1.10 giải pháp công nghệ cao phục vụ ngành xây dựng thông minh và an toàn:
(i) UltraWis: Lấy ý tưởng điều khiển máy bay từ Brightnight, UltraWis phát triển giải pháp đưa người điều khiển cần trục xuống “buồng lái” dưới đất giúp vận hành thuận lợi và an toàn hơn, sử dụng mô hình 3D thời gian thực, phần mềm thị giác và đồ hoạ thực tế tăng cường, hiển thị trên màn hình độ nét cao, tích hợp dữ liệu từ các cảm biến được lắp đặt trên cần trục.
(ii) Versatile: Hệ thống camera và cảm biến CraneView gắn vào cần trục cung cấp hàng nghìn thông tin dữ liệu về tải trọng, trọng lượng, chuyển động...và hiển thị chúng trên ứng dụng di động cho phép nhà quản lý đưa ra các quyết định tại chỗ hay từ xa. Báo cáo của Clark Pacific cho biết CraneView đã giúp tăng năng suất gần một nửa trên 6 dự án kết cấu bãi đỗ xe, và giúp tiết kiệm từ 40-60,000 USD mỗi dự án nhờ vào dữ liệu CraneView thu thập và phân tích.
(iii) Trusstor: cung cấp “trí tuệ nhân tạo xây dựng” nhằm nâng cao khả năng ra quyết định và giảm tai nạn trong xây dựng. Một hệ thống định vị thời gian thực kết hợp với cảm biến đo lường độ ẩm, tiếng ồn, dịch tễ học, giãn cách xã hội...truyền tải dữ liệu chi tiết và cảnh báo đến trung tâm điều khiển và chỉ huy.
(iv) GreenVibe: sử dụng AI và cảm biến để thông báo cho khách hàng trong thời gian thực cách cung cấp bê tông phù hợp cho từng dự án, cân nhắc yếu tố biến số như thời tiết và khoảng cách đến công trường.
(v) Buildots: kết hợp AI, thị giác máy, cảm biến đeo được vào nền tảng số hoá điều khiển di động để theo dõi và quản lý các hoạt động trên công trường xây dựng. Buildots cho phép các công nhân thu thập dữ liệu thụ động khi họ di chuyển xung quanh công trường. Thông qua Buildots, nhà quản lý có thể quản lý dựa trên các dữ liệu được phân tích, cung cấp thông tin chi tiết, cảnh báo, và báo cáo tự động nhằm cải thiện quy trình, theo dõi tiến độ và xác định các điểm bất bình thường.
(vi) Samson Logic: phần mềm chuyển các đơn hàng nguyên vật liệu thô thành các gói nguyên liệu phân chia theo công đoạn công việc, sức nâng của cần trục và quy định vận chuyển. Các gói nguyên vật liệu được xếp chồng như Lego để vận chuyển, nâng cao hiệu quả. Cảm biến IoT thích hợp theo dõi nguyên vật liệu từng giai đoạn, gửi cảnh báo an toàn và quản lý hàng tồn kho.
(vii) Holoarch: mũ bảo hiểm thực tế tăng cường thông minh cho phép các thanh tra công trường xây dựng so sánh thực trạng với bản thiết kế ảo. Nếu phát hiện các điểm không ổn, họ có thể báo cáo sự cố bằng ảnh chụp, video và giọng nói trong thời gian thực.
(viii) LightYX: phát triển hệ thống robot BeamerOne thực tế tăng cường chiều các bản thiết kế thông qua tia laser lên bề mặt xây dựng, cho phép công nhân trực quan hoá công việc và kiểm soát chất lượng công trình.
(ix) Okibo: phát triển nền tảng robot hoạt động di chuyển tự do trong công trường xây dựng để thực hiện các công việc như hoàn thiện tường và trần nhà như dàn keo, trát, chà nhám, sơn. Tự động hoá các công việc xây dựng giúp tránh các rủi ro tiềm ẩn như làm việc trên cao, làm việc với các vật liệu độc hại. Robot có thể hoạt động độc lập 24/7, sử dụng hệ thống quét môi trường 3D chính xác.
(x) ECOncrete: phát triển các sản phẩm bê tông phù hợp với môi trường nhằm thúc đẩy đa dạng sinh học, tăng độ ổn định cấu trúc, tuổi thọ và tính thẩm mỹ của các công trình ven biển và mặt nước.
2. Israel thử nghiệm thành công hệ thống máy bay không người lái đầu tiên trên thế giới không sử dụng GPS:
Vào tuần trước, cuộc thử nghiệm đầu tiên trên thế giới chuyến bay bằng máy bay không người lái trong môi trường phá sóng GPS đã được thực hiện thành công. Thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng sử dụng các giải pháp điều hướng Beyond Visual Line of Sight (BVLOS) do nguy cơ gián đoạn tín hiệu GPS ngày càng gia tăng do nhiều yếu tố từ trục trặc, ánh sáng mặt trời, ý đồ xấu. Với tên gọi NavSight, hệ thống dựa trên camera và trí tuệ nhân tạo đánh giá tình hình trực quan cho các chuyến bay tự động, cho phép máy bay không người lái hiểu môi trường xung quanh như phi công con người. Thử nghiệm thành công là bước tiến quan trọng trong việc thiết lập hoạt động giao hàng bằng máy bay không người lái thương mại ở Israel.
3. IAI công bố hệ thống giám sát trên không đột phá WASP:
Hệ thống WASP của IAI sử dụng cảm biến EO (quan sát trái đất) và IR (hồng ngoại) tiên tiến nhất, thuật toán AI (trí tuệ nhân tạo) và công cụ quy tắc thích ứng, hệ thống theo dõi, cảnh báo các mục tiêu di động, các vật thể xe và kích thước tương tự trong khu vực rộng lớn lên tới 15 km vuông. WASP phù hợp với các nền tảng trên không yêu cầu nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và tiêu thụ điện năng thấp như UAV chiến thuật, máy bay không người lái, khinh khí cầu giám sát...
Thông qua các thông tin tình báo chi tiết cao trong một khu vực rộng, WASP cung cấp thông tin hai lớp gồm hình ảnh và tình báo, cung cấp khả năng tình báo mạnh mẽ ở cấp chiến thuật.
Thông tin chi tiết xin liên hệ
Anh Nguyễn Nam Khánh, Bí thư thứ Ba, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel
Điện thoại: +972 52-727-4248/ +84 396-211-988
Email: khanhnamnguyen@mofa.gov.vn