Notifications
Clear all

Bản tin kinh tế số tháng 07-2020 ​

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Reactions
826 Lượt xem
(@dsqvn-lao)
Trusted Member
Gia nhập: 7 năm trước
Bài viết: 80
Topic starter  

TÌNH HÌNH KINH TẾ LÀO

Hội nghị thường kỳ tháng 07 của Chính phủ

            Ngày 23-24/07/2020, Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã chủ trì hội nghị thường kỳ tháng 07 của Chính phủ để bàn các giải pháp thúc đẩy các mục tiêu phát triển.

            Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua cải tiến môi trường kinh doanh, tạo động lực phát triển. Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư nhằm thu hút nhiều hơn đầu tư trong và ngoài nước. Đây là một trong những động thái nhằm phấn đấu đạt được các chỉ tiêu phát triển điều chỉnh đã được Quốc hội phê chuẩn mới đây, bao gồm cả chỉ tiêu tăng trưởng GDP. Chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 đã được điều chỉnh giảm xuống còn 3,3-3,6%, thấp hơn mục tiêu đề ra ban đầu là 6,5% do tác động của đại dịch Covid-19.

            Tại hội nghị, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành liên quan thúc đẩy việc thực hiện các siêu dự án nhằm bảo đảm kế hoạch xây dựng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các dự án này bao gồm: đường sắt Lào – Trung Quốc dự kiến hoàn thành xây dựng trong năm 2021; đường cao tốc Viêng Chăn – Văng Viêng; các dự án khai khoáng và thủy điện. Chính phủ yêu cầu triển khai cải cách các doanh nghiệp nhà nước, hồi phục và xúc tiến các ngành dịch vụ, du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. Các cơ quan hữu quan cần triển khai thực hiện các giải pháp tài chính và tiền tệ đã được Quốc hội phê chuẩn, bao gồm quản lý ngoại hối và tỷ lệ lạm phát theo hướng có hiệu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan phải xây dựng các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận dễ dàng hơn tới nguồn tài chính và bí quyết kỹ thuật kinh doanh, làm ăn. Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông Lâm nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất khẩu nông sản.

            Hội nghị thường kỳ của Chính phủ cũng đã thảo luận các giải pháp để hiện thực hóa kết quả các thỏa thuận giữa Lào và Việt Nam, giữa Lào và Trung Quốc; tìm kiếm phương cách để nới lỏng một cách phù hợp các biện pháp phòng chống Covid-19. Kết quả của hội nghị Chính phủ sẽ được trình Bộ Chính trị dự kiến họp vào đầu tháng 8/2020 để xin ý kiến chỉ đạo trước khi triển khai thực hiện.

            Chính phủ chỉ đạo Ủy ban QG đặc trách phòng chống Covid-19 nghiên cứu, xác định các giải pháp phù hợp sau ngày 1/07/2020. (Vientiane Times, 27/07/2020)

Chính phủ đặt mục tiêu 1,2 tỷ USD xuất khẩu nông lâm nghiệp

            Tại phiên họp thường kỳ lần thứ 9 Quốc hội khóa VIII diễn ra tháng 6/2020. Bộ trưởng Bộ Nông Lâm nghiệp, Tiến sỹ Lien Thikeo báo cáo ngành nông lâm nghiệp sẽ bảo đảm tỷ lệ tăng trưởng 2,3 đến 2,5%, chiếm 15-17% GDP. Mục tiêu đối với gạo là 3,5 triệu tấn, rau là 1,8 triệu tấn. Bộ khuyến khích nông dân trồng 1,3 triệu tấn hoa quả, 300.000 tấn khoai tây, 160.000 tấn cà phê, 1 triệu tấn ngô ngọt và 1,5 triệu tấn đường. Tỷ lệ gia súc bảo đảm tăng 6% và nuôi trồng thủy sản tăng khoảng 10% để đáp ứng nhu cầu. Mục tiêu đối với thịt, trứng và sản phẩm cá là 465.000 tấn, gồm 222.000 tấn thịt, 43.000 tấn trứng và 200.000 tấn cá.

            Theo Bộ Nông Lâm nghiệp, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp năm 2019 là 560 triệu USD, hầu hết xuất sang Trung Quốc. Để tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, Bộ đang đàm phán mở cửa thị trường cây trồng, hoa quả, gia súc sang Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Châu Âu, trong đó 80% sang Trung Quốc, thị trường lớn nhất của Lào với 50.000 tấn gạo và 500.000 con gia súc mỗi năm. Bộ đã đàm phán thành công 12 loại nông sản sang Thái Lan và 13 loại sang Việt Nam. Châu Âu đã mở thị trường cho tất cả hàng hóa từ Lào. Tuy nhiên, với việc các điều kiện tiếp cận sang thị trường EU được sự siết chặt, hiện chỉ có 02 công ty trong nước có thể bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh cho rau và quả tươi.

            Bộ cũng đã đàm phán thành công các cơ hội và việc điều chỉnh tiêu chuẩn vệ sinh cho nông sản xuất khẩu và sản phẩm liên quan sang Trung Quốc gồm gạo, ngô, sắn, chuối, dưa hấu, khoai lang và 24 loại cây trồng khác thay thế cây thuốc phiện. Hiện nay, Trung Quốc đã ban hành mã vạch cho 16 cây trồng từ Lào có thể xuất khẩu sang Trung Quốc. Bộ đang phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc dự thảo điều kiện và quy định để xuất khẩu lá thuốc lá khô, chanh dây và cam. Hai bên cũng chuẩn bị tài liệu và mở thị trường cho sầu riêng, nhãn, thanh long, mít và ý dĩ.

            Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nông Lâm nghiệp, tới nay, 90% trung tâm kiểm dịch chăn nuôi đã hoàn thành, có khả năng xử lý 228.000 gia súc hàng năm. Hiện tại, Lào đang chờ đội ngũ kỹ thuật từ Trung Quốc kiểm tra và xác nhận cơ sở vật chất để sử dụng chính thức. Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương, Phòng Thương mại Công nghiệp quốc gia và các doanh nghiệp tích cực làm việc với Trung Quốc để đàm phán, lên danh sách nông sản để xác nhận cùng với vệ sinh và kiểm dịch thực vật cần thiết. Bộ cũng sẽ phối hợp với Trung Quốc thực hiện kiểm tra tại các cửa khẩu quốc tế và địa phương giữa hai nước, bảo đảm vận chuyển nhanh chóng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm tươi sống.

            Bộ sẽ tiếp tục khuyến khích các dự án hỗ trợ xuất khẩu như Trung tâm tiêu chuẩn cao su ở Viêng Chăn; Trung tâm kiểm dịch và sản xuất động thực vật ở tỉnh Luông-nậm-thà; thành lập nhà máy phân bón sinh học ở tỉnh Savanakhet; Trung tâm nghiên cứu giống lúa và cây trồng cũng như hình thành một khu phát triển nông nghiệp và công nghiệp hiện đại ở Viêng Chăn.

            Bộ cũng nỗ lực hỗ trợ các gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhà đầu tư nước ngoài phát triển và sản xuất sản phẩm nông nghiệp giá trị cao, sử dụng công nghệ hiện đại theo hình thức canh tác 2 + 3. Các ưu đãi khác gồm tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư vào các dịch vụ vận tải hiện đại xuyên biên giới, nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển sản phẩm nông nghiệp của Lào, bảo đảm người nông dân có được kỹ năng cần thiết.

            Tuy nhiên, sau 6 tháng đầu năm, mục tiêu xuất khẩu gia súc, gồm trâu, bò không thể đạt được do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Chính phủ đặt mục tiêu xuất khẩu 100.000 trâu và bò trong năm 2020 nhưng cho đến nay mới chỉ xuất khẩu được 1.680 con trâu bò. Theo số liệu năm 2019, gia súc là một trong hai mặt hàng đứng đầu xuất khẩu từ Lào sang Việt Nam, với kim ngạch gần 220 triệu USD và nằm trong 20 sản phẩm đứng đầu xuất khẩu sang Trung Quốc với giá trị 7,5 triệu USD. (Vientiane Times, 06 và 30/7/2020).

 Chính phủ tiết kiệm được 1.213 tỷ Kíp từ các dự án đội vốn

            Báo cáo tại Kỳ họp thứ 9, QH khóa VIII, Thủ tướng Thongloun Sisoulith cho biết, thông qua các cuộc thanh tra, Chính phủ đã tiết kiệm được 1.213 tỷ Kíp từ các dự án nhà nước đội vốn, hiệu quả thấp.

            Chính phủ đã thành lập Ban chuyên trách nhằm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách trên cả nước. Đến thời điểm hiện nay, Ban chuyên trách đã tiến hành thanh tra 4.601 dự án đầu tư nhà nước với tổng số vốn 43.358 tỷ Kíp. Kết quả, Chính phủ đã tiết kiệm được 1.213 tỷ Kíp, trong đó 89,36 tỷ Kíp là tiền thuế.

            Ngày 02/7/2020, trả lời phỏng vấn Vientiane Times, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Kikeo Chanthaboury cho biết, số tiền tiết kiệm được qua thanh tra có được do việc cắt giảm các chi phí hoạt động của các dự án, kéo theo chi phí đầu tư giảm tương ứng. Cùng với đó, các cuộc thanh tra đã phát hiện được đơn giá của nhiều dự án vượt quá 20% so với đơn giá quy định, khoảng 2.583 tỷ Kíp. Chính phủ sẽ đàm phán với các chủ thầu để thu hồi số tiền vượt định mức trên. Chi phí thực hiện các dự án đầu tư công cao từ nhiều nguyên nhân khác nhau, làm tăng tổng mức đầu tư, Chính phủ mất khả năng thanh toán cho các chủ thầu sau khi họ hoàn công, vì mất cân đối ngân sách.

            Do vậy, Chính phủ sẽ rà soát, thẩm định lại giá trị thực hiện đối với các dự án vượt từ 20% tổng mức đầu tư trở lên, đàm phán, phát hiện và thu hồi khoản kinh phí vượt định mức cho phép một cách minh bạch, công bằng nhằm giảm chi phí đầu tư. (Vientiane Times, 03/07/2020)

Thủ tướng Thongloun Sisoulith thúc đẩy sản xuất hàng hóa

            Ngày 10/7/2020, Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã đến thăm và thúc đẩy sản xuất hàng hóa nông sản sạch tại huyện Saythany, thủ đô Viêng Chăn. Đón tiếp đoàn có Đô trưởng Viêng Chăn Sinlavong Khoutphaythoun và Chủ tịch huyện Saythany Khampadith Khemmanith.

               Tổ trưởng Tổ sản xuất nông nghiệp sạch, bà Khammon Luanglath cho biết, việc sản xuất hàng nông sản sạch gặp nhiều thuận lợi, sản xuất phát triển mở rộng, nhiều hộ gia đình đã tham gia tổ sản xuất tập trung, đã xây dựng được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và phát triển; nhiều mặt hàng chưa kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Bên cạnh thuận lợi, bà con nông dân còn gặp nhiều khó khăn, trước hết đó là thiếu nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô, giá điện sản xuất kinh doanh tăng cao theo chỉ số tiêu dùng, kỹ thuật về trồng trọt của bà con còn yếu, đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư sản xuất gặp nhiều khó khăn, lãi suất vay còn cao, làm tăng chi phí sản xuất và tăng giá thành sản phẩm, tạo áp lực, cạnh tranh khó khăn trên thị trường đối với các sản phẩm cùng loại.

            Nhân dịp này, Thủ tướng Thongloun chúc mừng bà con đã chủ động tìm hướng đi cho nền sản xuất nông sản sạch, từng bước đưa sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội; đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị liên quan của địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp giống, kỹ thuật xây dựng thị trường đầu ra ổn định, lâu dài; tìm biện pháp mở rộng diện tích đất đai, giảm các chi phí đầu vào sản xuất (giảm giá điện, hỗ trợ lãi suất...) để giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại nhằm từng bước giảm nhập khẩu các loại hàng hóa nông sản thiết yếu, tạo việc làm và thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân. (Báo KT-XH, 10/7/2020)   

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Somdy Duangdy thúc đẩy kinh tế địa phương

            Ngày 08/7/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Somdy Duangdy cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với tỉnh Champasak nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội và kế hoạch tổ chức thu ngân sách nhà nước của tỉnh trong 06 tháng đầu năm 2020 và phương hướng các tháng cuối năm. Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư, Tỉnh trưởng Vilayvong Phoudakham, các Phó Chủ tịch và các lãnh đạo sở, ban ngành.

             Tại buổi làm việc với Chính quyền tỉnh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Somdy Duangdy đã trao đổi một số vấn đề quan trọng gắn liền với tăng trưởng kinh tế-xã hội, đặc biệt đối với lĩnh vực tài chính, thu ngân sách nhà nước; theo dõi và kiểm tra công tác phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh. Tại cuộc họp, Phó Tỉnh trưởng phụ trách về kinh tế Malaythong Kommachit đã báo cáo về tình hình phát triển kinh-xã hội của tỉnh năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm, GDP đạt 9.390 tỷ Kíp (kế hoạch 20.101 tỷ Kíp), đạt 46,72% kế hoạch năm, thu nhập bình quân đạt 1.410 USD/người, tương đương 12,62 triệu Kíp/người. Về cơ cấu nền kinh tế, nông lâm nghiệp chiếm 29,12%, công nghiệp chiếm 14,3% và dịch vụ chiếm 56,58% của GDP. Dự kiến cả năm 2020, GDP sẽ đạt kế hoach đề ra nếu dịch bệnh Covid-19 không tái bùng phát. Về thu ngân sách, theo kế hoạch, năm 2020 thu ngân sách nhà nước là 1.557 tỷ Kíp (trong đó, thu nộp trung ương là 742,20 tỷ Kíp, thu địa phương là 815,51 tỷ Kíp), tính đến ngày 30/6/2020 toàn tỉnh thu được 607,91 tỷ Kíp, giảm so với kế hoạch đề ra là 13,27%, đạt 39,20% so với kế hoạch năm (trong đó, thu nộp trung ương là 370,47 tỷ Kíp, đạt 49,86% kế hoạch; địa phương là 237,44 tỷ Kíp đạt 29,11% kế hoạch); chi ngân sách được 230,24 tỷ Kíp, giảm so với cùng kỳ năm trước là 31,32% và với kế hoạch năm là 30,49%.

            Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Somdy Duangdy đã chỉ đạo Chính quyền tỉnh và đặc biệt là ngành tài chính tìm biện pháp, quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa, tìm kiếm các nguồn thu tại các địa phương để tăng thu ngân sách nhà nước, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP theo kế hoạch đã đề ra. (Báo KT-XH, 10/7/2020) 

Khách quốc tế đến Lào giảm 60%

            Theo báo cáo cập nhật của Vụ Tiếp thị Du lịch, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch, khách quốc tế đến Lào trong 06 tháng đầu năm 2020 giảm 60% so với cùng kỳ năm 2019 do đóng cửa các cửa khẩu để phòng chống dịch Covid-19.

            Số lượng khách quốc tế đã giảm từ 2.228.459 lượt người 06 tháng đầu năm 2019 xuống còn 886.447 lượt người trong 06 tháng đầu năm 2020. Tất cả các dịch vụ liên quan đến du lịch đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, bao gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ, công ty lữ hành và các điểm du lịch. Theo kế hoạch đề ra trước đó, Chính phủ dự kiến thu hút 4,7 triệu khách du lịch quốc tế trong năm 2020, tạo thu nhập trên 900 triệu USD. Tuy nhiên, kế hoạch này đã trở nên bất khả thi vì sự sụt giảm mạnh trong 06 tháng đầu năm và tình hình vẫn còn chưa chắc chắn trong thời gian tới.

            Hiện Chính phủ đang khuyến khích du lịch trong nước bằng cách tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến để du lịch nội địa phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Lào có nhiều tiềm năng phát triển các điểm du lịch với nhiều chính sách ưu đãi được áp dụng để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Có hàng nghìn điểm du lịch chưa được phát triển hoặc mở dịch vụ vì chưa có cơ sở vật chất và hạ tầng. Các nhà đầu tư được chào mời để phát triển và vận hành các điểm du lịch theo luật pháp của Lào. (Vientiane Times, 24/07/2020)

Tỷ lệ nghèo ở Lào tiếp tục xu hướng giảm

            Theo số liệu Điều tra Tiêu dùng và Chi phí năm 2018-2019 (công bố ngày 28/7/2020), tỷ lệ nghèo ở Lào tiếp tục xu hướng giảm, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sá, điện, nước sạch và điều kiện vệ sinh đã được cải thiện.

            Tiêu dùng và chi tiêu của các hộ gia đình ở Lào đã tăng đáng kể, đặc biệt là mức tăng tiêu dùng thực phẩm, tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm được minh chứng qua tỷ lệ nghèo, chênh lệch và mức độ nghiêm trọng nghèo cũng giảm. Tỷ lệ nghèo ở Lào đã giảm từ mức 46% giai đoạn 1992-1993 xuống còn 39% giai đoạn 197-1998; 33,5% trong GĐ 2002-2003; tiếp tục giảm xuống còn 27,6% năm 2007-2008 và đến giai đoạn 2018-2019 còn 18,3%.

            Nhìn chung, tiêu dùng và chi phí của các hộ gia đình đã tăng đáng kể. Mức tiêu dùng danh nghĩa bình quân theo hộ gia đình năm 2018-2019 đã tăng 28,7% so với năm 2012-2013 (từ 2 triệu Kíp lên 2,6 triệu Kíp). Các hộ gia đình đã chuyển dần từ tiêu dùng gạo sang các thực phẩm có lợi cho sức khỏe hơn, giảm tự cung, tự cấp sang mua sắm từ thị trường. Gạo chiếm 31% lương thực – thực phẩm tiêu thụ, tiếp đến là thịt, cá, rau và nhu yếu phẩm khác.

            Về khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng, 93,8% bản đã có điều kiện tiếp cận đường ô tô vào mùa khô, tăng 76,4% so với điều tra lần trước; Khoảng 89,5% cộng đồng đã có điều kiện tiếp cận điện, tăng 76% so với năm 2012-2013; 90,7% bản đã có điều kiện sử dụng nước sạch, điều kiện vệ sinh cũng đã được cải thiện, chỉ còn 19,6% dân số chưa có nhà vệ sinh.

            Theo Tổng cục Thống kê Lào (LSB), Điều tra Tiêu dùng và Chi phí được tiến hành 5 năm một lần từ năm 1992-1993, Điều tra lần này được thực hiện trong thời gian 12 tháng, từ tháng 6/2018-6/2019. (Vientiane Times, 29/07/2020)

Dịch Covid-19 tác động đến doanh thu của các doanh nghiệp

            Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào (LNCCI), dịch Covid-19 đã có tác động nặng nề lên doanh thu của 83% doanh nghiệp Lào trong 06 tháng đầu năm 2020.

            Điều tra được thực hiện trong thời gian từ 6-27/4/2020, sử dụng bảng câu hỏi gửi đến các thành viên của LNCCI qua Website chính thức của LNCCI, báo chí và các trang mạng xã hội. Người được hỏi bao gồm 474 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ở các lĩnh vực kinh tế khác nhau.

            Các doanh nghiệp cho biết, doanh thu của họ trong 06 tháng đầu năm 2020 đã bị giảm mạnh so cùng kỳ năm 2019. Trong số các doanh nghiệp trả lời bảng câu hỏi, có 27,5% cho biết, doanh thu của họ bị mất 81-100%. Đại diện của các Công ty du lịch nêu, vì tác động của dịch Covid-19, doanh thu của ngành du lịch rất ảm đạm vì các giải pháp ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch đã làm giảm mạnh nhu cầu. Nhiều công ty đã phải sa thải 50% nhân viên vì không có việc làm, công ty không có khả chi trả tiền công.

            Phát biểu tại hội nghị lần thứ 16 của Nhóm Công tác Thương mại và Khu vực Tư nhân tổ chức tại Viêng Chăn tuần trước, Chủ tịch LNCCI Odet Souvanouvong ước tính, thiệt hại của các doanh nghiệp trong 06 tháng đầu năm 2020 vào khoảng 1,7 tỷ USD, tương đương 6% GDP của năm 2019. Con số này chưa bao gồm thiệt hại của các doanh nghiệp năng lượng, khai khoáng và các doanh nghiệp nhà nước.

            Ngành nông lâm bị thiệt hại nặng do người sản xuất không xuất khẩu được sản phẩm vì các nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid, với tổn thất ước tính khoảng 292 triệu USD. Số liệu điều tra cho thấy, 65% doanh  nghiệp chịu thiệt hại vì ngưng hoạt động, trong đó, 36% phải đóng cửa hoàn toàn, 14% đóng cửa 50%, 30% đóng cửa 5% hoạt động. Các ngành du lịch, thực phẩm, đồ uống và kinh doanh vận tải chịu thiệt hại lớn nhất vì ngừng hoạt động. Chỉ có các ngành tài chính và bảo hiểm không bị thiệt hại do lệnh đóng cửa trong thời gian Covid-19. Phần lớn các doanh nghiệp phải đối đầu với các khó khăn, thách thức vì dịch bệnh, bao gồm việc trả lương, tiền công, trả nợ gốc và lãi, giảm các đơn hàng về sản xuất và dịch vụ. (Vientiane Times, 29/07/2020)

Hệ thống các Dự án thủy điện Nậm Công triển khai đúng tiến độ

           Ngày 11/7/2020, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Khammany Inthilath, Tỉnh trưởng Attapeu Leth Sayaphone, Chủ tịch công ty TNHH năng lượng Chaleune Sekong cùng đoàn công tác đến kiểm tra và thúc đẩy một số vấn đề liên quan đến các dự án xây dựng đập thủy điện Nậm Công của Công ty TNHH năng lượng Chaleune Sekong, bao gồm các dự án thủy điện Nậm Công 1 và Nậm Công 2 và dự án xây dựng đập Nậm Công 3 tại huyện Phouvong, tỉnh Attapeu.

            Dự án thủy điện Nậm Công 2 đã hoàn thành đi vào sản xuất điện, toàn bộ lượng điện phát ra được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Nậm Công 3 đang trong giai đoạn xây dựng, tiến độ đạt 80%, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020. Mục đích kiểm tra lần này là kiểm tra hồ chứa nước trước đập của thủy điện Nậm Công 1, Nậm Công 2, việc xây dựng đập của Nậm Công 3. Là hệ thống các dự án quan trọng, được Bộ Năng lượng và Mỏ đặc biệt quan tâm, luôn sát sao theo dõi, thúc đẩy để làm bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo xây dựng các đập thủy điện trong giai đoạn tới đây, nhằm đảm bảo độ an toàn nhất, tránh tác động ảnh hưởng đến môi trường xã hội; đồng thời, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ Lào đến công tác xóa đói, giảm nghèo cho các vùng sâu, xa đã được đề ra trong năm 2020.

            Hệ thống các đập thủy điện Nậm Công hoàn thành, sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy  phát triển kinh tế-xã hội khu vực, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư địa phương trong vùng dự án. (Báo KT-XH, 14/7/2020)

Chính phủ và công ty tư nhân thỏa thuận phát triển cảng cạn phía Nam

            Ngày 17/7/2020, tại Viêng Chăn, Doanh nghiệp nhà nước Logistic Lào thay mặt Chính phủ ký thỏa thuận liên doanh với Công ty Xây dựng Cầu và Đường Duangdy thành lập Công ty TNHH Cảng cạn Vangtao, trong đó, Doanh nghiệp nhà nước Logistics Lào, nắm giữ 30% cổ phần, Công ty Xây dựng Cầu và Đường Duangdy 70%.

            Việc hình thành một cảng cạn thông qua liên doanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khu kinh tế đặc biệt Vangtao-Phonthong ở tỉnh Champassak thành một trung tâm cho thương mại, đầu tư và logistics. Vốn ban đầu của liên doanh là 155 tỷ Kip (tương đương 15,5 tỷ USD) và cảng cạn có diện tích 25ha. Cảng cạn sẽ là trung tâm trung chuyển hàng hóa và dịch vụ logistics theo tiêu chuẩn quốc tế.

            Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc điều hành Doanh nghiệp nhà nước Logistics Lào, ông Souliya Manivong cho biết, hệ thống cảng cạn ở Lào hiện đang trong giai đoạn phát triển, cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý cảng cạn vẫn chưa được chuẩn hóa; do đó, dự án phát triển cảng cạn Vangtao được xây dựng theo mô hình trung tâm cho thương mại, đầu tư, dịch vụ xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh doanh khác.

            Công việc khảo sát và thiết kế dưới sự giám sát của Chính phủ đã được tiến hành, Công ty đã được Bộ Công chính và Vận tải phê duyệt luận chứng nghiên cứu kinh tế, kỹ thuật. Đến nay, 50% hạng mục của dự án đã hoàn thành, dự kiến sẽ vận hành chính thức trong năm tới.

            Cảng cạn đầu tiên được xây dựng và hoạt động từ năm 2017 tại Khu Công nghiệp Savan C thuộc Khu kinh tế đặc biệt Savan-Seno. Là điểm kết nối giữa Lào với các nước láng giềng trên trục hành lang Kinh tế Đông-Tây (EWEC) điểm đầu là Myanmar, qua Thái Lan, Lào đến điểm cuối là cảng biển Đà Nẵng, Việt Nam; là trung tâm giữa hai cảng biển Đà Nẵng và cảng Bangkok, Laem Chabang của Thái.

            Cảng cạn là một mô hình trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực, giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có. (Vientiane Times, 20/7/2020)

Tháng 6 năm 2020 xuất khẩu Lào tăng

            Báo Vientiane Times ngày 21/7/2020 đưa tin, giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 6 của Lào tăng so với tháng 5 và tháng 4 khi Chính phủ thực hiện những giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh sau khi không có trường hợp Covid-19 mới được ghi nhận.

            Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của Lào tháng 4 là 209 triệu USD, tăng lên 264 triệu USD tháng 5 và lên 337 triệu USD tháng 6. Tuy nhiên, tháng 6 thâm hụt thương mại là 82 triệu USD. Con số này chưa bao gồm kim ngạch xuất khẩu điện.

            Quý 1/2020, kim ngạch xuất khẩu tháng 1 là 410 triệu USD, giảm còn 391 triệu USD tháng 2 và giảm tiếp còn 343 triệu USD trong tháng 3.

            Mặc dù không có ca nhiễm bệnh mới, cơ quan y tế vẫn khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và tuân thủ các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng tránh dịch Covid-19.

            Hầu hết các nhà sản xuất đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, một số đối mặt với khó khăn điều hành sản xuất kinh doanh, do nhu cầu giảm cả trong nước và quốc tế, khó khăn khi nhập nguyên liệu và thiếu hụt lao động khi thực thi Chỉ thị của Thủ tướng số 06/PM phòng tránh và kiểm soát Covid-19.

            Do tốc độ lây lan của dịch bệnh Covid-19 từ những tháng đầu năm, đặt biệt là tháng 4 và tháng 5, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp phòng chống và ngăn chặn, tạm dừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đã tác động đến các doanh nghiệp cả ngắn hạn và dài hạn, làm cho kim ngạch xuất khẩu quý II năm nay giảm so với quý I.

            Sản phẩm xuất khẩu chính tháng 6 là quặng đồng và sản phẩm đồng, chuối, bột gỗ và giấy phế liệu, bộ phận khung và máy ảnh, đồ uống (nước, nước có ga…), vàng, vàng thỏi, quẩn áo, thiết bị điện và cà phê.

            Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Lào, tiếp theo là Việt Nam và Thái Lan. Lào nhập khẩu hàng hóa chủ yếu từ Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

            ​Dự kiến kim ngạch xuất khẩu tháng 7 này sẽ tiếp tục tăng khi Chính phủ nới lỏng các quy định phòng chống dịch bệnh vì không có ca nhiễm bệnh mới.

            Lào và các nước láng giềng đang phối hợp để tìm kiếm các giải pháp thông thương dọc theo các cửa khẩu biên giới trong giai đoạn chưa từng có tiền lệ này. (Vientiane Times, 21/7/2020)

 

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI

Chính phủ​ thu hồi 82 giấy phép đầu tư

            Theo báo cáo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Sonexay Siphandone tại Kỳ họp thứ 9, QH khóa VIII, Chính phủ đã thu hồi giấy phép đầu tư của 82 dự án do các nhà đầu tư vi phạm hợp đồng đã ký kết với Chính phủ.

            Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Sonexay Siphandone cho biết, Chính phủ đã bắt đầu tiến hành các cuộc thanh, kiểm tra từ năm 2018 và phát hiện vi phạm phổ biến là các nhà đầu tư không hề triển khai thực hiện dự án theo hợp đồng hoặc triển khai rất chậm, không thể chấp nhận. Kết quả thanh kiểm tra cho thấy, nhiều nhà đầu tư được cấp phép đã không tiến hành bất kỳ hoạt động nào theo thời hạn, họ chỉ tìm kiếm các nhà đầu tư khác để chuyển nhượng, trong khi một số dự án khác tiến độ thực hiện quá chậm. Các đại biểu QH đã chất vấn Chính phủ về các giải pháp Chính phủ đã thực hiện để giải quyết vấn đề này. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Sonexay Siphandone báo cáo, Chính phủ đã thu hồi giấy phép đầu tư của 82 dự án, tịch thu 05 dự án có hợp đồng bảo lãnh với trị giá 160.000 USD (1,4 tỷ Kíp).

            Các dự án bị thu hồi gồm 70 dự án khai khoáng, 9 dự án thủy điện và 03 dự án đầu tư nông nghiệp. Bất chấp những giải pháp đã được thực hiện trong những năm qua, tình hình vẫn chưa được cải thiện. Phó Thủ tướng Sonexay cho rằng, cần phải tiếp tục triển khai các giải pháp, tăng cường giám sát và kiểm tra ở các cấp trung ương và địa phương. Đồng thời, phải tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan trung ương và địa phương để tìm kẽ hở nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm hợp đồng, cũng như tình trạng chạy dự án để bán lại. (Vientiane Times, 01/07/2020)

Chính phủ cung cấp cơ sở pháp lý cho việc lập và hoạt động của các hợp tác xã

            Ngày 9/7/2020, theo Vientiane Times, Chính phủ đã xây dựng xong dự thảo Nghị định của Chính phủ nhằm cung cấp cơ sở cho việc thành lập và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nông nghiệp và kinh doanh thương mại ở Lào.

            Theo quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ đã đăng dự thảo nghị định về hợp tác xã (HTX) lên Website Công báo Nhà nước để phổ biến nội dung dự thảo nghị định, luật và các văn bản pháp quy để các bên liên quan có thể cung cấp ý kiến phản hồi.

            Theo dự thảo nghị định về HTX, mục đích của Nghị định là để cung cấp những quy định và điều kiện về thành lập và hoạt động của HTX. Chính phủ xem các tổ chức này có vai trò như các kênh kết nối để những người nông dân, thương nhân và chuyên môn khác hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực nhằm tăng năng lực sản xuất của mình. HTX sẽ giúp người nông dân tiếp cận các nguồn tài chính để mở rộng sản xuất – kinh doanh, và là công cụ để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của các thành viên HTX. Để thành lập HTX, công dân Lào đủ 18 tuổi trở lên có thể nộp đơn đăng ký thông qua các cơ quan chức năng cấp huyện và tỉnh. Quy trình xem xét kiến nghị cấp tỉnh không được quá 07 ngày làm việc và cấp huyện sẽ không được vượt quá 05 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không được phê duyệt, cơ quan chức năng phải thông báo bằng văn bản chính thức trong vòng 05 ngày làm việc. Giấy phép thành lập HTX có thời hạn 05 năm kể từ ngày ký.

            Ban sáng lập HTX phải có ít nhất 03 người, phải có sự đồng thuận của ít nhất là 05 thành viên từ các hộ gia đình khác nhau. Để thành lập HTX với trên 10 thành viên, phải có địa điểm làm việc, được thông báo và có xác nhận của chính quyền bản.

            Trước đây, Lào đã thành lập nhiều HTX nông nghiệp theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, sản xuất theo kế hoạch nhà nước, phân phối thu nhập theo hình thức cào bằng nên không khích lệ được người lao động, dẫn đến hiệu quả lao động thấp, mô hình HTX kiểu cũ bị thất bại. Theo dự thảo Nghị định về mô hình HTX kiểu mới, Chính phủ khuyến khích, không bắt buộc người dân thành lập HTX, việc huy động và tham gia vào HTX của các thành viên là hoàn toàn tự nguyện. (Vientiane Times, 9/07/2020)

Quỹ xúc tiến SME phê duyệt vốn giai đoạn 2

            Báo Vientiane Times ngày 14/7/2020 đưa tin, tại cuộc họp Ban điều hành Quỹ xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ SME tại Viêng Chăn do Thứ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Quỹ, ông Somchith Inthamith chủ trì, đã phê duyệt giai đoạn vốn thứ 2 trị giá 100 tỷ Kíp cho các SME với kỳ vay dài hạn, lãi suất thấp.

            Vốn được cấp thông qua 4 ngân hàng thương mại: Ngân hàng phát triển Lào, Sacombank, Lào Việt và Ngân hàng Maruhan Nhật Bản Lào. Đây là phần còn lại trong số 200 tỷ Kíp mà Chính phủ cấp cho Quỹ xúc tiến SME để các công ty có thể dễ dàng tiếp cận tài chính mở rộng kinh doanh với 4 ngành ưu đãi: ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt và du lịch.

            Tháng 3/2020, Quỹ đã giải ngân giai đoạn 1 với giá trị 100 tỷ Kíp, được phân bổ cho các Ngân hàng phát triển Lào nhận 27 tỷ Kíp, Sacombank 30 tỷ Kíp, Ngân hàng Lào Việt 30 tỷ Kíp và Ngân hàng Maruhan Nhật Bản Lào 13 tỷ Kíp. Mức trần của hợp đồng vay đối với SME siêu nhỏ là 1,5 tỷ Kíp, doanh nghiệp nhỏ là 3 tỷ Kíp và doanh nghiệp vừa là 4 tỷ Kíp, với mức lãi suất đồng nhất là 3%/năm.

            SMEs đủ điều kiện vay phải được nêu trong Chỉ thị của Thủ tướng số 25 ban hành ngày 16/01/2017 và SME phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, hoàn thành chứng chỉ đào tạo SME của ngành công thương hoặc cơ quan có thẩm quyền và có tài khoản phù hợp với Luật Kế toán, không có nợ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

            Nhận thức được tầm quan trọng của các SME, Chính phủ Lào đã sửa đổi các quy định phù hợp và tăng số tiền cho Quỹ SME lên 200 tỷ Kíp/năm và tài trợ cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp cho SME tiếp cận nguồn vốn.

            Theo Quỹ, tín dụng mà hầu hết các ngân hàng dành cho SME là ngắn hạn, thường không quá 1 đến 3 năm và thường tính lãi suất cao, kỳ hạn vay ngắn vì các ngân hàng huy động vốn này từ nguồn ngắn hạn với lãi suất cao. Các ngân hàng cũng đưa yếu tố rủi ro vào lãi suất vì một số SMEs không có kế hoạch kinh doanh hoặc không sử dụng đúng các nguyên tắc quản lý phù hợp.

            Theo WB, SME là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế và chiếm khoảng 99% các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Lào; do vậy để SME tiếp cận được nguồn vốn là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy kinh tế.

            Ban điều hành Quỹ hy vọng việc tiếp cận được nguồn vốn sẽ giúp SME và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ở Lào sẽ duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh.  (Vientiane Times, 14/7/2020)

Các nh​à xuất khẩu và các cơ quan chức năng tăng cường an toàn thực phẩm

            Ngày 27/07/2020, tại Viêng Chăn, hội nghị giữa các Cơ quan hữu quan của Chính phủ và các Nhà xuất khẩu được tiến hành nhằm thảo luận kế hoạch nâng cấp quản lý an toàn sản phẩm nông nghiệp để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

            Tại hội nghị, đại diện Bộ Nông Lâm nghiệp Souliya Souvanduan cho biết những khó khăn thách thức trong xuất khẩu rau quả tươi và gỗ sang EU. Nhiều đơn hàng, sản phẩm đã không đáp ứng được tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và quy định về cây trồng. Một số khác, sản phẩm bị phát hiện còn dư lượng thuốc trừ sâu thuộc diện kiểm soát hoặc nhiễm vi sinh vật có hại. Nhiều lần, Cơ quan Thanh tra An toàn thực phẩm và thực vật EU đã cảnh báo và áp dụng các biện pháp cấm vận. Liên quan đến các vấn đề nêu trên, ngày 27/04/2016, Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp đã có Thỏa thuận số 2109 nhằm tăng cường áp dụng các giải pháp an toàn vệ sinh cây trồng để giải quyết những vấn đề cảnh báo của EU, tạm dừng xuất khẩu của 10 doanh nghiệp nghiệp để kiểm tra, xem xét quy trình đối với từng trường hợp.

            EU đã cấm nhập khẩu 04 loại rau trồng tại Lào sau khi đã cảnh báo các loại rau này không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vào năm 2016. Bộ Nông Lâm nghiệp đã chỉ đạo ngừng cấp chứng chỉ bảo lãnh chất lượng đối với các doanh nghiệp thuộc diện cảnh báo của EU. Việc tạm ngừng này sẽ kéo dài cho đến khi chất lượng các loại rau quả trên đáp ứng được các tiêu chuẩn của EU. Các cơ quan chức năng cũng được chỉ đạo không cấp chứng chỉ bảo lãnh chất lượng cho các loại rau trồng ở nước ngoài nhưng mạo nhận xuất xứ tại Lào để hưởng hạn ngạch xuất khẩu. Chính quyền các cấp cũng xúc tiến phổ biến các điều kiện và tiêu chuẩn đến các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu. (Vientiane Times, 28/07/2020)

Chính phủ tăng cường an toàn các đập thủy điện

            Ngày 27/07/2020, tại tỉnh Attapeu, trong cuộc họp với các Bộ ngành liên quan, Phó Thủ tướng Bounthong Chitmany chỉ đạo phải thực hiện quản lý chặt chẽ việc xây dựng các dự án thủy điện để bảo đảm chất lượng công trình các đập nhằm phòng tránh thảm họa như đã xảy ra tại dự án Xepien – Xenamnoi năm 2018.

            Các cơ quan liên quan được chỉ thị phải sửa đổi các quy định hiện hành, ban hành các quy định mới về năng lượng, môi trường và tổ chức thực thi nghiêm các quy định này. Phó Thủ tướng Bounthong yêu cầu Bộ Năng lượng và Mỏ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các dự án thủy điện đang được xây dựng, cũng như đã hoàn thành trên cả nước. Các cuộc thanh, kiểm tra là nhằm bảo đảm các dự án đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết kế đã được phê duyệt và theo đúng hợp đồng mà nhà đầu tư đã ký kết với Chính phủ. Trong quá trình thanh, kiểm tra, nếu phát hiện vấn đề, các cơ quan chức năng phải phối hợp với chủ đầu tư để giải quyết ngay. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phải chú trọng hơn nữa công tác hậu kiểm và giám sát kế hoạch đánh giá tác động môi trường và xã hội của các dự án, tăng cường công tác thanh, kiểm tra trên thực địa các dự án.

            Phó Thủ tướng Bounthong chỉ thị, các Bộ  ngành liên quan phải bảo đảm tất cả các dự án phải sử dụng hệ thống cảnh báo hiện đại và có kế hoạch ứng phó khẩn cấp để người dân sống ở hạ nguồn các dự án thủy điện được an toàn khi có sự cố. Các Bộ  ngành và chính quyền địa phương phải nâng cao trách nhiệm trong việc xem xét và phê duyệt các kiến nghị dự án đầu tư thủy điện theo quy trình kỹ thuật và pháp lý. (Vientiane Times, 30/07/2020)

Tiếp tục cập nhật cơ sở dữ liệu việc thuê và tô nhượng đất của Nhà nước

          Từ ngày 30/6-03/7/2020, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Savanakhet Phouthone Nodbounheung, Vụ trưởng Vụ Quản lý đất đai, Bộ Nông Lâm Thatheva Saphangthong, Giám đốc Trung tâm Phát triển và Môi trường  thường trú tại Lào (CDE) đã đồng chủ trì tổ chức đợt tập huấn thí điểm cho đội ngũ lãnh đạo cấp phòng các đơn vị liên quan tại tỉnh Savanakhet tiếp tục cập nhật cơ sở dữ liệu việc thuê và tô nhượng đất của Chính phủ. Tham dự có đại diện các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Năng lượng và Mỏ, Tài chính.

            Mục đích của đợt tập huấn này nhằm hướng dẫn hệ thống cơ sở dữ liệu việc thuê và tô nhượng đất của Nhà nước tại Lào (LCIS) cho đối tác của Chính phủ tại tỉnh Savanakhet và tập huấn chuyên môn cho đối tác của Chính phủ từ trung ương và tỉnh trong việc tiếp tục cập nhật cơ sở dữ liệu việc cho thuê và tô nhượng đất Nhà nước.

            Phát biểu khai mạc, Giám đốc Phouthone Nodbounheung cho biết, trong giai đoạn qua, Đảng và Chính phủ Lào đã tập trung nỗ lực trong việc tìm phương pháp và biện pháp quản lý dự án thuê và tô nhượng đất của Chính phủ để việc thực hiện các nhiệm vụ trên có hiệu quả đem lại lợi ích cao nhất cho quốc gia và nhân dân các bộ tộc Lào, không gây tác động xấu tới môi trường tự nhiên. Tỉnh Savanakhet được lựa chọn là nơi thí điểm tổ chức thực hiện việc tiếp tục cập nhật cơ sở dữ liệu việc thuê và tô nhượng đất của Nhà nước phủ thành hệ thống thống nhất tại Lào, được khởi đầu trong tháng 2/2020.

            Để triển khai tổ chức thực hiện việc cập nhật cơ sở dữ liệu việc thuê và tô nhượng đất của Nhà nước, tỉnh Savanakhet đã ban hành Quyết định số 731/CT-SV thành lập Ban chỉ đạo và chuyên trách tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên. (Báo KT-XH, 02/7/2020)

Ngân hàng nhà nước ban hành quy định mới về thu đổi ngoại tệ

            Ngày 2/7/2020, Thống đốc Ngân hàng CHDCND Lào (BOL) Sonexay Sitphaxay đã ký và ban hành quyết định về kinh doanh tiền tệ khi đồng tiền quốc gia đã mất giá so với đồng Baht Thái và đồng Đôla Mỹ.

            Tại phiên họp thường kỳ lần thứ 9, Quốc hội khóa VIII, BOL cam kết sẽ cố gắng hết sức duy trì giá trị đồng Kíp Lào với các đồng tiền chủ chốt quốc tế trong biên độ 5%.

            Theo quyết định mới về thu đổi ngoại tệ (có thể truy cập trên trang web của BOL), các cá nhân và pháp nhân muốn kinh doanh thu đổi ngoại tệ phải có giấy phép của BOL, chỉ những pháp nhân thực hiện kinh doanh liên quan đến lĩnh vực dịch vụ khách sạn và du lịch khi đáp ứng đủ các điều kiện mới được cấp giấy phép kinh doanh thu đổi ngoại tệ từ BOL.

            Theo quy định, khi được phê duyệt, pháp nhân phải tuân thủ nghiêm túc quy định và những yêu cầu tại quyết định do BOL ban hành hoặc bị phạt, hủy giấy phép kinh doanh nếu làm trái với các quy định đó; những người cung cấp dịch vụ thu đổi ngoại tệ không tuân thủ quy định của BOL sẽ bị cảnh cáo lần đầu, nếu tái phạm sẽ bị phạt tiền, thậm chí bị đóng cửa (quy định tại chương 7); việc thu đổi ngoại tệ không được ở ngoài địa điểm kinh doanh đã đăng ký, nếu vi phạm bị phạt 3 triệu Kíp/lần; cấm các nhà kinh doanh thu đổi ngoại tệ bị giao dịch trực tiếp với các ngân hàng thương mại, nếu không chấp hành sẽ bị phạt 5 triệu Kíp/lần; các nhà kinh doanh thu đổi ngoại tệ phải theo tỷ giá hối đoái theo quy định hiện hành của BOL, nếu không sẽ bị phạt 5 triệu Kíp/lần vi phạm; ngoài ra, các đơn vị này phải niêm yết tỷ giá trao đổi ngoại tệ để cán bộ BOL kiểm tra; phải báo cáo số lượng ngoại tệ đã được trao đổi hàng ngày đến BOL, nếu không sẽ bị phạt 100.000 Kíp/ngày.

            BOL đã xây dựng quy trình cấp phép và phê duyệt giấy phép kinh doanh một cách minh bạch, khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ đổi ngoại tệ hoạt động có giấy phép. (Vientiane Times, 14/7/2020)

Bộ Nông Lâm nghiệp ban hành chính sách quản lý thú rừng và động vật nước

            Ngày 13/7/2020, Bộ Nông Lâm nghiệp Lào ban hành Chỉ thị số 0682/BNL ngày 11/6/2020 nhằm tăng cường quản lý, xây dựng phong trào bảo vệ và phát triển thú rừng, thú nước.

            Chỉ thị trên đã ban hành 08 điều cấm để xử lý việc đánh bắt trái phép thú rừng, thú nước, nội dung cơ bản bao gồm: (i) Cấm cá nhân, hộ gia đình buôn bán thú rừng, thú nước nằm danh mục cấm và quản lý; (ii) Cấm vận chuyển, đưa các loại thú rừng, thú nước còn sống, chết nguyên thể, dạng thịt… ra khỏi khu vực sinh sống hoặc từ các nơi khác đến khi chưa có giấy phép; (iii) Cấm bắt, bẫy các loại thú thông thường khác trong thời gian sinh trưởng, mùa mà thú sinh nở; (iv) Cấm các hoạt động làm ăn, sinh sống tại khu vực rừng nguyên sinh có thú sinh trưởng hoặc nơi thú vật đến tìm kiếm thức ăn và các vùng lân cận như: khai hoang, xây dựng nơi ở mới, phát nương rẫy, đốt rừng, cắt cây và sử dụng hóa chất diệt cỏ không đúng tiêu chuẩn quy định…; (v) Cấm chiếm giữ, di dời, chuyển đổi nguồn nguyên sinh, khu vực bảo vệ nguồn sinh sống của thú rừng, thú nước; (vi) Cấm bắt cá trong thời kỳ mang trứng hoặc giai đoạn cá sinh đẻ và vùng cá đến đẻ trứng…; (vii) Cấm không được sử dụng các biện pháp, thiết bị để ngăn đường đi, nguồn nước của cá; (viii) Không vi phạm luật bảo vệ thú rừng, thú nước và luật thủy sản…(Báo KT-XH, 08/7/2020)

Đề nghị đầu tư trạm xăng dầu mới có thể được xem xét

            Tại phiên họp thường kỳ lần thứ 9 Quốc hội khóa VIII vào tháng 6/2020, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những đề nghị đầu tư xây dựng và hoạt động cây xăng mới, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sonexay Siphandone cho biết, Chính phủ sẽ xem xét nếu thấy cần thiết có cây xăng ở cộng đồng dân cư mặc dù đã tạm dừng trước đó. 

            Các đại biểu quốc hội đề nghị cần cho phép đầu tư xây dựng mới cây xăng tại những địa điểm chưa có vì nhu cầu tiêu dùng cần thiết của xã hội mặc dù đã ban hành Chỉ thị của thủ tướng về việc tạm dừng cấp phép mới.

            Năm 2017, Bộ Công Thương đã tạm dừng xem xét đề nghị đầu tư xây dựng mới cây xăng và hoạt động kinh doanh xăng dầu để điều chỉnh lại các cơ sở đã có cho phù hợp với Chỉ thị của Thủ tướng ban hành năm 2017 về kinh doanh xăng dầu và những quy định liên quan, vì do có nhiều cây xăng hoạt động trái phép, chủ cây xăng không đáp ứng yêu cầu về giấy tờ hợp pháp, không đáp ứng các tiêu chí, tuân chuẩn phù hợp, tình trạng các cây xăng mọc lên như nấm ở một số vùng, đặc biệt ở thành phố và được đặt quá gần nhau, không đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu mỗi cây xăng cách nhau ít nhất 01 km, nhiều cây xăng đặt ở nơi bị cấm, không tuân thủ quy định khoảng cách xa khu dân cư, chợ, trường học, bệnh viện hoặc nguồn nước vì lý do an toàn và môi trường.

            Theo Phó Thủ tướng Sonexay, Bộ Công Thương đang thu thập thông tin để xác định hoạt động kinh doanh xăng không thực hiện nâng cấp, cải tạo đúng thời hạn quy định, tìm giải pháp khắc phục và có thể xem xét các đề nghị xây dựng cây xăng mới ở vùng xa, nếu xét thấy cần thiết để đáp ứng nhu cầu của xã hội. (Vientiane Times, 23/7/2020)

 

HỢ​P TÁC LÀO-VIỆT NAM

Lào - Việt Nam tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hợp tác hậu Covid-19

            Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Đoàn đại biểu nước CHDCND Lào do Thủ tướng Thongloun Sisoulith dẫn đầu đã sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 05-06/7/2020 tại thành phố Đà Nẵng.

            Tại buổi hội đàm ngày 05/07/2020, hai Thủ tướng thống nhất, hai bên sẽ cùng nỗ lực hồi phục nền kinh tế thông qua trao đổi các đoàn, giao lưu nhân dân và xem xét mở lại các chuyến bay nối hai nước trong thời gian sớm nhất. Hai Thủ tướng đánh giá cao việc không ngừng củng cố quan hệ hữu nghị, đoàn kết và tin cậy lẫn nhau giữa hai Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước Lào và Việt Nam; đánh giá cao sự hợp tác có hiệu quả giữa hai nước, đặc biệt là thành công bước đầu trong kiểm soát sự bùng phát của dịch Covid-19 ở mỗi nước, cũng như sự hỗ trợ lẫn nhau trong thời gian dịch bệnh.

            Thủ tướng Thongloun bày tỏ sự vui mừng có thể trở lại thăm Việt Nam khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát và đánh giá cao các thành tựu vĩ đại của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng những thành tựu của Chính phủ và nhân dân Lào, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng Lào sẽ sớm hồi phục hồi những hậu quả của đại dịch Covid-19.

            Hai Thủ tướng nhấn mạnh, cần phải khẩn trương thúc đẩy thương mại hàng hóa, dịch vụ và giao lưu nhân dân hai nước. Hai bên sẽ xem xét mở lại các tuyến hàng không sớm nhất có thể, các chuyến thăm các cấp, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội. Hai bên cũng thống nhất thúc đẩy thực hiện một cách có hiệu quả các thỏa thuận đã được ký kết và làm sâu sắc thêm hợp tác song phương trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế, thương mại, tài chính và đầu tư. Hai Thủ tướng đã cùng trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm và thống nhất sẽ phối hợp chặt chẽ trong các khuôn khổ diễn đàn quốc tế. (Vientiane Times, 7/07/2020)

Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư Việt Nam tại Lào

            Đại dịch Covid-19 tại Lào bước đầu được khống chế, các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh của Chính phủ được nới lỏng, việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất, đầu tư khôi phục kinh tế của các doanh nghiệp được quan tâm hàng đầu. Để thúc đẩy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào, Đại sứ quán đã triển khai nhiều hoạt động đạt kết quả đáng ghi nhận. 

            Từ ngày 25/6-03/7/2020, Tổ công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Lào do Tham tán kinh tế Vũ Văn Hòa làm Tổ trưởng đi khảo sát tình hình hoạt động các dự án đầu tư của DNVN tại khu vực Trung-Nam Lào, đồng thời thăm và làm việc với các Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương tại khu vực để nắm thông tin về hợp tác đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Lào tại địa phương trong 06 tháng đầu năm 2020.

             Qua chuyến công tác khảo sát thực tế, đoàn đã tìm hiểu và thu nhận được nhiều thông tin về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, tình hình hoạt động đầu tư, kinh doanh của DNVN tại 06 tỉnh Bolykhamxay, Khammuon, Savanakhet, Champasak, Attapeu và Sekong.

            ​Tại Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, đoàn đã trao đổi và làm việc các vấn đề liên quan đến hợp tác đầu tư giữa hai nước Việt Nam-Lào tại địa phương. Các địa phương rất ủng hộ và đánh giá cao các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại địa bàn đã góp phần đóng góp cho ngân sách địa phương, trung ương, tạo nhiều công ăn việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng dự án, xây dựng tư duy mới trong sản xuất của người lao động địa phương, góp phần ổn định an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Đồng thời, qua chuyến khảo sát, đoàn nhận thấy khu vực Trung-Nam Lào rất có tiềm năng về nông nghiệp, năng lượng, khoáng sản; đặc biệt nằm ở các vùng giáp biên giới giữa hai nước và khu vực cao nguyên Bô-lô-ven.

            ​Ngày 12/7/2020, tiếp nối hoạt động thực tế, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đã tổ chức thành công Hội nghị gặp mặt các DNVN đang hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Lào, do Đại sứ Nguyễn Bá Hùng chủ trì, bàn về tình hình và triển vọng kinh tế thế giới, khu vực, Việt Nam, Lào; quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào và tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đối với các DNVN đang hoạt động đầu tư kinh doanh tại Lào; đại diện cho khối ngân hàng, cao su Việt Nam đã tham luận về các Chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp, người lao động mất việc làm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cũng như việc thực thi các chính sách đó hiện nay.

            Hội nghị tổ chức thành công, các thông tin truyền tải tại hội nghị được các đại biểu tiếp nhận và đánh giá cao.

            Bên cạnh các hoạt động trên, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Chính phủ Lào để tìm các biện pháp tháo gỡ các vướng mắc của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào nhằm củng cố và đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào. (ĐSQVN tại Lào, 15/7/2020)

Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Lào tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2020

            Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào tháng 6 và 6 tháng 2020 như sau:

            1. Tháng 6/2020 đạt 82.618.638 USD, tăng 13,9% so với tháng 5/2020 nhưng vẫn giảm 3,2% so với cùng kỳ. Như vậy, tháng 6 so với cùng kỳ tốc độ giảm đã chậm lại đáng kể (tháng 5 so với cùng kỳ giảm 34%). Trong đó,

            - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 50.477.863 USD, tăng 13,3% so với tháng trước nhưng giảm 8,3% so với cùng kỳ,.

            Các mặt hàng giữ được đà tăng: giấy và sản phẩm từ giấy tăng 196% (tăng suốt từ đầu năm đến nay); dây điện và cáp điện tăng 129,6%; kim loại thường khác và sản phẩm tăng 65,9%; sản phẩm từ hóa chất 30,1% 15%; sản phẩm gốm sứ 64,9% (các mặt hàng này chỉ giảm trong tháng 1, từ tháng 2 đến nay tăng liên tục.)

            Một số mặt hàng giảm trong tháng 5 nay đã lấy đã tăng trở lại như đã tăng ở các tháng đầu năm: rau quả tăng 95,2%; sản phẩm từ sắt thép tăng 85,1%;

            Một số mặt hàng giảm từ đầu năm, nay đã tăng trở lại: sắt thép các loại tăng 43,1% (có tăng trong tháng 2); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng nhẹ 6,7% (có tăng trong 2 tháng đầu năm)

            Một số mặt hàng giảm nhưng tốc độ giảm đã chậm lại so với tháng trước: bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc giảm 10% (tháng trước -34%); gỗ và sản phẩm gỗ giảm 28,1% (tháng trước -54%); hàng hóa khác giảm 20,5% (tháng trước -29%); cà phê giảm 82,6% (tháng trước -97%). 

            Một số mặt hàng vẫn giảm sâu và sâu hơn tháng trước: xăng dầu giảm 83,9% (giảm liên tục từ đầu năm 2019 cho đến nay); phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 59,3% (tháng trước -59%); hàng dệt may 55,6% (tháng trước -57%); clanke và xi măng giảm 68% (tháng trước -25%); sản phẩm từ chất dẻo giảm 21,5% (tháng trước -15%);

            - Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 32.140.775 USD, tăng 14,8% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ.

            Quặng và khoáng sản tăng trở lại 42,9% sau 3 tháng giảm liên tục; cao su suốt từ đầu năm đến nay liên tục giảm, thậm chí giảm sâu, nay đã tăng nhẹ 9,8%; hàng hóa khác tăng trở lại 22,6%.

            Phân bón các loại quay đầu giảm nhẹ 4,6%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 20% nhưng tốc độ đã chậm lại (tháng trước -59%); hàng rau quả tiếp tục giảm sâu 68,2% (tháng trước -46%);

            Kim loại thường khác tháng 6 không ghi nhận kim ngạch nhập khẩu.

            2. Tổng kết kim ngạch 6 tháng đạt 491.704.277 USD, giảm 14,6% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 276.848.086 USD giảm 20,2%; nhập khẩu đạt 214.856.191 USD giảm nhẹ 6,1%  

            - Về các mặt hàng xuất khẩu, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị kim ngạch và tăng mạnh là mặt hàng rau quả 89,1% đạt hơn 23,55 triệu USD. Tiếp đến là sản phẩm từ sắt thép đạt gần 21,23 triệu USD tăng 25,5%; các mặt hàng vẫn giữ được đà tăng: giấy và sản phẩm từ giấy tăng 170,8% đạt hơn 7,26 triệu USD; dây điện và cáp điện tăng 85,5% đạt hơn 5,44 triệu USD; kim loại thường và sản phẩm khác tăng 55,7% đạt 2,48 triệu USD; sản phẩm gốm sứ tăng 30,2% đạt 5,08 triệu USD; sản phẩm từ hóa chất tăng 16% đạt hơn 3,24 triệu USD; sản phẩm từ chất dẻo tăng 5,8% đạt gần 5,82 triệu USD;..

            Mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhưng vẫn tiếp tục duy trì đà giảm: xăng dầu giảm 67,1% đạt hơn 13,65 triệu USD (giảm suốt từ đầu năm 2019 đến nay); gỗ và sản phẩm gỗ giảm 60,4% đạt hơn 11,74 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 37,3% đạt hơn 18,4 triệu USD; sắt thép các loại giảm 14,2% đạt hơn 39,68 triệu USD; máy móc thiết bị và phụ tùng giảm 12,6% đạt hơn 15,69 triệu USD.

            - Về các mặt hàng nhập khẩu, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị kim ngạch là gỗ và sản phẩm gỗ, tuy tiếp tục giảm trong tháng 6/2020 nhưng 6 tháng vẫn tăng nhẹ 1,8% đạt hơn 25 triệu USD. Hàng hóa khác tăng 5,4% đạt hơn 113,1 triệu USD; kim loại thường khác tháng 6 không ghi nhận kim ngạch nhập khẩu nhưng 6 tháng tăng 67,5% đạt hơn 904.000 USD; các mặt hàng còn lại đều giảm.

            Dự kiến tháng 7/2020, kim ngạch có thể tăng nhẹ so với tháng 6 tuy nhiên vẫn chưa thể hồi phục do các quy định về cách ly và xuất nhập cảnh vẫn tiếp tục áp dụng, hàng hóa vận chuyển chưa được thuận lợi và nhu cầu tiêu dùng tại Lào yếu (ĐSQ Việt Nam tại Lào)

Tiến ​độ xây dựng công trình Tòa nhà Quốc hội đạt 60%

            Ngày 23/7/2020, Thủ tướng Thongloun Sisoulith và đoàn đại biểu Chính phủ Lào đã thăm công trình xây dựng Tòa nhà Quốc hội. Tham gia đoàn có Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotu, Đại sứ Nguyễn Bá Hùng và Tổng Giám đốc Binh đoàn 11, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng.

            Tại công trường, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng đã báo cáo cho biết, Công trình dự án Tòa nhà Quốc hội Lào có tổng mức đầu tư trên 100 triệu USD từ nguồn vốn viện trợ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào, Tổng thầu là Binh đoàn 11, Bộ Quốc phòng Việt Nam; tòa nhà có quy mô 5 tầng, chiều cao 34,6 m trên diện tích mặt bằng xây dựng là 7.171 m2; có độ vững chắc, thiết kế đẹp, theo phong cách truyền thống văn hóa Lào kết hợp với kiến trúc hiện đại, mang tính đặc thù của quốc hội, khác biệt với các tòa nhà khác được xây dựng xung quanh khu vực quảng trường Thatluang. Tòa nhà có sức chứa khoảng từ 800-1000 người bao gồm phòng làm việc, hội trường chính chứa khoảng trên 400 đại biểu, phòng tiếp khách, phòng dịch vụ…đảm bảo công tác phục vụ các cuộc họp của Quốc hội Lào. Theo Thiếu tướng Nguyễn Quốc Dũng, cho đến nay, tiến độ công trình đạt 60%, riêng hạng mục xây thô đạt 100%, dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng vào giữa năm 2021, trước Kỳ họp Quốc hội của Lào khóa tới.

            Trước toàn thể cán bộ, nhân viên, công nhân của Binh đoàn 11, Thủ tướng Thongloun nhấn mạnh ý nghĩa to lớn, có giá trị lịch sử, thể hiện mối quan hệ vĩ đại, tình đoàn kết Việt Nam-Lào mà Đảng và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp qua bao thế hệ, tin tưởng rằng nhân dân Lào sẽ luôn biết ơn sự giúp đỡ to lớn của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Cũng nhân chuyến thăm này Thủ tướng có lời chúc mừng, khen ngợi các cán bộ, công nhân viên Công ty xây dựng đã nỗ lực, cố gắng hoàn thành và đạt tiến độ xây dựng các hạng mục công trình với mục tiêu sớm bàn giao đưa vào sử dụng, trước Kỳ họp của Quốc hội tới của Lào. (Báo KT-XH, 27/7/2020)

            Trung tâm dịch vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ SME, Ngân hàng phát triển Lào và Ngân hàng Sacombank Lào ký Biên bản thỏa thuận thúc đẩy doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) của Lào

            Báo Vientiane Times ngày 7/7/2020 đưa tin, tại Viêng Chăn, Trung tâm dịch vụ SME (SSC) đã ký Biên bản thỏa thuận (MOA) với ngân hàng Phát triển Lào và Ngân hàng Sacombank Lào hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Lào và tăng cường sử dụng nền tảng kỹ thuật số. Lễ ký có sự chứng kiến của Phó Phòng Thương mại Công nghiệp Quốc gia Lào (LNCCI), bà Chanthanchone Vongxay.

            Theo thông tin từ SSC, nội dung thỏa thuận là tìm kiếm cách để chia sẻ và phổ biến thông tin để tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp MSMEs dễ dàng tiếp cận với thông tin về các sản phẩm ngân hàng, tiếp cận vốn, giúp khôi phục và cải tiến kinh doanh, thúc đẩy tiếp thị kỹ thuật số do dịch Covid-19 đã tác động bất lợi đến các doanh nghiệp MSMEs, khiến các chủ doanh nghiệp gặp khó khăn.

            SSC là Trung tâm dịch vụ được bảo trợ bởi Bộ Công Thương và LNCCI nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp SME tiếp cận thông tin và đào tạo. Dự án được hỗ trợ bởi một số tổ chức hỗ trợ phát triển như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và GIZ. Trung tâm SSC được chính thức thành lập tháng 02/2017 có văn phòng nằm trong Trụ sở của LNCCI ở Viêng Chăn. Từ đó đến nay, SSC đã mở chi nhánh ở các tỉnh Luang Prabang, Champasak và dự kiến mở rộng mạng lưới ở các tỉnh khác.

            Chức năng của SSC là hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa với dịch vụ chất lượng cao và hỗ trợ tiếp cận với thị trường ASEAN và quốc tế.

            Định hướng của SSC là đạt mục tiêu các công ty Lào, cụ thể là MSMEs phát triển bền vững và có thể cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế. (Vientiane Times, 07/7/2020).

Cụm Dự án thủy điện Sekaman 1 hoạt động có hiệu quả kinh tế-xã hội

            Ngày 31/7/2020, nhà máy thủy điện Sekaman 1 là một trong những công trình được Chính phủ Lào quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương, đóng góp cho ngân sách nhà nước.

            Dự án được xây dựng trên cơ sở hợp tác về năng lượng giữa hai Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào, có tổng công suất thiết kế là 322 MW, sản lượng điện bình quân đạt khoảng 1,2 tỷ KWh, toàn bộ sản lượng được xuất bán về Việt Nam. Dự án bao gồm 02 nhà máy, Sekaman 1 (290 MW) và Sekaman Sanxay (bậc dưới, 32 MW); có đường dây truyền tải 230 KV từ nhà máy đến biên giới Lào-Việt Nam với tổng chiều dài là 70,1 km. Được khởi công xây dựng từ ngày 06/3/2011 với tổng mức đầu tư là 539,49 triệu USD; phát điện thương mại từ 31/8/2016 (Sekaman 1) và 06/2/2018 (Sekaman Sanxay). Giai đoạn từ năm 2016-2019, sản lượng điện cung cấp về Việt Nam đạt 3.998,17 triệu KWh, riêng 06 tháng đầu năm 2020 đạt 425,98 triệu KWh; tổng doanh thu đạt 232,40 triệu USD; nộp nghĩa vụ cho Chính phủ Lào với tổng số 24,84 triệu USD, tương đương hơn 200 tỷ Kíp.

            Công tác môi trường-xã hội của Dự án được địa phương và Chính phủ đánh giá cao, là một trong những mô hình điểm sẽ được nhân rộng cho các công trình thủy điện xây dựng sau này của Chính phủ Lào. Dự án đã triển khai xây dựng được 02 khu tái định cư (Souksavang và Dakbou), với tổng mức đầu tư là 9,01 triệu USD, vượt kế hoạch dự kiến 3,22 triệu USD, giá trị xây dựng trung bình cho một hộ dân là 22.879 USD. Bên cạnh đó, Dự án đang phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương triển khai công tác hỗ trợ nghề nghiệp cho người dân các bản hạ lưu, các bản xung quanh hồ chứa và hỗ trợ cho huyện Sanxay, với tổng giá trị 1,02 triệu USD để giúp khôi phục nghề nghiệp, ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân địa phương vùng bị ảnh hưởng bởi dự án.

            Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành xây dựng 100% vào năm 2020, sản lượng điện cung cấp về Việt Nam sẽ đạt khoảng 1.204 triệu KWh, tương đương 68,14 triệu USD. Dự án phối hợp với Chính quyền địa phương trong công tác quản lý, vận hành hồ chứa Sekaman 1 và Sekaman Sanxay phục vụ công tác phòng chống lũ lụt, hạn hán vùng hạ lưu sông Sekaman đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả dự án. (ĐSQVN tại Lào, 15/7/2020)

Trường THPT Phongsaly đã được bàn giao, đưa vào sử dụng

            Ngày 30/06/2020, cán bộ dự án Hom Moukda cho biết, trường THPT tại huyện Bounneua, tỉnh Phongsaly được xây dựng với vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam trị giá 49 tỷ Kíp (120 tỷ VND) đã được hoàn thành, bàn giao cho cơ quan chức năng của Lào.

            Trường học gồm 02 tòa nhà 03 tầng, 40 phòng học được trang bị hoản chỉnh; văn phòng làm việc của giáo viên; 01 câu lạc bộ và sân chơi. Trên 1.700 học sinh sẽ được hưởng lợi từ trường PTTH này với môi trường học tập khang trang. Đây là một trong các công trình chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ngày ký Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác Lào-Việt Nam.

            Dự án nhằm cung cấp cơ sở vật chất chất lượng cao, phục vụ công tác dạy và học đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần phát triển nguồn nhân lực của Lào.

Giáo dục – đào tạo là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác Lào – Việt Nam. Cuối năm 2019, Việt Nam đã bàn giao một trường học mới ở huyện Dakcheeung, tỉnh Sekong trị giá 1 triệu USD. (Vientiane Times, 03/07/2020)

UniqTek và Unitel ký thỏa thuận về các giải pháp Thành phố Thông minh

            Ngày 23/07/2020, tại trụ sở chính của Unitel ở Viêng Chăn, MOU về hợp tác kinh doanh giữa Công ty TNHH UniqTek và Công ty TNHH Star Telecom (Unitel) đã được ký kết giữa Phó Giám đốc UniqTek Chandavong Southikham và Phó Tổng Giám đốc Unitel Bounmy Malavong.

            Theo MOU, UniqTek và Unitel sẽ nghiên cứu và cùng phát triển các giải pháp thành phố thông minh thông qua việc sử dụng các hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) và công nghệ trạm tham chiếu hoạt động liên tục (CORS). Giải pháp thành phố thông minh là giải pháp thông tin được tích hợp với các công nghệ viễn thông (4G và 5G) và thông tin địa lý (như định vị toàn cầu). Các loại thông tin này có thể được sử dụng để ước tính nhu cầu của thành phố, bao gồm tiêu dùng để tiết kiệm năng lượng hoặc tăng hiệu quả của hệ thống giao thông, giảm tiêu hao thực phẩm, năng lượng; cải thiện môi trường và quản lý thành phố tốt hơn thông qua việc tính toán các yếu tố về môi trường, rác thải và tiêu thụ chính xác của dân cư.

            Các phần hợp thành của thành phố thông minh bao gồm cơ sở hạ tầng thông minh, tòa nhà thông minh, thiên nhiên và môi trường, nền kinh tế, công dân, cộng động và chính phủ. Kết quả cuối cùng là cải thiện đời sống của người dân, nâng cao chất lượng doanh nghiệp và chính phủ.

            Công ty TNHH UniqTek là công ty 100% sở hữu của Lào, được thành lập và hoạt động theo luật pháp Lào. (Vientiane Times, 27/07/2020)

 

HỢP TÁC LÀO-CÁC NƯỚC

Lào-Trung Quốc

Dự án đường sắt Lào – Trung hoàn thành gần 90%

            Theo báo Vientiane Times ngày 9/6/2020, tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng Lào Bounthong Chimany, Giám đốc điều hành Công ty TNHH tuyến đường sắt Lào – Trung (LCRC) Xiao Qianwen cho biết, tính đến cuối tháng 5/2020, tuyến đường đã hoàn thành được 89,43%, xây dựng được 65 hầm, cầu. Tuyến đường này dài 409 km, đi qua thủ đô Viêng Chăn và 4 tỉnh là Viêng Chăn, Luang Prabang, Oudomxay và Luang Namtha, nối đến biên giới Trung Quốc, gồm có 75 hầm đường bộ với tổng chiều dài hầm là 197,83 km. Giai đoạn 2 của tuyến đường sắt là mở rộng tuyến đường từ nhà ga trung tâm ở Viêng Chăn tới khu con-ten-nơ ở bản Thanalaeng, huyện Hadxaifong, tỉnh Viêng Chăn.

            Phó Thủ tướng Bounthong, Chủ tịch Ủy ban Giám sát xây dựng dự án đường sắt Lào – Trung yêu cầu công ty nắm rõ tầm quan trọng của Dự án và bảo đảm tiến độ. Theo kế hoạch ban đầu, Dự án trị giá 5,986 tỷ USD dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Hiện chủ dự án đang tìm kiếm nguồn nhân lực tham gia các chương trình đào tạo phục vụ hoạt động của tuyến đường sắt, dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2022. Ông yêu cầu chủ đầu tư, chính quyền các địa phương liên quan tăng cường tiếp xúc, trao đổi với người dân bị ảnh hưởng khi triển khai giai đoạn 2, giúp họ cảm thấy yên tâm để dự án được triển khai đúng tiến độ. Đề cập đến dịch Covid-19 hiện nay, ông yêu cầu công ty thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch của Chính phủ Lào để ngăn chặn dịch bệnh không lây lan tới khu vực dự án. (Vientiane Times, 9/6/2020)

Tiến độ xây dựng Dự án đường cao tốc Viêng Chăn-Văng Viêng

            Ngày 06/7/2020, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và đoàn đại biểu đến kiểm tra tiến độ Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Viêng Chăn-Văng Viêng, là bước tiến mới trong việc phát triển hệ thống giao thông kết nối của Lào với quốc tế.

            Dự án xây dựng tuyến cao tốc Viêng Chăn-Văng Viêng bắt đầu khởi công vào cuối năm 2017 đến nay đã cơ bản hoàn thành. Giai đoạn 1 của Dự án xây dựng đoạn có chiều dài 109 km, với tổng mức đầu tư là 1,3 tỷ USD, thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường cao tốc Trung Quốc, có 4 làn xe, đảm bảo tốc độ xe chạy từ 100-120 km/h, qua 45 cây cầu có tổng chiều dài 2.400 m, 65 bản, 4 quận, huyện của thủ đô và tỉnh Viêng Chăn. Dự án được phát triển và xây dựng bởi Tập đoàn công ty xây dựng-đầu tư và cổ phần tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đầu tư theo hình thức BOT; sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ thu phí hoàn vốn đầu tư và lợi nhuận đến hết thời hạn cho phép sẽ chuyển giao cho Chính phủ Lào.

            Việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho tổ chức, cá nhân và các công trình bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ do công ty tư vấn Lào thực hiện, gồm 03 huyện, 40 bản thuộc tỉnh Viêng Chăn, 01 huyện 25 bản thuộc thủ đô Viêng Chăn và sẽ kết nối tại các nút giao với nhiều địa phương.

            Theo kế hoạch dự kiến, công trình sẽ triển khai xây dựng trong thời gian 03 năm và sẽ hoàn thành, khai thác sử dụng vào cuối năm 2020. (Báo KT-XH, 8/7/2020)

Dự á​n thủy điện Nậm U 1 đạt tiến độ 90%

            Ngày 30/7/2020, Báo KT-XH đưa tin, dự án xây dựng đập thủy điện Nậm U 1, là một trong 07 dự án nằm trong hệ thống thủy điện trên sông Nậm U, do Công ty Sinohydro, Trung Quốc tô nhượng và phát triển, được khởi công xây dựng từ tháng 4/2016, đến nay tiến độ đạt 90%, theo kế hoạch dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.

            Trả lời phỏng vấn báo KT-XH, Giám đốc Dự án Huanan Xang cho biết, Dự án có tổng công suất lắp đặt 180 MW, 04 tổ máy, mỗi tổ máy có khả năng sản xuất được 45 MW, đến nay đã hoàn chỉnh việc lắp đặt 03 tổ máy và đang tiến hành lắp đặt tổ máy thứ 4, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9/2020 và các hạng mục công trình xây dựng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020. Theo kế hoạch, thời gian xây lắp được triển khai thành 03 giai đoạn, giai đoạn 1 hoàn thành hệ thống 06 cửa xả nước để tạo điều kiện cho việc triển khai các hạng mục tiếp theo; giai đoạn 2 tiến hành xây đập ngăn dòng và khung nhà máy, các phòng chức năng; giai đoạn 3 triển khai lắp đặt các tổ máy phát điện. Ông Huanan Xang cho biết thêm, theo kế hoạch phát triển hệ thống đập thủy điện trên sông Nậm U có hai nhánh chính, nhánh thứ nhất có Nậm U 2,5 và 6; nhánh thứ 2 có Nậm U 1,3,4 và 7. Dự án Nậm U 1 cách thành phố Luang Prabang 45 km, nằm sát cạnh đường quốc lộ số 13 bắc.

            Trong quá trình triển khai dự án sẽ ảnh hưởng đến một số công trình giao thông, thủy lợi, dòng chảy…công ty phát triển dự án chịu hoàn toàn trách nhiệm nâng cấp, sửa chữa các công trình bị tác động trên. (Báo KT-XH, 30/7/2020)

Lào-Nhật Bản

Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 3 triệu USD để hỗ trợ Lào phát triển nguồn nhân lực

            Ngày 16/7/2020, lễ trao đổi công hàm về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 3 triệu USD (317 triệu JPY) để hỗ trợ công tác phát triển nguồn nhân lực của Lào đã được tổ chức tại Bộ Ngoại giao, Viêng Chăn.

            Tham dự buổi lễ có Đại sứ Nhật Bản tại Lào Keizo Takewaka và Thứ trưởng Ngoại giao Thongsavanh Phomvihane cùng quan chức các Bộ ngành liên quan.

            Khoản vốn này sẽ được thực hiện trong khuôn khổ dự án "Học bổng Phát triển Nguồn Nhân lực" nhằm cung cấp học bổng cho sinh viên và cán bộ Chính phủ Lào sang học tập tại các trường đại học ở Nhật Bản để học tập và nghiên cứu nâng cao.

            Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Takewada cho biết, Chính phủ Nhật Bản cam kết hỗ trợ Lào trong phát triển nguồn nhân lực, trong khuôn khổ dự án, 22 học bổng sẽ được cung cấp cho sinh viên và cán bộ Chính phủ Lào sang học tập tại Nhật Ban. Giáo dục là một trong các lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác kỹ thuật Lào – Nhật Bản. Dự án sẽ góp phần đào tạo sinh viên và cán bộ có triển vọng cần thiết cho phát triển kinh tế và giảm nghèo ở Lào.

            Theo ĐSQ Nhật Bản tại Lào, dự án "Học bổng Phát triển Nguồn Nhân lực" được khởi xướng từ năm 2019, thực hiện hàng năm, đến nay, đã có 370 cán bộ Lào đã theo học và tốt nghiệp bằng thạc sỹ/tiến sỹ. Năm 2020 là năm kỷ niệm 65 năm ngày ký Hiệp đinh thiết lập quan hệ ngoại giao Lào – Nhật Bản và 5 năm Đối tác chiến lược song phương giữa hai nước. (Vientiane Times, 17/07/2020)

Nhật Bản xem Lào là điểm đến đầu tư mới

            Ngày 17/07/2020, theo Nikkei Asian Review, Nhật Bản lựa chọn Lào là một trong các điểm đến đầu tư tiềm năng để di dời các cơ sở sản xuất sang Đông Nam Á. Chính phủ Nhật Bản đã phân bổ khoản ngân sách trị giá 70 tỷ Yên (653 triệu USD) để hỗ trợ nhóm các doanh nghiệp Nhật đầu tiên bố trí lại các cơ sở sản xuất tại Đông Nam Á hoặc tại nước nhà.

            Một trong 87 công ty được hưởng lợi từ chính sách của Chính phủ là Tập đoàn Hoya đang tìm kiếm khả năng mở rộng sản xuất các sản phẩm y tế công nghệ cao sang Lào và Việt Nam. Đồng thời, Công ty Công nghiệp Cao su Sumitomo cũng sẽ chuyển cơ sở sản xuất găng tay sang Malayssia; Công ty Hóa chất Shin-Etsu sẽ chuyển sản xuất nam châm đất hiếm sang Việt Nam. Khoảng 57 dự án sẽ quay trở lại Nhật Bản.

            Chính phủ Lào xem đầu tư Nhật Bản là đóng góp lớn đối phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Nhật, bao gồm các nhà đầu tư trong lĩnh vực may mặc đã bày tỏ quan tâm mở rộng sản xuất tại Lào.

            Chi phí lao động và vận hành tăng cao ở Trung Quốc và thương chiến Mỹ - Trung được xem là lý do khiến các doanh nghiệp toàn cầu điều chỉnh chiên lược và di dời khỏi Trung Quốc.

            Lào đang tích cực xúc tiến để trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn, đặc biệt là chuyển đổi từ một nước không có biển thành quốc gia kết nối đất liền, dễ dàng tiếp cận thị trường Trung Quốc với trên 01 tỷ người tiêu dùng. (Vientiane Times, 24/07/2020)

Lào-Hàn Quốc

Hợp tác Lào – Hàn Quốc trong đào tạo kỹ năng lao động

            Viện Phát triển Kỹ năng lao động Lào - Hàn Quốc thuộc Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội đang tiếp tục triển khai việc nâng cao năng lực cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nước.

            Mới đây, từ 13-17/7/2020, Viện đã tổ chức sát hạch kỹ năng của các cán bộ kỹ thuật về lắp đặt và sửa chữa máy tính để nâng cao tiêu chuẩn và cung cấp nhân lực cho ngành công nghệ thông tin và viễn thông (ICT). Viện cùng tập trung vào công tác cấp chứng chỉ thông qua sát hạch về lý thuyết và thực hành cho công nhân có tối thiểu một năm kinh nghiệm làm việc.

            Ngày 17/7/2020, phát biểu tại buổi lễ phát chứng chỉ, Viện trưởng Viện Phát triển Kỹ năng lao động Lào - Hàn Quốc Bounma Sitthisom nhấn mạnh, đào tạo là chính sách ưu tiên của Chính phủ nhằm phát triển triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu cấu kinh tế và thị trường lao động. Đến thời điểm hiện nay, Viện đã thành công trong việc nâng cao tiêu chuẩn dạy nghề trong các lĩnh vực công nghiệp, ô tô, ICT và du lịch.

            Theo Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội, người sử dụng lao động đang có nhu cầu ngày càng tăng về lao động có kỹ năng nhưng cung không đáp ứng đủ cầu và cơ quan chức năng đang đặt chỉ tiêu đào tạo 658.000 lao động có kỹ năng vào năm 2020. Theo báo cáo Môi trường Kinh doanh ở Lào năm 2018 của WB, Lào hiện đang phải nỗ lực cải tiến kỹ của lực lượng lao động vì năng suất lao động đang tụt hậu so với các nước trong khu vực. Năng suất lao động trung bình (giá trị gia tăng/người lao động) ở Lào chỉ đạt 4.600 USD thấp hơn Campuchia 10% và chỉ bằng 50% so với Việt Nam. (Vientiane Times, 23/07/2020)

 

HỢP TÁC LÀO​-CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

KOICA, FAO ​phối hợp hỗ trợ nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại Lào

            Ngày 23/7/2020, thỏa thuận hợp tác đã được ký kết tại Viêng Chăn giữa Đại diện Tổ chức Nông Lương (FAO) Nasar Hayat, Đại diện Thường trú Tổ chức Hợp tác Phát triển Hàn Quốc (KOICA) Sungsoo Oh với sự chứng kiến của Phó Vụ trưởng Kế hoạch và Tài chính, Bộ Nông Lâm Phommy Inthichack. Theo đó, KOICA và FAO thống nhất sẽ hỗ trợ "Chương trình Tổng thể Chống chịu Khí hậu và Môi trường tại tỉnh Attapeu: xây dựng hệ thống nông nghiệp và sinh kế có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và thân thiện về sinh thái" (Climate REAl).

            Trong khuôn khổ sáng kiến này, KOICA sẽ đóng góp 1,8 triệu USD và FAO sẽ đóng góp hiện vật trị giá 200.000 USD. Dự án nhằm giải quyết những khó khăn hiện nay trong nông nghiệp ở tỉnh Attapeu thông qua: sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu khí hậu, thân thiện về sinh thái, nâng cấp quản lý; quản lý nguồn nước cộng đồng, tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai; tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp.

            Xây dựng năng lực của cán bộ địa phương sẽ giúp giải quyết vấn đề thiếu kiến thức về thực hành nông nghiệp tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu. Khoảng 2.500 hộ gia đình và 150 cán bộ sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ dự án. Dự án sẽ được triển khai với sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Nông Lâm, cũng như của các chính quyền tỉnh và huyện. (Vientiane Times, 24/07/2020)

 

BẠN CẦN B​IẾT

Thời gian cấp giấy đăng ký kinh doanh rút ngắn còn 03 ngày

            Tại phiên họp thường kỳ lần thứ 9 Quốc hội khóa VIII tháng 6/2020, Phó Thủ tướng Sonexay Siphandone báo cáo trước Quốc hội, thời gian yêu cầu xử lý giấy tờ và cấp giấy đăng ký kinh doanh được rút ngắn trung bình chỉ 03 ngày, dịch vụ đăng ký kinh doanh khơi thông từ trung ương đến địa phương.

            Bộ Công Thương đã đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh phù hợp với Chỉ thị số 02 ban hành tháng 02/2018 của Thủ tướng. Một tháng sau khi chỉ thị ban hành, Bộ đã ban hành hướng dẫn để hiện thực chỉ thị cho việc đăng ký kinh doanh được dễ dàng. Trang web cơ sở dữ liệu www.erm.gov.la đã ra mắt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và nhà kinh doanh đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tên doanh nghiệp, tải các mẫu giấy tờ liên quan, kiểm tra phí, kiểm tra thủ tục đăng ký kinh doanh và các dữ liệu khác.

            Tuy nhiên, Tiến sỹ Sonexay thừa nhận, hoạt động dịch vụ một cửa vẫn chưa hiệu quả và cần được cải tổ trong thời gian tới.

            Cải tiến môi trường kinh doanh nỗ lực thu hút thêm đầu tư là một trong những chủ đề thảo luận nóng nhất của các đại biểu Quốc hội. Mặc dù Chính phủ tăng cường hành động để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và quá trình phê duyệt đầu tư chung, theo các đại biểu Quốc hội, người kinh doanh vẫn đối mặt với khó khăn, đặc biệt là thời gian và thủ tục phức tạp của dịch vụ công, mặc dù chính phủ mở ra dịch vụ một cửa hướng để tiếp nhận và trả hồ sơ đã được phê duyệt tại một địa điểm, nhưng thực tế doanh nghiệp vẫn phải đi qua nhiều cửa mới hoàn thành được các thủ tục.

            Mặc dù rất nỗ lực, thứ hạng về môi trường kinh doanh của Lào vẫn tụt hạng trong những năm gần đây. Hiện nay, Lào đứng thứ 154/190 về Chỉ số dễ dàng kinh doanh do Ngân hàng thế giới (WB) xếp hạng năm 2019. Theo WB, điều này phản ánh môi trường kinh doanh của Lào còn hạn chế, không minh bạch, nhiều rào cản về thương mại so với khu vực, khả năng hội nhập thấp, thiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. (Vientiane Times, 14/7/2020)

Bàn giao đưa vào sử dụng tuyến đường quốc lộ 5A

            Ngày 22/7/2020, Sở Công chính và Vận tải tỉnh Saysomboun đã tổ chức lễ bàn giao đưa vào khai thác sử dụng tuyến đường của Dự án xây dựng quốc lộ 5A giai đoạn 1 nối từ cầu Namnhon đến bản Longcheng, huyện Longcheng. Tham dự buổi lễ có Phó Tỉnh trưởng tỉnh Saysomboun Phoikham Hungbounhoyng, Chủ tịch Công ty xây dựng công trình cầu đường và thủy lợi Bounthan Panhathilath, đại diện hội đồng nhân dân huyện Longcheng và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Saysomboun.

            Tại buổi lễ, Giám đốc Dự án Xaysomphone Souksivongxay cho biết, tuyến đường quốc lộ 5A là một trong 03 dự án ưu tiên của Chính phủ được thực hiện tại tỉnh Saysomboun, có chiều dài 40 km, chiều rộng 06 mét, trải nhựa với tổng vốn đầu tư là 304,02 tỷ Kíp. Bắt đầu khởi công từ tháng 2/2014, là tuyến đường mở mới, đi qua địa bàn miền núi, thi công khó khăn, nhiều hạng mục phát sinh. Đến nay, đã hoàn thành 100% việc xây dựng giai đoạn 1 của Dự án, tạm thời bàn giao cho Sở Công chính và Vận tải tỉnh Saysomboun quản lý và đưa vào sử dụng, phục vụ nhân dân.

            ​Nhân dịp này, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Poykham Hungbounhong chỉ đạo các đơn vị liên quan và chính quyền huyện Longcheng làm chủ việc sử dụng và bảo vệ tuyến đường sử dụng được lâu dài. Ông nhấn mạnh, tuyến đường được hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương vận chuyển hàng hóa, sản phẩm trong khu vực huyện với thị trường bên ngoài, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần và vật chất cho cho nhân dân các bộ tộc vùng sâu, vùng xa, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. (Báo KT-XH, 24/7/2020)  

BẢN TIN KINH TẾ-ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI LÀO

Chủ biên: Trịnh Thị Tâm

Ban biên tập: Vũ Văn Hòa, Trần Thanh Hải, Lê Thị Phương Hoa


   
Trích dẫn

Trả lời

Tên tác giả

Email tác giả

Vai trò *

 
Xem trước 0 Revisions Đã lưu
Chia sẻ: