I. 10 xu hướng công nghệ nổi lên trong đại dịch COVID-19
(i) Làm việc từ xa: TechSee: cho phép các kỹ thuật viên dịch vụ sửa chữa các thiết bị từ xa, không phải vào nhà, giữ an toàn và giảm thời gian chờ đợi và chi phí. Kemtai: sử dụng hệ thống thực tế ảo để tạo trải nghiệm tập thể dục tại nhà, bao gồm huấn luyện viên AI ảo.
(ii) Xét nghiệm chẩn đoán từ xa: Sight Diagnostics: sản xuất thiết bị chẩn đoán máu dựa trên AI thực hiện các xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) từ các mẫu máu chích từ ngón tay. MeMed: phát triển xét nghiệm đo lương protein trong 15 phút để phân biệt các bệnh nhân cúm với các bệnh nhiễm trùng.
(iii) Robot tự học: Kaholo: nền tảng tự động hoá các tác vụ CNTT và DevOps, cắt giảm thời gian phát triển từ vài ngày xuống vài giờ. Kryon Systems: phát triển các quy trình tự động hoá RPA để thay thế các hành trình lặp lại thủ công hàng ngày trong các doanh nghiệp.
(iv) Khám bệnh trực tuyến: TytoCare: cung cấp bộ công cụ cho phép các bác sĩ tại văn phòng kiểm tra thể chất bệnh nhân tại nhà. Dự liệu được chia sẻ bằng giải pháp đám mây. DarioHealth: cung cấp theo dõi và quản lý bệnh tiểu đường từ xa, cung cấp dịch vụ ảo 24/7 bao gồm chăm sóc cấp tính, quản lý bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, và tư vấn chuyên khoa hoặc lấy thêm ý kiến với các ca phức tạp.
(v) Chia sẻ dữ liệu: Otonomo: cung cấp dự liệu xe cho tài xế, hành khách và hệ thống giao thông. Công ty đã ký thoả thuận chia sẻ dữ liệu thương mại với Fiat Chrysler, Daimler, BMW, Mitsubishi, Peugeot…
(vi) Vệ sinh sát trùng: RD Pack: chế tạo đường hầm phun thuốc diệt khuẩn bằng dung dịch khử trùng để chống lại các vi khuẩn, virus, bao gồm cúm corona.
(vii) Chế độ ăn khoa học: Gat Foods ra mắt Fruitlift một thành phần dựa trên trái cây để thay thế đường trong ngũ cốc ăn liền. Yofix: sản xuất các sản phẩm không chứa thành phần đậu nành, sữa, sản phẩm thay thế sữa chua làm từ yến mạch, đậu và hạt. Các sản phẩm được lên men chưa protein, chất xơ, canxi, sắt, không thêm đường, chất bảo quản.
(viii) Thuốc chống virus: Viện nghiên cứu IIBR công bố các hoạt chất trên hai sản phẩm thuốc điều trị bệnh Gaucher có hiệu quả chống lại virus COVID-19. Nghiên cứu nằm trong dự án xác định các thuốc kháng virus của viện.
(ix) Các giải pháp bảo mật mạng: IXDen: cung cấp các giải pháp bảo mật IoT cho cơ sở hạ tầng quan trọng và bảo vệ chống các cuộc tấn công mạng. CyberMed: cung cấp giải pháp an ninh cho các thiết bị y tế, điều trị từ xa, chăm sóc từ xa và quản lý hồ sơ sức khoẻ điện tử.
(x) 6 vắc-xin chống COVID-19 thử nghiệm của Israel
II. 6 vắc-xin COVID-19 thử nghiệm do Israel phát triển
(i) MigVax: công ty khởi nghiệp MigVax tách ra từ Viện nghiên cứu Galilee, trung tâm R&D lớn nhất khu vực của Bộ KH&CN Israel. Migvax có kinh nghiệm phát triển vắc-xin chống cúm corona trên gia cầm và áp dụng phương pháp này vào phát triển vắc-xin cho người. Vắc-xin chứa các mảnh protein cúm corona (không phải virus sống/chết) nên an toàn khi sử dụng ở những người bị ức chế miễn dịch và ít có tác dụng phụ, đưa vào hệ miễn dịch để kích thích kháng thể và tế bào miễn dịch chống chọi virus corona ở niêm mạc, máu và tế bào. Công ty cho biết sản phẩm sẽ sẵn sàng cho thử nghiệm lâm sàng trong vài tháng. Nếu thành công, MigVax sẽ hợp tác với một cơ sở sản xuất vắc-xin số lượng lớn và chi phí thấp bằng sử dụng lên men vi khuẩn.
(ii) IIBR: Viện nghiên cứu IIBR trực thuộc Bộ Quốc phòng, được báo chí đưa tin đã hoàn thành thử nghiệm vắc-xin COVID-19 trên loài gặm nhấm, sẽ được thử nghiệm trên các loài động vật khác về tính an toàn, sau đó sẽ được thử nghiệm trên người. Hiện IIBR cũng đang phát triển một phương pháp điều trị COVID-19 dựa trên kháng thể từ huyết tương của các bệnh nhân đã bình phục, được biết phương pháp này dự kiến cần ít thời gian phát triển hơn vắc-xin. Trong tháng 6, IIBR cũng đã phân lập thành công các kháng thể vô hiệu hoá COVID-19 trong thí nghiệm phòng lab và nộp đơn xin cấp bằng sáng chế các kháng thể phân lập được.
(iii) TransAlgea: công ty phát triển vắc-xin đường uống dưới dạng viên sử dụng lớp vỏ sinh học từ tảo, các phân tử protein cúm corona sẽ đi qua hệ thống tiêu hoá để kích thích hệ thống miễn dịch. Tảo do công ty phát triển được biến đổi gien để phát triển như nấm men với chi phí thấp, sản lượng gấp 30 lần so với tảo tự nhiên. TransAlgae sẽ thử nghiệm trên chuột trong vài tháng và đang tìm kiếm hợp tác với các công ty của Mỹ.
(iv) Dự án nghiên cứu vắc-xin của trường ĐH Tel Aviv (TAU): cho biết đã nhận bằng sáng chế của Hoa Kỳ về mẫu vắc-xin cúm corona được phòng lab phát triển trong 15 năm. TAU đã ký thoả thuận nghiên cứu và cấp phép cho công ty dược phẩm sinh học Thuỵ Sĩ Neovii phát triển vắc-xin dựa trên mẫu. TAU phân lập và tái tạo lại RBM, một cấu trúc quan trọng của “gai” protein cúm corona cho phép virus lây nhiễm vào tế bào con người. TAU cho rằng phương pháp tốt nhất là sử dụng vắc-xin đặc biệt tác động đến RBM của COVID-19.
(v) Khoa Y của trường ĐH Bar-Ilan đang phát triển một hệ thống virus vô hại, có chứa các thành phần như protein vỏ cúm corona, để kiểm tra phản ứng với các hoạt chất của các sản phẩm vắc-xin thử nghiệm, nhằm tìm kiếm phát triển vắc-xin và thử nghiệm các loại thuốc ức chế virus.
(vi) Nghiên cứu của viện Technion: phát triển vắc-xin COVID-19 trên phụ gia thực phẩm tăng cường miến dịch cho tôm bằng cách can thiệp RNA, ngăn ngừa sản xuất protein cúm corona trong cơ thể.
Thông tin chi tiết xin liên hệ
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel
Anh Nguyễn Nam Khánh, Bí thư thứ Ba
Đện thoại: +972 52-727-4248/ +84 396-211-988
Email: khanhnamnguyen@mofa.gov.vn