Notifications
Clear all

Bản tin đổi mới sáng tạo Israel số 14/2021

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Reactions
402 Lượt xem
(@ngoc-tu-nguyen)
Thành viên Admin
Gia nhập: 6 năm trước
Bài viết: 1304
Topic starter  

1/ Thuốc xịt mũi chống vi rút của Israel được phê duyệt thương mại hoá: công ty công nghệ sinh học Sanotize công bố đã nhận được giấy phép phê duyệt tạm thời ở Israel để bán sản phẩm xịt mũi enovid, được thiết kế để bảo vệ con người khỏi sự xâm nhập của vi rút vào cơ thể qua đường hô hấp trên. Sản phẩm dự kiến sẽ được bán tại các hiệu thuốc ở Israel từ mùa hè. Ở New Zealand, Sanotize đã đăng ký xịt mũi enovid với Cơ quan An toàn Thuốc và Thiết bị Y tế được phép phân phối và bán không cần kê đơn. Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng được Sanotize và Quỹ Bảo hiểm Y tế NHS của Anh công bố, enovid cho thấy là phương pháp điều trị kháng vi rút an toàn, hiệu quả có thể ngăn chặn sự lây truyền của Covid-19, rút ngắn quá trình điều trị và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở những người đã nhiễm bệnh. Theo Sanotize, công thức mới của oxit nitric trong enovid có tác dụng tiêu diệt vi rút trong đường hô hấp trên, ngăn ngừa ủ bệnh và lây lan sang phổi (Đại sứ quán đã báo cáo về sản phẩm này tại Bản tin chuyên đề số 13 ngày 17/3/2021).

2/ Công ty dược Israel đang phát triển vắc-xin Covid-19 đường uống:

công ty dược phẩm của Mỹ-Israel Oramed Pharmaceuticals vừa công bố liên doanh với công ty Premas Biotech có trụ sở tại Ấn Độ để phát triển một loại vắc xin đường uống mới dựa trên công nghệ phân phối qua đường miệng “POD” của Oramed và công nghệ vắc xin của Premas. Việc hợp tác công nghệ mang lại loại vắc-xin đường uống giúp loại bỏ rào cản của việc phân phối vắc-xin trên diện rộng, có khả năng cho phép mọi người tự vắc-xin tại nhà. Công ty đã hoàn thành một nghiên cứu trên động vật và phát hiện vắc xin đã thúc đẩy sự phát triển của các kháng thể Immunoglobulin G (IgG) và Immunoglobulin A (IgA). Vắc xin tiềm năng có tên Oravax nhắm mục tiêu vào ba cấu trúc protein của vi rút coronavirus, trái ngược với vắc xin Moderna và Pfizer nhắm vào 1 mục tiêu protein gai, theo đó “vắc xin sẽ có khả năng chống lại các biến thể COVID-19 tốt hơn”. Vắc xin được sản xuất từ nấm men, giúp giảm bớt thời gian và chi phí sản xuất do với các đối thủ, có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng. Oravax dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu lâm sàng trong quý II/2021 tại Mỹ, Israel, Châu Âu và Mexico, và dự kiến kết quả thử nghiệm trên người giai đoạn I sẽ có trong vòng 3 tháng tới.

3/ Nghiên cứu về virus corona: các protein gai đột biến mạnh hơn đứng đằng sau sự lây nhiễm nhanh hơn của các biến thể Covid-19. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Science, protein gai đột biến mạnh có thể là lý do khiến các biến thể Covid-19 mới có khả năng lây nhiễm nhanh hơn chủng ban đầu. Nghiên cứu kiểm tra sự thay đổi trong các protein gai của đột biến D614G, dường như đã khắc phục khả năng liên kết của vi rút vào tế bào, nâng khả năng hoạt động của các gai protein từ 50% lên mức 90%, khiến gia tăng khả năng lây nhiễm của Covid-19. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra các loại vắc-xin tập trung tác động vào gai protein như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson cũng có nhiều khả năng tăng cường sự miễn dịch chống lại vi rút hơn.

4/ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mRNA trong vắc-xin Covid-19 để chữa ung thư: Pfizer-BioNTech tuyên bố công nghệ mRNA trong vắc-xin Covid- 19 có thể được áp dụng để điều trị ung thư và loại bỏ khối u. BioNTech đã nghiên cứu nhiều năm về phát triển cách thức điều trị ung thư và loại bỏ khối u – công nghệ mRNA này đã được họ áp dụng thành công vào tạo ra vắc-xin Covid-19, công ty cho biết ứng dụng mRNA có thể mang đến công nghệ mới để tạo ra các loại vắc-xin cũng như phương pháp điều trị u xơ, ung thư và nhiều căn bệnh khó chữa khác. Các nhà khoa học cho rằng mRNA có khả năng nhằm vào các căn bệnh mà các loại thuốc thông thường không có tác dụng, công nghệ mRNA cho phép các nhà sản xuất thuốc thay đổi mục tiêu bằng các chèn mã di truyền mới vào dạng mRNA được sản xuất, truyền thông tin hoá học tự nhiên điều khiển cơ thể sản xuất các loại protein cụ thể.

 

Thông tin chi tiết xin liên hệ

Anh Nguyễn Nam Khánh, Bí thư thứ Ba, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel

Điện thoại: +972 52-727-4248/ +84 396-211-988

Email: khanhnamnguyen@mofa.gov.vn


   
Trích dẫn

Trả lời

Tên tác giả

Email tác giả

Vai trò *

 
Xem trước 0 Revisions Đã lưu
Chia sẻ: