Notifications
Clear all

Bản tin kinh tế số tháng 09-2020 ​

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Reactions
1,409 Lượt xem
(@dsqvn-lao)
Trusted Member
Gia nhập: 7 năm trước
Bài viết: 80
Topic starter  
TÌNH HÌNH KINH TẾ LÀO
Hội nghị thường kỳ tháng 9 của Chính phủ
Ngày 17-18/9/2020, Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã chủ trì hội nghị thường kỳ tháng 09 của Chính phủ để bàn các giải pháp giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 trong bối cảnh  kinh tế toàn cầu ảm đạm.
Tại hội nghị, Chính phủ đã tập trung vào những vấn đề gây ra tác động tiêu cực lớn đối với nền kinh tế từ đại dịch Covid-19. Chính phủ hối thúc các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc các giải pháp và giám sát chặt chẽ người nhập cảnh vào Lào để ngăn chặn làn sóng lây lan lần hai của virus Corona. Các cơ quan liên quan phải tăng cường phối hợp và tập trung kiểm soát biên giới để ngăn chặn người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Lào. Tất cả người nhập cảnh vào Lào phải tuân thủ các quy định phòng dịch, bao gồm kiểm tra nhiệt độ và cách ly 14 ngày trong bối cảnh đại dịch vẫn diễn biến phức tạp trong khu vực và trên thế giới. Các cơ quan liên quan cũng được chỉ thị phải khẩn trương nghiên cứu những tác động của kinh tế toàn cầu đối với Lào và xây dựng các chính sách phù hợp để ứng phó. 
Các cơ quan của Chính phủ phải tập trung giải quyết các vấn đề như tai nạn giao thông đang có dấu hiệu gia tăng, vi phạm trật tự an toàn xã hội, đưa tin giả, sai sự thật. 
Chính phủ chỉ đạo Bộ Năng lượng và Mỏ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch và các Bộ ngành liên quan làm rõ các vấn đề dư luận quan tâm, đặc biệt là Công ty Điện lực Lào tìm kiếm giải pháp để giải quyết những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp này. Chính phủ đã thảo luận và thông qua báo cáo dự kiến sẽ được sử dụng như một văn bản pháp quy để thúc đẩy thu ngân sách nhà nước trong những tháng còn lại của băm 2020. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các chính quyền địa phương để thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách năm 2020 đã được Quốc hội thông qua. Ngành tài chính phải đảm bảo thu đủ thuế đất, thuế từ các dự án đầu tư nhượng quyền và các đơn vị kinh doanh. 
Tại hội nghị, các thành viên Chính phủ đã thảo luận dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng còn lại của năm 2020 và phương hướng năm 2021; thống nhất về nguyên tắc kế hoạch tổng thể 5 năm phát triển nền kinh tế số 2021-2025. Bên cạnh đó, Chính phủ đã thảo luận các vấn đề liên quan đến cán bộ công chức (CBCC) năm 2020 và nhu cầu CBCC chính phủ trong năm 2021. Bộ Nội vụ được giao nhiệm vụ làm việc với các Bộ ngành liên quan để xác định nhu cầu của mỗi đơn vị căn cứ theo chính sách cơ cấu mới, tinh giản bộ máy. Hội nghị của Chính phủ cũng đã thảo luận dự thảo chiến lược quốc gia nhằm xúc tiến cơ hội việc làm ở các địa bàn nông thôn nhằm đảm bảo nhiều người được tuyển dụng và hưởng lợi nhiều hơn từ các dự án đầu tư nước ngoài. (Vientiane Times, 21/9/2020)
 
Chính phủ phân bổ nguồn vốn bổ sung cho dự án SME
Ngày 10/9/2020, Chính phủ đã phân bổ 100 tỷ Kíp trong tổng số 200 tỷ Kíp cho dự án xúc tiến các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa (SMEs) qua 04 ngân hàng thương mại là Ngân hàng Phát triển Lào (LDB), Sacombank Lào, LaoVietBank và Maruhan Nhật Bản Lào. 
Động thái này là một trong những nỗ lực của Chính phủ Lào nhằm cải thiện khả năng tiếp cận nguồn tài chính của SMEs trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang phải vật lộn tìm nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đầu năm 2020, Chính phủ đã bơm 100 tỷ Kíp để cấp vốn cho SMEs thông qua các ngân hàng thương mại dưới hình thức các khoản cho vay dài hạn lãi suất thấp 3%. Nguồn vốn được cung cấp cho 04 lĩnh vực ưu tiên gồm công nghiệp chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, trồng trọt - chăn nuôi và du lịch. 
Theo thông cáo báo chí, LDB được phân bổ 23 tỷ Kíp, nâng tổng số hai lần lên 50 tỷ Kíp; Sacombank 20,5 tỷ Kíp, tổng số hai lần là 50,5 tỷ Kíp; LaoVietBank 20,5 tỷ Kíp, tổng số hai lần là 50,5 tỷ Kíp và Maruhan Nhật Bản Lào 13 tỷ Kíp, tổng số hai lần 26 tỷ Kíp. 
Trong giai đoạn I của dự án, 33 hợp đồng trị giá 48,95 tỷ Kíp đã được ký kết với 33 doanh nghiệp, trong đó, 27 hợp đồng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 02 thuộc lĩnh vực du lịch, 02 thuộc ngành công nghiệp chế biến nông sản và 01 hợp đồng thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp.  
Cùng với các khoản vay lãi suất 03%, dự án cũng đã được phê duyệt bổ sung 6,6 tỷ Kíp do WB tài trợ thông qua Sacombank để cung cấp các khoản vay lãi suất 7%/năm. (Vientiane Times, 16/9/2020)
Lào đối mặt với tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong nhiều thập kỷ
Theo báo cáo mới của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Lào sẽ bị giảm trong năm nay, lần đầu tiên giảm kể từ năm 1980 do dịch bệnh Corona Virus nhưng sẽ phục hồi vào năm tới. 
Theo bản Cập nhật Triển vọng phát triển châu Á năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Lào dự báo chỉ tăng 2,5% năm 2020, tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1986, 1987, nhưng GDP sẽ tăng 4,5% năm 2021, phục hồi chậm do dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến. 
Theo ông Yasushi Negishi, Giám đốc quốc gia ADB tại Lào, dịch bệnh Covid không chỉ khiến cho tăng trưởng kinh tế giảm trầm trọng mà còn cản trở nỗ lực của Chính phủ trong thu ngân sách. Tình trạng này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt tài chính và tăng áp lực nợ công. Vì thế, Chính phủ cần cải thiện khuôn khổ tài chính vĩ mô và tăng cường cải tổ tài chính công để tạo thêm không gian tài chính, giảm bớt các cú sốc. 
Theo báo cáo của ADB, ngành nông nghiệp dự tính tăng 1,9% năm 2020, thấp hơn dự báo hồi tháng 4 là 2,5% do ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt; ngành công nghiệp dự báo tăng 1,4% năm 2020; dịch vụ giảm 5,5% do lượng khách du lịch sụt giảm 60% trong 06 tháng đầu năm, dự báo tình trạng này sẽ tiếp tục trong thời gian còn lại của năm; thương mại, vận tải và lưu trú cũng bị thu hẹp; dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 17,5%. 
Theo ADB, giá thực phẩm tăng cao và năm nay, dự báo đồng Kíp mất giá (-5,5%) so với đồng USD và Baht Thái. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị đồng Kíp giảm 1,6% so với đồng USD theo tỷ giá các ngân hàng thương mại và 5,7% theo tỷ giá thị trường tự do, điều này phản ánh sự thiếu hụt ngoại tệ. Năm 2021, lạm phát dự báo sẽ giảm xuống 4,5%, giá thực phẩm có thể giảm do năng suất vụ mùa tốt hơn. Thâm hụt tài khoản vãng lai có khả năng giảm sớm hơn thời gian dự báo do giá điện xuất khẩu cao, giá dầu giảm, nhưng vẫn có thể tăng lại trong năm 2021. 
Triển vọng kinh tế vẫn có độ rủi ro cao do dự trữ ngoại tệ thiếu hụt, nợ công gia tăng, tác động từ đại dịch và hiểm họa thiên nhiên khó lường.
Đối với năm nay dự báo kinh tế Châu Á tăng trưởng âm lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ (-0,7%). Dự báo kinh tế sẽ phục hồi vào năm 2021, tăng trưởng đạt khoảng 6,8%. 
ADB cam kết đạt hướng tới một Châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng, cân đối, linh hoạt và bền vững trong khi vẫn duy trì nỗ lực xóa nghèo.(Vientiane Times, 16/9/2020).
Tác động của Covid-19 đối với kinh tế và xã hội toàn cầu
Ngày 23/9/2020, theo Viện Brookings, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu dự báo sẽ giảm 40% trong 2020, lần đầu tiên xuống dưới 1.000 tỷ kể từ năm 2002, đồng thời, kiều hối, nguồn thu nhập tối quan trọng đối với nhiều nước dự báo sẽ giảm 20% vào cuối năm 2020.
Các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ phải trả nợ tổng cộng 130 tỷ USD trong năm 2020 sau khi được giảm nợ để đối phó với tác động của đại dịch Covid-19. Dịch Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế thế giới và tác động nặng nề lên những người dễ bị tổn thương nhất với số tử vong gần 01 triệu người, mất mát về sinh mạng con người và kinh tế còn tồi tệ hơn những đại dịch và suy thoái kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. 
Báo cáo nhấn mạnh, đại dịch đã làm tăng tỷ lệ nghèo trên toàn thế giới nói chung, giãn cách xã hội đã và đang tạo ra cơn sốc về cung ứng toàn cầu, làm giảm đầu tư ở các nước thu nhập thấp. Thêm 100 triệu người sẽ bị đẩy vào diện nghèo cùng cực, một số nghiên cứu khác còn cho rằng con số này phải gần gấp đôi, lần đầu tiên tỷ lệ nghèo tăng kể từ năm 1998. Hậu quả là thất nghiệp hàng loạt, đứt gãy sản xuất và cung ứng lương thực - thực phẩm, viện trợ giảm, khoảng 12.000 người có thể chết đói/ngày đến cuối năm 2020. Số giờ làm việc bị mất trong Quý II 2020 so với Quý IV 2019 ước khoảng 14% trên toàn thế giới, tương đương 400 triệu việc làm bị tước đoạt. 
Thêm vào đó, các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, du lịch, giao thông vận tải và phân phối đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi giãn cách và hạn chế dòng vốn. 
Báo cáo khuyến nghị các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm: (i) Cung cấp nguồn vốn cho các nước để bảo vệ người dân và nền kinh tế (tài chính ứng phó toàn cầu hiện nay đã vượt 11 nghìn tỷ USD, trong khi các nước đang phát triển không đủ năng lực tài chính nên hạn chế trong ứng phó); (ii) Hỗ trợ các nước nghèo trong việc giảm gánh nặng nợ với việc mua nợ tự nguyện. (Vientiane Times, 23/9/2020)
Thủ tướng Thongloun Sisoulith chỉ đạo Đại hội Phòng Công nghiệp và Thương mại
Ngày 25/9/2020, tại thủ đô Viêng Chăn, Hội đồng Công nghiệp và Thương mại Lào đã tiến hành Đại hội lần thứ VIII, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Khemmani Phonesena và Chủ tịch Hội đồng Công nghiệp và Thương mại Oudeth Souvanavong đồng chủ trì. Thủ tướng Thongloun Sisoulith đến tham dự và chỉ đạo hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị được nghe báo cáo tổng kết đánh giá kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng trong giai đoạn 2017-2019 và đề ra phương hướng cho 03 năm tiếp theo 2021-2023; kế hoạch phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 gồm: (i) Tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp nhà nước Lào nhằm trao đổi về việc củng cố môi trường kinh doanh; (ii) Thúc đẩy khuyến khích phát triển DNNVV; (iii) Thúc đẩy thị trường sản phẩm Lào; (iv) Hội nhập kinh tế với khu vực và khuyến khích đầu tư bền vững; (v) Khởi nghiệp và phát triển ngành nghề lao động; (vi) Thông tin tuyên truyền, tiếp cận cộng đồng và việc quản lý cho các hội viên.
Chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Thongloun đánh giá cao vai trò và kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua của Hội đồng Công nghiệp và Thương mại và yêu cầo Hội đồng và các thành viên cần quan tâm thường xuyên và tiếp tục xử lý các vấn đề liên quan đến tác động của dịch bệnh Covid-19 để các doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn; nâng cao năng lực cạnh tranh với quốc tế, góp phần chung vai với nhà nước trong việc xây dựng, thúc đẩy tăng trưởng mạnh kinh tế-xã hội quốc gia, đạt mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đã đề ra. (Báo KT-XH, 28/9/2020)
 
Thủ tướng Thongloun thúc đẩy sản xuất công nghiệp
Ngày 11/9/2020, Thủ tướng Chính phủ Thongloun Sisoulith và Đô trưởng Viêng Chăn Sinlavong Khoutphaythoune đã đến thăm Công ty Công nghiệp sắt Viêng Chăn. Đón tiếp đoàn có Chủ tịch Hội đồng quản trị Chankua Thuan và toàn thể cán bộ, công nhân của công ty. 
Tại thực địa, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Sonsavanh Soukdala cho biết, công ty được cấp phép từ năm 1994, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 02 triệu USD, bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1996, sản phẩm là các loại sắt cuộn, có công suất là 30-40.000 tấn/năm. Đến nay, công ty đã tăng vốn đầu tư lên 50 triệu USD, tương đương 456 tỷ Kíp, công suất có thể đạt từ 300-350 nghìn tấn/năm; hiện đang sản xuất được 60.000 tấn/năm, đạt 20% năng lực. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường trong và ngoài nước đang gặp nhiều khó khăn, các dự án công trình bị gián đoạn, đình trệ, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường sắt thép trong nước và hàng nhập khẩu. Để tăng tính cạnh tranh, công ty đã chuẩn hóa chất lượng sản phẩm (IS0 9001-2015), tăng cường mở rộng mạng lưới tiêu thụ, đẩy mạnh quan hệ với các công trình, dự án lớn đang triển khai trong nước, quan tâm đến bảo vệ môi trường và sức khỏe, đời sống cán bộ, công nhân.  
Nhân dịp đến thăm và thúc đẩy sản xuất, Thủ tướng Thongloun đã hoan nghênh sự cố gắng của Lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân công ty trong thời gian qua đã vượt qua khó khăn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đưa vào sử dụng các công trình trong nước, giảm bớt nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Thủ tướng chỉ đạo công ty tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được để góp phần xây dựng nền công nghiệp Lào ngày một phát triển. (Báo KT-XH, 14/9/2020)
 
Lạm phát ở Lào tăng mạnh trong tháng 8
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Lào, lạm phát tăng mạnh trong tháng 8, chủ yếu do biến động của tỷ giá hối đoái và giá thực phẩm tăng, tỷ lệ lạm phát tháng 8 tăng 5,84% so với cùng kỳ, trong khi mức tăng tháng 7 so với cùng kỳ là 5,12%. 
Giá thực phẩm và đồ uống tăng 9,91% so với cùng kỳ và tăng 2,19% so với tháng trước. Lý do chính là do Lào nhập khẩu số lượng lớn từ các nước láng giềng trong đó có hải sản. 
Giá gạo tăng 9,74%, thịt lợn 7,3%; thịt bò 11,16%, gia cầm 9,18%, cá và hải sản 5,23%; dầu ăn 6,32%;  hoa quả 3,69% và rau 11,8% so với cùng kỳ. 
Trong khi, giá dịch vụ bưu chính viễn thông tháng 7 tăng 0.8% so với cùng kỳ thì tháng 8 đã tăng lên 7.96% so với cùng kỳ. 
Chi phí vận tải tăng 0,52% so với tháng 7 và 0,97% so với cùng kỳ. Giá phụ tùng và dịch vụ ở các cửa hàng sửa chữa tăng 5,6% so với cùng kỳ. Ngược lại, giá dầu giảm 11,9% so với cùng kỳ. 
Giá quần áo và giày dép tăng 0,53% so với tháng trước và tăng 5,33% so với cùng kỳ. 
Giá hàng tiêu dùng tăng 0,27% so với tháng trước và 4,97% so với cùng kỳ. Giá đồ trang trí nội thất như đồ gỗ, thảm tăng 7,3% so với cùng kỳ. 
Giá dịch vụ giáo dục tăng 1,28% so với tháng trước và 0,85% so với cùng kỳ. Đồng phục, thiết bị và các chi phí liên quan đến giáo dục đều tăng. 
Theo Ngân hàng CHDCND Lào (BOL), năm ngoái 2019, tỷ lệ lạm phát trung bình là 3,32%. Tỷ lệ lạm phát bùng lên 6,94% tháng 1, giảm còn 6,24% tháng 2, tháng 3 còn 6,14%, tháng 4 là 5,84%, tháng 5 là 5,46%; tháng 6 là 5,28%; tháng 7 là 5,12%. Tỷ giá ngoại tệ là yếu tố chính gây nên lạm phát do Lào cần nhiều ngoại tệ hơn để nhập khẩu hàng hóa. 
Theo Tổng cục thống kê Lào, giá trị đồng Kíp giảm 4,29% so với đồng USD và 10,3% so với đồng Baht Thái trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái. 
Do việc hạn chế của tỷ giá hối đoái chính thức, nhiều nhà kinh doanh phải mua ngoại tệ ở thị trường chợ đen để có thể nhập khẩu hàng hóa. 
Theo Ngân hàng ngoại thương Lào (BCEL), tỷ giá ngoại tệ hôm 3/8 là 9.212 Kíp mua vào và bán ra là 9.232 Kíp/1USD và 316,23 Kíp mua và bán 318,61 Kíp/1 Baht. 
Chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy sản xuất, tìm các giải pháp để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận tài chính nhằm, giảm thiểu nhập khẩu, kìm hãm sự tăng giá hàng hóa tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sản xuất hàng hóa ở Lào vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, vẫn phải nhập khẩu từ Thái Lan với lượng lớn hàng hóa. (Vientiane Times, 29/9/2020) 
Tăng trưởng ngành nông nghiệp dự báo không đạt mục tiêu kế hoạch
Theo nguồn từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Lào, tăng trưởng của ngành nông nghiệp dự báo chỉ đạt 0,9-1,7% trong năm 2020, thấp xa so với mục tiêu đề ra là 2,8-3%.
Có nhiều yếu tố dẫn đến mức sụt giảm này, bao gồm dịch Covid-19, sâu bệnh bùng phát và thiên tai làm giảm năng suất. Ngành nông nghiệp có xu hướng hồi phục nhưng với nhịp độ chậm vì thị trường xuất khẩu bị gián đoạn và các yếu tố thời tiết bất lợi. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực tăng cường sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nhưng sản lượng không đạt kỳ vọng. Một số sản phẩm nông nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ các nước láng giềng để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. 
Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch, Tài chính và Kiểm toán của Quốc hội TS. Leeber Leeboupao cho biết, có nhiều thách thức đang cản trở sự phát triển của ngành nông nghiệp. Việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp không còn vì nhiều diện tích đất nông nghiệp bị chuyển mục đích sử dụng phục vụ các dự án phát triển. Những gì cần phải làm là sử dụng kỹ thuật thích hợp và hiện đại hóa sản xuất nhằm cải thiện số lượng và chất lượng nông sản để xuất khẩu. 
Mặc dù Chính phủ đã cố gắng hỗ trợ người sản xuất tiếp cận nguồn tài chính, tuy nhiên, họ vẫn phải chịu chi phí cao để mua máy móc, thiết bị và phân bón từ nước ngoài. Một con số thống kê đáng chú ý là 64% dân số Lào làm việc trong ngành nông nghiệp nhưng ngành này chỉ tăng trưởng 3% trong 20 năm qua. Cần thiết phải thu hút đầu tư nhiều hơn từ trong nước và nước ngoài vào nông nghiệp để tăng năng suất và đảm bảo chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Chính phủ cần hỗ trợ người sản xuất để vượt qua những khó khăn, thách thức, không chỉ trong việc tăng cường sản xuất mà cả trong việc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp. (Vientiane Times, 09/9/2020)
Giám sát tiến độ Dự án xây dựng đường cao tốc Viêng Chăn-Văng Viêng 
Ngày 15/9/2020, Giám đốc Trung tâm Tuyên huấn Đảng Khampanh Phommathat, Trưởng Tiểu ban dung Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ XI cùng đoàn đại biểu đã đến thăm Dự án xây dựng đường cao tốc Viêng Chăn-Văng Viêng. Đại diện Ban Giám đốc Tập đoàn CTCP Xây dựng-Đầu tư Quảng Tây Mahong Huang đón và tiếp đoàn.
Mục đích của chuyến thăm nhằm nắm bắt, thu thập thông tin thực tế về việc phát triển hành lang kinh tế Lào-Trung bao gồm Dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào-Trung và Dự án xây dựng đường cao tốc Viêng Chăn-Văng Viêng để làm căn cứ bổ sung thông tin vào nội dung báo cáo tại Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ XI dự kiến tổ chức vào đầu năm 2021.
Giám đốc Trung tâm Tập huấn Đảng Khampanh Phommathat đã thăm và kiểm tra cụ thể các điểm, vị trí của Dự án về các điểm đỗ, dừng, các cầu vượt, cầu vượt sông...
Dự án xây dựng đường cao tốc Viêng Chăn-Văng Viêng được khởi công từ 30/12/2018, đến nay tiến độ xây dựng đạt 90%, dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào khai thác vận hành vào ngày 02/12/2020, đúng ngày Quốc khánh CHDCND Lào. Chiều dài tuyến đường là 109,1 km, chiều rộng 23 m, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc của Trung Quốc, có 4 làn xe chạy theo 2 tuyến đi và về, tốc độ thiết kế cho phép từ 80-100 km/h; có 7 điểm chuyển hướng, quay vòng; 01 trạm dừng chân; 34 cầu vượt, 03 điểm cắt vượt đường số 13, 04 điểm cầu vượt đường sắt, 23 điểm vượt đường vào các thôn bản.
Qua kiểm tra thực tế, Giám đốc Trung tâm Khampanh Phommathat đánh giá cao sự cố gắng của Tập đoàn CTCP Xây dựng-Đầu tư Quảng Tây đã thực hiện đúng kế hoạch tiến độ và sẽ nhận được phần thưởng cao quý của Đảng, Chính phủ Lào nhân dịp Quốc khánh Lào 02/12/2020 sắp tới. (Báo KT-XH, 17/9/2020) 
 
Khách du lịch trong nước duy trì ngành du lịch Lào
Ngày 04/9/2020, trả lời phỏng vấn Vientiane Times, Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Ounthuang Khaophanh cho rằng, mặc dù du lịch trong nước dự báo sẽ không thể bù đắp những thiệt hại vì mất khách du lịch quốc tế, tuy  nhiên, việc chi tiêu của khách du lịch trong nước có thể giúp duy trì hoạt động của ngành này.
Thứ trưởng Ounthuang thừa nhận, tăng trưởng của du lịch trong nước không mạnh vì lệnh hạn chế của Chính phủ nhằm ngăn chăn sự lây lan của dịch Covid-19. Một mặt ngành du lịch phải tuân thủ các lệnh hạn chế, đồng thời khuyến khích người dân trong nước đi du lịch. Trong trường hợp virus được khống chế, các doanh nghiệp trở lại hoạt động sẽ tuyển dụng nhân công nhiều hơn, chi tiêu sẽ tăng và qua đó ngành du lịch có thể phục hồi, tăng trưởng. Hội nghị thường kỳ tháng 8 của Chính phủ dưới sự chủ trì Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã chỉ thị cho các cơ quan liên quan xúc tiến mạnh du lịch trong nước thông qua việc cung cấp các sản phẩm du lịch đa dạng và cải tiến các dịch vụ. Các cơ quan liên quan đến các chiến dịch du lịch phải khuyến khích tổ chức các chuyến đi vòng quanh Lào, kích thích chi tiêu và thúc đẩy nền kinh tế.
Tuy nhiên, về giá cả sinh hoạt tăng có liên quan chặt chẽ đến biến động của tỷ giá hối đoái. Giá cả lạm phát chủ yếu là do tăng giá các mặt hàng đồ uống không cồn, quần áo, giày dép và thuốc men. Bên cạnh đó, các loại phí và giá cả thực phẩm ở các điểm du lịch cũng tăng gây cản trở đối với tăng trưởng của ngành du lịch.
Chính phủ và khu vực tư nhân đang phối hợp để xúc tiến chiến dịch "Người Lào du lịch Lào" nhằm duy trì hoạt động của ngành du lịch. Khu vực tư nhân cần triển khai các sản phẩm du lịch mới và đăng tải lên Website. Bối cảnh dịch Covid-19 có thể tạo ra cơ hội để nâng cấp các dịch vụ du lịch. Các công ty du lịch cần lưu ý việc du khách sẽ cân nhắc các các vấn đề sức khỏe khi lên kế hoạch đi du lịch, vì vậy, các biện pháp phòng chống virus phải được đưa vào dịch vụ. 
Theo WB, ngành du lịch ở Lào vẫn là một trong các nguồn thu ngoại tệ chính. Đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GDP chiếm khoảng 4%, trong khi tổng đóng góp (bao gồm cả tác động gián tiếp) trị giá 1/7 của nền kinh tế. (Vientiane Times, 07/9/2020)
 
Thủ đô Viêng Chăn trở thành thành viên Tổ chức khuyến khích du lịch các nước Châu Á-Thái Bình Dương
Ngày 09/9/2020, tại thủ đô Viêng Chăn, Bí thư, Đô ttrướng Sinlavong Khoutphaythoune chủ trì tiến hành tổ chức buổi lễ chính thức gia nhập Tổ chức khuyến khích du lịch các nước Châu Á-Thái Bình Dương (TPO). Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Vansi Kuamua, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bounleuy và các đại biểu.
Phát biểu tại buổi lễ, Đô trưởng Sinlavong Khoutphaythoune cho biết, TPO là mạng lưới liên kết giữa các vùng với vai trò thúc đẩy, khuyến khích các thành viên hợp tác cùng nhau để xây dựng nền công nghiệp du lịch, trao đổi các thông tin về thị trường du lịch, việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch và việc gia nhập thành thành viên TPO với tiêu chí thúc đẩy tăng  trưởng du lịch nhanh chóng du lịch của thủ đô Viêng Chăn. Mặc dù, công nghiệp du lịch tại thủ đô Viêng Chăn chưa có bước đột phá, nhưng đây sẽ là điều kiện hội nhập với ngành du lịch quốc tế ngày một rộng hơn; sẽ tăng cường mở rộng hợp tác trong lĩnh vực du lịch và văn hóa giữa thủ đô các nước Châu Á-Thái Bình Dương.
Sau khi trở thành thành viên chính thức, thủ đô Viêng Chăn sẽ tập trung thúc đẩy phát triển du lịch, có khả năng tiếp nhận khách du lịch hiện nay và tới đây theo chuẩn mực hơn trước, tạo hình ảnh, nâng cao nhận thức của toàn thể thành phần xã hội, nhân dân bằng việc tuyên truyền rộng khắp vai trò và tầm quan trọng của lĩnh vực du lịch trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tê-xã hội của thủ đô Viêng Chăn và địa phương. Trước mắt, tập trung tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, luật, các quy định về lĩnh vực du lịch mà Chính phủ đã đề ra, nâng cấp, sửa chữa hệ thống nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn, xây dựng đáp ứng đầy đủ đội ngũ nhân viên hướng dẫn du lịch, phát triển khu vực du lịch dọc theo bờ sông Mekong trở thành khu du lịch gắn với thiên nhiên và văn hóa cấp quốc gia. Xây dựng và mở rộng thêm các khu du lịch mới trong thủ đô để thuhust khách du lịch đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
Đến nay, TPO đã có 25 thành phố từ 13 quốc gia là thành viên chính thức của tổ chức này. (Báo KT-XH, 10/9/2020)       
 
Phó Thủ tướng Lào thúc đẩy du lịch Chomphet
Ngày 18/9/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào Sonexay Siphandone cùng đoàn đại biểu và Tỉnh trưởng Luang Prabang Khamkhan Chanthavisouk đã đến thăm và thúc đẩy lĩnh vực du lịch tại thác Huoi Khua, huyện Chomphet. Giám đốc khu du lịch Huoi Khua Akhom Phomahan đón tiếp đoàn.
Mục đích chuyến thăm lần này của Phó Thủ tướng Sonexay nhằm tăng cường thúc đẩy du lịch trong nước, tạo động lực phát triển du lịch trong thời gian tới, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, chưa thể tiếp nhận được các Tour du lịch quốc tế tới Lào.
Báo cáo Phó Thủ tướng, Giám đốc Akhom Phomahan cho biết, vị trí của thác Huoi Khua nằm tại bản Paklueng, cách trung tâm huyện Chomphet 12 km, là một thác rất đẹp, có nhiều tầng bậc, nước chảy quanh năm, độ cao của thác khoảng 90 m, chảy xuống hồ nước tự nhiên, có diện tích rộng khoảng 20 ha, có núi rừng trùng điệp, không khi mát mẻ, trong lành. Đến năm 2015, Chính quyền Chomphet đã cho công ty tô nhượng, cải tạo nhiều hạng mục đường sá giao thông, cảnh quan, vườn công viên, khu dịch vụ ăn uống, lưu trú...nhằm thu hút khách du lịch đến thăm, nghỉ dưỡng. 
Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay do dịch bệnh Covid-19 đã tác động nặng nề đến lĩnh vực du lịch, lượng khách du lịch đến đây đã giảm nhiều, chủ yếu khách nội địa. Theo kế hoạch, sắp tới công ty sẽ tiếp tục sửa sang, củng cố cải tạo các hạng mục, bảo về rừng với mục tiêu phát triển một khu du lịch sinh thái, tự nhiên và bền vững. (Báo KT-XH, 17/9/2020)
 
Lào sẽ mất ưu đãi thương mại sau khi ra khỏi danh sách LDC
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thương mại Quốc tế do EU tài trợ, Lào có thể sẽ mất 102 triệu USD giá trị thương mại thuộc chương trình thuế quan đặc biệt sau khi ra khỏi danh sách các nước kém phát triển (LDC) vào năm 2024.
Trong những thập kỷ vừa qua, Lào đã hưởng lợi đáng kể từ chế độ ưu đãi chung (GSP) cho phép các nhà xuất khẩu phải trả thuế quan ít hơn hoặc miễn thuế khi xuất khẩu hàng hóa của Lào sang các nước khác. Khi "tốt nghiệp" LDC, Lào sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan với 24 nước hiện có. 
Trong giai đoạn 2014-2018, trung bình hàng năm Lào xuất khẩu hàng hóa trị giá gần 4,3 tỷ USD. Kết quả nghiên cứu dự báo, đất nước này có thể mở rộng xuất khẩu lên 8,6 tỷ USD vào năm 2024 trong kịch bản vẫn tiếp tục được hưởng ưu đãi đối với LDC. 
Một trong những thách thức chính đối với Lào đó là vấn đề thâm hụt thương mại vì nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Thuế quan tăng ở các thị trường quan trọng sẽ dẫn đến tổn thất về thương mại, đòi hỏi phải ký kết các Hiệp định thương mại tự do. 
Ngành may mặc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi không còn GSP vì Lào xuất khẩu một số lượng lớn hàng hóa may mặc sang thị trường châu Âu. Các đối tác thương mại lớn nhất mà Lào đang xuất khẩu được hưởng ưu đãi thương mại đặc biệt bao gồm EU, Anh, Nhật Bản và Canada. Đây cũng chính là các thị trường dự báo Lào sẽ chịu tổn thất thương mại, trên 1/10 kim ngạch xuất khẩu hậu LDC. 
Theo nghiên cứu mới nhất của Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC), chỉ riêng thị trường EU, ngành may mặc Lào dự kiến sẽ thiệt hại 56 triệu USD. Hiệp hội may mặc Lào (ALGI) đang tìm cách để giảm thiểu thiệt hại trên bằng việc sẽ cố gắng đa dạng hóa thị trường, tiêu thụ một số sản phẩm tại thị trường nội địa và đàm phán song phương với các nước khác, đặc biệt là các quốc gia ASEAN và các nước khác theo hợp tác Nam-Nam; Hiệp hội May mặc Lào cũng sẽ cố gắng tiếp cận Hệ thống ưu tiên chung (GSP+) để giảm thiểu tổn thất; dự kiến GSP+ sẽ giúp các nhà xuất khẩu của Lào tiếp cận thị trường các nước EU và Anh đối với một số ngành xuất khẩu then chốt và vì thế giảm thiệt hại đến 30 triệu USD. Có thể có chương trình GSP + mở rộng, cho phép tiếp cận thị trường ưu đãi hơn so với GSP tiêu chuẩn nhưng yêu cầu Lào cam kết thêm đối với phát triển bền vững và quản trị tốt. 
Báo cáo nghiên cứu đưa ra khuyến nghị, có 03 cách để các nhà xuất khẩu Lào có thể giảm thiểu tổn thất thương mại, bao gồm; (i) Có được Chế độ Ưu đãi Chung của EU + (GSP+) hơn là GSP chuẩn, giúp giảm tổn thất thương mại 70%.; (ii) Xúc tiến thương mại có mục tiêu, tránh va chạm thị trường để giúp các ngành không bị mất tiềm năng xuất khẩu ở một số thị trường nhất định – trong trường hợp này là xuất khẩu gạo sang EU và thực phẩm sang Nhật Bản; và (iii) Đa dạng hóa xuất khẩu có thể giúp tập trung nguồn lực vào các sản phẩm và các thị trường thay thế để bù đắp lại tổn thất khi ra khỏi LDC. Nghiên cứu cũng đưa ra đánh giá về lựa chọn chính sách thương mại để so sánh các mức thuế quan mà Lào có thể hưởng lợi với tư cách là một nước LDC và hậu LDC. (Vientiane Times, 03,08/9/2020) 
 
CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI
Luật sửa đổi cho phép người nước ngoài sở hữu căn hộ
Ngày 21/9/2020, theo thông tin đăng tải trên website Công báo Lào, dự thảo mới nhất của Luật Đất đai quy định người nước ngoài được phép sở hữu căn hộ.
Theo Điều 132 của dự thảo Luật, người nước ngoài có thể mua và sở hữu các căn hộ tại Lào.Theo Luật Đất đai sửa đổi, người nước ngoài cũng có thể sở hữu quyền sử dụng đất theo hợp đồng thuê đất và tô nhượng với công dân Lào và Chính phủ. Tuy nhiên, quyền sở hữu đất bị hạn chế trong thời gian 30-50 năm tương ứng với thuê và tô nhượng đất. 
Theo các điều 117 và 120 của dự thảo Luật, việc thuê và tô nhượng có thể gia hạn với sự đồng ý của Chính phủ, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân dân tỉnh. 
Theo các quan chức của Phòng Công nghiệp và Thương mại QG Lào (LNCCI), quyết định của Nhà nước cho phép người sở hữu căn hộ sẽ tạo ra cú hích thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản ở Lào. 
Trước đây, người nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc mua bất động vì không được ủng hộ về pháp lý. Điều này gây cản trở đối với việc phát triển thị trường bất động sản, trong khi một số người nước ngoài vẫn mua bất động sản nhờ người Lào đứng tên. Cơ sở pháp lý mới sẽ làm cho người nước ngoài tự tin hơn trong việc mua bất động sản ở Lào và được pháp luật bảo vệ.
Lào không phải là nước đầu tiên cho phép người nước ngoài sở hữu căn hộ, các nước láng giềng xem đầu tư vào xây dựng căn hộ như một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
Theo các nhà quan sát, Lào là một đất nước thanh bình và nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Mekong. Chiến lược của Chính phủ về việc phát triển Lào từ một nước không có biển thành quốc gia kết nối đất liền sẽ giúp Lào trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn, đặc biệt là gần Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất của thế giới. (Vientiane Times, 22/9/2020)
 
Chính phủ tăng cường quản lý an toàn đập trong mùa mưa
Ngày 18/9/2020, Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Khammany Inthirath đã chỉ thị tất cả các chủ đầu tư và vận hành dự án thủy điện phải tập trung quản lý mực nước và đảm bảo an toàn đập trong mùa mưa.
Chỉ thị trên được công bố tại hội nghị tổ chức tại Viêng Chăn với chủ đề: "Những bài học kinh nghiệm về quản lý an toàn hồ đập" do Bộ Năng lượng và Mỏ chủ Trì. Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận những khía cạnh khác nhau của vấn đề an toàn hồ đập, bao gồm Luật Điện lực mới, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn an toàn đập, thực tế quản lý nước và các vấn đề tổ chức thể chế, bao gồm hiệp hội thủy điện quốc gia và quốc tế.
Bộ trưởng Khammany Inthirath nhấn mạnh, biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và lũ lụt. Vì vậy, các dự án thủy điện phải giám sát chặt chẽ mực nước tại các thành đập và có kế hoạch ứng phó phù hợp trong mùa mưa. Tất cả các dự án thủy điện phải báo cáo hàng tuần lên Bộ Năng lượng và Mỏ về quản lý phát điện, tiến độ xây dựng, điều kiện kỹ thuật đập, tình trạng thành đập, kênh dẫn nước và kế hoạch quản lý của từng dự án.
Sau sự cố vỡ đập quai của dự án thủy điện Xe Pian – Xe Nam Noi ngày 23/7/2018 và trận lụt xảy ra trên toàn quốc trong tháng 7-8/2018, Chính phủ đã ban hành chỉ thị tạm dừng cấp phép các dự án thủy điện mới và yêu cầu thanh tra khẩn cấp tất cả các dự án thủy điện hiện có.
Thực hiện chỉ thị của Chính phủ, Bộ Năng lượng và Mỏ đã thành lập một ủy ban đặc biệt để rà soát và giám sát việc quản lý nước và phát triển thủy điện trên toàn quốc. Một tiểu ban kỹ thuật trực thuộc ủy ban này cũng đã được thành lập để theo dõi tất cả các dự án thủy điện (Quyết định của Bộ Năng lượng và Mỏ số 1568/MEM ngày 26/7/2018). Nhiều đối tác phát triển đã cam kết hỗ trợ sáng kiến này, bao gồm Cơ quan Hợp tác Phát triển của Thụy Sỹ, EU, Trung Quốc, Đức, Australia, Mỹ, New Zealand, Cơ quan Hợp tác Phát triển của Pháp và WB. (Vientiane Times, 25/9/2020)
Chính phủ phát hành lô trái phiếu bổ sung để giao dịch tại sàn chứng khoán Lào
Ngày 7/9/2020, Sở Giao dịch chứng khoán Lào (LSX) đã tổ chức cuộc họp báo thông tin về việc Chính phủ phát hành lô trái phiếu 1,500 tỷ Kíp và 50 triệu USD để giao dịch tại sàn chứng khoán Lào (LSX) từ tháng 9/2020. Đại diện Bộ Tài chính, LSX và các công ty chứng khoán có mặt tại buổi họp báo.
Phát biểu tại cuộc họp báo về trái phiếu chính phủ mới được thông qua, quyền Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Lanexang, ông Anoukone Southammavong cho biết, hai lô trái phiếu đầu tiên đã được bán hết, sau kết quả này, Chính phủ đã phê duyệt trái phiếu bổ sung trị giá 1.500 tỷ Kíp và trái phiếu ngoại tệ đầu tiên trị giá 50 triệu USD được giao dịch trên LSX, dự kiến sẽ bắt đầu trong tháng này. Lãi suất sẽ không thay đổi so với đợt phát hành trái phiếu thứ hai, có mệnh giá 1 triệu Kíp/đơn vị, trái phiếu đô la Mỹ là 100 USD/1 đơn vị. Đối với trái phiếu đôla Mỹ, kỳ hạn 1 năm lãi suất là 5%/năm, hai năm là 5,5%/năm, 3 năm là 6%/năm, 5 năm là 7%/năm, 7 năm là 7,5%/năm và 10 năm là 8%. 
Theo ông Anoukone, để giúp người mua ở các tỉnh, Công ty Chứng khoán Lanexang có kế hoạch sẽ phổ biến thông tin về trái phiếu Chính phủ ở các tỉnh phía Nam vào thời gian tới. Các nhà đầu tư có thể mua trái phiếu ở Công ty Chứng khoán Lanexang, Công ty TNHH Chứng khoán BCEL-KT, Công ty TNHH Chứng khoán Lào-Trung và 3 đại lý là Ngân hàng phát triển Lào, Ngân hàng ngoại thương Lào (BCEL) và Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp. 
Bộ Tài chính và 3 công ty chứng khoán đồng thu xếp và quản lý việc giao dịch trái phiếu để thúc đẩy thị trường vốn tại Lào. (Vientiane Times, 08/9/2020).
 
EDL thúc đẩy xuất khẩu điện dư thừa
Ngày 22/9/2020, tại buổi họp báo do Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Savankhone Razmountry chủ trì, Quyền Tổng Giám đốc EDL Chanthaboun Soukaloun đã trình bày về những khó khăn, thách thức mà EDL đang phải đương đầu, đồng thời nêu các giải pháp để công ty phát triển trong thời gian tới. 
Ông Chanthaboun cho biết, EDL đang nỗ lực vốn hóa lượng điện sản xuất dư thừa trong mùa mưa và thúc đẩy xuất khẩu ra nước ngoài. Khoảng 1.500 MW điện sản xuất ra bị lãng phí trong mùa mưa cao điểm, tuy nhiên, Lào phải nhập khẩu điện từ Thái Lan trong mùa khô với giá cao, gây khó khăn tài chính cho EDL.
Lào và Thái Lan trao đổi mua bán điện thông quan EDL và Điện lực Thái Lan (EGAT). Khi Lào thiếu điện vì nhu cầu tăng, có thể nhập khẩu điện từ Thái Lan qua đường dây tải điện của nước này. Hàng năm, EDL xuất khẩu 1.000 – 2.000 KWh điện sang Thái Lan và nhập khẩu một lượng điện tương tự. Vấn đề ở chỗ là Lào bán điện sang Thái Lan chỉ với giá 5 Cent/Kwh nhưng phải mua với giá 11 Cent/Kwh, gây gánh nặng tài chính đối với EDL. EDL đang tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế để giảm thiểu nhập khẩu và giúp công ty thoát khỏi khó khăn tài chính.
Theo ông Chanthaboun, Lào cần đa dạng hóa các nguồn năng lượng bằng cách phát triển các nhà máy điện mặt trời, phong điện và các nguồn khác để giải quyết vấn đề thiếu điện trong mùa khô. Đặc biệt, cần xây dựng các đường dây tải điện và tìm kiếm thị trường xuất khẩu điện để phát huy tiềm năng thủy điện của mình. Lào phải tìm cách trữ nước trong mùa mưa để sản xuất nhiều điện hơn trong mùa khô. Lượng điện do EDL sản xuất tăng nhanh, trong khi nhu cầu sử dụng trong nước tương đối ổn định.
Thứ trưởng Savankhone kêu gọi giới truyền thông hành động một cách có trách nhiệm, tìm hiểu sâu các vấn đề trước khi công bố thông tin. EDL và truyền thông cần phối hợp chặt chẽ để đảm bảo công chúng hiểu rõ chính sách của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng của lĩnh vực năng lượng đối với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.  
Năm 2016, EGAT đã ký MOU với EDL để tăng mua điện của Lào từ 7.000 MW lên 9.000 MW. Khi Lào có nhu cầu về điện, Thái Lan sẽ bán ngược lại cho Lào trên cùng đường dây tải điện. (Vientiane Times, 23/9/2020)
Cơ quan chức năng rà soát việc thực hiện cải cách để thuận lợi hóa các hoạt động của doanh nghiệp
Ngày 24/9/2020, Cục Khuyến khích Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị với sự tham gia của đại diện các Bộ ngành để rà soát tiến độ thực hiện các cải cách theo Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý và Cơ chế Phối hợp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Lào.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Khuyến khích Đầu tư Phonesay Vilaysack cho biết, tháng 5/2020, Lào đã trình báo cáo Cập nhật về Cải cách lên WB thông báo về tiến độ thực hiện các cải cách về môi trường kinh doanh, bao gồm 18 cải cách mới và 06 lĩnh vực đòi hỏi phải bổ sung. Những cải cách này dự kiến sẽ được xem xét trong đánh giá của WB trong Báo cáo về Môi trường Kinh doanh của Lào năm 2021. Cải cách quan trọng nhất là giảm thời gian và thủ tục đăng ký kinh doanh từ 173 ngày xuống 17 ngày và từ 09 bước xuống 03 bước. Các cải cách khác bao gồm giảm thời gian và thủ tục làm giấy phép xây dựng, tạo điều kiện tiếp cận thông tin trực tuyến, nơi mẫu đơn và các tài liệu khác có thể tải về. 
Bên cạnh đó, thời gian để làm thủ tục cấp nước giảm từ 45 ngày xuống còn 15 ngày; cấp điện được đơn giản hóa không cần chứng nhận của Trưởng bản. Đăng ký tài sản và chứng nhận sở hữu đất đang từng bước được chuyển sang cơ sở dữ liệu số hóa. Thêm vào đó, các quy định về bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số cũng đã được xác định, 03 luật thuế mới cũng đã được ban hành trong năm 2020. Một số tiến bộ cũng đã đạt đối với các chỉ số tín dụng, thực thi hợp đồng và xử lý vướng mắc trong kỳ đánh giá EDB năm 2021.
Ông Phonexay cũng đã báo cáo Hội nghị về tuyên bố chính thức của WB ngày 27/8/2020, theo đó, việc công bố báo cáo EDB 2021 sẽ tạm thời lùi lại để bổ sung và xử lý số liệu. (Vientiane Times, 25/9/2020)
 
Lào giảm bớt thủ tục đối với nhập khẩu máy kéo, máy cày tay
 Chính phủ Lào sẽ dỡ bỏ giấy phép nhập khẩu máy kéo, thúc đẩy ngành nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội, hướng đến giảm chi phí và các thủ tục không cần thiết. 
Nhập khẩu loại máy cày tay cho người nông dân dùng cày ruộng có thể được nhập khẩu với thuế và các chi phí khác thông qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia. Các máy kéo chạy trên đường chỉ được nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế. 
Nông dân có thể nhập khẩu 1 chiếc/gia đình để dùng cho nông nghiệp, còn người sản xuất nông nghiệp và tổ hợp tác thông báo tới ngành nông lâm quận, huyện và tỉnh về số lượng máy kéo muốn nhập khẩu, đảm bảo việc nhập phù hợp với đất đai. 
Các nhà nhập khẩu mua máy kéo, phụ tùng để bán có giấy đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh chỉ được nhập khẩu phương tiện qua cửa khẩu quốc tế. 
Tổng trị giá máy kéo được nhập khẩu vào Lào năm ngoái đạt gần 17,5 triệu USD và hầu hết được nhập từ Thái Lan và Trung Quốc. 
Trước đây, nông dân Lào sử dụng gia súc để cày ruộng, hiện nay hầu hết đã sử dụng máy cày để tăng năng suất. (Vientiane Times, 10/9/2020) 
 
Chính phủ đặt ra các tiêu chí đầu tư mỏ để tối đa hóa lợi ích
Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào ban hành hướng dẫn các điều kiện về đầu tư trong lĩnh vực khảo sát và khai thác khoáng sản nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia.
 Để lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực về tài chính và chuyên môn tham gia, hạn chế cấp phép đối với nhà đầu tư không đủ điều kiện, sau khi xin được dự án không có khả năng triển khai, chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác hoặc thực hiện dự án kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, nhà đầu tư khi đề xuất xin phép đầu tư khai thác kim loại quý như vàng, bạc và ti-tan cần đảm bảo nguồn vốn tối thiểu 10 triệu USD, kim loại có giá trị thấp hơn yêu cầu vốn ít hơn và phải có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này ít nhất 5 năm; trường hợp chưa đủ kinh nghiệm, phải thuê chuyên gia hoặc công ty có đủ điều kiện để thực hiện dự án. 
Tháng 6/2020, Chính phủ Lào đã thu hồi giấy phép của 82 dự án đầu tư trong nhiều lĩnh vực do nhà đầu tư vi phạm thỏa thuận, phổ biến là không triển khai dự án, chậm triển khai và chuyển nhượng lại dự án sai phép. Vài năm trước đây, Chính phủ đã dừng xem xét các đề xuất đầu tư mới để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến các dự án, chỉ cấp phép đối với  các dự án khai khoáng thực sự cần thiết cho nhu cầu nội địa.
Mới đây, Văn phòng Thủ tướng đã ban hành thông báo yêu cầu Bộ Năng lượng và Mỏ dừng xem xét tất cả các dự án xin cấp phép mới đến cuối năm 2020, kể cả việc gia hạn đối với dự án đã hết hạn; dự kiến Chính phủ sẽ tiếp tục xem xét các đề xuất mới vào năm tới.
Văn bản hướng dẫn được đăng tải trên trang web http://laoofficialgazette.gov.la/   (Vientiane Times, 16/9/2020)
 
HỢP TÁC LÀO-VIỆT NAM
Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Lào tháng 8 và 8 tháng năm 2020
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào tháng 8 và 8 tháng 2020 như sau: 
1. Tháng 8/2020 đạt 82.675.314 USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ. Trong đó, 
- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 46.242.637 USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ. 
Mặt hàng giữ được đà tăng với tốc độ ổn định là sản phẩm gốm sứ 90,9% (tháng trước 89,3%) ;
Mặt hàng giữ được đà tăng nhưng tốc độ tăng đã chậm lại: rau quả tăng 21,1% (tháng trước 77%); sản phẩm từ hóa chất 23,1% (tháng trước 71,4%); giấy và sản phẩm từ giấy 44% (tháng trước 69,4%); kim loại thường khác và sản phẩm tăng 149,7% (tháng trước 375,9%);
Mặt hàng đã tăng trở lại sau khi giảm vào tháng trước: Tăng ấn tượng là dây điện và cáp điện tăng 121,7% (tháng trước giảm -38.9%); sản phẩm từ sắt thép tăng nhẹ 4,3% (tháng trước giảm -45,5%); 
Mặt hàng đã quay đầu tăng sau 5 tháng giảm liên tiếp: Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng nhẹ 3,5%; Hàng hóa khác tăng 11,9%.
Mặt hàng tăng trở lại sau khi giảm suốt từ đầu năm đến nay: Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 42,7%. 
Mặt hàng quay đầu giảm sau hai tháng tăng: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm -9,8% .
Các mặt hàng khác tiếp tục giảm nhưng tốc độ giảm chậm lại: Sắt thép các loại giảm 12,1% (tháng trước 45,5%); Hàng dệt may 12,1% (tháng trước -16,6%); Cà phê -76,9% (tháng trước-88,6%) ; Xăng dầu -67,8% (giảm liên tục từ đầu năm 2019 cho đến nay); Phân bón các loại -64,8% (tháng trước -77,5%); Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc -6,2% (tháng trước -11,3%).
Mặt hàng tiếp tục giảm với tốc độ giảm tăng lên: Sản phẩm từ chất dẻo -17,6% (tháng trước -11,7%); Clanke và xi măng -81,2% (tháng trước -72,7%);
- Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 36.432.677 USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ.
Mặt hàng giữ đà tăng: Quặng và khoáng sản tăng mạnh 144,4%; Cao su tăng 41,8%; Trong khi hàng hóa khác quay đầu giảm -29,2%.
Mặt hàng tiếp tục giảm: Phân bón các loại giảm -27,2% (tháng trước -35,6%); Gỗ và sản phẩm gỗ giảm -29,1% (tháng trước -13,5%); Hàng rau quả tiếp tục giảm sâu -65,4% (tháng trước -69,6%); 
Kim loại thường khác tháng 8 tiếp tục không ghi nhận kim ngạch nhập khẩu.
2. Tổng kết kim ngạch 8 tháng đạt 649.419.967 USD, giảm 13% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 368.217.418 USD giảm 18,5%; nhập khẩu đạt 281.202.549 USD giảm nhẹ 4,6%  
- Về các mặt hàng xuất khẩu, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị kim ngạch và tăng mạnh là mặt hàng rau quả 78,7% đạt hơn 31 triệu USD. Tiếp đến là sản phẩm từ sắt thép đạt hơn 29 triệu USD tăng 17%; Các mặt hàng vẫn giữ được đà tăng: Giấy và sản phẩm từ giấy tăng 124,5% đạt hơn 10 triệu USD; Dây điện và cáp điện tăng 50,3% đạt hơn 6,6 triệu USD; Kim loại thường và sản phẩm khác tăng 86,6% đạt hơn 4 triệu USD; Sản phẩm gốm sứ tăng 41,3% đạt 6,8 triệu USD; Sản phẩm từ hóa chất tăng 21,6% đạt hơn 4,1 triệu USD; 
Sản phẩm từ chất dẻo đã giảm nhẹ -0,3% đạt hơn 7,7 triệu USD do tiếp tục giảm trong tháng 8. 
Mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhưng vẫn tiếp tục duy trì đà giảm: Xăng dầu giảm -68,9% đạt hơn 15,6 triệu USD (giảm suốt từ đầu năm 2019 đến nay); Gỗ và sản phẩm gỗ giảm -49,2% đạt hơn 19,3 triệu USD; Phương tiện vận tải và phụ tùng giảm -25,6% đạt gần 25,5 triệu USD; Sắt thép các loại giảm -18,3% đạt hơn 49,1 triệu USD; Máy móc thiết bị và phụ tùng giảm -7,4% đạt hơn 23,7 triệu USD. 
- Về các mặt hàng nhập khẩu, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị kim ngạch quặng và khoáng sản khác tăng 10,8% đạt hơn 18,3 triệu USD (do tháng 8 tăng mạnh); Hàng hóa khác tăng 2,3% đạt hơn 133,6 triệu USD;  
Tổng kết 8 tháng, gỗ và sản phẩm gỗ đã giảm -4,5% đạt hơn 31 triệu USD do tiếp tục giảm trong tháng 8/2020; 
Kim loại thường khác so với 8 tháng cùng kỳ đã giảm -21,8% đạt hơn 904.000 USD do đã 3 tháng 6,7,8 không ghi nhận kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng còn lại đều giảm. 
Như vậy, tốc độ giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng đã chậm lại (mức giảm -13%  so với 7 tháng giảm -14,5%) do kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào tháng 8 đã biến chuyển rõ rệt. Nếu tháng 7 kim ngạch giảm -21,9%  so với cùng kỳ, thì tháng 8 chỉ còn giảm -1,6%. Đây là tín hiệu tốt cho việc tăng trở lại kim ngạch ở các tháng còn lại của năm, sau khi dịch bệnh Covid-19 đã được Việt Nam kìm chế và kiểm soát tốt, phía Lào không phát sinh dịch bệnh trong cộng đồng. (Thương vụ Việt Nam tại Lào)
 
Thương mại Lào-Việt đối mặt nhiều thách thức do dịch bệnh Covid-19
Thương mại song phương Lào-Việt có thể không đạt được mục tiêu đặt ra năm nay do tác động của dịch bệnh Covid-19. Chính quyền cả hai nước dự kiến tăng cường nỗ lực thúc đẩy thương mại năm nay tăng ở mức từ 10-15%. Tuy nhiên, các biện pháp nghiêm ngặt phòng tránh dịch bệnh của chính phủ Việt Nam vào đầu năm nay khiến cho việc xuất khẩu một số hàng hóa tạm dừng lại. 
Theo Bộ Công Thương Lào, thương mại giữa Lào và Việt Nam giảm từ 153 triệu USD tháng 6 xuống còn 134 triệu vào tháng 7. Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu Lào-Việt đạt 1.687 triệu USD và năm 2020 có thể không đạt được con số này. 
Mặt hàng xuất khẩu chính sang Việt Nam là nước uống, khoáng sản, sản phẩm gỗ, sản phẩm nông nghiệp như cao su, cà phê, ngô, sắn, gạo và trâu bò. 
Mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam là xăng dầu, phân bón, thép, máy móc, thiết bị điện, vật liệu xây dựng và phụ tùng. 
Việt Nam là đối tác thương mại đứng thứ ba của Lào, sau Thái Lan và Trung Quốc, thứ 3 về đầu tư vào Lào, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thủy điện, khai khoáng, trồng cây công nghiệp và dịch vụ là những lĩnh vực góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội hai nước. 
Năm 2020, Chính phủ Lào dự báo kim ngạch xuất khẩu giảm 8,4% so với năm ngoái, tương đương khoảng 483,3 triệu USD, mục tiêu đặt ra giá trị xuất khẩu đạt khoảng 6.422 triệu USD; tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm chỉ đạt 2.316 triệu USD. (Vientiane Times, 04/9/2020)
 
Doanh nghiệp Lào-Việt Nam hợp tác phát triển điện mặt trời khu vực Nam Lào
Ngày 02/9/2020, tại thủ đô Viêng Chăn tiến hành tổ chức lễ ký kết hợp tác phát triển điện mặt trời khu vực Nam Lào giữa Phó Chủ tịch Tập đoàn National Consulting Group Co.,Ltd (NCG) Xaythani Chanthavongsa, Chủ tịch Công ty Thepvongsa Power company Limited Khampaseuth Thepvongsa và Tổng Giám đốc Công ty Wealth Power Group Vietnam (WPG) thường trú tại Lào Volapoud Ratanataire. Tham dự lễ ký có Thứ trưởng Bộ Nông Lâm Linkham Duangsavanh, Phó Chủ tịch UBHTL-VN Khampheuy Keokinaly và đại diện các tỉnh Sekong, Champasak.
Phát biểu tại lễ ký, Giám đốc Công ty NCG Videth Visounalath cho biết, sự hợp tác giữa ba công ty trên để cùng phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo, sạch và thân thiện với môi trường nhằm sản xuất điện xuất khẩu sang các nước láng giềng, bao gồm 02 Dự án Điện năng lượng mặt trời tại huyện Laman, tỉnh Sekong và Điện năng lượng mặt trời tại huyện Khong, huyện Pathoumphone, tỉnh Chapasak. Ông cho biết, dự án sẽ phát triển tại huyện Laman, Sekong đuộc triển khai trên diện tích 720 ha, cách đường truyền tải 115 KV 02 km, có công suất lắp đặt 500 MW và năng lực sản xuất điện đạt 739 GWh/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 332,33 triệu USD; đối với dự án xây dựng tại huyện Khong và Pathoumphone, tỉnh Champasak có diện tích 93,1 ha, công suất lắp đặt khoảng 80 MW, tổng vốn đầu tư 57,31 triệu USD, năng lực sản xuất điện đạt 123,68 GWh/năm, vị trí dự án cách trạm biến áp 115/22 KV (bản Na) khoảng 16,5 km.
Đến nay, các bên đã thực hiện đầy đủ các thủ tục từ cấp địa phương đến trung ương và đang triển khai các vấn đề liên quan đến việc đấu nối hệ thống truyền tải, thị trường xuất khẩu điện sang các nước láng giềng; đang thực hiện việc lựa chọn công nghệ tân tiến, tìm kiếm đội ngũ chuyên gia kỹ thuật lành nghề; đặc biệt quan trọng là khả năng thu xếp tài chính để triển khai dự án. (Báo KT-XH, 04/9/2020)
 
HỢP TÁC LÀO-CÁC NƯỚC
Lào-Trung Quốc 
 
Cơ quan chức năng đánh giá kết quả dự án thí điểm giảm nghèo Lào - Trung
Ngày 04/9/2020, Vụ Phát triển Nông thôn và Hợp tác xã, Bộ Nông Lâm đã tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả 03 năm thực hiện dự án thí điểm giảm nghèo Lào - Trung Quốc tại tỉnh Luang Prabang. 
Dự án thí điểm được tài trợ với khoản ngân sách trị giá khoảng 5 triệu USD trong khuôn khổ Hợp tác Mekong - Lan Thương từ năm 2017 nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo thu nhập thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đào tạo cho các hợp tác xã. 
Phát biểu tại Hội nghị, Quyền Vụ trưởng Vụ Phát triển Nông thôn và Hợp tác xã Khamouan Khamphoukeo cho biết, dự án tập trung vào hai cộng đồng mục tiêu của huyện Sangthong, tỉnh Luang Prabang. Có 546 hộ gia đình, trong đó 294 hộ thuộc diện nghèo, chiếm 50% tổng số hộ. Sáng kiến được triển khai từ tháng 9/2017 - 9/2020. Trong thời gian tới, theo chương trình, các cuộc hội thảo để truyền bá nhận thức về việc thực hiện dự án do Chính phủ Trung Quốc tài trợ sẽ được tổ chức. Các bài học kinh nghiệm của dự án thí điểm tập trung vào việc xúc tiến các hoạt động cải thiện đời sống ở các bản mục tiêu sẽ được chuyển giao để xác định kế hoạch thực hiện chương trình. Thành công của dự án cũng bao gồm việc chuyển các phòng họp của bản thành nơi trưng bày về lịch sử, văn hóa, truyền thống và những nét đặc sắc của cộng đồng để thu hút khách du lịch, trưng bày các sản phẩm của địa phương để tạo thu nhập cho dân bản. Dự án thí điểm cũng nằm trong kế hoạch giảm nghèo hiện nay của Chính phủ với trọng tâm của năm 2020 là sản xuất lúa gạo, hoa màu và các sản phẩm chăn nuôi với sự tham gia tích cực của nông dân, doanh nhân nông nghiệp và các doanh nghiệp với sự phối hợp với của các chính quyền địa phương. (Vientiane Times, 07/9/2020)
 
Các tỉnh, thành Trung Quốc thống nhất hợp tác chiến lược, tổng thể với LNCCI
Một số tỉnh và thành phố của Trung Quốc đã đạt thỏa thuận về hợp tác chiến lược tổng thể với Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào (LNCCI). Các đối tác này bao gồm Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp của thành phố Trùng Khánh, tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên.
Theo Hiệp hội Xúc tiến Kinh tế và Thương mại Lào-Trung Quốc (LCETPA), mặc dù đại dịch Covid-19 gây nhiều biến động với quy mô chưa từng thấy trong thế kỷ qua nhưng LNCCI và các tỉnh, thành phố của Trung Quốc đã tìm cách kìm hãm xu hướng giảm trong hợp tác về kinh tế và thương mại và đã đạt được những kết quả khả quan. Sau nhiều nỗ lực khắc phục tác động của dịch Covid-19, tháng 9/2020, thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp tỉnh Vân Nam (HNFIC), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp thành phố Trùng Khánh (CQFIC) và LNCCI đã được chính thức ký kết. Thỏa thuận hợp tác chiến lược với tỉnh Tứ Xuyên đang được tích cực đàm phán và dự kiến sẽ được ký kết vào giữa tháng 10/2020.
Các tỉnh và thành phố này nằm ở lục địa Trung Quốc và có nhiều nét tương đồng với Lào về địa lý. Có thể chia sẻ với nhau các kinh nghiệm thành công về kinh tế quốc tế và thương mại, logistics, thương mại, đầu tư, y tế, giáo dục, kinh tế số, phát huy cơ chế hợp tác Mekong – Lan Thương và tuyến đường sắt Lào – Trung. Đặc biệt, các bên kỳ vọng hiện cùng hợp tác để hiện thực hóa, đẩy mạnh trên thực tế cộng đồng chung vận mệnh. (Vientiane Times, 30/9/2020)
 
Điện lực Lào và Công ty Lưới điện Nam Trung Quốc ký thỏa thuận thành lập công ty truyền tải điện
Ngày 01/9/2020, Điện lực Lào (EDL) và Công ty Lưới điện Nam Trung Quốc (CSG) đã ký thỏa thuận cổ đông cùng thành lập Công ty TNHH Truyền tải điện Điện lực Lào (EDLT). Tham dự Lễ ký có Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ, Tiến sỹ Khammany Inthirath, Đại sứ Trung Quốc tại Lào, ông Jiang Zaidong, Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ, Tiến sỹ Daovong Phonekeo, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tiến sỹ Bounleua Sinxayvoravong; Tham tán Kinh tế Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Lào, ông Wang Qihui; Quyền Giám đốc điều hành Điện lực Lào, ông Chanthaboun Soukaloun và Chủ tịch Công ty TNHH quốc tế Vân Nam CSG, ông Zhu Danwei.
Theo kế hoạch dự kiến, EDL-T sẽ đầu tư xây dựng lưới điện quốc gia của Lào với giá trị khoảng 2 triệu USD, kết nối lưới điện xuyên biên giới cho Lào với các nước láng giềng, tiếp tục triển khai dự án kết nối lưới điện Lào-Campuchia, dự án kết nối lưới điện Lào-Trung Quốc và mua quyền sử dụng các tài sản truyền tải điện hiện có của EDL từ 230kV trở lên. 
Thành lập EDL-T là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa trong việc thực hiện Chiến lược “Cùng chung vận mệnh” giữa Lào và Trung Quốc và thực hiện nội dung Biên bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng được ký kết giữa hai ngành năng lượng Lào-Trung vào năm 2017 và là thành quả đầu tiên của “Tuyên bố Viêng Chăn” tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 3. 
Theo Bộ trưởng Khammany, EDL-T là hợp tác then chốt trong việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa ở Lào, tạo sự ổn định, tự chủ về năng lượng để hỗ trợ Lào phát triển và thúc đẩy kết nối hạ tầng năng lượng với các nước láng giềng. Với kinh nghiệm trong quản lý và lợi thế về nhân lực của CSG, liên doanh EDL-T sẽ mang lại triển vọng mới cho ngành năng lượng Lào và góp phần thực hiện Chiến lược “Cùng chung vận mệnh” Lào-Trung Quốc. 
Theo Đại sứ Jang Zaidong, việc thành lập EDL-T nhằm tăng cường hợp tác để phục vụ các chiến lược quốc gia của Lào, cải thiện đời sống nhân dân Lào và mang lại lợi ích cho mỗi nước; là bước khởi đầu thực hiện Tuyên bố Viêng Chăn, một sự đồng thuận quan trọng đã đạt được tại Hội nghị các nhà lãnh đạo MLC lần thứ 3 trong việc đẩy mạnh kết nối năng lượng trong các nước Mekong-Lan Thương.  
Theo Thỏa thuận cổ đông, EDL-T sẽ hoạt động theo luật, quy định của Chính phủ Lào, tận dụng thế mạnh tài chính và kinh nghiệm dày dặn của CSG về xây dựng, vận hành và quản lý lưới điện để tiến tới xây dựng lưới điện quốc gia của Lào. EDL-T sẽ cung cấp dịch vụ truyền tải điện tới EDL với độ an toàn, tin cậy, hiệu quả và bền vững. 
EDL-T có tham vọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao mức sống ở Lào và thúc đẩy Lào tăng cường kết nối lưới điện với các nước láng giềng, biến tài nguyên nước thành lợi ích kinh tế; đồng thời, hỗ trợ Lào đạt mục tiêu xây dựng thành quốc gia năng lượng sạch trong khu vực Đông Nam Á. (Vientiane Times, 04/9/2020) 
 
Dự án mỏ vàng Sepon dự kiến thu nhập 30 triệu USD hàng năm
Ngày 03/9/2020, Công ty TNHH mỏ Chifeng Lane Xang (LXML) cho biết, Công ty bắt đầu khai thác và chế biến quặng vàng trở lại để hưởng lợi từ giá vàng tăng mạnh trên thị trường thế giới. Theo dự kiến, công ty sẽ có thu nhập, sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 30 triệu USD hàng năm và nhiều nghĩa vụ khác.
Hoạt động trở lại của dự án Sepon đánh dấu mốc chuyển đổi từ lĩnh vực khai thác đồng sang khai thác vàng. Tháng 6/2020, LXML mẻ vàng đầu tiên được chế biến từ quặng vàng oxit, đánh dấu sự khởi đầu “kỷ nguyên vàng” tại mỏ Sepon. Quặng vàng oxit có thể được khai thác ở độ sâu 15-20 m dưới mặt đất, được áp dụng phương pháp Carbon in Leach để tách vàng nguyên thể. 
LXML đã tạm dừng hoạt động khai thác và chế biến từ tháng 12/2013 do giá vàng giảm, khiến nguồn thu chính từ công nghiệp khai khoáng của Chính phủ giảm. Dự án tạm dừng để hoàn thiện các điều kiện cần thiết trong hai năm, mới được Chính phủ phê duyệt và sẽ bắt đầu vận hành. Giá vàng trên thế giới tăng mạnh, hiện đang ở mức giá khoảng 2.000 USD/ounce là lý do chính để thúc đẩy vận hành nhà máy trở lại sau một thời gian dài cải tạo nâng cấp. 
Hoạt động từ năm 2002, mỏ Sepon đã sản xuất 1,2 triệu ounce vàng và 1 triệu tấn đồng, đóng góp hơn 1,5 tỷ USD cho ngân sách Lào thông qua thuế, cổ tức; đào tạo tay nghề, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế và xã hội Lào. (Vientiane Times, 04/9/2020) 
Chuối, mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Lào sang Trung Quốc
Năm 2020, chuối tiếp tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Lào sang Trung Quốc. 
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu chuối 7 tháng đầu năm nay sang Trung Quốc đạt 116 triệu USD trong khi cả năm ngoái con số này khoảng 185,6 triệu USD mặc dù đầu tư các trang trại chuối trong nước giảm do Chính phủ ban hành lệnh cấm cấp phép mới đối với các dự án tô nhượng đất có mục đích phát triển trang trại chuối và thu hồi giấy phép, dừng hoạt động các công ty vi phạm quy định. 
Năm nay, mặc dù bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, nhưng Chính phủ hai nước Lào-Trung Quốc đã tổ chức thực hiện tốt thỏa thuận hợp tác về thương mại, kim  ngạch xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng chuối vẫn duy trì được tăng trưởng. 
Nội dung Chiến lược phát triển Nông nghiệp đến năm 2025 đề ra mục tiêu phát triển hàng đầu là sản phẩm nông sản chuối để tạo cơ hội việc làm và tạo thu nhập cho người dân địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, do sự lỏng lẻo của chính quyền trong việc quản lý hóa chất bảo vệ cây trồng, chưa thực hiện đúng quy định, không đủ điều kiện đã cấp phép cho nhà đầu tư nên một số dự án phát triển chuối đã gây ảnh hưởng đến môi trường và người tiêu dùng.
Để bảo vệ môi trường, người tiêu dùng, cũng như sản phẩm chuối xuất khẩu đạt chuẩn, Văn phòng Thủ tướng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương trong việc cấp phép đầu tư, giao đất, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc quy định sử dụng các hóa chất chăm sóc trang trại chuối, tuân thủ việc canh tác nông nghiệp phù hợp với chính sách bền vững, xanh, sạch của chính phủ. (Vientiane Times, 07/9/2020) 
 
Dự án thủy điện Huoilamphan thấp ngăn dòng chuẩn bị phát điện thử nghiệm
Ngày 03/9/2020, dự án xây dựng thủy điện Huoilamphan thấp ngăn dòng tích nước để tiến hành vận hành thử nghiệm sản xuất điện. Tham dự lễ ngăn dòng có Phó Giám đốc Sở Năng lượng và Mỏ tỉnh Sekong Khamxen Phasaveng, Tổng Giám đốc Công ty Huoilamphan Power Phonphet Phettakoun, Giám đốc dự án xây dựng thủy điện Bounhom Piulalin, Giám đốc Công ty thầu khảo sát, thiết kế và xây dựng dự án Liu Yu Yin và khách mời.
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc dự án Bounhom Piulalin cho biết, Dự án xây dựng nhà máy thủy điện Huoilamphan thấp là liên doanh giữa Doanh nghiệp nhà nước Lào với Công ty CHINA GEZHOUBA GROUP Co.Ltd Trung Quốc trong việc xây dựng và phát triển nhà máy thủy điện Huoilamphan tại huyện Lamam, Sekong. Nhà máy có quy mô nhỏ, công suất thiết kế 15 MW, với tổng vốn đầu tư là 48,23 triệu USD, thời gian xây dựng dự kiến là 36 tháng; có 02 tổ máy phát điện, năng lực sản xuất điện đạt khoảng 68,31 triệu Kwh/năm; có chiều dài đập khoảng 492 mét, chiều cao đập 55 mét; 
Đến nay, tiến độ công trình đạt 96%, theo kế hoạch nhà máy sẽ hoàn thành và chính thức hoạt động sản xuất điện vào cuối năm 2020. (Báo KT-XH, 08/9/2020)    
 
Lào-Nhật Bản
Nhật Bản cung cấp viện trợ không hoàn lại để cải thiện chất lượng giáo dục ở Lào
Ngày 10/9/2020, thỏa thuận về cung cấp viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản trị giá 18 triệu USD (1,91 tỷ Yên) để tài trợ cho dự án: "Nâng cấp các Trường Cao đẳng Sư phạm ở Lào" đã được ký kết tại Viêng Chăn giữa Vụ trưởng Hợp tác Quốc tế Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sisomboun Ounavong và Trưởng Đại diện JICA tại Lào Yoshiharu Yoneyama.
Theo thỏa thuận, dự án sẽ do JICA và Bộ Giáo dục và Thể thao thực hiện từ năm 2020 – 2026. Mục đích của dự án là nhằm cải thiện chất lượng công tác đào tạo giáo viên các cấp mẫu giáo, tiểu học và trung học ở Lào thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất giáo dục tại 08 trường sư phạm ở các địa bàn ưu tiên. Các trường sư phạm ở thủ đô Viêng Chăn, các tỉnh Xiêng Khoảng, Luang Namtha, Luuang Prabang, Savananakhet, Saravan và Champassak sẽ được hưởng lợi từ dự án. 
Phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận, bà Sisomboun Ounavong cho biết, đây là dự án phù hợp với Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 9 giai đoạn 2020-2025, sẽ hỗ trợ tích cực để thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà Lào chưa hoàn thành trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 8 về phát triển giáo dục. Dự án đồng thời sẽ tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Lào và Nhật Bản. (Vientiane Times, 11/9/2020)
 
Hợp tác giữa Ngân hàng Phát triển Lào và Ngân hàng Hợp tác Phát triển Nhật Bản 
Ngày 03/9/2020, tại thủ đô Viêng Chăn, Tổng Giám đốc Akhom Praseuth và Tổng Giám đốc Vilaysi Phaphone thực hiện ký kết Hợp đồng hợp tác giữa hai Ngân hàng Phát triển Lào (LDB) và Ngân hàng Hợp tác phát triển Nhật Bản (JDB). Tham dự và chứng kiến có Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Lào Akaphan Phaphithac, Vụ trưởng Vụ Quản lý hệ thống thanh toán Ngân hàng CHDCND Lào Soulisak Thammavong, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý ngân hàng thương mại Lào Sompadith Volachit, đại diện Công ty LAPNet và các đại biểu.
Việc hợp tác giữa hai ngân hàng sẽ mở ra hướng đi mới trong việc dịch vụ khách hàng qua các loại hình dịch vụ giao dịch bằng hệ thống điện tử ATM, thẻ, visa liên ngân hàng; đồng thời, sự bắt tay hợp tác trên sẽ tạo sức mạnh về khả năng thanh toán, giải ngân vốn vay cho các khách hàng, mở rộng mạng lưới dịch vụ trên toàn quốc nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đem lại lợi ích hơn cho khách hàng.
Đến nay, JDB đã có nhiều hợp tác với với các tổ chức tài chính, doanh nghiệp để tạo sự khép kín trong hệ thống dịch vụ tài chính cho các đối tượng khách hàng với mục tiêu phát triển của mỗi bên. (Báo KT-XH, 07/9/2020)   
 
Lào-Hàn Quốc
Hàn Quốc hỗ trợ phòng chống lụt và hệ thống thuế ở Lào
Ngày 30/9/2020, theo Vientiane Times, Chính phủ Hàn Quốc nhất trí cung cấp khoản vay ưu đãi 90 triệu USD để tài trợ cho dự án kè bờ sông ở tỉnh Champassak và dự án hệ thống thông tin thu thuế (Tax RIS) của Lào.
Ngày 25//2020, chi tiết của các dự án đã được thảo luận bởi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Sonexay Siphandone và Đại diện Quỹ Hợp tác Phát triển Kinh tế (EDCF) của Hàn Quốc Lee Dong-Goen.
Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai Chính phủ, phía Hàn Quốc sẽ cung cấp khoảng 500 triệu USD trong giai đoạn 2020-2023 theo 14 dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị vào cuối năm 2019.
Trong năm 2020, EDCF đồng ý cung cấp các khoản vay trị giá 70 triệu USD cho dự án kè bờ sông ở tỉnh Champassak (giai đoạn II) và 20 triệu USD cho dự án Tax RIS (giai đoạn II). Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất EDCF xem xét tài trợ cho dự án xây dựng bệnh viện ở 04 tỉnh Nam Lào và dự án phát triển du lịch ở huyện Vang Viêng, tỉnh Viêng Chăn để phát triển trong năm 2021.
EDCF của Hàn Quốc do EXIM Bank quản lý đã cung cấp 640 triệu USD dành cho Lào giai đoạn 2004-2019, bao gồm 02 dự án y tế, 03 dự án công chính và vận tải, 01 dự án nông nghiệp, 02 dự án cấp nước, 01 dự án văn hóa và công nghệ thông tin, 02 dự án giáo dục.
Chính phủ Hàn Quốc thành lập EDCF nhằm xúc tiến hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc và các nước đang phát triển. (Vientiane Times, 30/9/2020)
 
Lào-Pháp
Lào và các đối tác phát triển chuẩn bị cơ sở cho các kế hoạch phát triển nông nghiệp
Ngày 21/9/2020, hội nghị Nhóm công tác về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (SWG-ARD) đã được tổ chức tại Viêng Chăn, đồng chủ trì bởi Thứ trưởng Nông Lâm Likhamn Doungsavanh và Đại sứ Pháp tại Lào Florence Jeanbalanc-Risler, Dại diện FAO tại Lào Nasar Hayat.
SWG-ARD hỗ trợ việc phối hợp và thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế -xã hội (NSEDP) nhằm đạt các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Likhamn nhấn mạnh, ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với NESDP lần thứ 9, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Lào đang nỗ lực hết sức mình để giảm thiểu tác động của Covid-19 đối với an ninh lương thực và dinh dưỡng đối với các nhóm cư dân dễ bị tổn thương. Ông Nasar Hayat lưu ý về sự cần thiết phải tăng cường sự phối hợp để cải thiện dinh dưỡng, đa dạng hóa thu nhập và hồi phục sức mua của các hộ gia đình dễ bi tổn thương nhất để họ có thể đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu mà không phải bán tài sản của mình trong thời gian dịch bệnh. Bà Florence Jeanbalanc-Risler (tham gia trực tuyến), nêu vai trò của ngành nông nghiệp trong khả năng chống chịu của đất nước và người dân. Phát triển nông nghiệp và nông thôn cần đi đôi với bảo vệ đa dạng sinh học. Điều đó dẫn đến 02 ưu tiên then chốt trong NESDP lần thứ 9 và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp: Một ngành nông nghiệp mạnh và có hiệu quả và thực hành nông nghiệp-sinh thái hợp lý.
Hội nghị là diễn đàn tốt để Ban thư ký SWG-ARD và các bên liên quan báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch ngành, đồng thời, trao đổi các ý tưởng về triển khai tổng điều tra nông nghiệp làm cơ sở để hoạch định chính sách nhằm giải quyết những thách thức liên quan đến các vẫn đề lương thực, dinh dưỡng, nông nghiệp, biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế. (Vientiane Times, 24/9/2020)
 
Lào-Đức
Lào, Đức tăng cường hợp tác 
Ngày 25/9/2020, tại hội nghị trực tuyến giữa Viêng Chăn và Berlin, Chính phủ Đức công bố hỗ trợ những nỗ lực cải cách của Chính phủ Lào với khoản ngân sách trị giá 26,5 triệu Euro nhằm tăng cường hợp tác phát triển Lào - Đức năm 2020.
Đoàn đại biểu Lào do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Kikeo Chanthaboury làm trưởng đoàn, Đoàn đại biểu Đức do Trưởng ban, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển (BMZ) Klaus Supp làm trưởng đoàn. Hai Chính phủ thống nhất tiếp tục hợp tác chặt chẽ, đảm bảo thực hiện các dự án hiện có, bao gồm các hoạt động bổ sung, qua đó góp phần hiện thực hóa các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (NSEDP) của Lào, hướng tới phát triển bền vững. 
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Kikeo Chanthaboury nhấn mạnh, trong những năm qua, hợp tác Lào – Đức có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ thực hiện NSEDP các giai đoạn khác nhau. Thay mặt Chính phủ Lào, Thứ trưởng Kikeo cám ơn Chính phủ và nhân dân CHLB Đức về sự giúp đỡ và hỗ trợ quý báu dành cho Lào, đặc biệt là đối với công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân các bộ tộc Lào.
Ông Klaus Sup chúc mừng những thành tựu đạt được trong tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa Đức và Lào. Đức đã và đang hỗ trợ Lào trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, bao gồm xây dựng đường sá nông thôn và quản lý đất trong gần 25 năm qua. Đức tự hào cùng Lào đạt được nhiều kết quả từ giáo dục - đào nghề (TVET) đến quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, đặc biệt là trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong thời gian tới, các lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa hai nước sẽ bao gồm phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, phát triển kinh tế bền vững và quản trị. (Vientiane Times, 29/9/2020)
Đức hỗ trợ Lào thúc đẩy công tác quản lý đầu tư nông nghiệp
Ngày 10/9/2020, tại khách sạn Lao Plaza, thủ đô Viêng Chăn, Cục trưởng Cục Quan hệ quốc tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào và Trưởng phòng hợp tác phát triển, Đại sứ quán Đức tại Lào đã đồng chủ trì khai trương Dự án tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý về đầu tư nông nghiệp (RGIL).
Dự án trên được tổ chức thực hiện bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện cho CHDCND Lào và Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CH Liên bang Đức với mức vốn là 2,35 triệu USD, tương đương 25,32 tỷ Kíp, RGIL nhằm thúc đẩy công tác quản lý đầu tư về đất đai gắn với trách nhiệm, đồng thời cũng tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trong chương trình GIZ “quản lý sử dụng đất bền vững”.
 Mục tiêu của dự án nhằm tạo cơ sở vững chắc trong việc đầu tư về nông nghiệp và lâm nghiệp gắn trách nhiệm để tạo lợi ích cho nhân dân vùng nông thôn khu vực phía Bắc Lào, mục tiêu trước mắt phải đảm bảo các hoạt động đầu tư phát triển cân đối và việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất một cách bền vững, sự tôn trọng quyền và nhu cầu thiết yếu của người dân nông thôn, tăng khả năng của các nhân viên nhà nước, nhà đầu tư và sử dụng tài nguyên đất. 
Theo kế hoạch, thời gian của dự án kéo dài đến tháng 7/2030. Cục Khuyến khích đầu tư (IPP) Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp thực hiện và chỉ đạo về nguyên tắc; đồng thời các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông Lâm và Chính quyền địa phương của các tỉnh Xayabuly, Luang Prabang, Viêng Chăn, Bolykhamxay cùng phối hợp triển khai. (Báo KT-XH, 15/9/2020)
 
HỢP TÁC LÀO-KHU VỰC
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng ASEAN + 3
Ngày 18/9/2020, Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng ASEAN + 3 đã tiến hành tổ chức dưới sự đồng chủ trì của Việt Nam và Nhật Bản. Tham dự hội nghị gồm 19 Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng các nước thành viên ASEAN + 3, Đặc khu hành chính Hongkong, đại diện Tổ chức giám sát kinh tế vĩ mô (ARRO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ Thư ký ASEAN (ASEC). 
Về phía Lào, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Somdy Duangdy, Phó Thống đốc Ngân hàng CHDCND Lào Vatthana Dalaloy tham dự hội nghị.
Hội nghị đã thảo luận và trao đổi các quan điểm về tình hình phát triển kinh tế vĩ mô trong khu vực ASEAN + 3 và phương hướng chính sách kinh tế, tài chính trong thời gian tới trước tình hình dịch bệnh COVID-19; chấp thuận nội dung sửa đổi Hiệp định hợp tác đa phương dưới chủ đề “ Sáng kiến ASEAN mới” (CBMI) nhằm thúc đẩy việc phát hành trái phiếu bằng tiền nội tệ của ASEAN + 3.
 Hội nghị thành công tốt đẹp với sự đồng thuận cao, nhiều ý kiến từ các nước đã đóng góp tại hội nghị với tinh thần mục tiêu tăng cường hợp tác phát triển trong khu vực ngày một hiệu quả hơn. (Báo KT-XH, 21/9/2020) 
 
BẢN TIN KINH TẾ-ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI LÀO
Chủ biên: Trịnh Thị Tâm
Ban biên tập: Vũ Văn Hòa, Trần Thanh Hải, Lê Thị Phương Hoa

 

 


   
Trích dẫn

Trả lời

Tên tác giả

Email tác giả

Vai trò *

 
Xem trước 0 Revisions Đã lưu
Chia sẻ: