đường cần đặc biệt tuân thủ các quy định, đảm bảo tuyến đường sắt vận hành an toàn.(Vientiane times, 26/10/2021)

Đường sắt sẽ giảm chi phí, thời gian di chuyển

Ngày 20/10/2021, Vientiane Times đưa tin, giá vé trên tuyến xe lửa Lào - Trung sẽ rẻ hơn nhiều so với chi phí di chuyển cùng khoảng cách bằng đường bộ và giá vé khởi điểm khi tuyến đường sắt này đi vào vận hành sẽ vào khoảng 350 Kíp/km, bên cạnh đó thời gian di chuyển cũng sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều.

Theo ấn phẩm quảng cáo về tuyến đường sắt Lào - Trung do Thông Tấn Xã Lào (KPL) phát hành, giá vé đi từ Viêng Chăn đến cửa khẩu Boten sẽ vào khoảng 140.000 Kíp và thời gian di chuyển sẽ ngắn hơn rất nhiều so với 20 tiếng phải di chuyển bằng đường bộ như hiện nay. Giá cước vận tải hàng hóa của đường sắt Lào - Trung khoảng 600 Kíp/tấn/km, thấp hơn rất nhiều so với giá cước đường bộ, rút ngắn thời gian vận chuyển so với đường bộ hiện nay mất khoảng 45 giờ đồng hồ.

Trên tuyến đường dài 422,4 km từ Viêng Chăn tới cửa khẩu Lào-Trung, chạy qua các tỉnh Luang Prabang, Oudomxay và Luangnamtha, có tất cả 33 nhà ga, trong đó có 21 ga sẽ đưa vào hoạt động ngay và 12 ga còn lại sẽ hoạt động trong giai đoạn tiếp theo. Trong số 33 nhà ga sẽ có 11 ga hành khách và 284 giao lộ. Trước mắt, sẽ có 4 đoàn tầu chở khách và 14 đoàn tàu chở hàng đi vào hoạt động. Trong giai đoạn đầu khi mới chỉ có 21 nhà ga đi vào hoạt động, đường sắt Lào - Trung có thể vận hành 23 chuyến mỗi ngày. Khi toàn bộ các nhà ga đi vào hoạt động, công suất tối đa có thể lên tới 39 chuyến mỗi ngày.

Theo dự tính, đường sắt Lào - Trung sẽ giảm từ 30-40% chi phí vận tải qua Lào so với đường bộ. Đây sẽ một yếu tố tích cực để đẩy mạnh thương mại, đầu tư của nước Lào. (Vientiane Times, 20/10/2021)

Bắt đầu khởi công Dự án kè bờ sông tại Oudomxay

Ngày 04/10/2021, Vientiane Time đưa tin, Dự án cải tạo sông Nậm Kor tại huyện Xay thuộc tỉnh Oudomxay đã chính thức đi vào thực hiện. Đây là dự án có tổng chiều dài 8,66 km nằm giữa khu vực cầu số 2 và cầu số 4 của sông Nậm Kor, được chia làm hai giai đoạn với các hợp phần kè bờ sông ngăn lũ cho trung tâm tỉnh lỵ và xây dựng công viên ven bờ với thảm họa và lối đi dành cho người đi bộ. Dự án có tổng kinh phí là 13,5 triệu USD, đến từ các nguồn vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng Thế giới.

Công trình xây dựng của dự án sẽ do Công ty xây dựng số 3 thuộc Ban Bảo tồn nước và Công trình thủy điện Quảng Đông, Trung Quốc thực hiện. Tập đoàn ISAN (Hàn Quốc) phối hợp với Công ty Tư vấn Công trình giao thông Lào làm tư vấn thiết kế, giát sát dự án.

Dự kiến giai đoạn 1 của dự án kéo dài trong 15 tháng sẽ hoàn thành vào tháng 8 năm sau với kinh phí là 3,7 triệu USD. Việc khảo sát, thiết kế, thẩm định và phê duyệt cho giai đoạn 2 của dự án hiện đang được tiến hành. Dự án cải tạo sông Nậm Kor chạy qua 16 bản của huyện Xay, Oudomxay là một tỉnh miền núi có nhiều sông, trong đó sông Nậm Kor chảy qua thủ phủ của tỉnh. Trong những năm qua đã có nhiều đợt lũ gây tổn thất cho dân cư ven bờ. Năm 2017, lũ đã tàn phá 22 cột điện, một cây cầu, 16 căn nhà và một trường học. (Vientiane Times, 04/10/2021)

Mức sống người dân Xiêng Khoảng được nâng lên nhờ chăn nuôi bò

Ngày 27/10/2021, Vientiane Times đưa tin, một nhóm hộ dân thôn Somboun huyện Phaxay, tỉnh Xiêng Khoảng có kế hoạch tiếp tục chăn nuôi bò vì họ nhận thấy nghề này mang lại thu nhập ổn định và giúp các thành viên từng bước nâng cao mức sống. Trưởng nhóm, ông Vanthong Phonmixay cho rằng thổ nhưỡng trong vùng cùng với điều kiện khí hậu mát mẻ rất phù hợp để trồng cỏ nuôi bò và đại gia súc.

Năm 2007, nhóm bắt đầu trồng cỏ nuôi bò, tuy nhiên gia súc phát triển chậm khiến thu nhập người dân chưa được cải thiện. Năm 2015, một dự án chăn nuôi thương mại Bắc Lào đã dạy người dân ở đây cách chăn nuôi gia súc chất lượng cao với các phương pháp phòng chống dịch bệnh, kỹ năng chăn nuôi và quy trình sản xuất thức ăn mới (gồm các công đoạn lên men, làm cỏ khô tạo khoáng chất cho thức ăn…) Dự án đã cung cấp bột kẽm khoáng chất, ống dẫn nước, máy cắt cỏ giúp cho việc chăn nuôi có hiệu quả hơn. Ngân hàng Chính sách huyện Phaxay hỗ trợ người dân vay với lãi suất thấp để mua bò và trồng cỏ chất lượng cao. Bên cạnh việc bán gia súc, người dân trong nhóm còn có thể bán cả hạt giống cỏ cho các nông dân khác trong vùng. Với 255 hecta cỏ, họ  có thể thu về 75 triệu Kíp/năm nhờ bán hạt giống cỏ.

Hiện nay số hộ tham gia nhóm đã tăng lên 62 hộ, trong 1 năm mỗi hộ bán 2 lần, mỗi lần 3 con. Giá bán gia súc cho các thôn bản khác khoảng 5 triệu Kíp/con từ 3-4 tuổi. Trung bình, mỗi hộ thu nhập 35 triệu Kíp/năm và dự tính sẽ tiếp tục gia tăng số lượng gia súc trong chuồng.

Nhóm thôn Somboun bao gồm 8 bản, 437 gia đình, 3.357 nhân khẩu. Người dân ở đây cũng trồng lúa, (năm nay với diện tíchlúa canh tác là 317 ha, sản lượng là 1.109 tấn, năng suất bình quân là 330kg/người/năm), trồng cây ăn quả và rau theo mùa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nhà và đem bán ngoài thị trường. Từ khi nhóm triển khai mở rộng chăn nuôi, đời sống người dân đã được cải thiện đáng kể. Đây được coi là mô hình thành công, có thể làm điểm để người dân cả nước nghiên cứu, làm theo. (Vientiane times,27/10/2021)

BẢN TIN KINH TẾ - ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI LÀO

Chủ biên: Trịnh Thị Tâm

Ban biên tập: Trần Thanh Hải, Vương T.Xuân Thủy, Lê T.Phương Hoa, Hà Bảo Trâm


   
Trích dẫn

Trả lời

Tên tác giả

Email tác giả

Vai trò *

 
Xem trước 0 Revisions Đã lưu
Chia sẻ: