TÌNH HÌNH KINH TẾ LÀO |
Phiên họp thường kỳ tháng 02 của Chính phủ
Từ ngày 19-20/02/2020, Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 02 của Chính phủ với chủ đề chính là thảo luận các giải pháp nhằm duy trì Lào không bị lây nhiễm Virus Covid-19 đang lan rộng trên thế thế giới.
Virus được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Hàng loạt các nước đã khẳng định phát hiện các trường hợp lây nhiễm, Lào hiện là nước duy nhất trong khu vực không bị lây nhiễm. Chính phủ đã thực hiện các giải pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn sự bùng phát của virus trong điều kiện Lào có nguy cơ cao do gần với Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã chỉ thị cho công dân không di chuyển ra khỏi đất nước để ngăn chặn sự lây lan của virus, mặc dù vậy, Chính phủ Lào chưa thay đổi quy định về visa.
Cơ quan chức năng đã cảnh báo người dân không đi du lịch đến các địa bàn có dịch và lắp đặt máy dò thân nhiệt tại các cửa khẩu với Trung Quốc và các điểm trọng yếu để ngăn chặn người có thể mang virus vào Lào. Mặc dù chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virus corona nhưng Chính phủ thường xuyên hối thúc người dân tự bảo vệ mình và giữ khoảng cách với người bị ho.
Tại phiên họp, Chính phủ đã giao Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư phụ trách nhóm đặc nhiệm để đánh giá tác động của dịch corona đối với nền kinh tế và xác định các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này. Chính phủ cũng giao các cơ quan liên quan tiếp tục quyên góp tài chính, đặc biệt là từ các doanh nghiệp và tổ chức Trung Quốc tại Lào để hỗ trợ Trung Quốc.
Các vấn đề khác đã thảo luận tại phiên họp bao gồm thành công của việc đăng cai tổ chức các hội nghị quốc tế, đặc biệt là Hội nghị Bộ trưởng Mekong-Lan Thương và chuẩn bị tổ chức các hội nghị quốc tế khác trong năm 2020; Thảo luận và thông qua nội dung các Luật dự kiến sẽ trình Quốc hội phê chuẩn, bao gồm Luật về Tài nguyên Nước, Luật Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hải Quan và Luật Thi hành án. (Vientiane Times, 24/02/2020)
Dự báo tăng trưởng kinh tế Lào năm 2020
Ngày 11/02/2020, buổi ra mắt "Báo cáo đánh giá kết quả kinh tế vĩ mô của Lào và những vấn đề cần giải quyết" được tổ chức tại Viêng Chăn dưới sự chủ trì của Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NIER) Leeber Leboupao. Tham dự sự kiện có sự tham gia của các nhà kinh tế, chuyên gia và nghiên cứu viên từ các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Lào.
Báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô, NIER thực hiện, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 sẽ hồi phục nhẹ lên mức 6,3-6,4%. Một số động lực tăng trưởng được xác định bao gồm việc đưa nhà máy thủy điện Xayaboury vào vận hành vào tháng 12/2020; sự tăng trưởng của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ và ngành nông nghiệp. Bên cạnh nhà máy thủy điện Xayaboury, nhiều nhà máy thủy điện sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng thông qua việc bán điện.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức. Các sự cố thời tiết cực đoan năm 2019, mực nước sông thấp đã gây ra những hậu quả lớn trong năm 2019 và sẽ tiếp tục ảnh hưởng lên việc sản xuất điện trong 05 tháng đầu năm 2020.
Theo NIER, tăng trưởng kinh tế năm 2019 chỉ đạt 6.0% do tác động của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là hậu quả của thiên tai đối với ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc phát điện của các nhà máy thủy điện hiện có không đạt mục tiêu đề ra. Sản lượng của ngành khai khoáng giảm vì số lượng các dự án đầu tư nhà nước giảm và FDI trong lĩnh vực này không tăng.
Điểm sáng năm 2019 là du lịch tăng trưởng 14%, với 4,7 triệu lượt khách du lịch đến Lào.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô Sthabandith Insisiengmay cho rằng, Chính phủ cần nỗ lực hết sức để giải quyết các vấn đề kinh tế và những thách thức khác. Thúc đẩy tăng trưởng du lịch và nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho đất nước được hưởng lợi nhiều hơn từ hội nhập khu vực và quốc tế. Để thành công trong ngành nông nghiệp, cần ưu tiên phát triển chăn nuôi và trồng trọt trong phạm vi những phân khúc thị trường sẵn có. Sản xuất và chế biến nông sản sạch cần được ưu tiên để đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các thị trường khu vực. (Vientiane Times, 12/02/2020)
Các đặc khu kinh tế thu hút được 5,7 tỷ USD
Theo báo cáo trình bày tại hội nghị lần thứ hai của Văn phòng Ủy ban Khuyến khích và Quản lý Đặc khu Kinh tế tổ chức tại Viêng Chăn ngày 03/02/2020, 12 đặc khu và khu kinh tế chuyên biệt (SEZs) trên cả nước Lào đã thu hút được gần 5,7 tỷ USD, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Chánh Văn phòng Ủy ban Khuyến khích và Quản lý Đặc khu Kinh tế Champa Khamsouksai cho biết, các nhà phát triển đã đầu tư 4,28 tỷ USD, các công ty riêng lẻ đã đầu tư 1,36 tỷ USD và Chính phủ đã đầu tư số còn lại trên 52 triệu USD. Số lượng các SEZ đã tăng từ con số 10 khu năm tài khóa 2013-2014 lên 12 khu năm 2018 với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14,30 tỷ USD; vốn thực hiện khoảng 5,7 tỷ USD. Khoảng 806 doanh nghiệp đã đầu tư vào các SEZ, trong đó, 26,34% đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, 25,26% thuộc lĩnh vực thương mại và 48,4% đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. Tỉnh đến năm 2018, hàng hóa xuất khẩu từ SEZs đạt 1,75 tỷ USD; các SEZ đã đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 349 tỷ Kíp dưới các hình thức thuế và phí. SEZs đã tạo 55.771 việc làm, trong đó, 12.596 cho người Lào. Tổng số 29.489 ha đất đã được cấp phép để phát triển 12 SEZs. Tuy nhiên, đến nay chỉ khoảng 14.960 ha đất đã được bàn giao, trong đó, 11.678 ha đã hoàn thành việc đền bù cho chủ đất.
Hiện nay, cơ quan chức năng đang tiến hành nghiên cứu thành lập khu kinh tế chuyên biệt với tên gọi là "Thành phố thông minh và Sinh Thái" ở các tỉnh Luang Namtha và Oudomxay, khảo sát thực địa đã được triển khai.
Văn phòng Ủy ban Khuyến khích và Quản lý Đặc khu Kinh tế cam kết sẽ cải tiến việc quản lý SEZs thông qua dịch vụ một cửa để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong kế hoạch 2019-2024. (Vientiane Times, 06/02/2020)
Tình hình ngoại thương của Lào năm 2019
Theo báo Vientiane Times ngày 10/02/2020, năm 2019, thâm hụt thương mại của Lào ở mức 137 triệu USD dù xuất khẩu đạt 5.603 triệu USD (vượt chỉ tiêu 5.516 triệu), nhập khẩu đạt 5.775 triệu USD (so với 5.740 triệu dự kiến).
Các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm điện, quặng đồng, đồng và đồ đồng, bột giấy, phụ tùng camera, đồ uống, cao su, gia súc, sắn, vàng, quần áo, chuối, thiết bị điện, hoa quả. Thị trường chính của Lào bao gồm Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật, Đức, Mỹ, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Ý, Bỉ và Anh. Điện tiếp tục là nguồn thu ngân sách chính của Lào với tổng giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD với các khách hàng lớn nhất là Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, xuất khẩu gia súc đạt 227,7 triệu USD, sau đó là cao su 217,5 triệu USD và chuối 197,8 triệu USD. Xuất khẩu gia súc đã tăng gấp đôi năm 2018 sau khi Chính phủ cho phép các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Gia súc nằm trong số 2 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang Việt Nam với khoảng 220 triệu USD. Những năm gần đây, nhu cầu gia súc tại Việt Nam và Trung Quốc tăng nhanh, tạo cơ hội cho nông nghiệp Lào. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm nhiên liệu, ô tô, sắt và sản phẩm thép, máy móc gia dụng, dây điện, dây cáp, thiết bị điện, nhựa, phụ tùng ô tô, thiết bị thông tin. Các nguồn cung chính bao gồm Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ.
Lào đặt mục tiêu 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 6.422 triệu USD, nhập khẩu đạt 6.615 triệu USD và thâm hụt ở mức 193 triệu USD. (Vientiane Times - 10, 11/2/2020)
Xuất khẩu gia súc đứng hàng đầu trong các sản phẩm nông nghiệp của Lào
Theo Bộ Công Thương Lào, gia súc, gồm trâu và bò là những sản phẩm đứng hàng đầu về kim ngạch xuất khẩu của ngành nông lâm Lào, tiếp theo là sản phẩm cao su và chuối.
Năm 2019, giá trị xuất khẩu gia súc đạt 227,7 triệu USD, cao su đạt 217,5 triệu USD và chuối đạt 197,8 triệu USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu gia súc tăng hơn 2 lần so với năm 2018 (90,3 triệu USD); chuối tăng hơn 75% (2018: 112 triệu USD) và cao su tăng hơn 29% (năm 2018: 168,1 triệu USD).
Thị trường xuất gia súc chủ yếu là Việt Nam và Trung Quốc (2019: VN: 220,2 triệu USD; TQ: 7,5 triệu USD) và nhu cầu về sản phẩm này tăng lên trong những năm gần đây tại thị trường ở các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù vậy, nguồn cung nội địa vẫn đảm bảo, giá thịt bò trong nước vài năm qua vẫn giữ được ổn định.
Trong chuyến thăm của Thủ tướng Thongloun Sisoulith tới Trung Quốc gần đây, một quan chức cấp cao của Trung Quốc cho biết, nhu cầu nhập khẩu hàng năm từ Lào của tỉnh Vân Nam của Trung Quốc cần khoảng 500.000 gia súc.
Mặc dù, Lào có tiềm năng trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đất đai rộng lớn để phát triển đàn gia súc có quy mô lớn phục vụ mục đích thương mại, nhưng thiếu nguồn tài chính và khả năng chuyên môn.
Theo báo cáo của Bộ Nông Lâm, số lượng trang trại gia súc ở Lào tăng lên 10% năm 2018 từ 1.247 lên 1.370 trang trại. Năm 2019, tổng số gia súc trên cả nước tăng 5,2% đạt 1,92 triệu con.
Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng xuất khẩu, chính phủ đã tăng cường thúc đẩy đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài tham gia vào chương trình phát triển chăn nuôi. (Vientiane Times, 11/02/2020)
Chuối vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Lào
Theo báo cáo cập nhật của Bộ Công Thương, chuối tiếp tục nằm trong top đầu về xuất khẩu nông sản, tạo thu nhập, đóng góp cho phát triển của địa phương mặc dù Chính phủ đã có lệnh cấm mở thêm các trang trại chuối.
Kim ngạch xuất khẩu chuối sang các nước láng giềng, chủ yếu là Trung Quốc và Thái Lan năm 2019 đã tăng lên khoảng 198 triệu USD, cao hơn so với những năm trước đây (năm 2017 đạt 167,9 triệu USD, 2018 đạt 112 triệu USD). Các mặt hàng nông sản chính khác bao gồm bột giấy, gia súc, cao su, sắn, cà phê, ngô và gạo.
Kim ngạch xuất khẩu chuối tăng nhờ các trang trại chuối theo hình thức canh tác theo hợp đồng đến thời kỳ thu hoạch. Sau lệnh cấm của Chính phủ về cấp đất cho trang trại mới và đóng cửa các doanh nghiệp vi phạm quy định về môi trường, số lượng các nhà đầu tư và trang trại chuối đã giảm. Trong những năm 2016-2017, tổng số có 117 doanh nghiệp đầu tư vào các trang trại chuối với diện tích 26.177 ha trên cả nước, sau đó, đã giảm xuống còn 90 doanh nghiệp và 20.408 ha hiện nay.
Liên tục trong các năm 2014, 2015 và 2016, Văn phòng Thủ tướng đã có thông báo chỉ đạo chính quyền các tỉnh về việc cấm cấp tô nhượng hoặc cho thuê đất lúa làm trang trại chuối; cấm sử dụng chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại ở các trang trại chuối; giải quyết các vấn đề môi trường và ảnh hưởng của các trang trại chuối. Ba thông báo nêu trên đã làm cho nhiều người trồng chuối tin rằng Chính phủ cấm trồng chuối nhưng sự thật là lệnh cấm chỉ liên quan đến đất lúa. Các trang trại chuối cần tuân thủ thực hành nông nghiệp tốt, phù hợp với các chính sách sạch, xanh và bền vững của Chính phủ. Người trồng chuối cần sử dụng chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu hợp chuẩn, không sử dụng những hóa chất mà Chính phủ cấm, đặc biệt là chất diệt cỏ Paraquat và DDT. (Vientiane Times, 27/02/2020)
Chính phủ đánh giá dự án quản lý rủi ro thiên tai
Ngày 5/2/2020, tại Viêng Chăn, các cơ quan thuộc Chính phủ Lào đã họp đánh giá việc thực hiện Dự án quản lý rủi ro thiên tai Lào – Đông Nam Á 2019 và thảo luận kế hoạch năm 2020, với sự tham dự của đại diện các Bộ KHĐT, Công chính và Vận tải, Tài nguyên Môi trường, Tài chính, tỉnh Oudomxay, WB và các cơ quan liên quan khác.
Theo một quan chức Sở KHĐT, dự án đã đạt các mục tiêu đề ra, gồm 4 phần chính là giảm rủi ro ở trung tâm huyện Xay, tỉnh Oudomxay, tăng cường năng lực phòng chống thiên tai tại các tỉnh Phongsaly, Oudomxay, Luang Prabang và công tác giảm bớt rủi ro thiên tai. Cho đến tháng 12/2019, dự án đã được thực hiện đúng kế hoạch, còn tiến độ mua bán, thuê, khảo sát dự kiến đạt 14%, giải ngân đạt gần 1,87 triệu USD, tương đương 6% giá trị dự án. Dự án được cấp phép vào tháng 8/2017 và triển khai trong 5 năm.
Lào gặp nhiều rủi ro về thiên tai, đặc biệt là đợt lũ lụt diện rộng năm 2018, gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại 125 huyện, 2.433 làng bản và 133.382 gia đình bị ảnh hưởng, 90 người chết và 26 người mất tích, thiệt hại ước tính khoảng 3.167 tỉ Kíp. Chính phủ đã hỗ trợ khẩn cấp 100 tỉ Kíp và nỗ lực khắc phục về đường sá giao thông, lâm nghiệp, và dành hơn 500 tỉ Kíp để sửa chữa hạ tầng. (Vientiane Times, 7/2/2020)
Lĩnh vực dịch vụ của Lào có thể sẽ thiệt hại lên đến 300 triệu USD trong quý I/2020
Theo báo Vientiane Times ngày 13/2/2020, GS. Leeber Leebouapao, nhà kinh tế và nghiên cứu cấp cao, Quyền Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế quốc gia (NIER) cho biết, Lào dự kiến sẽ không đạt thu ngân sách từ 250 triệu USD đến 300 triệu USD trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch, do sự lây lan của virút corona, do Chính phủ buộc phải tiến hành một số biện pháp cần thiết để hạn chế du khách vào Lào, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Trung tâm dịch covid-19 là từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã ảnh hưởng mạnh tới phát triển kinh tế-xã hội cả ở khu vực và thế giới. Ông nói thêm, hiện không thể làm gì để ổn định mục tiêu thu ngân sách trong lĩnh vực du lịch do tình hình là không thể tránh khỏi. Nguồn thu từ khu vực dịch vụ chủ yếu là từ hàng không, vận tải, khách sạn, nhà hàng, và điều này dự kiến sẽ giảm mạnh. Không rõ tình hình sẽ kéo dài bao lâu và tác động cụ thể đến lĩnh vực dịch vụ như thế nào, nhưng ông bày tỏ Chính phủ Trung Quốc sẽ sớm kiểm soát được vấn đề. Lĩnh vực đầu tư bị tác động tiêu cực do các nhà đầu tư Trung Quốc đổ nhiều vốn vào Lào, do đó thương mại song phương giữa Lào và Trung Quốc cũng suy giảm. Chính phủ đã tiến hành một số biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong đó có việc cấm các tour du lịch nhóm, nhiều điểm du lịch như Luang Prabang, Vang Viêng, Viêng Chăn cũng giảm khách du lịch. Năm 2019, hơn 4,79 triệu người đến du lịch tại Lào, trong đó 1,02 triệu là người Trung Quốc, tăng 26,92% so với 800.000 người năm 2018. (Vientiane Times, 13/2/2020)
Kim ngạch xuất khẩu quần áo của Lào đạt 212 triệu USD năm 2019
Báo Vientiane Times ngày 03/02/2020 đưa tin, xuất khẩu quần áo của Lào ra thế giới năm 2019 đạt 212 triệu USD sang 55 nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông.
Công nghiệp dệt và may mặc là ngành nổi bật về tạo ra thu nhập và việc làm ở Lào (145.400 việc làm tại 182 nhà máy sản xuất, gồm 82 nhà máy may, 191 cửa hàng quần áo và 8 xưởng may).
Hàng may mặc xuất khẩu ra nhiều nước, lớn nhất là Đức 68 triệu USD, thứ hai là Nhật bản gần 21 triệu USD, sau đó là Thụy Điển khoảng 20 triệu USD, Anh khoảng 14 triệu USD, Đan Mạch khoảng 12 triệu USD, Ý 11 triệu USD, Bồ Đào Nha gần 11 triệu USD và Mỹ gần 8 triệu USD.
Tuy nhiên, Lào vẫn nhập khẩu quần áo từ các nước với giá trị khoảng 23 triệu năm 2019, lớn nhất là Trung Quốc 9 triệu USD, Việt Nam 6 triệu USD, Thái Lan 5 triệu USD, hơn 1 triệu USD từ Pháp và 1 triệu USD từ Ấn Độ.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội may mặc Lào, ngành dệt may Lào đang đối mặt với một số thách thức, điển hình là thiếu lao động kỹ năng. (Vientiane Times, 03/02/2020)
Lào xuất khẩu được 6.457 MW điện giai đoạn 2016-2020
Ngày 04/02/2020, tại cuộc họp đánh giá kế hoạch phát triển năng lượng và mỏ giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ, ông Khammany Inthirath cho biết, giai đoạn 2016-2020, Lào xuất khẩu được 6.457 MW điện, tăng 145%, thu được 130 tỷ Kíp, tăng 35% so với giai đoạn 5 năm 2011-2015.
Bộ cũng đang thực thi chiến lược phát triển năng lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu tăng. Hiện tại, đường dây truyền tải điện đã được mở rộng là 65.563km với 71 trạm.
Về mua bán điện, Chính phủ Lào và Thái Lan đã ký thỏa thuận mua bán điện 9.000MW đến năm 2030. Hiện nay, Lào cung cấp hơn 5.620 MW điện sang Thái Lan. Năm 2022, sẽ tăng xuất khẩu sang Thái qua hai nhà máy thủy điện: nhà máy Thủy điện Nam Theun 1 (520MW) và nhà máy thủy điện Nậm ngừm 3 (480MW).
Lào cũng đã bán hơn 570MW điện sang Việt Nam và năm nay dự kiến bán 1.000MW, tăng lên 3.000 MW năm 2025 và 5.000MW năm 2030.
Với Myanmar, Chính phủ đã bán 10MW điện và bán thêm 20MW năm 2022. Lào và Myanmar đã ký hợp đồng hợp tác mua bán điện 100MW năm 2023 và 300MW năm 2025.
Với Campuchia, năm 2019, hai bên đã ký thỏa thuận phát triển hợp tác năng lượng 6.000MW đến năm 2030.
Sản xuất điện cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu tăng do công suất lắp đặt và số lượng các nhà máy thủy điện tăng. Đất nước hiện có 63 nhà máy thủy điện đang hoạt động với công suất lắp đặt là 7.213 MW, điện lượng 37.035kWh/năm.
37 nhà máy thủy điện đang xây dựng. Phần lớn dự kiến hoàn thành năm 2020-2021. Khi đó, Lào sẽ có 100 nhà máy thủy điện với công suất lắp đặt là 13.062 MW, điện lượng 66.944 triệu kWh/năm.
Đến nay, 90% các bản ở Lào được tiếp cận điện và 95% hộ dân có thể sử dụng điện lưới. (Vientiane Times, 05/02/2020)
CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH MỚI |
Bộ Chính trị đề ra phương hướng phát triển, chỉ đạo tập trung giảm nghèo
Ngày 25/02/2020, theo Vientiane Times, Bộ Chính trị Đảng NDCM Lào đã chỉ thị cho lãnh đạo các ban Đảng ở Trung ương và địa phương tăng cường công tác giám sát thực hiện chính sách cung cấp tín dụng/các khoản vay phục vụ phát triển nông thôn và giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống của nhân dân.
Chính sách này là một trong các giải pháp do Bộ Chính trị đề ra nhằm đẩy mạnh công tác giảm nghèo. Các cấp ủy đảng trung ương và tỉnh được chỉ thị phải tăng cường vai trò lãnh đạo trong việc giám sát cải tiến chính sách tín dụng và cho vay phục vụ công tác giảm nghèo. Các cơ quan liên quan phải tập trung nỗ lực để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp thương mại gắn với chế biến, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bộ Chính trị kêu gọi khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp, nông sản sạch và cây trồng hữu cơ. Các tổ chức đảng và cơ quan Chính phủ được chỉ thị phải có hành động để thực hiện các phương hướng này. Bộ Chính trị cũng yêu cầu sử dụng đất nông nghiệp một cách có hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo quyền sử dụng đất của người dân. Các cơ quan chức năng phải tiếp tục cung cấp bí quyết sản xuất và dịch vụ nông nghiệp cho nông dân, đồng thời khuyến khích trang trại tập thể ở các cộng đồng nông thôn và đảm bảo thị trường cần thiết.
Chỉ thị của Bộ Chính trị nêu rõ, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vốn, dịch vụ, đào tạo và quản lý. Các cơ quan của Đảng và Chính phủ ở tất cả các cấp phải nỗ lực hơn nữa trong việc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào ứng dụng các công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tham gia vào canh tác theo hợp đồng. Cơ quan chức năng phải cung cấp đào tạo để nông dân có thể tiếp cận những phương pháp mới, sử dụng công nghệ gieo trồng mới để tăng số lượng và chất lượng sản phẩm.
Bộ Chính trị yêu cầu Chính phủ khẩn trương xây dựng quy hoạch tổng thể và các dự án phát triển nông thôn và giảm nghèo, ưu tiên các vùng biên giới xa xôi; Tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học về sản xuất nông nghiệp, bao gồm giống và vật nuôi, phương pháp canh tác để tăng năng suất. Bộ Chính trị nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện đường sá và hệ thống cơ sở hạ tầng ở các cộng đồng nông thôn để kết nối chuỗi cung ứng sản xuất và thương mại giữa nông thôn và thành thị. Các cơ quan chức năng cần khẩn trương đánh giá các mô hình canh tác theo hợp đồng trước đây, bao gồm mô hình "2+3", theo đó, nông dân cung cấp đất, lao động, nhà đầu tư cung cấp giống, dịch vụ kỹ thuật và đảm bảo thị trường đầu ra; Mô hình "1+4", theo đó, người dân cung cấp đất, nhà đầu tư cung cấp lao động, giống, dịch vụ kỹ thuật và đảm bảo thị trường. (Vientiane Times, 25/02/2020)
Thủ tướng Thongloun Sisoulith chỉ đạo ngành năng lượng và mỏ
Ngày 05/02/2020, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã tham dự và chỉ đạo hội nghị tổng kết phát triển 5 năm giai đoạn 2016-2020 và phương hướng 5 năm tiếp theo, giai đoạn 2021-2025 của ngành năng lượng và mỏ.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Thongloun đánh giá cao kết quả đã đạt được của ngành năng lượng và mỏ trong giai đoạn 5 năm 2016-2020, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội quốc gia, đặc biệt là tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, Thủ tướng đã chỉ ra các mặt hạn chế cần khắc phục theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ nhằm tạo bước đột phá mới của ngành trong thời gian tới đây để tạo động lực phát triển, đem nhiều lợi ích phục vụ quốc gia, tạo nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, Thủ tướng chỉ ra hàng loạt các vấn đề tồn tại cụ thể mà ngành năng lượng mỏ đang gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; đó là, ngành chưa xác định được đúng kết quả đạt được ở mức độ nào, tăng trưởng thế nào, đã hiện đại hóa chưa, việc sử dụng nguồn tài nguyên đảm bảo đạt nhiều lợi ích cho quốc gia chưa, tài nguyên đã được chế biến thành sản phẩm có giá trị cao chưa, nắm chắc số lượng, hàm lượng của từng loại tài nguyên chưa. Từ đó, cần phân tích, nghiên cứu, đánh giá chắc chắn dựa trên các điểm mạnh, yếu cần khắc phục và phát huy trong thời gian tới. Đặc biệt, cần quan tâm xây dựng kế hoạch phát triển ngành năng lượng và mỏ theo hướng công nghiệp hiện đại và thân thiện với môi trường; xử lý triệt để các dự án đầu tư thiếu hiệu quả, vấn đề nợ của các đơn vị trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước; điều chỉnh giá điện phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội; khẩn trương tổ chức triển khai các hợp đồng mua bán điện với các quốc gia láng giềng; quản lý chặt chẽ thiết kế kỹ thuật các đập thủy điện nhằm đảm bảo không để xảy ra thảm họa như thời gian qua; tiếp tục kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực thi pháp luật, các quy định một cách nghiêm túc, thúc đẩy phát triển ngành năng lượng mà đất nước đã lựa chọn làm mũi nhọn phát triển kinh tế-xã hội quốc gia.
Về phương hướng phát triển giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng chỉ đạo ngành năng lượng và mỏ phải tiếp tục phát triển các dự án năng lượng điện và khai khoáng đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và vận hành, đồng thời nâng cao hiệu quả của ngành; cân đối giữa phát triển sản xuất điện với đường dây tải điện, cũng như giữa phát điện với nhu cầu thị trường. Những ưu tiên khác bao gồm tiếp tục quản lý các đập thủy điện trong bối cảnh nhiều dự án sẽ đưa vào vận hành từ nay đến năm 2025, đặc biệt là quản lý nguồn nước để đảm bảo an toàn, thích ứng với điều kiện khí hậu cực đoan và thiên tai. Ngành năng lượng và mỏ cũng phải tăng cường các dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng điện, cải tiến cơ cấu giá điện cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp, quản lý tốt hơn các nguồn tài chính của ngành. Liên quan đến phát triển khai khoáng, Thủ tướng chỉ đạo ngành phải ưu tiên cho việc chế biến và xuất khẩu khoáng sản ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững, Bộ Năng lượng và Mỏ cần tuân thủ các chính sách của Đảng theo Tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược đến năm 2025. Điều đó sẽ đưa ngành năng lượng và mỏ tăng trưởng theo định hướng phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
Theo báo cáo của Bộ Năng lượng và Mỏ, trong giai đoạn 2016-2020, ngành năng lượng và mỏ đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 11% so với giai đoạn 2011-2015. Trong kỳ, ngành năng lượng đã tăng trưởng nhảy vọt 145%, trong khi ngành khai khoáng giảm 18,69%. Ngành năng lượng và mỏ đã đóng góp 16,9% cho tăng trưởng GDP năm 2019 và dự kiến sẽ đóng góp 16,4% cho tăng trưởng GDP năm 2020. (Vientiane Times, KT-XH, 07/02/2020)
Chính phủ dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025
Ngày 13/02/2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Sonexay Siphandone đã chủ trì hội nghị của Ban chỉ đạo xây dựng Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 9 (2021-2025) với sự tham gia của các đại diện cao cấp của các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương.
Mục đích của hội nghị là nhằm tạo điều kiện để cán bộ các ngành, các cấp trao đổi quan điểm về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế hiện hành và dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 9 (2021-2025).
Các đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận dự thảo kế hoạch 5 năm, tập trung vào 06 ưu tiên để hoàn thiện báo cáo cuối cùng của Chính phủ. Các mục tiêu ưu tiên này bao gồm; (i) đạt tăng trưởng kinh tế quốc gia bền vững, cân đối và có chất lượng; (ii) Cải thiện tiêu chuẩn nguồn nhân lực, năng lực nghiên cứu và sử dụng khoa học và công nghệ nhằm tăng năng suất và sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao hơn; (iii) Nâng cao đời sống của nhân dân; (iv) Tạo được nhiều không gian xanh và theo đuổi phát triển thân thiện với môi trường; (v) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực; và (vi) Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước thông qua pháp quyền và thống nhất xã hội.
Phó Thủ tướng Sonexay Siphandone kêu gọi các đại biểu từ các Bộ ngành và địa phương tham gia xây dựng dự thảo cân nhắc những nội dung quan trọng, có ý nghĩa chiến lược để đưa vào kế hoạch phát triển 5 năm. Phó Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, đào tạo dạy nghề cho thanh niên và phát triển các đặc khu và khu kinh tế chuyên biệt. Các đại biểu từ các Bộ ngành đã báo cáo về tiến độ đạt được trong việc xây dựng các phần cấu thành dự thảo và dự kiến sẽ hoàn thành tất cả văn bản trước khi trình Chính phủ. (Vientiane Times, 14/02/2020)
Phó Thủ tướng Lào đề nghị ngành hải quan cần hiện đại hóa và minh bạch hơn
Theo báo Vientiane Times ngày 7/2/2020, tại cuộc họp thường niên tổ chức tại Viêng Chăn để đánh giá hoạt động của ngành hải quan năm 2019, phương hướng năm 2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Lào Somdy Duangy nhấn mạnh việc hiện đại hóa và tính minh bạch của ngành. Theo đó, Tổng cục Hải quan, Hải quan khu vực 1-7, bộ phận thanh tra hải quan tại các tỉnh thành và các cửa khẩu quốc tế, các địa phương cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của mình nhằm khắc phục những vấn đề như giám sát, thanh tra, hiệu quả của các quy định hải quan, ngăn chặn buôn lậu, quản lý nhập khẩu xăng dầu, vấn đề nhập lậu ô tô, hiện đại hóa hoạt động hải quan.
Phó Thủ tướng cho rằng, trong thời gian qua, ngành hải quan đã có những thành tích nổi bật, trong đó đã thu ngân sách được 6.889 tỷ Kíp, chiếm 91,31% kế hoạch, tăng 3,80% (tương đương giá trị 251,98 tỷ Kíp) so với năm 2018. Hiện đại hóa hải quan bao gồm thủ tục thông qua nhập khẩu (Asycuda), thu phí hải quan, thuế và các loại phí khác thông qua hệ thống ngân hàng, thuế thông minh, quy chế một cửa quốc gia, quản lý và giám sát nhập khẩu phương tiện, thu phí lưu thông phương tiện và người tại các điểm kiểm soát cửa khẩu thông qua hệ thống điện tử (KIOSK); ngoài ra, còn bao gồm các biện pháp phòng chống buôn lậu hàng hóa, thành lập các tổ điều tra và ngăn chặn buôn lậu, triển khai toàn diện trên toàn quốc theo chỉ đạo của trung ương. Sau khi tái cơ cấu ngành hải quan vào giữa năm 2019, thực tế đã có một số chuyển biến tích cực trong quản lý nhập khẩu xăng dầu, nguồn thu chính cho ngân sách và chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách của lĩnh vực hải quan. Tuy nhiên, việc quản lý lỏng lẻo tại các cửa khẩu đã tạo ra lỗ hổng dẫn đến tình trạng buôn lậu hàng hóa như khí đốt, thiết bị điện tử, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, nông sản từ các điểm kiểm soát hải quan quốc tế vào trong nước và các điểm kiểm soát truyền thống. Phó Thủ tướng lưu ý, lĩnh vực hải quan cần phải hiện đại một bước, đặc biệt là quản lý thu ngân sách minh bạch nhằm đảm bảo năm 2020 đạt mục tiêu là 8.200 tỷ Kíp. (Vientiane Times, 7/2/2020)
Chương trình phát triển của Bộ Nông Lâm
Ngày 06/02/2020, theo thông cáo báo chí của Bộ Nông Lâm, ngành nông lâm cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để mở rộng sản xuất trong nước, chuẩn bị kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành.
Thông cáo báo chí đồng thời cũng công bố kế hoạch phát triển trong tương lai của ngành. Năm 2020, Bộ Nông Lâm sẽ tăng cường sản xuất nông nghiệp mùa mưa và mùa khô, chú trọng công tác quản lý rừng ở 17 tỉnh. Các chương trình sẽ thực hiện các giải pháp để phòng chống dịch lợn châu Phi và sâu bệnh, hỗ trợ sản xuất ở các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thiên tai lũ lụt thông qua các chương trình phát triển và xóa nghèo. Để đạt các mục tiêu đề ra, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với sở nông lâm các tỉnh và thủ đô Viêng Chăn và các tổ chức quốc tế. Các hoạt động nâng cao nhận thức của công chúng năm 2020 sẽ bao gồm Ngày Lương thực Thế giới, Ngày Bảo tồn Thủy sinh và động vật hoang dã và các sự kiện kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành.
Năm 2020, ngành Nông Lâm được phân bổ kinh phí trên 13,6 tỷ Kíp để thực hiện các chương trình. Năm 2019, kinh phí được phân bổ là 10,9 tỷ Kíp, Bộ đã ưu tiên cho các chương trình phát triển ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Trong năm nay, Vụ Lâm nghiệp và Vụ Kiểm lâm sẽ tiếp tục hợp tác với Liên minh châu Âu trong việc thực hiện dự án 2019-2022 do EU tài trợ.
Những ưu tiên khác của ngành nông lâm bao gồm giảm thiểu tác động thiên tai và nâng cao khả năng ứng phó với thay đổi khí hậu, tăng cường vai trò của phụ nữ và đáp ứng nhu cầu của trẻ em ở các địa bàn nông thôn. (Vientiane Times, 07/02/2020)
Tạm thời đóng cửa Đặc khu Kinh tế Tam giác Vàng để ngăn chặn lây lan virus
Ngày 14/02/2020, trả lời phỏng vấn Vientiane Times, Chánh Văn phòng Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Bokeo Somkhit Vongpanya cho biết, chính quyền tỉnh Bokeo đã tạm thời cấm vào và ra khỏi Đặc khu Kinh tế Tam giác Vàng ở huyện Tôn Phợng nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của virus Corona.
Ông Somkhit Vongpanya nói, đặc khu kinh tế đã tạm thời bị đóng cửa và cơ quan chức năng đã phun thuốc tẩy trùng trong khu vực. Mặc dù chưa có báo cáo nào về sự lây nhiễm virus này ở Lào, nhưng giải pháp này được thực hiện để phòng ngừa trong điều kiện tỉnh Bokeo có chung biên giới với Trung Quốc. Một ủy ban hoạt động ở Đặc khu Kinh tế Tam giác Vàng cho biết, việc cấm vào ra khỏi đặc khu có hiệu lực từ 9-25/02/2020.
Chính quyền tỉnh Bokeo cấm mọi người bên ngoài đi vào đặc khu; những ai sống trong đặc khu có thể rời đi nếu muốn nhưng sẽ không được phép quay trở lại trước ngày 25/02/2020.
Vì sự đóng cửa đặc khu, tỉnh Bokeo đã quyết định hoãn Lễ hội Hoa Kapok dự kiến tổ chức trong tháng này. (Vientiane Times, 17/02/2020)
Bộ trưởng Lao động hối thúc sự minh bạch trong tuyển dụng công nhân đường sắt Lào – Trung
Ngày 12/02/2020, phát biểu tại hội nghị về quyền lợi của người lao động tổ chức tại Viêng Chăn, Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi Xã hội Khampheng Saysompheng nhấn mạnh về sự cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ để đảm bảo cung cấp đầy đủ và công khai thông tin về việc tuyển dụng lao động Lào phục vụ xây dựng đường sắt Lào – Trung Quốc.
Bộ trưởng Khampheng đề nghị các Sở Lao động và Phúc lợi Xã hội phải làm việc với các huyện và cơ quan tuyển dụng lao động thông báo công khai về số lượng nhu cầu việc làm và chuẩn bị cung ứng lao động phục vụ xây dựng tuyến đường sắt dài 418 Km. Cán bộ ngành lao động, các cơ quan tuyển dụng và nhà thầu cần hợp tác với nhau để giám sát quá trình tuyển dụng và cung cấp thông tin về số lượng việc làm sẵn có. Bộ trưởng Khampheng cho rằng, hiện nay thông tin cung cấp cho công chúng về tuyển dụng lao động Lào không rõ ràng. Cần thiết phải công bố thông tin chi tiết về các vị trí việc làm như chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau, kỹ thuật viên, nhân viên văn phòng và lao động có kỹ năng mà công dân Lào có thể dự tuyển.
Theo báo cáo của dự án, có khoảng 16.000 người đã được tuyển dụng để xây dựng đường sắt, trong đó có khoảng 4.500 người Lào. Tuyến đường sắt kéo dài từ cửa khẩu Boten-Mohan, tỉnh Luang Namtha, đi qua các tỉnh Oudomxay, Luang Prabang, Viêng Chăn và nối với Thủ đô Viêng Chăn. (Vientiane Times, 18/02/2020)
Lào tìm biện pháp lồng ghép tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế
Ngày 21/2/2020, tại Viêng Chăn, Bộ KHĐT Lào phối hợp với Viện Kinh tế quốc gia Lào tổ chức Hội nghị "Chương trình nghị sự tăng trưởng xanh tại Lào – kết quả và phương hướng".
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KHĐT Kikeo Chanthaboury cho biết, chiến lược tăng trưởng xanh trong phát triển là cần thiết và quan trọng để đạt thành công. Quyết định gắn chương trình tăng trưởng xanh trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội là cần thiết để phát triển bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân. Ngoài giới hạn việc sử dụng nguồn tài nguyên, chính quyền các địa phương cần đảm bảo sử dụng hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, lãng phí và hiệu ứng nhà kính. Việc này bao gồm giảm rủi ro của tính dễ tổn thương của nền kinh tế và an ninh kinh tế toàn cầu. Ông nhấn mạnh, hội nghị là nền tảng để chia sẻ các biện pháp xây dựng chính sách tăng trưởng xanh và đảm bảo kế hoạch chiến lược toàn diện thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ cuối thế kỷ 20, phát triển kinh tế đã không được định hướng phát triển theo hướng bền vững, tài nguyên bị phá hủy, Lào phải đối mặt với nhiều thách thức khi phát triển kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Ông Frank Rijsberman, Tổng giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) cho biết, trong những năm qua, nhiều quan điểm cho rằng, bảo vệ môi trường đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Điều này đã thay đổi, thực tế khi phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện song song với chiến lược tăng trưởng xanh, trở thành phương cách tối ưu nhất cho phát triển kinh tế. GGGI đã có báo cáo đánh giá tiềm năng tăng trưởng xanh năm 2016-2017 để giúp Lào xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh, hỗ trợ chính phủ xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống những thách thức trong phát triển kinh tế-xã hội Lào để xác định, định hướng ưu tiên của chiến lược tăng trưởng xanh phù hợp.
Chính phủ Lào đã ban hành chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia năm 2019, trong đó các nhà hoạch định chính sách khẳng định sự can thiệp của nhà nước là cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, toàn diện và bền vững. Sáng kiến tăng trưởng xanh là một phần trong Khuôn khổ hợp tác mới với các nước đối tác của Ngân hàng thế giới (WB) đối với Lào giai đoạn 2017-2021, đưa ra hướng tiếp tục triển khai, trong đó ưu tiên việc bảo vệ môi trường thông qua quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và tăng cường ứng phó đối với các rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. (Vientiane Times, 21/2/2020)
Lào mở rộng tiếp cận vốn cho SME và doanh nghiệp khởi nghiệp
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp khởi nghiệp tại Lào sẽ có khả năng được tiếp cận vốn tại các cơ sở tài chính vi mô thay vì tại các ngân hàng hiện đang áp dụng nhiều chính sách hạn chế đối với người đi vay. Quỹ hỗ trợ đầu tư Angel, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào (LNCCI) hợp tác với các cơ sở tài chính vi mô sẽ tiến hành hỗ trợ khoảng 1 tỷ Kíp đối với các SME, nguồn vốn này lấy từ Quỹ Xúc tiến SME. Phó Chủ tịch LNCCI ông Daovone Phachanthavong cho biết sẽ thảo luận về nội dung chính việc hợp tác giữa LNCCI và các cơ sở tài chính vi mô. LNCCI, cơ quan hỗ trợ chính sách của Chính phủ về thúc đẩy SMEs, sẵn sàng hợp tác với các cơ sở tài chính này, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp nông dân vùng sâu vùng xa để đảm bảo cho họ được tiếp cận tài chính. Ông Daovone đồng thời là thành viên Ban Điều hành Quỹ xúc tiến SME nhấn mạnh, đối tác mục tiêu của quỹ này là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, chăm sóc sắc đẹp, tiệm cắt tóc và một số ngành nghề khác, giúp họ định hướng làm chủ doanh nghiệp nhỏ, biện pháp tạo thu nhập, hơn là theo đuổi trở thành doanh nghiệp quy mô lớn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư.
Phát biểu tại Lễ trao giải lãnh đạo doanh nghiệp 2019 tổ chức ngày 17/2/2020, ông Daovone cho biết, Chính phủ đã chuyển 100 tỷ Kíp trong số 200 tỷ Kíp vào Quỹ Xúc tiến SME, hiện số tiền này đã có sẵn tại 3 ngân hàng được lựa chọn là ST Bank, Lao-Viet Bank và Sacombank, và 100 triệu USD trong số 300 triệu USD của Trung Quốc tài trợ sẽ sớm được chuyển tới 12 ngân hàng tại Lào. Quỹ Đầu tư Angel tại Trung tâm dịch vụ SME, thuộc LNCCI chuyên dành cho những doanh nghiệp khó khăn, giúp họ có thể tiếp cận vốn dành cho SME, quỹ này sẽ giải ngân khoảng 1 tỷ Kíp cho vay theo chương trình hợp tác với các cơ sở tài chính vi mô. Ngoài việc tạo điều kiện về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp khó khăn, quỹ này sẽ giúp họ không bị trở thành người đi vay không chính thức và phải chịu lãi suất cao hơn ngân hàng. Quỹ hoạt động theo châm ngôn "tất cả mọi người đều có thể tiếp cận vốn". Mọi doanh nghiệp, thông qua quỹ này, đều có thể vay tiền với thủ tục đơn giản hơn và có thể sử dụng giấy tờ sở hữu tài sản để thế chấp. (Vientiane Times, 19/2/2020)
Bộ Tài chính đưa ra thuế suất mới
Ngày 11/02/2020, Bộ Tài chính đã ban hành thông báo về việc thực hiện Luật quản lý thuế, Luật thuế thu nhập và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới ban hành có hiệu lực vào ngày 01/01/2020.
Doanh nghiệp nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thuế suất bắt buộc là 7%, công nghiệp sản xuất và chế tạo thuế suất là 10% và kinh doanh thương mại và dịch vụ thuế suất là 15%.
Doanh nghiệp kinh doanh phổ thông, thuế suất là 20%. Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và bán sản phẩm thuốc lá, thuế suất là 22%, 2% sẽ nộp vào Quỹ kiểm soát thuốc lá.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản dạng tô nhượng thuế suất là 35%.
Thuế suất 5% áp dụng đối với kinh doanh phát triển nguồn nhân lực như trường học, trung tâm đào tạo và các trung tâm giáo dục khác cũng như kinh doanh liên quan đến xây dựng các bệnh viện hiện đại, nhà máy dược phẩm và y học cổ truyền cũng như kinh doanh sử dụng công nghệ cải tiến, thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng sạch trong quá trình sản xuất chế biến. Các ngành này phải trả thuế sau thời gian được miễn thuế theo Luật xúc tiến đầu tư.
Doanh nghiêp kinh doanh chứng khoán được ưu đãi, chỉ phải trả thuế 13% trong 4 năm đầu, các năm tiếp theo là 20%.
Thuế suất đối với xăng cao cấp là 35%, xăng thường 30% và dầu diesel là 20%.
Thuế suất đối với đồ uống có cồn với độ cồn trên 23% là 70%; thuốc lá là 50%; dịch vụ giải trí và karaoke là 35%; đua mô tô, đua ngựa, chọi gà là 25%.(Vientiane Times, 17/02/2020)
Biện pháp tăng thu của Cơ quan quản lý Thuế III trong năm 2020
Ngày 12/02/2020, báo KT-XH đưa tin, Cơ quan quản lý thuế khu vực III đặt kế hoạch cho năm 2020 phải đạt mục tiêu thu 800 tỷ Kíp.
Phát biểu trước báo chí, Giám đốc Cơ quan quản lý thuế khu vực III Thoumphanh Sengphachanh cho biết, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý thu thuế cho nhà nước tại hai tỉnh Xayabuly và Luang Prabang, địa bàn có 04 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu địa phương, 03 lối mở thông với Thái Lan. Tính đến hết 31/12/2019, đơn vị đã thực hiện nhiệm vụ thu đạt 711,8 tỷ Kíp, đạt 98,87% kế hoạch đề ra (720 tỷ Kíp), so với cùng kỳ của năm 2018, vượt hơn 11,93%. Kế hoạch đề ra cho năm 2020 cần đạt được mục tiêu thu là 800 tỷ Kíp.
Để đạt được mục tiêu, đơn vị quản lý thu thuế khu vực III đã xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp cơ bản trong tổ chức thực hiện mục tiêu bao gồm việc sửa đổi cơ chế quản lý tập trung tại cửa khẩu, củng cố hệ thống thực thi ngăn chặn việc trốn thuế, buôn bán lậu qua cửa khẩu, trước mắt, cần tăng cường sự chỉ đạo, nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ nhân viên thực thi công vụ; theo dõi giám sát và xử lý các vấn đề tiêu cực trong khu vực đơn vị quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu. (Báo KT-XH, 12/02/2020)
HỢP TÁC LÀO-VIỆT NAM |
Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 01 năm 2020
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại Việt Nam-Lào tháng 01/2020 đạt 79,89 triệu USD, giảm 20,7% so với cùng kỳ. Trong đó,
- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 44 triệu USD, giảm 22,8% so với cùng kỳ. Giảm mạnh so với cùng kỳ là sắt thép (giảm 63,7% chỉ đạt 2,67 triệu USD); Clanke và xi măng (giảm 53,9% chỉ đạt 0,6 triệu USD); phân bón các loại (giảm 45,7% chỉ đạt 0,44 triệu USD); xăng dầu (giảm 43,1% chỉ đạt 4,2 triệu USD)
Chỉ có một số ít mặt hàng tăng trong đó, rau quả vẫn tăng mạnh 421% đạt 7,7 triệu USD, giảm so với tháng trước, đạt mức cao hơn mức trung bình năm 2019 (6,6 triệu USD); Giấy và sản phẩm giấy (tăng 83,6% đạt 0,67 triệu USD); hàng dệt may (tăng 38,8% đạt 0,925 triệu USD); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng (tăng 37,2% đạt 3,15 triệu USD); sản phẩm từ chất dẻo (tăng nhẹ 2,9% đạt 0,68 triệu USD). Các mặt hàng còn lại đều giảm.
- Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 35,86 triệu USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng tăng là: Quặng và khoáng sản tăng về giá trị (tăng 22,6%, đạt 2,4 triệu USD nhưng giảm về số lượng); gỗ và sản phẩm gỗ tăng nhẹ 7,1% đạt 8,7 triệu USD.
Các mặt hàng giảm là: kim loại thường giảm 29,6% đạt 0,214 triệu USD; Phân bón các loại giảm 16,9% đạt 2,5 triệu USD.
Việc kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm trong tháng được dự đoán do tháng 01/2020 là tháng nghỉ Tết Nguyên đán của Việt Nam và do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 đang lan nhanh hiện nay. Dự báo với tình hình dịch bệnh hiện tại, kim ngạch tháng 02/2020 có thể tiếp tục giảm.(ĐSQVN tại Lào)
Ngành ngân hàng Lào và Việt Nam tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kiểm tra
Từ ngày 10-12/02/2020, tại thủ đô Viêng Chăn, Ngân hàng CHDCND Lào (BOL) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) hợp tác tổ chức tập huấn với chủ đề "Kiểm tra và kiểm soát các vấn đề tiêu cực nảy sinh trong lĩnh vực ngân hàng" do Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm tra hành chính NHNNVN Nguyễn Anh Tuấn chủ trì thực hiện, với sự tham dự của Phó Thống đốc BOL Phouthaxay Sivilay, Vụ trưởng Vụ Kiểm tra nội bộ BOL Viengsavanh Xayavong.
Mục đích của đợt tập huấn nhằm trao đổi các thông tin, tình hình chung về vấn đề tham nhũng; nội dung cơ bản về luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam; mô hình tổ chức, công tác ngăn chặn, chống tham nhũng tại Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng và các phát sinh thực tế của ngành ngân hàng Việt Nam làm bài học kinh nghiệm đối với ngành ngân hàng Lào.
Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm tra hành chính NHNNVN Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh rằng, việc kiểm tra, giám sát và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực có vai trò rất quan trọng việc phòng chống tham nhũng và không thể thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của tổ chức Đảng, bộ máy tổ chức quản lý các cấp trong hệ thống ngân hàng.
Phát biểu tại buổi tập huấn, Phó Thống đốc BOL Phouthaxay Sivilay cho biết, Lãnh đạo BOL luôn quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn công tác kiểm tra ngay trong đơn vị mình quản lý một cách chặt chẽ, thường xuyên, liên tục và Ban Kiểm tra các cấp luôn chủ động, thường xuyên triển khai nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tốt. Việc tập huấn công tác kiểm tra, giám sát các biểu hiện tiêu cực nảy sinh trong lĩnh vực ngân hàng là nâng cao sự hiểu biết cơ bản về lý thuyết và thực tiễn cho cán bộ, nhân viên của ngành kiểm tra hiểu về việc tại sao cần kiểm tra? kiểm tra để làm gì? kiểm tra như thế nào? việc xử lý kết quả kiểm tra để gắn công tác tổ chức thực hiện kiểm tra với chủ trương và pháp luật của đảng và nhà nước, được sâu rộng trong cộng đồng. (Báo KT-XH, 12/02/2020)
HỢP TÁC LÀO-CẮC NƯỚC |
Lào-Trung Quốc
Chính phủ Lào và Công ty Trung Quốc ký Thỏa thuận phát triển Dự án năng lượng mặt trời 1.200MW nổi trên Hồ Nậm Ngừm
Ngày 19/02/2020, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Công ty TNHH Công nghệ tìm kiếm an toàn Hangzhou, Trung Quốc và Công ty TNHH LAO-PPA đã ký Hợp đồng phát triển dự án (PDA) với chính phủ sau khi hoàn thành việc nghiên cứu khả thi về dự án năng lượng mặt trời với công suất lắp đặt 1.200 MW trên mặt hồ thủy điện Nậm Ngừm 1 để phát triển năng lượng tái tạo tại Lào.
Dự án nghiên cứu khả thi được triển khai thực hiện từ năm 2018, gần bản Phonsavath, huyện Longxan, tỉnh Xaysomboun là vị trí lý tưởng, có tiềm năng cho việc phát triển nguồn năng lượng mặt trời.
Hợp đồng phát triển dự án được ký giữa Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khamchan Vongsaenboun và Chủ tịch Công ty TNHH Công nghệ tìm kiếm an toàn Hangzhou RuiZhao, Giám đốc điều hành của Công ty TNHH LAO-PPA Sengthongphachan Syvongxay và Phó Chủ tịch Công ty TNHH Công nghệ tìm kiếm an toàn Hangzhou Xiangming Fang. Dự án được liên doanh giữa Chính phủ Lào và Công ty TNHH Công nghệ tìm kiếm an toàn Hangzhou theo tỷ lệ Chính phủ Lào nắm giữ 20% cổ phần và công ty là 80% cổ phần, thời hạn 25 năm, trên tổng diện tích bề mặt nước là 1.500 ha.
Theo dự kiến, dự án sẽ triển khai thành các giai đoạn khác nhau, đáp ứng theo nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Giai đoạn đầu từ năm 2020-2023, sẽ lắp đạt nhà máy có công suất 300MW, có khả năng sản xuất được 37.852,86 GWh. Giai đoạn từ năm 2023-2026, nâng công suất lên thêm 900 MW và xây dựng mạng lưới truyền tải điện từ nhà máy đến trạm biến áp tại bản Sengsavang, huyện Thoulakhom, tỉnh Viêng chăn.
Các thỏa thuận khác sẽ tiếp tục thực hiện trong thời hạn 24 tháng, tính từ thời điểm ký kết PDA. (Vientiane Times, 21/02/2020)
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Lào sang Trung quốc tăng
Theo số liệu từ Bộ Công Thương Lào, trong mấy năm qua, nguồn thu từ xuất khẩu gạo của Lào sang Trung Quốc tăng.
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Lào sang Trung Quốc tăng liên tục, năm 2017 là 5,6 triệu USD, năm 2018 là 7,25 triệu USD và năm 2019 là 14,54 triệu USD do chính sách thương mại giữa hai bên được quan tâm cải thiện. Với hạn ngạch xuất gạo sang Trung Quốc lên đến 50.000 tấn gạo, Lào đến nay mới chỉ xuất được 1.000 tấn và đang phấn đấu đạt mục tiêu trên vào năm 2021.
Tuy nhiên, do tác động từ thảm họa thiên nhiên, việc xuất khẩu gạo của Lào sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức. Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, Chính phủ kêu gọi, khuyến khích nông dân tăng cường sản xuất lúa gạo để có thể đạt được sản lượng ít nhất 01 triệu tấn thóc/năm; tăng diện tích sản xuất, nâng tỷ lệ gạo trắng lên 35% tổng sản lượng gạo để phục vụ nhu cầu xuất khẩu; sản xuất gạo theo tiêu chuẩn GAP để xuất bán sang Trung Quốc, khu vực và thế giới.
Theo kế hoạch phát triển, sẽ khuyến khích người nông dân sản xuất 4,7 triệu tấn thóc vào năm 2020. Tuy nhiên, dự đoán sản lượng lúa sẽ không đạt mục tiêu đề ra do ảnh hưởng của thảm họa thiên nhiên. Mặc dù vậy, lượng gạo xuất khẩu vẫn đảm bảo duy trì ổn định đạt 01 triệu tấn/năm. (Vientiane Times, 26/02/2020)
Lào-Nhật Bản
Thỏa thuận mới mở đường cho phát triển điện mặt trời
Ngày 04/02/2020, theo Vientiane Times, Bộ Khoa học và Công nghệ với sự hợp tác của Tập đoàn Nhật Bản Marubeli và Tập đoàn AMZ sẽ tiến hành nghiên cứu và triển khai công nghệ điện mặt trời ở Lào.
MOU về dự án đã được ký kết giữa Vụ trưởng Kế hoạch và Hợp tác, Bộ Khoa học và Công nghệ Khamphet Vongdara, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeli Shigeru Nagashima, Chủ tịch Kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn AMZ Alivan Sithara với sự chứng kiến của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Boviengkham Vongdara.
Phát biểu tại lễ ký, ông Khamphet cho biết, hiện nay Lào đang tham gia vào Cách mạng Công nghiệp 4.0 và để tăng cường công tác nghiên cứu và triển khai công nghệ, đòi hỏi phải nắm bắt những kỹ năng mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. MOU được ký kết phù hợp với kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, mở đường cho sự hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai công nghệ mặt trời ở Lào. Mục đích của MOU là nhằm tiến hành nghiên cứu khả thi xây dựng các trạm điện mặt trời, sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhằm phát triển ngành năng lượng ở Lào. Dự án được Chính phủ Lào hoan nghênh và ủng hộ. (Vientiane Times, 04/02/2020)
Lào, Nhật Bản ký MOU phát triển du lịch tại tỉnh Luang Namtha
Ngày 10/2/2020, tại Viêng Chăn, Chủ tịch Tập đoàn Luangpaseuth Bounleuth Luangpaseuth và ông Akinori Ido, đại diện Tập đoạn Chodai, Nhật Bản đã ký MOU hợp tác thực hiện dự án phát triển du lịch bền vững và hạ tầng tại tỉnh Luang Namtha. Tại đây, đại biểu tham dự được nghe về kết quả khảo sát và nghiên cứu về phát triển du lịch và hạ tầng bền vững do Đại học Tokyo, Nhật Bản trình bày.
Luang Namtha có biên giới chiến lược với Trung Quốc, có Khu vực bảo tồn quốc gia Nam Ha với diện tích hơn 200.000 héc-ta, tài nguyên dồi dào và có 17 dân tộc thiểu số. Vì vậy, Luang Namtha ưu tiên phát triển triển du lịch sinh thái, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp sạch. Tỉnh đã triển khai khảo sát tập trung vào việc cải thiện hạ tầng và các cơ sở nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong tỉnh và với nước ngoài, đặc biệt là về viễn thông và sử dụng hệ thống 5G. (Vientiane Times, 12/2/2020)
JICA hỗ trợ hệ thống tưới tiêu, nông nghiệp và tiếp thị cho tỉnh Savannakhet
Ngày 18/2/2020, theo báo cáo đăng trên Facebook của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Lào, tổ chức này hiện đang phát triển hệ thống tưới tiêu, hoạt động đồng áng và tiếp thị thông qua dự án hợp tác kỹ thuật tại tỉnh Savannakhet (Savan PAD). Chủ đề thông tin là "Sử dụng nguồn nước hiệu quả" và thảo luận việc mở rộng diện tích tưới tiêu, miễn phí 100% cho việc cấp nước và thanh toán hóa đơn tiền điện, cải thiện hệ thống kế toán cho nông dân, quản lý hệ thống tưới tiêu phù hợp. Tháng 8/2019, dự án đã ban hành bản tin thứ 5, tóm tắt nỗ lực cải thiện tình hình tài chính của các nhóm sử dụng nguồn nước, giải thích rằng nguồn nước là vật chất chính đối với việc trồng lúa gạo và nông dân sử dụng bơm nước từ các con sông, suối, nhưng hiện đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và duy trì các bơm tưới tiêu. Dự án cũng ban hành cuốn sách hướng dẫn người dân Lào các công việc tiếp theo sau khi dự án kết thúc.
JICA đang áp dụng các biện pháp hỗ trợ thực tế đối với các nước đang phát triển, tùy theo từng dự án cụ thể, hỗ trợ kỹ thuật bao gồm việc giám sát của các chuyên gia JICA, đào tạo các cán bộ địa phương về "năng lực phát triển", cung cấp thiết bị hoặc hỗ trợ tài chính. Tháng 1/2020, một nhóm JICA cùng với Cơ quan hỗ trợ quốc tế Mỹ (USAID) đã tổ chức hội thảo tiêu đề "Chia sẻ kinh nghiệm trong việc cải thiện lĩnh vực năng lượng và kế hoạch truyền tải" nhằm cập nhật và chia sẻ tiến triển của việc nghiên cứu hệ thống năng lượng của Lào và thông tin kế hoạch trung hạn trong lĩnh vực năng lượng. Năng lượng và thương mại là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất ở Lào. Hiện nay, Mỹ và Nhật đang phối hợp với Lào để tạo điều kiện phát triển hệ thống năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa và tăng trưởng kinh tế thông qua cải thiện kết nối với các nước láng giềng. (Vientiane Times, 21/2/2020)
Lào-Mỹ
Lào – Mỹ ký MOU triển khai chương trình quản lý rủi ro thiên tai
Ngày 18/2/2020, tại Viêng Chăn, với sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Lao động và phúc lợi xã hội Lào Padeumphone Sonthany, Vụ trưởng Vụ Phúc lợi xã hội, Bộ Lao động và phúc lợi xã hội Lào Vilayphong Sisomvang và bà Victoria Leat, đại diện Trung tâm Thiên tai Thái Bình Dương của Mỹ đã ký Thỏa thuận tiến hành sáng kiến hệ thống quản lý rủi ro thiên tai (DMRS) và nâng cao năng lực giám sát, lập kế hoạch và thích ứng với thiên tai, do Văn phòng Hỗ trợ thiên tai ở nước ngoài (OFDA) và Tổ chức Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác tăng cường nâng cao năng lực trong việc ra quyết định về quản lý rủi ro thiên tai, tăng cường chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan thông qua các ứng dựng và hệ thống phù hợp.
Các chương trình của OFDA nhằm nâng cao năng lực sử dụng dữ liệu mới nhất, khoa học, công nghệ giữa các nước ASEAN. Giám đốc điều hành Trung tâm thiên tai Thái Bình Dương ông Ray Shirkhodai cho biết, dự án là một cấu phần của chương trình khu vực nhằm nâng cao năng lực cho tất cả các nước ASEAN về công tác giám sát mức độ nguy cấp, cảnh báo sớm và hỗ trợ ra quyết định. Theo dự án này, Ủy ban quản lý thiên tai trung tâm sẽ sử dụng DMRS không phân biệt thiên tai xảy ra ở nước nào và hỗ trợ thúc đẩy, tạo điều kiện cho hợp tác, phối hợp khu vực để cải thiện những hậu quả của thiên tai. Quản lý hiệu quả rủi ro thiên tai đòi hỏi sự phối hợp chất lượng cao giữa các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế và cộng đồng. Với Lào, Trung tâm thiên tai Thái Bình Dương và Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và quản lý thiên tai (AHA Center) đã tiến hành nghiên cứu tác động của lũ lụt để giúp nước này có thể dự báo được về tình hình người dân, nhu cầu cứu trợ, tình trạng nhà cửa và cơ sở hạ tầng khi xảy ra lũ lụt diện rộng. (Vientiane Times, 20/2/2020)
HỢP TÁC KHU VỰC |
Ủy hội sông Mekong tổ chức hội thảo về Dự án thủy điện Luang Prabang
Ngày 5 và 6/02/2020, Ủy hội sông Mekong (MRC) tổ chức hội thảo lần thứ 9 tại Luang Prabang để chính quyền Lào trao đổi với các nước Mekong khác trước khi xây dựng Dự án thủy điện Luang Prabang.
Năm 2019, Lào đã đệ trình dự án thủy điện mới, một đập thủy điện khác ở lưu vực hạ lưu sông Mekong trong khuôn khổ quy trình tham vấn trước Hiệp ước Mekong 1995. Quá trình tham vấn sẽ tiếp tục thực hiện đến tháng 4/2020.
Tại Hội thảo, chính phủ Lào đã trình bày chi tiết về nhà máy thủy điện này trước các đại diện của Campuchia, Việt Nam và Thái Lan, xã hội dân sự, học thuật, khu vực tư và các đối tác phát triển dự án.
Phản hồi với chính phủ tại hội thảo, đại diện các nước đánh giá cao trình bày của chính phủ và muốn chính phủ xem xét đến tác động của thủy điện Luang Prabang trên hạ lưu sông Mekong.
Theo trích dẫn từ truyền thông của MRC, đại diện chính phủ Lào đánh giá cao các ý kiến và gợi ý từ các nước liên quan, các thành viên tham dự hội thảo, đánh giá cao ý kiến từ các bên trong giai đoạn tham vấn trước và cam kết tiếp tục xử lý các mối quan ngại chính đáng.
Thủy điện Luang Prabang nằm trên dòng chính Mekong tại vị trí thuộc bản Houygno, tỉnh Luang Prabang, cách cố đô Luang Prabang 25km và cách đồng bằng sông Cửu Long 2.036km, dự kiến hoàn thành và sản xuất điện xuất sang Thái Lan và Việt Nam vào năm 2027. (Vientiane Times, 10/02/2020)
HỢP TÁC LÀO-CẮC TỔ CHỨC QUỐC TẾ |
Lào-WB
Ngân hàng Thế giới bổ sung kinh phí cho dự án quản lý rừng
Ngày 12/02/2020, theo thông cáo báo chí của Ngân hàng Thế giới (WB), Hội đồng Quản trị WB đã phê duyệt khoản kinh phí bổ sung trị giá 5 triệu USD cho dự án quản lý rừng bền vững ở Lào.
Dự án Mở rộng Tham gia quản lý Rừng do WB tài trợ nhằm hỗ trợ Lào cải tiến công tác quản lý rừng bền vững, cải thiện đời sống của cộng đồng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Giám đốc Quốc gia WB tại CHDCND Lào Nicola Pontara cho biết, khoản kinh phí bổ sung sẽ giúp Lào quản lý rừng sản xuất, nâng cao đời sống của người dân ở các bản phụ thuộc vào rừng, hỗ trợ mô hình tăng trưởng bao trùm hơn, xanh hơn và bền vững hơn. Mục đích này cũng phù hợp với phương hướng ưu tiên của Chính phủ Lào trong việc ưu tiên hỗ trợ phát triển cho các bản nghèo.
Với những kết quả thành công đạt được từ năm 2013, dự án đã hỗ trợ nâng cao đời sống cho 650 bản phụ thuộc vào rừng ở 13 tỉnh, cải tiến quy hoạch và quản lý rừng của 51 khu rừng sản xuất với diện tích 2,3 triệu ha. Những tiến bộ đáng kể đã giúp giảm xói mòn và phát thải khí carbon.
Khoản kinh phí bổ sung được huy động từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế của WB thành lập từ năm 1960 nhằm hỗ trợ các nước nghèo thông qua cung cấp viện trợ không hoàn lại và các khoản vay ưu đãi không lãi suất cho các chương trình và dự án nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và cải thiện đời sống. (Vientiane Times, 14/02/2020)
Lào-FAO
Thủ tướng Thongloun đề nghị FAO tiếp tục hỗ trợ Lào
Từ ngày 18-20/02/2020, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO) QuDongyu và đoàn đại biểu thăm chính thức Lào nhằm trao đổi, đánh giá tình hình triển khai các dự án hợp tác giữa FAO với Chính phủ Lào trong giai đoạn qua và định hướng cho giai đoạn tiếp theo.
Tại buổi tiếp đoàn, Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của ông QuDongyu tới Lào, đánh giá cao vai trò, sự hỗ trợ của FAO trong giai đoạn vừa qua tại Lào thông qua các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực phát triển ngành nông lương, giúp công tác giảm nghèo của Chính phủ Lào đạt được thành quả tốt; nêu ra những điểm mạnh, hạn chế và thực trạng cuộc sống của nông dân Lào, đặc biệt tại những vùng sâu, xa; những nỗ lực, cố gắng của Chính phủ Lào đã được xác định rõ trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VIII, giai đoạn 2016-2020 và dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030 của Chính phủ với mục tiêu phát triển bền vững, cố gắng đưa đất nước Lào thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển, đặc biệt là công tác xóa đói, giảm nghèo, ngày càng cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, gắn liền với mục tiêu chung của FAO đang triển khai thực hiện trên toàn cầu. Thủ tướng Thongloun đề nghị FAO tiếp tục hỗ trợ, giúp Lào trong việc tổ chức thực hiện chương trình, dự án gắn kết với sự phát triển khu vực nông thôn, xóa nghèo và đói đạt mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra.
Phát biểu tại buổi tiếp, ông QuDongyu cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu, chân tình và thân thiện của Thủ tướng Thongloun đã thể hiện sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ Lào và FAO trong thời gian qua và khẳng định sẽ quan tâm đặc biệt việc hợp tác với Lào trong thời gian tới trong lĩnh vực đảm bảo an toàn, an ninh lương thực, thực phẩm và cải thiện dinh dưỡng. Ông nêu một số biện pháp như trao quyền cho những chủ sở hữu nhỏ, ưu tiên các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về nông sản để thu hút đầu tư nước ngoài và sự hỗ trợ từ các đối tác phát triển, đầu tư vào các cây trồng có giá trị gia tăng, chú trọng 1-2 loại cây trồng trong từng thời điểm, tận dụng lợi thế của thương mại điện tử và số hóa. Với lợi thế của Lào về vị trí địa lý, nằm giữa Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam, Lào có thể trở thành giao lộ lớn, có tiềm năng trở thành "cảng trên đất liền". Ông hoan nghênh Chính phủ Lào đã có những tiến bộ to lớn trong thời gian gần đây về giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực và tạo việc làm cho thanh niên và nhấn mạnh, nếu có sự lãnh đạo quyết liệt, có đầu tư và quan hệ đối tác tốt, tốt nghiệp quy chế LDC, Lào sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2024. FAO sẵn sàng hỗ trợ điều này và tiếp tục hỗ trợ Lào thực hiện hoàn thành các chương trình, dự án theo kế hoạch hợp tác giai đoạn 2016-2021 với tổng kinh phí 37 triệu USD. (Vientiane Times, 21/2/2020, KT-XH, 20/02/2020)
BẠN CẦN BIẾT |
Mở lại đường bay Viêng Chăn-Đà Nẵng
Ngày 13/02/2020, tại thủ đô Viêng Chăn, Tổng Giám đốc doanh nghiệp nhà nước hàng không Lào Bounma Chanthavongsa đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc mở tuyến bay mới từ thủ đô Viêng Chăn (Lào) đến thành phố Đà Nẵng (Việt Nam). Tham dự buổi họp báo có đại diện của Lãnh đạo các Công ty du lịch, đại lý vé máy bay.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Giám đốc Bounma Chanthavongsa cho biết, ngành du lịch toàn cầu ngày càng phát triển không ngừng, sự liên kết, kết nối các tuyến Tour cần đòi hỏi sự di chuyển nhanh, thuận lợi trên các phương tiện hiện đại, an toàn, trong đó, đường hàng không là phương tiện được lựa chọn hàng đầu. Việc khôi phục lại tuyến bay từ thủ đô Viêng Chăn đi thành phố Đà Nẵng là nhu cầu tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các Tour du lịch giữa hai bên trong thời gian tới. Ông Bounma Chanthavongsa cho biết thêm, tuyến bay từ Viêng Chăn đi Đà Nẵng đã được mở lần đầu từ năm 2009, nhưng vì tại thời điểm đó lượng khách du lịch, người qua lại chưa cao nên không đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả kinh tế nên đã phải dừng hoạt động.
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu qua lại của khách du lịch tăng cao, từ ngày 29/3/2020 tuyến bay này sẽ hoạt động trở lại với tần suất 03 chuyến/tuần vào các ngày thứ Ba, thứ 5 và Chủ Nhật; khởi hành từ Viêng Chăn vào 11h10, đến Đà Nẵng là 12h50; trở về từ Đà Nẵng lúc 13h50, đến thủ đô Viêng Chăn lúc 15h35. Trước mắt, sử dụng loại máy bay ATR72, sẽ tăng tần suất chuyến bay nếu lượng khách đi lại nhiều và sử dụng máy bay A320, có sức chứa lớn hơn. (Báo KT-XH, 14/02/2020)
Hệ thống thanh toán điện tử được lắp đặt ở Cầu hữu nghị Bò Kẹo
Ngày 31/01/2020, hệ thống thanh toán mã QR được gọi là EasyPass đã chính thức ra mắt, lắp đặt ở Cầu Hữu nghị Lào-Thái thứ 4 ở huyện Huayxay tỉnh Bò Kẹo để thúc đẩy việc thu thuế và đẩy mạnh quản lý phương tiện qua biên giới. Dự lễ ra mắt có Phó Tỉnh trưởng tỉnh Bò Kẹo, ông Khamking Euaymanihak, Thứ trưởng Bộ Tài Chính, ông Bounchom Ubonpaseuth và khách mời.
Hệ thống điện tử được ra mắt cùng với hệ thống quản lý phương tiện du lịch và xe tải chở hàng, qua Ngân hàng phát triển Lào (LDB).
Ứng dụng mới sẽ giúp chính phủ quản lý ngân sách cũng như tránh rò rỉ tài chính, mong muốn sẽ cải thiện, đơn giản hóa thủ tục cho khách du lịch và công chúng, tối đa hóa việc thu ngân sách và quản lý tốt hơn phương tiện qua biên giới.
Hệ thống thu thuế mới cũng đã ra mắt ở cửa khẩu Bò Tèn, tỉnh Luang Namtha, là cửa khẩu chính với Trung Quốc. (Vientiane Times, 05/02/2020)
Ứng dụng mới tra cứu giá xăng dầu trên toàn nước Lào
Báo Vientiane Times ngày 06/02/2020 đưa tin, Bộ Công Thương cho ra ứng dụng cung cấp giá xăng bán lẻ và các thông tin khác có tên Giá xăng dầu Lào (LakhanặmmănLào). Nhân dân có thể sử dụng điện thoại di động thông minh Android tải xuống Play Store để tìm thấy giá xăng nơi sinh sống.
Theo Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương, ứng dụng này được phát triển cho đến khi có thể được dùng trên điện thoại di động Android vào tháng 11/2019. Đội ngũ của Bộ, các Sở Công Thương, các nhà kinh doanh xăng dầu và các ngành liên quan là nhóm đầu tiên sử dụng ứng dụng trong giai đoạn thử nghiệm. Hiện nay, ứng dụng đã sẵn sàng để sử dụng cho công chúng.
Ứng dụng sẽ cập nhật giá xăng ở Viêng Chăn và các tỉnh cũng như cung cấp giá xăng trên thị trường thế giới. (Vientiane Times, 06/02/2020)
Bộ Công Thương đình chỉ hoạt động của 94 doanh nghiệp
Báo Vientiane Times ngày 11/02/2020 đưa tin, Vụ đăng ký và quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương đã đình chỉ tạm thời hoạt động của 94 doanh nghiệp do chưa cung cấp giấy phép kinh doanh cho cơ quan có thẩm quyền và chưa cung cấp thông tin về vốn phải có của nhà đầu tư nước ngoài. Việc đình chỉ có hiệu lực từ ngày 10/02/2020 đến 10/3/2020.
Việc này phù hợp với Luật doanh nghiệp sửa đổi ban hành ngày 26/10/2013, thông báo đình chỉ tạm thời hoặc hủy bỏ hoạt động kinh doanh và rút giấy phép doanh nghiệp ban hành tháng 11/2011, hướng dẫn về đánh giá doanh nghiệp vi phạm quy định sau khi đăng ký giấy phép ban hành ngày 6/11/2019 và thông báo về doanh nghiệp đến cơ quan cấp phép ban hành tháng 10/2019.
Theo thông báo mới nhất, doanh nghiệp bị đình chỉ sẽ không có được giấy phép để hoạt động và nếu chống lại quy định sẽ bị phạt theo Điều 212 của Luật doanh nghiệp và Điều 297 của Luật Hình sự.
Mỗi doanh nghiệp phải thông tin đến chính quyền về hoạt động kinh doanh của mình và mang giấy phép gốc đến cơ quan cấp phép để duy trì tạm thời.
Bất kỳ cá nhân nào dùng giấy phép để sử dụng cho mục đích kinh doanh sẽ không chỉ bị phạt theo Luật doanh nghiệp mà còn chịu trách nhiệm về hành vi sai trái.
Trường hợp doanh nghiệp phớt lờ thông báo mới nhất hoặc mang giấy phép đến cơ quan cấp phép sau thời hạn mà không có lý do chính đáng thì hoạt động kinh doanh của họ sẽ bị ngừng vĩnh viễn theo Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2013. (Vientiane Times, 11/02/2020)
Xuất nhập khẩu phương tiện của Lào theo Hệ thống một cửa quốc gia tại Cửa khẩu Hữu nghị Lào-Thái sẽ bắt đầu từ ngày 01/3/2020
Từ ngày 01/3/2020, tất cả phương tiện xuất và nhập khẩu của Lào được ghi lại qua Hệ thống một cửa quốc gia (LNSW) tại Cửa khẩu Hữu nghị Lào-Thái.
Chính quyền cho biết hệ thống mới sẽ minh bạch và đẩy nhanh việc thu thuế cho ngân sách quốc gia khi kết nối với hệ thống thanh toán trực tuyến. Hệ thống sẽ giới thiệu thủ tục đồng bộ và cách thức thực hiện giữa nhân viên hải quan và doanh nghiệp vận chuyển phương tiện.
Các doanh nghiệp thương mại được yêu cầu đăng ký trước 29/02/2020 đối với hệ thống thuế một cửa để đảm bảo xử lý kịp thời phương tiện từ ngày 01/3/2020.
Từ năm 2013, Cục Hải quan đã phối hợp với Văn phòng chứng nhận quốc tế Bereau Veritas làm việc với Kế hoạch một cửa Quốc gia. Thực hiện hệ thống một cửa là một trong những kế hoạch chiến lược để hiện đại hóa ngành hải quan và thực thi Chỉ thị số 02 và 12 của Thủ tướng tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư.
LNSW sẽ không chỉ phục vụ cho ngành hải quan mà còn cho phép các khu vực công khác liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu sử dụng hệ thống và sẽ xóa bỏ những thủ tục không cần thiết, giảm giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. (Vientiane Times, 19/02/2020)
Chính phủ ban hành mức phí mới lên hàng hóa quá cảnh qua Lào
Ngày 10/01/2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Somdy Duangdy ký ban hành Quyết định sửa đổi về mức phí mới lên hàng hóa quá cảnh qua Lào để hưởng lợi từ việc là nước không có biển trở thành nước kết nối đất liền. Quyết định mới thực hiện bắt đầu từ tháng 3/2020.
Theo quyết định sửa đổi, bất kỳ doanh nghiệp nào nhập khẩu hàng hóa để xuất khẩu sẽ chịu mức thuế mới và hàng quá cảnh không được phép phân phối ở Lào.
Tỷ lệ chịu phí đa dạng phụ thuộc vào loại sản phẩm và số lượng. Ví dụ, quá cảnh đối với rượu whisky, rượu vang hoặc đồ uống có cồn thì mức phí là 1USD/lít; doanh nghiệp nhập khẩu xăng, dầu hoặc dầu nhớt để xuất khẩu sẽ chịu mức phí quá cảnh là 0,25USD/lít; xe 4 bánh với động cơ lớn hơn 3.000 cc là 1.500 USD/chiếc; động vật như trâu, bò, ngựa, cừu cũng phải chịu phí quá cảnh. Chi tiết có thể tìm hiểu thêm tại: http://laoofficialgazette.gov.la . (Vientiane Times, 28/02/2020)
Luang Namtha sẽ trở thành trung tâm kinh doanh quốc tế
Theo báo Vientiane Times ngày 13/2/2020, Chính phủ Lào đã phê duyệt ngân sách để phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng tạo điều kiện kết nối tốt hơn với các nước láng giềng, và Luang Namtha là địa phương số 1 được ưu tiên để trở thành trung tâm thương mại quốc tế tại Lào khi hành lang kinh tế Bắc-Nam thông qua tuyến đường sắt dài 414km kết nối Trung Quốc - Lào qua cửa khẩu Boten thuộc địa phương này. Và như vậy sẽ kích thích phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Chi phí xây dựng tuyến đường sắt khoảng gần 6 tỷ USD, dự kiến hoàn thành vào cuối 2021. Khi đó, thời gian từ Viêng Chăn tới biên giới Boten sẽ giảm từ 3 ngày đi đường bộ xuống chỉ còn ít hơn 3 giờ đồng hồ bằng tàu hỏa. Đường sắt Viêng Chăn-Côn Minh bắt đầu xây dựng ngày 2/12/2015, là một phần của dự án đường sắt Côn Minh-Singapore, nối Côn Minh với Singapore qua Lào, Thái Lan và Malaysia. Theo ông Bounsong Keomanivong, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Luang Namtha (LCCI), Luang Namtha sẽ trở thành một phần trong hành lang kinh tế Đông-Tây chạy từ Myanmar đến Việt Nam, giữa Thái Lan và Việt Nam, giảm thời gian đi lại chỉ còn vài giờ đồng hồ, đáp ứng dịch vụ cho hành khách từ các nước này.
Tuyến đường R3 đã được xây dựng từ biên giới Lào-Trung Quốc tới Thái Lan thông qua Luang Namtha và Bokeo, phục vụ các hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa đến Thái Lan, Lào và Trung Quốc và ngược lại như một trung tâm hậu cần trong khu vực. Chính phủ chính thức phê duyệt vào năm 2015 kế hoạch này trong chiến lược phát triển giao thông và logistics tại Lào.
Lào là thành viên của Ủy ban kinh tế - xã hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc về cảng cạn, có 9 địa phương được công nhận là trung tâm logistics quốc tế ở nước này, đó là Huyaxai ở Bokeo, Nateuy ở Luang Namtha, Xay ở Oudomxay, Luang Prabang, Thanalaeng ở Viêng Chăn, Lak Xao ở Borikhamxay, Thakkhaek ở Khammuan, Xeno ở Savannakhet, và Vangtao ở Champasak.
Luang Namtha là một tỉnh nhỏ, diện tích là 9.191km2, 85% là núi, dân số khoảng 189.000 người, 17 dân tộc thiểu số, có biên giới với Trung Quốc về phía bắc, Myanmar về phía tây, Bokeo ở phía nam, và Oudomxay ở phía đông. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,8%, GDP đầu người khoảng 1.700 USD, có hơn 743.000 du khách đã tới Luang Namtha qua Boten, biên giới giữa Lào và Trung Quốc và hơn 67.000 người bản địa tới tỉnh này. Tỉnh này có nhiều tiềm năng về văn hóa và di sản, trong đó có Khu Bảo tồn sinh thái Nam Ha thuộc Khu di sản ASEAN, có khoảng 222.400 héc-ta rừng, chiếm 24% của Khu Bảo tồn, có hơn 300 loài cây và động vật quý hiếm, có tiềm năng lớn cho các hoạt động dã ngoại. (Vientiane Times, 13/2/2020)
Khởi công xây dựng dự án đường cao tốc Viêng Chăn số 1
Ngày 20/2/2020, tại Khu kinh tế đặc biệt Thatluang, Viêng Chăn, đã diễn ra lễ khởi công xây dựng đoạn đường cao tốc Viêng Chăn số 1 với điểm bắt đầu thuộc địa phận huyện Xaysettha, điểm kết thúc là khu vực Dongmarkkhai với chiều dài là 15,3km, chiều rộng của đường là 54m. Dự án BOT này do Công ty TNHH Cao tốc Viêng Chăn số 1 là chủ dự án, thời gian chuyển nhượng là 50 năm tính từ khi hoàn thành việc xây dựng đường, dự kiến hoàn thành trong 24 tháng, được xây dựng theo Tiêu chuẩn ASEAN (Bậc 1), có trọng tải khoảng 75.000 ô tô chở hàng mỗi ngày.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Đô trưởng Viêng Chăn Phoukhong Bannavong cho biết, dự án là một trong 6 dự án ưu tiên của Viêng Chăn trong phát triển hạ tầng tại thủ đô, cải thiện đường sá dọc Đại lộ Kaysone Phomvihane. Tổng chi phí của dự án dự kiến là 200 triệu USD, trong đó 50 triệu USD chi cho việc đền bù đất cho người dân. Chủ tịch Công ty TNHH Cao tốc Viêng Chăn số 1 Pheutsapha Phoummasak cho biết công ty đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu khả thi năm 2016 và hy vọng việc xây dựng tuyến đường được tiến hành hiệu quả nhất. Đến nay, Công ty đã hoàn thành được 70% việc bồi thường đất, và dự kiến trong tháng tới sẽ hoàn thành nốt phần còn lại. Chính quyền Viêng Chăn đã bật đèn xanh cho Công ty TNHH Đầu tư và phát triển xây dựng châu Á (AIDC) - công ty của Lào và Công ty Norinco của Trung Quốc tiến hành khảo sát và xây dựng thiết kế, sau đó chính quyền Viêng Chăn đã ký MOU với các công ty này triển khai khảo sát (ký ngày 12/7/2016) và hoàn thành công việc trong 2 năm. Ngày 7/2/2019, Văn phòng Thủ tướng đã ra thông báo gửi chính quyền Viêng Chăn cho phép ký thỏa thuận chuyển nhượng BOT cho Công ty TNHH Cao tốc Viêng Chăn số 1 (ký ngày 3/3/2019). (Vientiane Times, 21/2/2020)
Lào sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng hạn hán trong 02 tháng tới
Ngày 10/02/2020, Cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố dự báo thời tiết dài hạn cho biết, Lào chắc chắn sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước trong 02 tháng tới vì mực nước các dòng sông tiếp tục xuống thấp bất thường. Cơ quan này đồng thời cũng cảnh báo về khả năng điều kiện thời tiết cực đoan xảy ra trong mùa khô ở Lào.
Hầu hết các địa bàn trên cả nước sẽ phải đối mặt với môi trường thời tiết khắc nghiệt trong tháng 03 và tháng 04, ngoại trừ các tỉnh phía Bắc là Phongsaly, Hủa Phăn và Xiêng Khoảng, nơi sẽ có lượng mưa trung bình từ 127-248 milimet, còn ở miền Trung và Nam Lào, lượng mưa sẽ thấp hơn mức trung bình trong cả tháng 02, 03 và 04. Ở các tỉnh miền Trung, lượng mưa trung bình trong 03 tháng chỉ ở mức 95-159 milimet, các tỉnh miền Nam con số này là 63-306 milimmet. Dông bão thường xuất hiện sau buổi trưa và tối có thể làm đổ cột điện và nhà cửa.
Cục Khí tượng Thủy văn kêu gọi mọi người trên cả nước sử dụng nước tiết kiệm nhất có thể và theo dõi dự báo thời tiết chặt chẽ để tham khảo thông tin phục vụ đời sống và sản xuất. (Vientiane Times, 14/02/2020)
Bộ Năng lượng và Mỏ thông báo cần sử dụng tiết kiệm điện trong năm 2020
Ngày 10/02/2020, Bộ Năng lượng và Mỏ ban hành thông báo số 0156/NLM kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân hãy tiêu dùng tiết kiệm điện để phòng rủi ro có thể xảy ra do nắng nóng gây hạn hán, làm giảm năng lực sản xuất điện của các nhà máy thủy điện trên toàn quốc trong năm 2020.
Theo thông báo, năm 2020 sẽ gặp khô hạn do trong mùa mưa năm 2019 lượng nước chảy vào các hồ chứa ít, chỉ đạt khoảng 50% dung tích hồ chứa làm giảm năng lực sản xuất điện của các nhà máy thủy điện. Đồng thời, việc trao đổi mua bán điện với các nước láng giềng cũng bị hạn chế, giá điện giờ cao điểm trong khoảng thời gian từ 13h00-23h00 (Peak Load) tăng cao hơn mức giá tại thời điểm bình thường.
Do đó, để đảm bảo việc tiêu dùng điện trong điều kiện trên, Bộ Năng lượng và Mỏ đề nghị các Bộ, ngành tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, người tiêu dùng nên sử dụng tiết kiệm, đặc biệt, hạn chế sử dụng điện nếu xét thấy không cần thiết, nên lựa chọn hoặc dịch chuyển nhu cầu tiêu dùng điện sang thời gian ngoài khoảng giờ cao điểm. (Báo KT-XH, 14/02/2020)
BẢN TIN KINH TẾ-ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI LÀO Chủ biên: Nguyễn Thanh Tùng Ban biên tập: Vũ Văn Hòa, Trần Thanh Hải, Dương Thị Kim Nụ, Lê Thị Phương Hoa |