Notifications
Clear all

Bản tin kinh tế số tháng 06-2021 ​

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Reactions
461 Lượt xem
(@dsqvn-lao)
Trusted Member
Gia nhập: 7 năm trước
Bài viết: 80
Topic starter  
TÌNH HÌNH KINH TẾ LÀO

Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Lào 06 tháng đầu năm 2021

Diễn biến của dịch Covid-19 lần hai đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế Lào ngay từ đầu năm 2021; bên cạnh đó, những khó khăn về tài chính-tiền tệ, nợ công, thiên tai và dịch bệnh khác là những thách thức và áp lực đối với việc phát triển kinh tế-xã hội Lào trong năm 2021. Tăng trưởng GDP 03 tháng đầu năm đạt 3,8%, giảm 0,2% so với kế hoạch đề ra; trong đó, ngành nông nghiệp tăng 1,8%; năng lượng tăng 4,2%; công nghiệp chế biến tăng 7,8%; dịch vụ tăng 3,5%.

Về tài chính-tiền tệ: Đến hết tháng 5/2021, lượng tiền lưu thông tăng 14,90%, nằm trong mức cho phép; dự trữ ngoại hối đảm bảo cân đối nhập khẩu được 3,7 tháng; tỷ giá hối đoái giữa Kíp và USD giao động trong khoảng 3,84; tỷ lệ lạm phát là 2,64%, nằm trong khoảng cho phép; huy động tiền gửi ngân hàng tăng 16,68%; nợ xấu trong khoảng 2,97% (kế hoạch không quá 3%); thu ngân sách đạt 8.596 tỷ Kíp, đạt 31,11% kế hoạch năm; chi ngân sách đạt 8.186 tỷ Kíp, đạt 25,92% kế hoạch; huy động vốn cân đối ngân sách đạt 2.641 tỷ Kíp, đạt 12,98% kế hoạch (phát hành trái phiếu đạt 859 tỷ Kíp, vốn vay nước ngoài 1.782 tỷ Kíp).

Về đầu tư công: Hiện Chính phủ đang triển khai thông báo danh mục các dự án đầu tư công đã được phê chuẩn năm 2021, thực hiện giải ngân đối với các dự án chuyển tiếp từ năm 2020 sang năm 2021 là 700 tỷ Kíp; tiếp tục xử lý nợ theo phương thức “tam giác” và phát hành thêm trái phiếu Chính phủ với tổng giá trị là 5.000 tỷ Kíp, hiện đạt trên 96% và Quốc hội đã thông qua gói phát hành mới trong đợt II là 5.000 tỷ Kíp (tổng 10.000 tỷ Kíp);

Về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Các đối tác phát triển và bạn bè tiếp tục cam kết hỗ trợ Lào, 06 tháng đầu năm thu hút được 1.832,03 tỷ Kíp (tương đương 185,05 triệu USD), đạt 25% kế hoạch năm (7.200 tỷ Kíp).

Về đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài: Tiếp tục cải cách cơ chế chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy đầu tư tư nhân và FDI; trong 06 tháng đầu năm thu hút được 26 dự án (nước ngoài 10, trong nước 14 và 02 liên doanh); thu ngân sách được 17 tỷ Kíp, đạt 11,04% kế hoạch năm.

Về thực hiện các mục tiêu kinh tế: Đối với ngành nông lâm, 06 tháng tập trung thúc đẩy sản xuất lúa gạo, đạt 87.063 héc-ta, sản lượng đạt 392.490 tấn, tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2020, dự kiến sản xuất lúa gạo cả năm đạt khoảng 3,51 triệu tấn (kế hoạch 3,54 triệu tấn). Về công nghiệp và thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu 06 tháng đạt 5.710 triệu USD đạt 43,03% kế hoạch năm, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2020; dự kiến 06 tháng cuối năm ước đạt 4.998 triệu USD. Về năng lượng, 06 tháng đạt 18.415 triệu KWh, đạt 43,93% kế hoạch, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước, tổng giá trị khoảng 9.639 tỷ Kíp, dự kiến 06 tháng cuối năm sẽ đạt khoảng 23.501,70 triệu KWh, tương ứng 12.001 tỷ Kíp, trong đó tiêu dùng nội địa 4.503,41 triệu KWh, tương ứng 762,317 triệu USD và xuất bán nước ngoài 14.531 triệu KWh, tương ứng 958,369 triệu USD; về khai khoáng đạt giá trị 8.783 tỷ Kíp, đạt 63,58% kế hoạch năm, dự kiến 06 tháng cuối năm ước đạt 7.106 tỷ Kíp, trong đó xuất bán nước ngoài 749,52 triệu USD, đạt 54,82% kế hoạch, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020; dự kiến 06 tháng cuối năm ước đạt 640,48 triệu USD. Đối với lĩnh vực dịch vụ, giá trị lưu thông hàng hóa đạt 18.400,66 tỷ Kíp, đạt 25,60% kế hoạch, vận chuyển được 6.746 nghìn tấn hàng hóa, chiếm 61% kế hoạch năm. Các lĩnh vực khác về cơ bản đều được quan tâm và đạt được mục tiêu đề ra, một số ngành có bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu, đặc biệt đối với lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực; riêng công tác xóa đói nghèo gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ nghèo gia tăng, mục tiêu này khó có thể đạt kế hoạch đề ra. (Vụ Kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 11/6/2021)

Trong 5 tháng đầu năm, Lào thu ngân sách đạt 8,74 nghìn tỷ Kíp, tương đương 31,65% kế hoạch năm

Ngày 03/6/2021, tại Bộ Tài chính đã diễn ra Hội nghị tổng kết việc thu ngân sách 5 tháng đầu năm và dự kiến kế hoạch đến hết năm 2021 bằng hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính Bunchen Oubon Paserth cùng sự tham dự của các Thứ trưởng, Vụ trưởng và các Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tài chính các tỉnh trên cả nước.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bounluea Sinxayvoravong đã báo cáo tóm tắt việc thực hiện Kế hoạch ngân sách quốc gia 5 tháng đầu năm 2021 và dự kiến kế hoạch đến hết năm 2021 trên cả nước, dựa trên kế hoạch ngân sách quốc gia năm 2021 mà Quốc hội đã thông qua là 27.629 tỷ Kíp, bao gồm nguồn thu nội địa là 25.209 tỷ Kíp, nguồn thu từ ODA là 2.420 tỷ Kíp, chi ngân sách tổng cộng 31.583 tỷ Kíp, kế hoạch cân đối ngân sách 3.955 tỷ Kíp tương đương 2,17% GDP (tổng giá trị GDP: 182.603 tỷ Kíp).

Trong 5 tháng đầu năm 2021, thu ngân sách đạt 8.744 tỷ Kíp tương đương 31,65% kế hoạch năm. Trong đó, thu nội địa đạt 7.820 tỷ Kíp, tương đương 31,02% kế hoạch năm (so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng 13,68%, nhưng nếu so với kế hoạch 6 tháng đầu năm thì mới chỉ thực hiện được 55,78%, giảm so với kế hoạch 6.198 tỷ Kíp). Trong đó, thu nhập do Trung ương thu về đạt 6.258 tỷ Kíp tương đương với 31,86% kế hoạch năm; thu nhập địa phương đạt 1.562 tỷ Kíp tương đương 28,07% kế hoạch năm.

Trong tháng 4 và tháng 5 - giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát trở lại, thu ngân sách đạt 3.400 tỷ Kíp, không đạt mục tiêu đề ra; trong khi đó, chi 8.368 tỷ Kíp, tương đương 26,49% kế hoạch năm. Chi ngân sách chủ yếu để chi trả lương, tiền chính sách, ưu tiên thanh toán nợ, hạn chế các khoản chi khác để đảm bảo cân đối tài chính trong bối cảnh nguồn thu ngân sách không đạt mục tiêu đề ra.

Trước thực trạng về thu ngân sách, năm 2021, ước đạt 23.778 tỷ Kíp, tương đương 86,06% kế hoạch năm; trong đó, thu nội địa ước đạt 21.358 tỷ Kíp, tương đương 84,72% kế hoạch năm, giảm khoảng 3.851 tỷ Kíp so với kế hoạch năm.

Dự kiến hết năm 2021, ngành hải quan sẽ thu đạt khoảng 10.112 tỷ Kíp, tương đương 83,49% kế hoạch năm; thuế đạt khoảng 7.700 tỷ Kíp, tương đương 93,90% kế hoạch năm và ngành quản lý tài sản công đạt khoảng 2.200 tỷ Kíp, tương đương 99% kế hoạch năm. (Báo KT-XH, ngày 07/6/2021).

Sắn là sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất trong 04 tháng đầu năm 2021

Ngày 26/5/2021, trước diễn biến phức tạp của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ hai tại Lào, phóng viên báo KT-XH đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Nông Lâm Bounkhoang Khambounhueng và Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát dịch bệnh, Bộ Y tế Sisavath Soudthanylaxay về khả năng ứng phó và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh theo các biện pháp mà Đảng, Chính phủ Lào đã đề ra.

Trả lời phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Nông Lâm Bounkhoang Khambounhueng cho biết, Bộ Nông Lâm đã quan tâm thúc đẩy phong trào sản xuất lương thực và các sản phẩm nông sản thành hàng hóa xuất khẩu, việc cung ứng lương thực thực phẩm cho tiêu dùng nội địa và một phần được xuất khẩu đã được đẩy lên một bước; nhưng tại một số địa phương, đặc biệt là các địa phương có dịch bệnh vẫn đang gặp khó khăn nhất định, các sản phẩm nông sản, rau quả không tiêu thụ được do áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống, việc lưu thông phân phối hạn chế, lượng rau quả tiêu thụ giảm mạnh xuống 50%, thu nhập của nông dân giảm xuống 30%. Đối với các sản phẩm gạo, nông sản khác vẫn đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng xã hội. Trong 04 tháng đầu năm, xuất khẩu các sản phẩm nông sản đạt 02 triệu tấn, với tổng giá trị 440,5 triệu USD, trong đó, sắn là mặt hàng nhều nhất đạt 138,3 triệu USD, tiếp đến là chuối 107,6 triệu USD…

Diễn biến dịch Covid-19 có thể còn kéo dài và phức tạp, việc duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống an sinh xã hội là mục tiêu lớn của Đảng và Chính phủ Lào, đặc biệt quan tâm đến nền sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống thiết yếu cho người dân và xuất khẩu. (KT-XH, ngày 27/5/2021)   

Lào nhập siêu 118 triệu USD trong hai tháng 4-5/2021

Thông tin từ trang web cổng thương mại, Bộ Công thương Lào tháng 4 và 5/2021 cho biết, kim ngạch thương mại tháng 4/2012 đạt 918 triệu USD; trong đó, xuất khẩu đạt 427 triệu USD, nhập khẩu 491 triệu USD; tháng 5/2021 đạt 904 triệu USD; trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 425 triệu USD và nhập khẩu là 479 triệu USD. Trong hai tháng 4 và 5, Lào nhập siêu là 118 triệu USD.

Hàng xuất khẩu gồm quặng đồng, đồng và sản phẩm đồng, chuối, vàng hỗn hợp và vàng thỏi, hoa quả, quần áo, thiết bị điện tử, cà phê và cao su.

Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm phương tiện (không bao gồm xe máy và xe đầu kéo), thiết bị điện tử, dầu diesel, thiết bị cơ khí, sắt, sản phẩm thép, thép từ tính, đồ uống, gas, bột gỗ và những hàng hóa khác.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là quặng đồng, vàng hỗn hợp, chuối, sắn, cà phê hạt, cao su, sản phẩm gỗ, hàng may mặc.

Lào xuất khẩu sản phẩm sang 5 thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Thụy sỹ và Đức.

Lào nhập khẩu từ 5 thị trường chủ yếu từ Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.

Số liệu trên chưa bao gồm giá trị xuất nhập khẩu điện. (Cổng thông tin, Bộ Công thương Lào tháng 4 và 5/2021)

CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI

Đảng NDCM Lào ra Nghị quyết nhằm giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính và vấn nạn ma túy

Hội nghị bất thường của BCH TW Đảng NDCM Lào tổ chức từ ngày 21-25/0/2021 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Thongloun Sisoulith đã thống nhất ra nghị quyết về các giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chính và vấn nạn ma túy.

Các giải pháp để giải quyết khó khăn về kinh tế và tài chính do Chính phủ trình bày bao gồm: tăng thu ngân sách, chính sách khuyến khích thắt lưng buộc bụng, tăng cường hiệu quả đầu tư nhà nước, chi tiêu, trả nợ và ổn định tiền tệ. Hội nghị cũng đã thống nhất về sự cần thiết phải xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phù hợp để đáp ứng cung – cầu trong nước, tăng xuất khẩu và nguồn thu.

BCH TW quyết nghị, việc giải quyết vấn nạn ma túy là nhiệm cấp bách và quan trọng vì vấn đề lạm dụng và buôn bán ma túy có tác động lớn đối với an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Hội nghị nhấn mạnh, sự cần thiết cấp bách phải hành động để ngăn chặn và trấn áp mạng lưới ma túy một cách có hệ thống, đồng thời phải xét xử các vụ dính líu đến ma túy một cách nghiêm khắc, minh bạch và công bằng.

Hội nghị cũng đã thảo luận về tình hình thực hiện công tác cán bộ trong những năm vừa qua nhằm tổng kết các bài học kinh nghiệm để cải tiến công tác này trong những năm tới, đảm bảo đào tạo một cách có hiệu quả, huy động nhân sự song song với thực hiện chính sách trong lĩnh vực này, kỷ luật cán bộ có hành vi sai trái một cách thích đáng.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Thongloun Sisoulith nhấn mạnh, toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân quyết tâm thực hiện các chương trình quốc gia bằng cách giải quyết những khó khăn mà Lào đang phải đương đầu. TBT, Chủ tịch nước kêu gọi các ủy viên BCH TW Đảng chú trọng, phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của mình, thực hiện tốt Nghị quyết của hội nghị. (Vientiane Times, 28/06/2021)

Cơ quan chức năng và các đối tác phát triển hợp tác thúc đẩy tăng trưởng xanh

Ngày 26/06/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) tổ chức hội nghị tham vấn về Chương trình Quốc gia Tăng trưởng Xanh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và GGGI sẽ tiếp tục hợp tác nhằm chuyển nền kinh tế Lào  thành mô hình tăng trưởng xanh thông qua thực hiện sáng kiến tăng trưởng xanh của Chính phủ. Từ khi Lào trở thành nước thành viên của GGGI vào năm 2017, sự hợp tác, phối hợp giữa hai bên đã không ngừng phát triển, đưa lại những kết quả thành công và cụ thể. Thông qua hỗ trợ của GGGI về phát triển chính sách, huy động vốn đầu tư, nâng cao năng lực trong lĩnh vực tăng trưởng xanh. Hiện nay đã có hàng loạt các dự án ở các Bộ như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công chính và Vận tải, Bộ Năng lượng và Mỏ và Bộ Công Thương. Các dự án này đang tiến triển tốt, thực hiện thành công.

Hợp tác lần này sẽ hỗ trợ việc lồng ghép tăng trưởng xanh vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế -xã hội 5 năm lần thứ 9 (NSEDP-9) như một phần của tầm nhìn GGGP nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc xúc tiến tăng trưởng xanh, giảm nghèo, tạo việc làm, cộng đồng bao trùm và bền vững về môi trường.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phonevanh Outhavong kêu gọi các đại biểu tham dự hội nghị chia sẻ các quan điểm và ý tưởng vì hiện nay công việc đang trong giai đoạn chuẩn bị. Ý kiến đóng góp của hội nghị sẽ được sử dụng làm đầu vào cho nhóm chuyên gia của GGGI nghiên cứu xây dựng kiến nghị dự án và xác định các hoạt động trước khi trình các nhà tài trợ.

Công việc tiếp theo sẽ hỗ trợ để lồng ghép chương trình tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển quốc gia bằng cách xác định cơ hội, tiềm năng tăng trưởng xanh, những thách thức, khuyến nghị và đánh giá các chính sách tăng trưởng đa ngành, liên ngành, kế hoạch hành động ở các cấp trung ương và địa phương. GGGI sẽ xây dựng  kiến nghị dự án mới với tên gọi "Green New Deal in Laos" với mục đích triển khai các sáng kiến tăng trưởng xanh được đưa ra trong NSEDP-9. (Vientiane Times, 28/06/2021)

Chính phủ Lào sửa đổi một số chính sách nhằm quản lý và thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng

Ngày 21/5/2021, Chính phủ ban hành thông báo số 537/VPTTg chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan sửa đổi một số chính sách trong việc quản lý, phê duyệt các dự án đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng.

Theo thông báo, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Năm lượng và Mỏ, Tài nguyên và Môi trường và một số đơn vị liên quan nghiên cứu và sửa đổi điều kiện đàm phán cấp phép, thực hiện các bước trong nghiên cứu-khảo sát, khai thác và chế biến khoáng sản nhằm rút ngắn thời gian tổ chức thực hiện các giai đoạn, trong đó: (i) Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi cơ chế, quy trình đàm phán cấp phép các dự án đầu tư về lĩnh vực khai khoáng để rút ngắn thời gian bằng việc quy định thời hạn hợp đồng đối với từng giai đoạn khảo sát và thời hạn xây dựng luận chứng kinh tế-kỹ thuật; đồng thời sửa đổi cách thức và quy định thời gian lấy kiến các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị liên quan đảm bảo minh bạch, chi tiết, chính xác và trả lời kết quả tới nhà đầu tư; khi có kết quả phù hợp và thống nhất trình ngay Chính phủ xem xét; (ii) Giao Bộ Năng lượng và Mỏ sửa đổi và cắt giảm quy trình đàm phán chấp thuận luận chứng kinh tế-kỹ thuật, đi sâu vào việc xem xét các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp và lợi ích thu được từ dự án; đồng thời nghiên cứu xây dựng đội ngũ chuyên gia kỹ thuật lành nghề làm công tác tư vấn, kiểm tra và xác nhận kết quả tìm kiếm, thăm dò, trữ lượng quặng khoáng sản cũng như kế hoạch khai thác và chế biến cho Chính phủ để sửa đổi cơ chế; (iii) Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi cơ chế thẩm định, đánh giá tác động môi trường, xã hội; về công tác quản lý môi trường cần gọn nhẹ, nghiên cứu mô hình và phương thức thành lập công ty tư vấn hoặc sử dụng chuyên gia trong và ngoài nước tin cậy để kiểm tra và xác nhận thay cho Chính phủ và chi phí do nhà đầu tư chịu trách nhiệm chi trả; (iv) Giao Bộ Năng lượng và Mỏ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan sửa đổi lại các quy định pháp luật liên quan đến nguồn thu từ các dự án khai khoáng;

Đồng thời, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Năng lượng và Mỏ và các đơn vị liên quan mời các công ty ký hợp đồng tô nhượng về tìm kiếm và thăm dò khoáng sản với Chính phủ trong thời gian qua đến đàm phán theo từng trường hợp cụ thể, công ty nào có khả năng triển khai nhanh, có thể rút ngắn giai đoạn và thực hiện giai đoạn khai thác chế biến ngay thì ưu tiên đàm phán và báo cáo Chính phủ để cấp phép; đối với các dự án đang triển khai giai đoạn khai thác và chế biến cũng cần kiểm tra lại luận chứng kinh tế-kỹ thuật, đặc biệt cần quan tâm kiểm tra các vấn đề liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Chính phủ trên cơ sở luận chứng kinh tế-kỹ thuật đã được chấp thuận. (Văn phòng Thủ tướng, 22/6/2021)

Bộ chức năng ban hành hướng dẫn để chống tham nhũng, quan liêu hành chính

Ngày 09/06/2021, theo Vientiane Times, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bounkham Vorachit đã ký ban hành quyết định cấp Bộ quy dịnh 16 điều cấm đối với cán bộ công chức (CBCC) ngành tài nguyên và môi trường nhằm ngăn chặn tham nhũng và nạn quan liêu hành chính.

Những điều cấm chủ cốt nhằm để ngăn chặn CBCC làm những việc bất công, thiên vị hoặc chậm trễ trong việc giải quyết giấy tờ liên quan đến đất đai, môi trường, nguồn nước, khí tượng và thủy văn. CBCC bị cấm lạm dụng quyền lực hoặc chức vụ để trục lợi cá nhân, thiên vị họ hàng và người thân. Điều đó bao gồm những lợi ích thông qua hối lộ, đòi hỏi lợi lộc từ các nhà phát triển dự án, quản lý doanh nghiệp, cá nhân, chủ đất và các tổ chức liên quan. Mọi hành vi sai trái gây tổn thất đối với nhà nước, người dân và nhà đầu tư đều bị nghiêm cấm.

Quy định chặt chẽ cấm CBCC tạo điều kiện thuận lợi hoặc thông đồng với các cá nhân, thể nhân và cơ quan, nhà đầu tư hoặc quản lý doanh nghiệp nhằm biển thủ tiền hoặc mọi hành vi sai trái vi phạm pháp luật nhà nước. CBCC cũng không được phép sử dụng bất hợp lý tài sản nhà nước vì mục đích cá nhân, cho họ hàng hoặc người thân. Việc trục lợi quyền sử dụng đất, tài sản nhà nước, cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức cũng bị nghiêm cấm.

Quy định cấm CBCC thông đồng với các bên liên quan để mua quyền sử dụng đất với mục đích bán cho người nước ngoài, bao gồm cả Lào kiều. CBCC không được phép ban hành bất cứ loại chứng chỉ hoặc giấy phép nào liên quan đến môi trường, nước, nguồn nước, khí tượng và thủy văn vi phạm luật và quy định hiện hành. CBCC bị cấm hoạt động môi giới hoặc tư vấn về đất đai, môi trường, nước, nguồn nước, khí tượng và thủy văn cho cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức.

CBCC không được phát hành tài liệu giả hoặc giá cả mua sắm, tiêu chuẩn kỹ thuật để trục lợi cá nhân. Việc phá hủy bằng chứng cũng bị nghiêm cấm.

Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường là nhằm mục đích ngăn chặn tham nhũng, quan liêu hành chính và các hành vi sai trái. Người vi phạm quyết định sẽ bị kỷ luật theo pháp luật và quy định hiện hành. Đây là một phần trong những nỗ lực của Chính phủ nhằm trấn áp tham nhũng trong bộ máy nhà nước. (Vientiane Times, 09/06/2021)

Nhà nước và khu vực tư nhân thành lập liên doanh xây dựng cảng cạn để phát triển logistics tại Lào

Ngày 10/06/2021, tại Viêng Chăn, thỏa thuận về việc thành lập công ty liên doanh Cảng cạn Thakhek Co.Ltd đã được ký kết nhằm phát triển Cảng cạn Thakhek thành cửa ngõ hàng hóa quốc tế, xúc tiến Lào trở thành trung tâm dịch vụ logistics khu vực và quốc tế.

Liên doanh được thành lập với sự tham gia Doanh nghiệp Logistics Nhà nước Lào, Công  ty logistics Greater Mekong và Công ty Vận tải Quốc tế Ltd.

Tổng số vốn ban đầu của Công ty Cảng cạn Thakhek Co.Ltd là trên 157 tỷ Kíp. Trong đó, nhà nước, thông qua Doanh nghiệp Logistics Nhà nước Lào, sở hữu 30% cổ phần; khu vực tư nhân, thông qua 03 công ty, sở hữu 70% cổ phần.

Việc phát triển Cảng cạn Thakhek nằm trong kế hoạch chiến lược của Chính phủ Lào về phát triển vận tải hàng hóa và phát triển logistics ở Lào. Được xác định có ý nghĩa quan trọng và cần thiết phát triển các cảng cạn ở Lào, phù hợp với chính sách biến Lào – một nước không có biển thành quốc gia kết nối đất liền, phát triển các dịch vụ trung chuyển để phát huy tiềm năng của Lào.

Cảng cạn Thakhek sẽ đóng vai trò là trung tâm logisstics tiếp nhận và phân phối các sản phẩm và dịch vụ hiện đại, góp phần giảm chi phí vận tải và các dịch vụ liên quan. Qua đó sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và đáp ứng nhu cầu đầy đủ của khách hàng. Thakhek nằm ở tỉnh Khammuon, có vị trí địa lý thuận lợi và giao thương hàng hóa đang ngàng càng tăng.

Đây là vị trí có ý nghĩa chiến lược cả về 4 hướng, dễ dàng tiếp cận qua QL 12 nối với Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, đồng thời nằm trên QL 13, là trục giao thông chính của Lào.

Huyện Thakhek có tiềm năng phát triển các dịch vụ trung chuyển, gần các nước láng giềng, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa thông qua dịch vụ kho bãi từ các tỉnh trong nước và quốc tế, cảng cạn Thakhek có triển vọng phát triển thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa trong khu vực.

Cảng cạn là thuật ngữ chỉ địa điểm logistics nằm ở đất liền, là trung tâm bốc dỡ hàng hóa, làm các dịch vụ lưu kho, phân phối, xếp dỡ container theo các thỏa thuận quốc tế. Đồng thời, cảng cạn còn là cửa khẩu quốc tế để vận tải hàng hóa vào – ra và trung chuyển qua quốc gia. (Vientiane Times, 15/06/2021)

Quỹ tín dụng Bản là của nhân dân

Quỹ tín dụng Ngân hàng chính sách thông qua tổ chức chính trị - xã hội và Quỹ tín dụng Bản là quỹ tín dụng theo hình thức mới có mục đích và cơ chế nhằm bảo đảm hiệu quả trong việc cho vay tín dụng, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa, giải quyết vấn đề đói nghèo của bà con và đưa công tác “3 xây” phát triển đi vào chiều sâu đồng thời phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội cấp địa phương, tăng cường đưa các hộ nghèo vào quỹ tín dụng Ngân hàng chính sách.

Ông Voutthi Luenvilayvong, Giám đốc Quỹ tín dụng Ngân hàng chính sách cho biết, Quỹ tín dụng Bản là tổ chức được thành lập và hoạt động tại bản, hỗ trợ quản lý quỹ cho Ngân hàng chính sách, triển khai vốn vay. Nhóm quản lý là các thành viên có năng lực xác định dự án, xây dựng kế hoạch tín dụng, xác định dòng tiền vay cho hộ gia đình, tham gia giải ngân, phối hợp với ngân hàng chính sách xử lý nợ và các vấn đề khác liên quan đến ngân hàng.

Trách nhiệm của Ngân hàng chính sách là cung cấp vốn theo kế hoạch hàng năm, cung cấp trang thiết bị cần thiết, tài liệu liên quan đến việc tổ chức thực hiện vay tín dụng; cùng Quỹ tín dụng Bản tổ chức hội thảo chuyên môn để nâng cao kiến thức - năng lực làm việc; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Quỹ tín dụng Bản triển khai thực hiện công việc. Đồng thời, cả Quỹ tín dụng Bản và Ngân hàng chính sách đều có trách nhiệm cùng phối hợp xem xét thông qua kế hoạch tín dụng hàng năm và giao cho tổ chức có thẩm quyền thực hiện; thông qua kết quả triển khai công việc theo trách nhiệm để báo cáo cấp trên theo nhánh tổ chức của mình.

Đến nay đã triển khai được 01 trụ sở lớn, 10 chi nhánh, 3 văn phòng điều phối, 26 đơn vị dịch vụ tương đương 15 tỉnh, 48 huyện, 117 bản, 912 cụm, 5.552 hộ gia đình, trong đó quận Sangthoong của thủ đô Vientiane đã cấp vốn cho tín dụng thông qua ngân hàng chính sách nhiều hơn cả với 14 bản, tổng số vốn là 13.710 tỷ Kíp, thu vốn gốc đạt 4,30 tỷ Kíp, thu lãi 0,47 tỷ Kíp (Báo KT-XH ngày 03/6/2021).

HỢP TÁC LÀO-VIỆT NAM

Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Lào tháng 5 và 5 tháng năm 2021

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Lào tháng 5 và 5 tháng năm 2021 như sau:

1. Tháng 5/2021 đạt 113.704.741 USD, so với cùng kỳ tăng khá mạnh 56,7% (so với năm 2019, thời điểm chưa có dịch tăng 2,8%), trong đó,

- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 62.265.674 USD, so với cùng kỳ tăng 39,7% (so cùng kỳ năm 2019, giảm nhẹ -7,6%).

- Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 51.439.067 USD,  tăng mạnh 83,8% so với cùng kỳ (so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm chưa có dịch tăng 19,2%).

Kim ngạch tháng 5 tăng 56,7% so với cùng kỳ tháng trước; trong đó, nhập khẩu tăng (83,8%) mạnh hơn xuất khẩu (39,7%). Nếu so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm chưa có dịch bệnh thì kim ngạch hai chiều chỉ tăng nhẹ 2,8%, và tương tự như tháng 4, mức tăng này là do tăng ở chiều nhập khẩu 19,2%, chiều xuất khẩu vẫn giảm nhẹ -7,6%.

2. Tổng kết 5 tháng năm 2021, kim ngạch đạt 570.727.169 USD, so với cùng kỳ tăng 39,3%, trong đó xuất khẩu đạt 280.311.396 USD tăng 23,6%, nhập khẩu đạt 290.415.773 USD, tăng 58,9%. Nếu so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm chưa có dịch, kim ngạch hai chiều tăng 16,4% và mức tăng này là do tăng ở chiều nhập khẩu 46,4%, chiều xuất khẩu giảm nhẹ -4%.

Tháng 5/2021, Việt Nam đã ghi nhận xuất siêu với mức 18,826 triệu USD sau 4 tháng nhập siêu liên tiếp. Tuy nhiên, do 4 tháng nhập siêu nên tổng kim ngạch 5 tháng, Việt Nam vẫn nhập siêu từ Lào với mức 10,1 triệu USD.

Dự kiến tháng 06/2021, kim ngạch vẫn có thể sẽ tăng nhưng mức tăng không nhiều do dịch bệnh vẫn chưa được khống chế hoàn toàn cả ở hai nước. (Thương vụ Việt Nam tại Lào)

Tình hình xây dựng sân bay Nong-khang

Ngày 16/6/2021, Sở Công chính và Vận tải tỉnh Hủa-phăn tiến hành hội thảo tìm giải pháp và xây dựng kế hoạch bảo vệ công trình dự án sân bay Nong-khang khi mùa mưa đến. Tham dự có Phó Tỉnh trưởng Hủa-phăn phụ trách về lĩnh vực kinh tế Phonsouk Inthavong, Phó Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Lào Bounteng Simeung cùng các đại diện đơn vị liên quan của tỉnh.

Báo cáo tại cuộc họp cho biết, Dự án xây dựng sân bay Nong-khang đã đạt tiến độ 92,34%, nhưng công trình xây dựng tạm dừng xây dựng từ tháng 3/2020 đến nay do phát sinh về khối lượng thi công hạng mục đường cất hạ cánh phải trình Chính phủ xem xét, phê duyệt và tác động bởi dịch Covid-19 nên nhà thầu đã rút lao động, máy móc trở về Việt Nam. Các vấn đề xử lý ngập lụt, đền bù khu vực sản xuất của nhân dân đã được giải quyết.

Để bảo vệ công trình trong mùa mưa sắp tới, Cục hàng không dân dụng tiếp tục chỉ đạo nhà thầu thi công xử lý thêm các đường thoát nước tại các khu vực có nguy cơ cao, kiểm tra, rà soát lại các điểm có thể bị sạt lở ngay trong tháng 7/2021. (Báo KT-XH, ngày 18/6/2021)

HỢP TÁC LÀO-CÁC NƯỚC

Lào-Trung Quốc

Lào ký thỏa thuận xuất khẩu 9 mặt hàng sang Trung Quốc với tổng giá trị 14,1 nghìn tỷ Kíp

Ngày 28/5, tại Bộ Công Thương, Chủ tịch công ty TNHH Thương mại AIDC và Chủ tịch Hội đồng quản trị Doanh nghiệp Nhà nước cung cấp thực phẩm Trung Quốc chi nhánh thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã ký Biên bản ghi nhớ về Hợp tác mua bán nông sản chế biến từ Lào và xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Khampheng Xaysompheng, Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Phet Phomphiphak cùng các cơ quan hữu quan đã tham dự và chứng kiến lễ ký kết này.

Thỏa thuận hợp tác chiến lược xuất khẩu nông sản Lào sang Trung Quốc lần này bao gồm 9 mặt hàng lớn đó là: 100.000 tấn lạc, 100.000 tấn sắn, 100.000 tấn thịt bò, 300.000 tấn xoài, 50.000 tấn sầu riêng, 200.000 tấn đậu xanh, 100.000 tấn chuối và 500.000 tấn đường với tổng giá trị lên đến 1,5 tỷ USD (tương đương 14,1 nghìn tỷ Kíp) trong 5 năm tới.Thỏa thuận hợp tác này sẽ tạo việc làm cho hàng trăm hộ gia đình dân nghèo, giúp cải thiện cuộc sống người dân và tạo nguồn thu cho chính phủ; đồng thời, các cơ sở hạ tầng đi theo cũng được củng cố như đường sá, điện, nước máy và công tác thủy lợi. Chủ tịch Công ty AIDC gửi lời cảm ơn Chính phủ Lào đã quan tâm thúc đẩy và hỗ trợ bằng việc cho thử nghiệm triển khai tại nhiều địa điểm và giải quyết khoảng 100.000 hecta diện tích đất để phục vụ trồng trọt, sản xuất tại các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Sau lễ ký kết, Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc sẽ trao đổi về kỹ thuật trồng trọt chế biến và tiến tới trình dự án lên Chính phủ xin chỉ tiêu và cạnh tranh giá thầu. Bộ trưởng Bộ Công thương Lào cho biết: bên cạnh Thỏa thuận mua bán 20 nghìn tấn gạo và tiếp tục xuất khẩu 50 nghìn tấn gạo trong tương lai giữa Lào và Trung Quốc, thỏa thuận lần này có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ hội đưa giá trị thương mại hai nước không ngừng tăng lên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Ngoài thỏa thuận xuất khẩu 7 loại nông sản đã được ký kết, hiện Bộ Nông Lâm Lào đang chờ ký kết thỏa thuận xuất khẩu thêm 6 loại nông sản nữa. Từ nay đến năm 2025, Lào sẽ tiếp tục xem xét mở rộng thị trường sang Trung Quốc với tổng cộng hơn 90 loại nông sản. Sau khi thỏa thuận được ký kết, Bộ Nông Lâm sẽ xin chỉ tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc 5 trên 9 mặt hàng đã ký (Báo KT-XH, ngày 31/5/2021).

Nhà ga đường sắt Lào - Trung đạt đúng tiến độ, dự kiến cuối năm đưa vào sử dụng

Ngày 10/6/2021, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Sonexay Siphandone tổ chức đoàn kiểm tra thực địa, đôn đốc tiến độ Dự án xây dựng nhà ga trung chuyển hành khách đường sắt Lào - Trung thủ đô Viêng Chăn, bản Khosaat, quận Xaythani, là điểm kết nối cao tốc Vientiane số 1 (theo đường Nam 13).

Giám đốc Công ty đường sắt Lào - Trung cho biết, hiện nay việc xây dựng nhà ga đã hoàn thiện 70% và đang trong giai đoạn hoàn thiện nội thất bên trong, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9/2021. Dự án vẫn tiếp tục gặp khó khăn như việc nhập khẩu đồ nội thất và các máy móc còn chậm trễ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Nhà ga có tổng diện tích 15.000 m2, được khởi công xây dựng vào tháng 7/2020 với hình thức xây dựng là khung sắt có trọng lượng hơn 700 tấn. Bãi đỗ xe được chia làm 02 khu: khu đỗ xe buýt có sức chứa 20 xe, khu đỗ xe chung có sức chứa 40 xe. Số công nhân làm việc phục vụ dự án là 1200 người trong đó có 700-800 người Lào.

Phó Thủ tướng Sonexay Siphandone đã chỉ đạo công ty phải hoàn thành xây dựng đúng tiến độ đã đề ra để kịp đưa vào sử dụng trước ngày Quốc khánh Lào (02/12/2021) đồng thời nhấn mạnh cần mở rộng bãi đỗ xe để hài hòa với cảnh quan môi trường và đảm bảo an ninh trật tự.

Phó Thủ tướng Sonexay cùng đoàn đã thăm khu vực trung chuyển hàng hóa Vientiane và Logistic đang được khẩn trương xây dựng để phục vụ vận hành tuyến đường sắt Lào - Trung. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng đến kiểm tra tiến độ xây dựng nhà ga Lào – Thái Thanaleng, đoạn đường sắt nối từ Thanaleng đến ga Vientiane tại bản Khamsavad, có chiều dài 7,5 km, với tổng mức đầu tư là 994,6 triệu Baht, được tiến hành triển khai xây dựng từ 01/10/2019, hiện đạt 70% khối lượng, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2021, thời gian xây dựng 27 tháng. (Báo KT-XH, ngày 11/6/2021)

Cao tốc Lào-Trung dự kiến hoàn thành trong thời gian 10 năm

    Ngày 25/06/2021, Vientiane Times trích dẫn nguồn tin từ Tổng thầu cho biết, 03 đoạn cao tốc Lào – Trung từ huyện Vangvieng, tỉnh Viêng Chăn nối tới biên giới Lào – Trung tại tỉnh Luang Namtha với chi phí đầu tư 06 tỷ USD dự kiến sẽ mất 10 năm để hoàn thành.

    Việc khảo sát 03 đoạn cao tốc nối Viêng Chăn – Boten này hiện đã hoàn thành. Toàn tuyến cao tốc với chiều dài 440 Km được chia thành 04 đoạn. Đoạn thứ nhất nối thủ đô Viêng Chăn – Vangvieng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Đoạn thứ hai nối Vangvieng –Luang Prabang, đoạn thứ ba nối Luang Prabang – Oudomxay, và đoạn thứ tư sẽ kết nối Oudomxay – biên giới TQ.

    Phó Giám đốc Công ty Liên doanh Phát triển Cao tốc Lào-Trung Tao Jun cho biết, việc khảo sát các đoạn cao tốc thứ 2, 3 và 4 đã hoàn thành. MOU về kinh phí xây dựng đã được ký kết  và đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với việc nhập khẩu máy móc thiết bị cũng đã được tiến hành. Chi phí xây dựng đoạn thứ hai sẽ vào khoảng 3,2 tỷ USD, đoạn thứ ba khoảng 2,89 tỷ USD và đoạn thứ tư khoảng 1,6 tỷ USD. Chính phủ đã phê duyệt tuyến hướng của đoạn thứ hai nối Vangvieng – Luang Prabang. Đoạn thứ nhất đã hoàng thành, đưa vào sử dụng vào tháng 12/2020 với tổng chi phí 1,2 tỷ USD dưới dạng BOT, Chính phủ Lào nắm giữ 5% cổ phần, hợp đồng tô nhượng 50 năm.

Cao tốc Viêng Chăn – Vangvieng là cao tốc đầu tiên ở Lào do Công ty Vân Nam, TQ dầu tư, công ty này dự định sẽ đầu tư tiếp vào 03 đoạn còn lại của cao tốc Viêng Chăn – Boten. (Vientiane Times, 24/06/2021)

Lào và các công ty Trung Quốc hợp tác kinh doanh nông sản thúc đẩy kim ngạch thương mại

Ngày 28/5/2021, thông qua cuộc họp tuyến, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Bộ Công Thương Xaysomphet Norasingh, Chánh Văn phòng Bộ Nông Lâm nghiệp Sypaphai Xaisongkharm, Chủ tịch Công ty AIDC Pheutsapha Phoummasak (Lào) và Tổng Giám đốc Công ty Zhengzhou Dai Wei (Trung Quốc) tiến hành ký thỏa thuận hợp tác về thúc đẩy thương mại giữa hai bên. Tham dự có dự Bộ trưởng Bộ Công Thương Khampheng Xaysompheng, Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Phet Phomphiphak, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Khamchanh Vongseneboun, các quan chức chính phủ và đại diện các công ty.

Theo nội dung thỏa thuận, AIDC sẽ xuất khẩu 9 loại sản phẩm nông nghiệp sang Trung Quốc, đó là 100.000 tấn lạc, 100.000 tấn sắn, 100.000 tấn thịt bò khô và đông lạnh, 200.000 tấn hạt điều, 50.000 tấn sầu riêng, 100.000 tấn chuối, 100.000 tấn xoài, 200.000 tấn đậu nành và 500.000 tấn đường. Tổng giá trị xuất khẩu trong 5 năm từ 2021-2026 là 1,5 tỷ USD. Hợp tác hỗ trợ cải thiện đời sống cho các hộ gia đình, góp phần tăng thu cho nhà nước và phát triển cơ sở hạ tầng cho dân địa phương.

Với sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ của Chính phủ Lào, AIDC đang triển khai phát triển các sản phẩm nông nghiệp tại Trung và Nam Lào.

Sau lễ ký kết thỏa thuận, hai công ty sẽ tư vấn cho nhau về việc trồng cây, kỹ thuật chế biến và đề xuất dự án lên chính phủ xem xét hạn ngạch xuất khẩu để hàng hóa có thể được xuất khẩu với giá hợp lý so với giá các nước láng giềng và giá thị trường thế giới.

Trước đó, ngày 06/11/2020, AIDC và COFCO đã ký thỏa thuận hợp tác cung cấp 11 loại cây trồng cho Trung Quốc gồm lạc, sắn, hạt điều, sầu riêng, ớt, xoài, đậu, chuối, ngô ngọt, đường và các loại hạt khác tổng trị giá hơn 1 tỷ USD. Nếu hợp tác này thành công, COFCO sẽ tài trợ xây dựng cơ sở chế biến cho Lào. Sau khi đường sắt Lào-Trung hoàn thành vào tháng 12/2021, hợp tác này sẽ trở thành kênh then chốt kết nối hai nước, dự kiến cải thiện kết nối thương mại giữa hai bên. (Vientiane Times, 31/5/2021)

Lào-Campuchia

Thương mại Lào-Campuchia tăng 10 lần

Lào đã thiết lập ngoại giao với Campuchia từ tháng 5/1956, trải qua chặng đường lịch sử đấu tranh chống kẻ thù chung để giành độc lập và xây dựng đất nước. Năm 2019, quan hệ giữa hai nước được nâng lên tầm cao mới, trơ thành đối tác chiến lược và bền vững lâu dài.

Hợp tác về kinh tế là lĩnh vực được hai bên ưu tiên hàng đầu. Trong thời gian qua, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước ngày một tăng trưởng; hai bên quan tâm thúc đẩy đầu tư thương mại và đã tạo điều kiện để Hội đồng Công nghiệp và thương mại hai nước gặp gỡ, trao đổi và hợp tác chặt chẽ với nhau; cùng ký kết nhiều văn kiện quan trọng liên quan đến lĩnh vực đầu tư, thương mại, đặc biệt là chính sách tránh đánh thuế hai lần đối với các nhà đầu tư Lào, Campuchia khi thực hiện đầu tư tại mỗi nước. Trên cơ sở đó, đầu tư của Campuchia về lĩnh vực tài chính ngân hàng, khách sạn, nhà hàng và trao đổi hàng hóa giữa hai bên Lào-Campuchia ngày một tăng thêm.

Năm 2019, hai bên đã ký thỏa thuận (MOU) về mua bán điện thông qua hệ thống truyền tải 230 KV, 500 KV từ trạm điện bản That, huyện Khổng, tỉnh Champasak. Năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 104 triệu USD, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2019. (Báo KT-XH, ngày 22/6/2021)

Lào-Nhật Bản

Nhật Bản hỗ trợ công tác rà phá bom mìn tổng cộng 55 triệu USD

Ngày 28/06/2021, Vientiane Times dẫn nguồn tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Lào cho biết, đóng góp của Nhật Bản cho công tác rà phá bom mìn (UXO/Vật liệu chưa nổ) tại Lào từ năm 1988 tổng cộng là 55 triệu USD, với 49 dự án.

Năm 2021, các dự án UXO vẫn chưa được xác định nhưng vẫn còn 05 dự án đang triển khai ở các tỉnh Xiêng Khoảng, Khammuan, Xekong, Saravan và Champassak. Phần lớn các dự án là do JMAS (Dịch vụ Hành động Rà phá Bom mìn) thực hiện, đây là một tổ chức phi lợi nhuận của Nhật Bản tham gia rà phá bom mìn và vật liệu chưa nổ trên toàn cầu.

Tại Lào, JMAS đã thực hiện các dự án rà phá UXO ở Xiêng Khoảng, Saravan, Attapeu và Champassak trong thời gian 15 năm. Chính phủ Nhật Bản cũng hỗ trợ JMAS với kinh phí và trang thiết bị. Tuần trước, JMAS đã ủng hộ chất tẩy trùng Covid-19 cho Đơn vị Hỗ trợ nhân đạo và Giảm nhẹ thiên tai thuộc Quân đội Nhân dân Lào.

Bên cạnh đó, tháng 03/2021, Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp viện trợ không hoàn lại trị giá 97.659 USD để hỗ trợ người tàn tật ở tỉnh Hủa Phăn; Cung cấp viện trợ không hoàn lại chho 5 dự án phát triển thông qua các tổ chức phi chính phủ Nhật Bản. Khoản viện trợ không hoàn lại này là để tài trợ cho công tác rà phá bom mìn tại tại Xiêng Khoảng, 02 dự án giáo dục ở các tỉnh Savannakhet  và Viêng Chăn, dự án sức khỏe răng miệng tại các tỉnh Viêng Chăn, Borikhmxay, Khammuan và Savannakhet, chương trình dạy nghề tại thủ đô Viêng Chăn. (Vientiane Times, 28/06/2021)

Nhật Bản hỗ trợ vắc-xin cho Lào phòng chống Covid-19

Ngày 02/6/2021, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với cơ chế chia sẻ vắc-xin của dự án COAX AMC với Chủ tịch Liên minh vắc-xin (GAVI) Jose Manuel Barroso. Cuộc họp được tổ chức với mục đích tìm kiếm nguồn hỗ trợ để cung cấp vắc-xin cho các nước đang phát triển trong đó có Lào đến cuối năm 2021.

Thủ tướng Nhật Bản cho biết Nhật Bản đã hỗ trợ thêm 800 triệu USD, nâng cam kết hỗ trợ của Nhật Bản lên 1 triệu USD đồng thời dự định cung cấp 30 triệu liều vắc-xin do Nhật Bản sản xuất cho các quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua dự án COVAX và các kênh khác trong điều kiện thuận lợi và thích hợp.

Tại cuộc họp, ngoài Nhật Bản, nhiều nước khác cũng cam kết hỗ trợ với tổng số tiền 8,3 tỷ USD và 1,8 tỷ liều vắc-xin cung cấp cho khoảng 30% dân số thuộc nhóm các nước trong cơ chế chia sẻ vắc-xin.

Cùng ngày, Lào cũng nhận được 01 triệu liều vắc-xin Pfizer qua dự án COVAX. Lễ bàn giao đợt vắc-xin tiếp theo dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối năm nay. Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp với UNICEF và các đối tác quốc tế khác để cung ứng vắc-xin đầy đủ theo nhu cầu của mỗi khu vực cũng như hỗ trợ tủ lạnh để bảo quản vắc-xin trong quá trình vận chuyển.

Ngày 09/6, tại Bộ Y tế Lào, Đại sứ Nhật Bản tại Lào đã thay mặt Chính phủ Nhật Bản trao tặng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho Bộ trưởng Bộ Y tế Lào Bounfeng Phoummalaysith, bao gồm 20 bộ đồ bảo hộ, 8.000 khẩu trang N95, 1.250 kính chắn giọt và 50.000 đôi găng tay y tế. Tham dự lễ bàn giao có Ông Mark Jacob, Chủ tịch Tổ chức WHO tại Lào.

Số vật tư hỗ trợ trên được mua từ Quỹ Á-Âu (ASEF) được góp vốn bởi Chính phủ Nhật Bản, và được gửi từ Singapore qua sự phối hợp giữa WHO Văn phòng Tây Thái Bình Dương (WPRO). Đây là lần hỗ trợ thứ 2 từ Nhật Bản, sau lần đầu vào tháng 2/2020. (Báo KT-XH, ngày 08,11/6/2021).

Lào- Indonesia

Indonesia tìm hàng nông sản Lào để thúc đẩy thương mại

Trung tuần tháng 6/2021, tại Viêng Chăn, Đại sứ Indonesia tại Lào, ông Pratito Soeharyo đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào, Tiến sỹ Khampheng Xaysompheng và đưa ra đề nghị tìm hàng nông sản Lào để thúc đẩy hợp tác và kim ngạch thương mại giữa hai nước.

Theo Bộ Công Thương, Indonesia là đối tác thương mại đứng thứ 8 về xuất khẩu và đứng thứ 4 về nhập khẩu đối với Lào. Năm 2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu từ Lào sang Indonesia đạt 3,5 triệu USD, nhập khẩu đạt 55,5 triệu USD, nhưng năm ngoái 2020, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 45,2 triệu USD và nhập khẩu giảm xuống 16,7 triệu USD.

Hầu hết hàng hóa xuất khẩu là thiết bị điện và điện tử, nguyên liệu dệt may, quần áo vải dệt thoi hoặc vải chần sợi đặc biệt, ren, thảm, nhựa và một số gia súc.

Để thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước, Indonesia cần thêm thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông sản từ Lào vì Lào được xem là có tiềm năng về ngành này. Sản phẩm cần nhất là gạo, đường, ngô ngọt và đậu nành.

Hầu hết thương mại giữa Lào và Indonesia thực hiện theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Hiệp định này hướng đến đạt được dòng hàng hóa tự do trong khu vực, ít rào cản và liên kết kinh tế sâu giữa các quốc gia thành viên, chi phí kinh doanh thấp, tăng thương mại, những thị trường rộng lớn và quy mô kinh tế cho các doanh nghiệp.

Thông qua ATIGA, Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipine, Singapore và Thái Lan đã loại bỏ thuế nhập khẩu nội khối đối với 99,65% dòng thuế. Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam giảm thuế nhập khẩu của họ xuống 0-5% đối với 98,86% dòng thuế.

Tại cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về hợp tác đối với các địa điểm tiềm năng cho vận chuyển hàng hóa, du lịch và ngành thủ công nghiệp cũng như cách phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Lào và Indonesia nhất trí thúc đẩy hợp tác song phương trong một vài lĩnh vực như chống tội phạm xuyên quốc gia và tăng cường quan hệ đối tác trong thương mại, đầu tư và du lịch.

Cuộc gặp là một phần hợp tác song phương của hai nước để đẩy mạnh thương mại, đầu tư và du lịch. (Vientiane Times, 21/6/2021)

Lào-Pháp

BFL cung cấp khoản vay thứ hai để tài trợ cho các dự án phát triển chiến lược tại Lào

Ngày 24/06/2021, thỏa thuận mới đã được ký kết giữa CEO BFL (Ngân hàng Franco Lao Ltd.) Arauld Caulier và Giám đốc Tài chính Doanh nghiệp Cổ phần Nhà nước Lào (LHSE) Manasinh Vongsay, theo đó, BFL sẽ cung cấp khoản vay thứ hai trị giá 10 triệu USD cho LHSE để tài trợ cho các dự án phát triển chiến lược tại Lào.

LHSE là doanh nghiệp cổ phần nhà nước của Chính phủ Lào chuyên đầu tư trong lĩnh vực năng lượng. LHSE  nắm cổ phần của Chính phủ trong các dự án IPP (sản xuất điện độc lập).

BFL là liên doanh giữa Tập đoàn BRED (BRED Banque Polilaire) và BCEL (Ngân hàng Ngoại thương Lào). Thành lập và hoạt động tại Lào đã 10 năm, BFL là ngân hàng thương mại chuyên cung cấp cho các công ty các giải pháp tài chính và giao dịch. BFL đã tham gia các dự án tại chính tại Lào trong các lĩnh vực khác nhau như năng lượng, công nghiệp, bất động sản và du lịch.

Ông Caulier cho biết, khoản vay thứ nhất tài trợ cho dự án Nam Theun II, là khoản đầu tư lớn nhất của châu Âu tại Lào. Khoản vay thứ hai này (sẽ giải ngân ngay trong tháng 6/2021) có ý nghĩa lớn đối với cả hai bên, nhằm tiếp tục giúp nâng cao năng lực tài chính của Lào để đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, tiếp tục tăng cường phát triển tại Lào. (Vientiane Times, 25/06/2021)

Lào-Úc

Lào quan tâm thị trường ván ép ở Úc

Ngày 10/6/2021, tại Viêng Chăn, Công ty TNHH Nông Lâm Burapha, một công ty sản xuất các sản phẩm gỗ và trang trại Lào-Thụy điển đã tổ chức buổi lễ nhân sự kiện lô hàng ván ép đầu tiên hơn 180 m3 trị giá hơn 80.000 USD được xuất khẩu sang Úc.

Theo Phó Giám đốc Công ty, bà Souphayvanh Thiengchanhxay, công ty sản xuất ván ép được thành lập vào đầu tháng 4, hiện đã hoạt động 30% và đây là lô hàng ván ép đầu tiên được xuất khẩu. Công ty sản xuất được đặt tại huyện Hinheup của tỉnh Viêng Chăn với hơn 200 người lao động được tuyển dụng cho nhà máy và cần tiếp 400 lao động trước khi công ty đi vào hoạt động 100% trong tháng 8/2021.

Theo ông Siewsavath Savaengseuksa, cố vấn của Công ty, gỗ dán được xuất khẩu được sản xuất từ cây trồng, phản ánh việc thực hiện chính sách của chính phủ về phát triển xanh và bền vững. Năm 2020, công ty trồng được hơn 4.000 ha và kế hoạch tăng thêm diện tích trồng cây công nghiệp lên 60.000 ha đến năm 2030.

Công ty tin rằng việc cân bằng các trách nhiệm kinh tế, môi trường và xã hội là cần thiết cho việc kinh doanh bền vững và đây là lợi ích cho tất cả các cổ đông. Công ty cũng cam kết quản lý và phát triển kinh doanh theo cách bền vững.

Theo cổng thông tin thương mại Lào, tháng 4/2021, Lào thu được 4 triệu USD từ gỗ chế biến và bán chế biến trong tổng số 427 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu ván ép sẽ góp phần thúc đẩy giá trị kim ngạch trong những tháng tới.(Vientiane Times, 14/6/2021)

HỢP TÁC LÀO-KHU VỰC

 Lào-EU

Lào ủng hộ Đối tác Á – Âu

Ngày 22/06/2021, phát biểu trong Lễ khai mạc trực tuyến Đối thoại Chính sách Cấp cao Á – Âu (ASEM), Bộ trưởng Ngoại giao Saleumxay Kommasith, thay mặt Chính phủ Lào đã đánh giá cao đối tác ASEM là diễn đàn quan trọng để thúc đẩy hợp tác và hiểu biết chung giữa nhân dân và hai khu vực.

Đây là sự kiện được tổ chức nhằm kỷ niệm 25 năm ASEM. Phái đoàn Lào do Bộ trưởng Ngoại giao Saleumxay Kommasith dẫn đầu tham dự hội nghị đã nhấn mạnh hợp tác giữa hai khu vực trong 2,5 thập kỷ qua, khung khổ hợp tác là cơ chế quan trọng để xúc tiến sự hiểu biết giữa nhân dân và hai khu vực trên cơ sở bình đẳng và lợi ích chung.

Bộ trưởng Saleumxay nêu bật sự thành công của các dự án và hoạt động trong khuôn khổ Quỹ ASEM, góp phần vào khung khổ hợp tác chung giữa hai khu vực, tăng cường 03 trụ cột là chính trị -an ninh – kinh tế, phát triển bền vững và văn hóa – xã hội.

Hội nghị được tổ chức với chủ đề "ASEM -25: Tăng cường Đối tác Á – ÂU trong một Thế giới Chuyển đổi". Các đại biểu tham dự đã thảo luận chính và trao đổi quan điểm về hợp tác giữa hai khu vực trong một thế giới đang thay đổi nhanh và xây dựng tầm nhìn về hợp tác Á - Âu mạnh hơn trong thập kỷ tới. Các bên cũng đã thảo luận các giải pháp để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, kết nối và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Saleumxay bày tỏ sự cám ơn đối với các thành viên ASEM về sự hỗ trợ Lào trong việc mua vắc-xin ngừa Covid-19 thông qua COVAX, Quỹ Á – Âu, cung cấp trang thiết bị y tế, cử chuyên gia giúp khống chế sự lây lan virus tại Lào. Bộ trưởng đồng thời cũng nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tiếp tục hợp tác giữa châu Á và châu Âu để tăng cường kết nối bền vững. (Vientiane Times, 23/06/2021)

Australia, Đức và Thụy Sỹ cung cấp gần 13 triệu USD nhằm cải thiện lưu vực Mekong

Ngày 24/06/2021, lễ ký kết thỏa thuận giữa MRC và các đối tác phát triển đã được ký kết tại Viêng Chăn, theo đó, Australia, Đức và Thụy Sỹ cam kết sẽ cung cấp gần 13 triệu USD nhằm tài trợ cho Ủy hội sông Mekong (MRC) ứng phó với những thách thức, bảo vệ hệ sinh thái của sông Mekong, đồng thời, cải thiện đời sống của nhân dân.

Đóng góp tài chính này nhằm giúp các nước Campuchia, Lào và Việt Nam và MRC triển khai thực hiện Kế hoạch Chiến lược 2021-2025 nhằm khắc phục những đe dọa mà lưu vực sông Mekong đang phải đối mặt.

Phát biểu tại lễ ký, CEO Ban Thư ký MRC An Pich Hatda nhấn mạnh, đây là sự hỗ trợ kịp thời và quan trọng đối với MRC để thực hiện các hoạt động nhằm cân bằng các nhu cầu về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Theo Kế hoạch chiến lược mới, MRC sẽ đảm bảo các kế hoạch phát điện quốc gia mới phải cân nhắc đầy đủ các khía cạnh, bao gồm nước, lương thực – thực phẩm và năng lượng, đồng thời bổ sung các nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời và phong điện. MRC sẽ thúc đẩy sự đa dạng và bình đẳng giới trong ngành nước.

Đồng thời, MRC cũng sẽ thúc đẩy sự phối hợp trong vận hành các cơ sở hạ tầng nước trên lưu vực sông Mekong để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với dòng chính và con người.

MRC sẽ tiếp tục khuyến khích đối thoại cấp vùng giữa các nước trên lưu vực và củng cố sự tham gia của Trung Quốc và các đối tác khác thông qua Hợp tác Mekong – Lan Thương vì lợi ích của các bên. (Vientiane Times, 25/06/2021)

Hội thảo về những quy định của EU giúp các doanh nhân Lào quan tâm thị trường nước ngoài

Báo Vientiane Times ngày 3/6/2021 đưa tin, Lào đang từng bước nỗ lực đảm bảo sức khỏe cây trồng và an toàn thực phẩm  để xuất khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU) thông qua giấy chứng nhận điện tử, mở rộng sự hiện diện của đất nước trên thị trường nước ngoài.

Để đảm bảo thực thi đúng các biện pháp, hơn 40 quan chức chính phủ và đại diện các công ty, hiệp hội, trường đại học ở Viêng Chăn mới đây đã tham dự một hội thảo 2 ngày về các quy định và các yêu cầu nhập khẩu của EU.

Hội thảo đem đến cho các thành viên tham dự một cái nhìn tổng quát về các quy định của thị trường EU và quy trình để có được giấy chứng nhận hoa quả, rau và sản phẩm cây trồng khác (như gạo và cà phê).

Hội thảo là một phần của Dự án Cơ chế hệ thống ITC để thương mại an toàn hơn (SYMST) do EU tài trợ, tăng cường kiểm soát và tuân thủ các biện pháp bảo vệ sức khỏe thực vật và thuốc trừ sâu trong nước. Đây là công cụ giúp các nhà kinh doanh về các biện pháp đối với sức khỏe cây trồng và thuốc trừ sâu, quản lý việc kiểm tra chính thức và lập kế hoạch lộ trình vào các thị trường EU theo cách trực tuyến nhanh chóng và hiệu quả.

Mục tiêu của hội thảo là cung cấp kỹ năng và kiến thức cho các công ty tăng cường cơ hội tiếp cận thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mối liên kết kinh doanh giữa nông dân và nhà xuất khẩu và gia tăng lợi ích từ các nhà mua hàng quốc tế.

Theo cổng thông tin thương mại Lào, tháng 4/2021, Lào đạt được kim ngạch thương mại 918 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 427 triệu USD và nhập khẩu là 491 triệu USD.

05 thị trường xuất khẩu chính là một số nước châu Á và một số nước Châu Âu, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Thụy sỹ và Đức. Riêng Trung Quốc nhập khẩu 192 triệu USD, Việt Nam 76 triệu USD, Thái Lan 64 triệu USD, Thụy Sỹ 15 triệu USD và Đức 6 triệu USD. Kim ngạch thương mại hàng nông sản chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch, riêng chuối là 22 triệu USD, sắn đạt 18 triệu USD, cà phê 9 triệu USD và hoa quả 9 triệu USD.

EU hy vọng dự án SYMST giúp Lào đáp ứng chứng nhận về sức khỏe cây trồng và an toàn thực phẩm do các quốc gia EU yêu cầu. (Vientiane Times, 03/6/2021)

Cà phê thúc đẩy kim ngạch thương mại Lào-EU

Báo Vientiane Times ngày 15/6/2021 đưa tin, giá trị cà phê Lào xuất khẩu sang EU khả năng tăng do có thêm sự hỗ trợ của EU về thương mại.

Dự án xuất khẩu cà phê Lào sang EU sẽ ra mắt tháng 6 ở tỉnh Chăm-pa-sắc, được ghi nhận khi Bộ trưởng Bộ Công Thương, Tiến sỹ Khampheng Xaysompheng gặp Đại sứ Phái đoàn EU tại Lào, bà Ina Marciulinonyte hồi đầu tháng 6/2021.

Dự án hướng đến thúc đẩy thương mại giữa Lào và EU và tận dụng các cơ hội thị trường.

Năm ngoái kim ngạch thương mại giữa Lào và EU đạt 573 triệu USD, trong đó 424 triệu USD là xuất khẩu.

Theo ước tính của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), 69% tiềm năng xuất khẩu cà phê của Lào sang khối ASEAN chưa được khai thác và thương mại với các thị trường phát triển khác có thể tăng. Ở Lào, cà phê là một ngành của cơ hội và có thể sử dụng lao động là phụ nữ và người trẻ cũng như thúc đẩy du lịch.

Theo Ủy ban Châu Âu, EU phối hợp chặt chẽ với Lào theo khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác EU-Asean để đảm bảo một môi trường hiệu quả cho thương mại và đầu tư.

Lào là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO từ năm 2013 và là nước kém phát triển (LDC), hưởng lợi từ kế hoạch “Tất cả mọi thứ trừ vũ khí” của EU, đó là kế hoạch tài trợ miễn thuế đơn phương, không hạn ngạch cho tất cả mặt hàng xuất khẩu sang EU trừ vũ khí và đạn dược.

EU là đối tác thương mại thứ tư của Lào sau Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. EU nhập khẩu vải, giày dép và nông sản từ Lào trong khi xuất khẩu hàng hóa sang Lào chủ yếu là máy móc.

Theo một nghiên cứu gần đây, Lào có thể đối mặt với tổn thất thương mại 102 triệu USD theo cơ chế thuế quan đặc biệt, nếu đất nước ra khỏi địa vị của nước kém phát triển vào năm 2024.

 Một bài báo nghiên cứu thực hiện theo dự án của Trung tâm Thương mại Quốc tế do EU tài trợ đã nêu các dự báo về thương mại và thuế quan cũng như các tác động dự báo đối với xuất khẩu. Trước đây, Lào hưởng lợi đáng kể từ Hệ thống ưu đãi tổng quát GSP cho phép các nhà xuất khẩu của Lào trả thuế ít hoặc không thuế khi xuất khẩu sang các nước khác. Với việc ra khỏi danh sách nước kém phát triển nhất LDC, Lào sẽ không còn đủ điều kiện để xuất khẩu theo kế hoạch ưu đãi thuế đơn phương mà 24 thị trường toàn cầu nằm trong danh mục này.

Một số đối tác thương mại lớn nhất của Lào là EU, Vương quốc Anh, Nhật Bản và Canada và các doanh nghiệp Lào đang hưởng lợi từ việc xuất khẩu sang các thị trường này theo chính sách đặc quyền thương mại.

EU, Vương quốc Anh và Canada cũng là những thị trường dự kiến có tổn thất thương mại đối với hơn một phần mười giá trị kim ngạch xuất khẩu dự kiến của Lào sang các thị trường này.(Vientiane Times, 15/6/2021)

HỢP TÁC LÀO-CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

Lào-LHQ

Lào, LHQ hợp tác hình thành hệ thống nông lương bền vững

Ngày 02/06/2021, Bộ Nông Lâm với sự phối hợp của các Bộ ngành và Liên Hợp quốc (LHQ) đã tổ chức đối thoại nhằm chuẩn bị cho Hội  nghị thượng đỉnh Hệ thống Nông lương Toàn cầu dự kiến tổ chức vào tháng 09/2021.

Sự kiện được đồng chủ trì bởi Bộ trưởng Nông Lâm Phet Phomphiphak và Điều phối viên Thường trú LHQ tại Lào Sara Sekkenes.

Đối thoại đã tập trung thảo luận 04 lĩnh vực then chốt nhằm phát triển hệ thống nông lương bền vững tại Lào, bao gồm: (i) Đảm bảo lương thực – thực phẩm đủ dinh dưỡng và an toàn cho mọi người dân; (ii) Thúc đẩy sản xuất có ảnh hưởng tích cực lên tự nhiên với quy mô phù hợp; (iii) Đảm bảo đời sống và phân phối giá trị một cách công bằng và; (iv) Xây dựng khả năng chống chịu với rủi ro, các cơn sốc và stress.

Báo cáo tổng hợp kết quả đối thoại sẽ được Chính phủ xem xét và được trình lên Hội nghị dự kiến sẽ được tổ chức tại Rome vào tháng 7/2021 và sau đó là Hội nghị thượng đỉnh của Đại hội đồng LHQ vào tháng 9/2021.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Phet Phomphiphak nhấn mạnh, đối thoại có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện để các cơ quan Chính phủ, các đối tác phát triển, các tổ chức dân sự xã hội và khu vực tư nhân thảo luận về hệ thống nông lương ở Lào. Tạo đồng thuận về con đường đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững số 1 và số 2 của Lào. Các chủ đề chủ chốt của đối thoại phù hợp với các ưu tiên quốc gia của Lào được thể hiện trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội và Chiến lược Phát triển ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây Lào đã đạt nhiều thành tựu hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững và hệ thống nông lương ổn định.

Bà Sekkeness cho biết, mục đích của Chính phủ và các cơ quan LHQ là nhằm tìm kiếm phương cách tốt nhất để tạo ra một hệ thống nông lương bền vững ở Lào. Đây là một quá trình bao trùm, có tham vấn và phối hợp theo định hướng Khuôn khổ Hợp tác Phát triển Bền vững giữa CHDCND Lào và LHQ, đặc biệt là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển tại Lào. (Văn phòng FAO tại Lào, 07/06/2021)

Lào-WB

Ngân hàng Thế giới cung cấp kinh phí bổ sung giúp Lào khống chế dịch Covod-19

Ngày 11/06/2021, Vientiane Times dẫn nguồn tin từ WB cho biết, WB và Chính phủ Lào đã đạt thỏa thuận, theo đó, khoản kinh phí bổ sung trị giá 15 triệu USD sẽ được cung cấp để hỗ trợ Lào khống chế sự lây lan của dịch Covid-19.

Khoản kinh phí bổ sung này bao gồm 10 triệu USD tín dụng từ Quỹ Hiệp hội Phát triển Quốc tế và 5 triệu USD viện trợ không hoàn lại từ Quỹ Ủy thác Ứng phó Khẩn cấp về Y tế của các nhà tài trợ.

Tiếp theo việc phê duyệt khoản kinh phí ban đầu 18 triệu USD cho dự án ứng phó dịch Covid-19 vào tháng 4/2020, Chính phủ Lào đã đề nghị nguồn lực bổ sung cho năm 2021 để mở rộng tiêm chủng. Với khoản kinh phí bổ sung sẽ đưa giá trị dự án lên thành 33 triệu USD đề tài trợ cho chiến dịch tiêm chủng được cam kết thông qua sáng kiến COVAX toàn cầu và các nhà tài trợ khác. Nguồn kinh phí này sẽ được sử dụng để mua đủ liều vắc-xin cho phép Lào tiêm chủng cho 50% dân số.

Bộ trưởng Y tế Bounpheng Phommalaisith cho biết, thỏa thuận sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển và tiêm chủng quốc gia sau thành công của tiêm chủng giai đoạn I.

    Dự kiến, khoảng 9 triệu USD sẽ được sử dụng để mua vắc-xin, gần 5,5 triệu USD sẽ được phân bổ để phân phối vắc-xin một cách an toàn, có hiệu quả và công bằng tới các nhóm mục tiêu theo kế hoạch quốc gia. (Vientiane Times, 11/06/2021)

Lào-ADB

Danh mục đầu tư phát triển của ADB dành cho Lào đã vượt 840 triệu USD

Ngày 22/06/2021, theo báo cáo của ADB trình bày tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, tính đến thời điểm 30/04/2021, danh mục đầu tư phát triển của ADB dành cho Lào đã vượt 840 triệu USD với 24 dự án đang được triển khai ở các lĩnh vực khác nhau.

Các lĩnh vực sử dụng vốn ADB chủ yếu bao gồm an ninh y tế, phòng chống Covid-19, giáo dục – đào tạo, nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý tài nguyên, môi trường, cung cấp nước, dịch vụ đô thị, thuận lợi hóa du lịch và thương mại.

Báo cáo nêu trên được trình bày tại hội nghị tập huấn về công tác mua sắm công do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ADB và Bộ Tài chính đồng tổ chức.  Tập huấn về mua sắm công là nỗ lực của ADB nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án do ADB tài trợ bao gồm các nội dung về đấu thầu, giải ngân các khoản vay, bảo vệ môi trường và xã hội, giới.

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Quốc gia ADB tại Lào Sonomi Tanaka nhấn mạnh, nâng cao chất lượng mua sắm công không chỉ có thể giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả của dự án mà còn có thể làm tăng tính minh bạch và giá trị đồng vốn đầu tư của Chính phủ thông qua sự hỗ trợ của ADB dành cho Lào. Những nỗ lực này sẽ tiếp tục đóng góp vào quá trình phát triển, các mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội Quốc gia 5 năm lần thứ 9 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững. (Vientiane Times, 24/06/2021)

Khu du lịch hồ Nậm Ngừm sẽ được nâng cấp với vốn tài trợ của ADB

    Ngày 17/06/2021, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào cho biết, khu vực xung quanh hồ thủy điện Nậm Ngừm 1 ở tỉnh Viêng Chăn sẽ được phát triên thành địa danh du lịch nhằm thu hút du khách với đường sá và các cơ sở vật chất được xây dựng, nâng cấp.

    Giám đốc dự án Xây dựng đường và hạ tầng du lịch hồ Nậm Ngừm 1 Soun Manivong cho biết, dự án được tài trợ bằng vốn của ADB trị giá 4,6 triệu USD và công tác xây dựng sẽ sớm được triển khai. Tập đoàn Khamphong được cấp giấy phép tô nhượng để vận hành dự án và dự kiến các hạng mục xây dựng mới và nâng cấp sẽ được hoàn thanh trong năm 2023.

    Ông Soun cho biết, dự án phát triển bao gồm xây dựng 02 con đường bê tông dẫn đến khu Resourt Nậm Ngừm với tổng chiều dài 6,3 km. rộng 06 m; các hệ thống thoát nước và thắp sáng cũng sẽ được lắp đặt. Các hạng mục khác bao gồm xây dựng chỗ đỗ xe, nâng cấp vùng hạ lưu Marina, đường đi bộ, cửa hàng và tháp ngắm cảnh, hệ thống xử lý nước thải, cấp điện và nước…Sau khi hoàn thành, dự án sẽ được bàn giao cho chính quyền địa phương và các bên liên quan để quản lý.

    Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch kỳ vọng, với việc nâng cấp phát triển địa danh du lịch hồ thủy điện Nậm Ngừm sẽ tạo điều kiện thu hút nhiều hơn khách du lịch trong nước và quốc tế qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Viêng Chăn, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.

Theo báo cáo năm 2019,  ADB cam kết cung cấp 47 triệu USD để phát triển cơ sở tầng ở huyện Vang Viêng và khu vực xung quanh hồ thủy điện Nậm Ngừm để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Viêng Chăn. (Vientiane Times, 18/06/2021)

BẠN CẦN BIẾT

Chính phủ tổ chức họp - gửi tài liệu qua hệ thống điện tử

Để tổ chức triển khai theo hướng tinh gọn, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19, Chính phủ đề nghị các ban ngành, tổ chức chính quyền địa phương chuyển sang hình thức họp và gửi tài liệu qua hệ thống mới theo thông báo số 628/VPTTg ra ngày 10/6/2021 gửi tới các Bộ trưởng các Bộ và Lãnh đạo ngành tương đương, Đô trưởng Thủ đô Vientiane và các Tỉnh trưởng về việc tổ chức triển khai một số quy định và cơ chế giải quyết công việc của Chính phủ khóa IX về việc giải quyết công tác thông qua hệ thống mới.

Bước đầu, các Bộ, ngành và chính quyền các cấp cần chuyển hình thức họp trực tiếp sang hình thức họp trực tuyến, đảm bảo các quy định về phòng chống Covid-19 mà Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch đã ban hành để tiết kiệm chi phí; đối với các văn bản pháp luật và công văn các loại được gửi cho các Bộ, ngành tương đương và chính quyền các cấp khi gửi qua hệ thống mới có giá trị như văn bản gốc, còn văn bản gốc sẽ được chuyển đến sau. Ngược lại, các Bộ, ngành muốn gửi lên Văn phòng Phủ Thủ tướng, đề nghị gửi file PDF qua hệ thống G-chat hoặc Email hay hệ thống G-share/G-Drive (do Bộ Công nghệ và Truyền thông thiết lập) của đơn vị văn thư (trừ văn bản mật). Văn bản gửi qua hệ thống khi in ra được coi như văn bản chính thức và được sử dụng để phối hợp giải quyết với các đơn vị khác. Đề nghị các Bộ, ngành và các cấp chính quyền phối hợp với Bộ Công nghệ và Truyền thông lập địa chỉ G-chat/Email hoặc G-share/G-Drive và gửi về cho Văn phòng Phủ Thủ tướng chậm nhất trong ngày 30/6/2021. Cách làm mới này phù hợp với thời đại 4.0 bởi nó giúp thông tin được đưa đến tay các tổ chức cá nhân dễ dàng và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, vật chất và sức khỏe tinh thần. (Báo KT-XH, ngày 14/6/2021).

Triển khai nâng cấp Giai đoạn II Quốc lộ 13 Nam

Ngày 25/06/2021, theo Vientiane Times, việc nâng cấp giai đoạn II đoạn Quốc lộ 13 Nam với chiều dài trên 79 Km hiện đang được triển khai và dự kiến hoàn thành trong thời gian 03 năm, vào năm 2023.

Công việc nâng cấp được bắt đầu từ Km 190 và đoạn QL 13 Nam hiện đang được trải nhựa và mở rộng này nằm trong QL13 Nam với tổng chiều dài 275 km nối từ Borikhamxay – Khammuon. Tổng kinh phí của dự án là 157,5 triệu USD được tài trợ bởi WB, EIB và AIB thông qua các khoản vay ưu đãi lãi suất thấp, dự án được chia thành 04 giai đoạn.

Chi phí nâng cấp thực tế sẽ vào khoảng 125 triệu USD, còn 1,7 triệu USD là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, 25,8 triệu USD dành cho duy tu bảo dưỡng và 5 triệu USD là chi phí tư vấn thiết kế và giám sát thi công.

Sau khi nâng cấp, QL này sẽ có khả năng lưu thông đối với  xe tải với tải trọng 11 tấn/trục bánh xe; độ dày mặt đường được tăng thêm 10-20 cm; chiều rộng được tăng thêm 9-12m; 02 cầu trên tuyến sẽ được xây mới. Dự án sẽ kéo dài trong thời gian 10 năm, từ 2021-2031, trong đó, thời gian xây dựng sẽ mất khoảng 2-3 năm, 7-8 năm là thời gian duy tu bảo dưỡng. (Vientiane Times, 24/06/2021)

Chính phủ siết chặt quy định về nhập khẩu xe tải chở hàng hóa

    Báo Vientiane Times ngày 28/6/2021 đưa tin, Chính phủ đã ban hành các biện pháp tạm thời liên quan đến giấy tờ cần thiết đối với việc nhập khẩu xe tải chở hàng hóa để quá trình nhập khẩu minh bạch hơn và đảm bảo phù hợp các quy định.

Động thái này là do có các trường hợp thông tin kỹ thuật liên quan đến tình trạng của xe tải bị báo cáo sai như: phương tiện được phân loại là mới nhưng thực tế là xe đã qua sử dụng và trùng số sê-ri động cơ trong quá trình đăng ký xe ô tô tải nhập khẩu.

Để tránh những hành vi bất hợp pháp như vậy, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã ban hành thông báo về những biện pháp tạm thời liên quan đến việc nhập khẩu xe tải chở hàng. Điều này được thực hiện trong khi chờ Hệ thống hải quản một cửa quốc gia (LNSW) chuẩn bị và kết nối với quá trình đăng ký phương tiện tại Vụ Vận tải để được sử dụng trên toàn quốc.

Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu thiết bị nặng, đặc biệt là xe tải chở hàng, được liệt kê bởi Vụ Vận tải thuộc Bộ Giao thông công chính cần có chứng chỉ kỹ thuật khi nhập khẩu phương tiện và đăng ký với Vụ Vận tải để kiểm tra. Điều này để đảm bảo những phương tiện đó trước đây chưa được đăng ký ở Lào.

Nhà nhập khẩu nộp các giấy tờ cần thiết để nhận được giấy phép nhập khẩu từ Cục Xuất nhập khẩu và sau đó thanh toán thuế.

Thiết bị nặng được liệt kê bởi Vụ Vận tải gồm máy kéo, xe tải tự đổ, xe tải chở hàng, xe tải lạnh, xe cẩu, xe chở xăng dầu, máy trộn bê tông, máy bơm nước cứu hỏa, xe kéo, xe tăng, xe kéo phao, xe kéo phẳng...

Mọi phương tiện nhập khẩu gồm xe tải đã qua sử dụng từ nước ngoài phải được báo cáo và đăng ký sử dụng ở Lào. Nhà nhập khẩu phải cung cấp giấy chứng nhận từ quốc gia xuất xứ chứng minh rằng việc đăng ký tại quốc gia đó đã bị hủy bỏ cùng với các tài liệu liên quan khác. Những tài liệu này bao gồm hóa đơn, chứng chỉ xuất xứ CO và phải được công ty, nhà máy hoặc tổ chức hợp pháp chứng nhận. Cục Xuất nhập khẩu sẽ không cấp giấy phép nhập khẩu nếu các tài liệu này không được chứng nhận.

Các công ty kinh doanh xe xuất nhập khẩu đã được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh trước năm 2021 cần khẩn trương cung cấp thông tin về hồ sơ và quyền đại lý phân phối xe cho Cục Xuất nhập khẩu trước ngày 30/6/2021. Nếu các công ty không trình các tài liệu trước thời gian này, Cục sẽ tạm dừng hoạt động và không cấp giấy phép nhập khẩu.(Vientiane Times, 28/6/2021)

Saysomboun cấp phép mới 02 dự án về lĩnh vực khai khoáng

Ngày 18/6/2021, thừa ủy quyền của Tỉnh trưởng, Chánh Văn phòng tỉnh Saysomboun Somboun Sonelithideth đã ký MOU 02 dự án tìm kiếm, thăm dò và nghiên cứu khả thi mỏ vàng và khoáng sản đi kèm tại bản Vanghay, Pakyong và Khonsala, huyện Thathom với Công ty thương mại xuất nhập khẩu CK và ký MOU tìm kiến, thăm dò và nghiên cứu khả thi mỏ vàng, đồng, sắt và khoáng sản đi kèm tại huyện Longcheng với liên doanh Công ty TNHH Phát triển khoáng sản Thai Dui hợp tác với Công ty Quốc phòng.

Thời hạn của MOU đối với 02 dự án trên là 24 tháng, các công ty triển khai thực hiện các nội dung đã được ký kết bao gồm: tìm kiếm, thăm dò khoáng sản trong khu vực đã được cấp phép, xây dựng luận chứng kinh tế-kỹ thuật và nghiên cứu các tác động tới môi trường tự nhiên và xã hội.

Công ty CK được giao diện tích khu vực tìm kiếm là 108,88 km2, trước khi triển khai các hoạt động trên phải thực hiện các nghĩa vụ: đóng tiền bảo đảm triển khai dự án là 100.000 USD, đóng góp quỹ xây dựng tỉnh 10.000 USD, phát triển xã hội 10.000 USD, tiền hỗ trợ phát triển huyện Thathom 15.000 USD, kinh phí đào tạo tập huấn nghề cho tỉnh, huyện và bản có dự án là 3.000 USD, kinh phí theo dõi, kiểm tra 10.000 USD, kinh phí theo dõi kỹ thuật chuyên môn 50.000 USD, theo dõi giám sát khai khoáng 3.000 USD, theo dõi an toàn lao động 2.000 USD, an ninh dự án 2.000 USD; sau khi khai thác nộp nghĩa vụ cho tỉnh 10% lợi nhuận.  

Công ty phát triển khoáng sản Thai Dui được cấp phép 02 khu vực tại huyện Longcheng tại bản Namsan có diện tích 16,72 km2 và 64,64 km2. Các nghĩa vụ cần phải thực hiện bao gồm tiền đặt cọc bảo đảm dự án 01 triệu USD, hỗ trợ cho 08 tổ chức tài chính của tỉnh với tổng số tiền 120.000 USD mỗi năm, sau khi thực hiện khai thác nộp tỉnh từ 1-1,5 USD/tấn quặng, riêng vàng và đồng nộp tỉnh 10% lợi nhuận, ngoài ra công ty hỗ trợ huyện theo khả năng và xây dựng khách sạn cho tỉnh.

Trong giai đoạn qua, hai công ty đã hỗ trợ cho tỉnh phương tiện đi lại để phục vụ các hoạt động công tác địa phương. (Báo KT-XH, ngày 21/6/2021)

Tỉnh Xaysomboun giao công ty tư nhân khai thác mỏ sắt

Ngày 4/6/2021, kễ ký Biên bản ghi nhớ nhằm khai thác, kiểm tra và nghiên cứu tính khả thi về mặt kinh tế - kỹ thuật mỏ sắt tại khu vực bản Nongphoumxay huyen Loongcheng tỉnh Xaysomboun đã được tổ chức tại Hội trường huyện Anouvong với sự tham gia chứng kiến của Thiếu tướng Khamlieng Outhakaysone, tỉnh trưởng tỉnh Xaysomeboun, cùng các Phó Bí thư tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo huyện Loongcheng, công ty đối tác ký Biên bản ghi nhớ cùng các cơ quan hữu quan khác.

Ông Somboun Sonlitthidet, Chánh văn phòng Tỉnh đã thông qua quyết định cho phép công ty TNHH Xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường và thủy lợi KKF Sichaleurn ký với tỉnh Biên bản ghi nhớ để khai thác, kiểm tra và nghiên cứu tính khả thi về kinh tế - kỹ thuật đối với mỏ sắt có diện tích 70,68 km2 tại khu vực bản Nongphoumxay huyen Loongcheng tỉnh Xaysomboun. Biên bản ghi nhớ này bao gồm 20 điều khoản quy định khu vực, thời gian triển khai dự án 24 tháng, đồng thời lập Bản đánh giá kinh tế - kỹ thuật và Biên bản đánh giá ảnh hưởng tới tác động môi trường - xã hội và tự nhiên, cho phép tỉnh được nhận tiền cổ tức 10% lãi ròng, công ty mua 50.000 USD bảo hiểm cho dự án, đóng góp cho các Quỹ của địa phương: Quỹ thúc đẩy tỉnh Xaysomboun 10.000 USD, Quỹ phát triển xã hội của tỉnh 15.000 USD, Quỹ phát triển địa phương của huyện Loongcheng 20.000 USD mỗi năm, Quỹ đào tạo chuyên môn của tỉnh, huyện và bản nơi đặt dự án 3000 USD mỗi năm, Quỹ kiểm tra - giám sát Biên bản ghi nhớ 15.000 USD mỗi năm, Quỹ theo dõi chuyên môn 10.000 USD mỗi năm và một số Quỹ khác.

Ngoài ra, Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Xayyadet Vongsaravanh và Chủ tịch Công ty TNHH KKF Khamkong Xayyasith cũng đã ký kết Biên bản ghi nhớ chính thức với sự tham dự và chứng kiến của Giám đốc sở Năng lượng & Mỏ của tỉnh và Huyện trưởng huyện Loongcheng. Công ty cũng trao tặng 2 xe ô tô cho chính quyền tỉnh Xaysomboun để thuận tiện phục vụ công việc. (Báo KT-XH, ngày 07/6/2021).

Đập Namhung hoàn thành 80,96%

Dự án xây dựng đập thủy điện Namhung 1 thuộc tỉnh Xayabuly đặt ở phía Đông Nam cách thị trấn Xayabouli 30 km và cách sông Mekong 5km là dự án thủy điện nhỏ, có công suất 15MW, tổng giá trị xây dựng vào khoảng 34,74 triệu USD, có công suất sản xuất điện 71,76 triệu KW giờ mỗi năm, dự kiến sẽ hoàn thành và chính thức bán điện vào cuối năm 2021 và kết nối với mạng lưới 22 KV từ đập Namhung 1 tới trạm điện Xayabuly bản Thana với tổng chiều dài 32 km.

Ngày 3/6, Phongsavanh Siththavong, tỉnh trưởng tỉnh Xayabuly cùng đoàn đã xuống kiểm tra dự án đập thủy điện Namhung 1 và nghe báo cáo về tiến độ dự án. Đập thủy điện do nhà thầu Tập đoàn Simueng và do công ty Namhung 1 chịu trách nhiệm tổ chức - quản lý được xây dựng từ năm 2015, đến nay đã hoàn thành 80,96%, dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ đi vào hoạt động. Đây là loại đập tràn với dòng chảy trung bình 4.431 mét khối/giây, độ cao của đập là 34,17m, chiều dài đập 235m với 5 cửa xả nước, diện tích đập chứa nước mưa là 2.915 km2. Đây là dự án do tư nhân đầu tư 100% với thời gian tô nhượng 30 năm. (Báo KT-XH, ngày 7/6/2021).

Sử dụng gần 100 tỷ Kíp xây dựng tòa nhà hiện đại tại cửa khẩu quốc tế Vangtao

Ngày 10/6, tại cửa khẩu quốc tế Vangtao tỉnh Champasak, Tỉnh trưởng tỉnh Champasak Vilayvong Boutdakham cùng đoàn đã xuống thăm Đặc khu kinh tế Vangtao - Phonthoong. Cửa khẩu quốc tế Vangtao là cửa khẩu đường bộ đặt tại biên giới Lào - Thái Lan. Tính đến hết 25/5/2021, cửa khẩu đã thu nộp ngân sách 42 tỷ Kíp tương đương 64,97% kế hoạch đã đề ra. Tỉnh trưởng tỉnh Champasak cùng đoàn đã xuống kiểm tra dự án xây dựng tòa nhà mới ở cửa khẩu Vangtao với tổng giá trị 98,3 tỷ Kíp, hiện đã hoàn thành 82,96%, đồng thời thăm Dự án xây dựng Cảng đường bộ Vangtao, Đặc khu kinh tế Vangtao – Phonethoong. Các hạng mục xây dựng của Dự án này hiện đã hoàn thiện khoảng 95%. (Báo KT-XH, ngày 14/6/2021).

Gần 11.000 trâu bò tại 7 tỉnh nhiễm bệnh viêm da nổi cục

Gần 11.000 gia súc tại 126 bản trên 30 huyện tại 7 tỉnh nhiễm bệnh viêm da nổi cục, trong đó đã chữa khỏi hơn 8.000 con và có hơn 100 con đã chết. Tỉnh Khammuan là tỉnh bị thiệt hại nặng nhất với 5.100 con nhiễm bệnh, đã chữa khỏi hơn 3.000 con, chết hơn 60 con; đứng thứ hai là tỉnh Savanakhet với gần 4.000 trâu bò nhiễm bệnh, đã chữa khỏi 3.000 con và chết 60 con; thủ đô Vientiane có hơn 2.000 con nhiễm bệnh, đã chữa khỏi hơn 1.000 con và chết 12 con.

Bà Vilayphone Volarphim, Vụ trưởng Vụ Chăn nuôi và Ngư nghiệp, Bộ Nông Lâm cho biết: Bệnh viêm da nổi cục là do virus xâm nhập, chỉ gây hại cho động vật chứ không lây sang người. Trâu bò mắc bênh do tiếp xúc trực tiếp như: ăn thức ăn nhiễm khuẩn, tiếp xúc với vi khuẩn hoặc trâu bò nhiễm bệnh. Ngoài ra còn nhiễm bệnh gián tiếp qua các loài côn trùng hút máu (muỗi, ruồi, đỉa, ve trâu…). Tại Lào, đã có báo cáo về dịch bệnh này từ giữa tháng 4/2021.

Đối với sự việc lần này, Vụ Chăn nuôi và Ngư nghiệp đã ban hành một số văn bản pháp lý, trong đó có thông báo hướng dẫn việc bảo vệ gia súc trong khu vực chưa nhiễm bệnh và cách bảo vệ gia súc trong khu vực có dịch bệnh; cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc ký gửi gia súc sang các nước láng giềng hay các bản, huyện, tỉnh khác trong vòng 30 ngày; lập các điểm kiểm tra việc vận chuyển gia súc; tuyên truyền cho bà con hiểu về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, cách bảo vệ gia súc cũng như tiến hành diệt bọ, muỗi, đỉa, vệ sinh sạch sẽ nơi chuồng trại; nhanh chóng cung cấp thuốc điều trị cho các địa phương.

Vụ trưởng Vụ Chăn nuôi và Ngư nghiệp cho biết thêm: hiện nay, vắc-xin phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu - bò chỉ có ở nước ngoài đặc biệt là ở Châu Phi và Nga. Vụ sẽ cố gắng liên hệ mua thuốc về điều trị song phải chờ đợi thêm một thời gian vì giá thuốc khá đắt. (Báo KT-XH, ngày 10/6/2021).

BẢN TIN KINH TẾ-ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI LÀO

Chủ biên: Trịnh Thị Tâm

Ban biên tập: Vũ Văn Hòa, Trần Thanh Hải, Lê Thị Phương Hoa, Hà Bảo Trâm


   
Trích dẫn

Trả lời

Tên tác giả

Email tác giả

Vai trò *

 
Xem trước 0 Revisions Đã lưu
Chia sẻ: