1. Israel trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm vắc-xin Covid-19 đường uống Oravax: Israel sắp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm vắc-xin COVID-19 đường uống được phát triển bởi Oramed Pharmaceuticals. Công ty Oramed cho biết, dựa trên công nghệ được phát triển bởi Trung tâm Y tế Đại học Hadassah của Jerusalem, đang chuẩn bị bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Oravax tại Trung tâm Y tế Sourasky ở Tel Aviv sau khi nhận được sự chấp thuận cho quy trình nghiên cứu từ Hội đồng đánh giá của bệnh viện. Hiện tại quy trình đang chờ phê duyệt từ Bộ Y tế, dự kiến sẽ có trong vòng vài tuần. Oramed đã hoàn thành sản xuất GMP ở Châu Âu các viên nang vắc-xin sẵn sàng cho thử nghiệm ở Israel và ở các quốc gia khác.
Oramed cho biết vắc-xin ứng viên Oravax mới nhắm vào ba protein cấu trúc của loại coronavirus mới, trái ngược với cách chỉ nhắm vào 1 protein đột biến duy nhất như vắc-xin Moderna và Pfizer hiện tại, do đó “vắc-xin sẽ có khả năng chống lại các biến thể COVID-19 cao hơn nhiều”. Ngay cả khi virus vượt qua một cấu trúc, có cấu trúc thứ hai và nếu vượt qua cấu trúc thứ hai, có một cấu trúc thứ ba. Vắc-xin Oravax đang được thử nghiệm trong các nghiên cứu tiền lâm sàng chống lại các biến thể COVID-19, bao gồm cả Delta.
Theo Oramed, vắc-xin COVID-19 đường uống sẽ loại bỏ một số rào cản giúp việc phân phối nhanh chóng, quy mô rộng, có khả năng cho phép mọi người tự dùng vắc-xin tại nhà. Vắc-xin đường uống có thể trở nên càng có giá trị hơn trong trường hợp vắc-xin COVID-19 có thể được khuyến nghị hàng năm như vắc- xin cúm tiêu chuẩn. Vắc-xin đường uống an toàn và hiệu quả hơn vì thuốc uống có xu hướng có ít tác dụng phụ hơn tiêm. Vắc-xin đường uống có thể được vận chuyển ở nhiệt độ tủ lạnh và thậm chí được lưu trữ ở nhiệt độ phòng, giúp dễ dàng hơn về mặt hậu cần để có bảo quản và sử dụng ở bất cứ đâu trên thế giới.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I/ II dự kiến sẽ mất khoảng sáu tuần kể từ thời điểm tuyển dụng. Nếu thử nghiệm thành công, Oramed có kế hoạch thủ tục tiến hành nhanh để Oravax nhận được chấp thuận sử dụng khẩn cấp ở những quốc gia cần vắc-xin nhất như ở Nam Mỹ. Công ty sẽ thử nghiệm giai đoạn III với số lượng tình nguyện viên hạn chế và tìm kiếm sự chấp thuận đầu tiên tại một trong những “thị trường mới nổi này”, và sau đó sẽ xin giấy phép của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA Mỹ.
2. Nghiên cứu của Israel cho thấy bệnh nhân tim mãn tính ốm và tử vong nhiều hơn trong đợt Covid-19 đầu tiên: Các nhà khoa học của bệnh viện Sheba tuyên bố việc điều trị chậm trễ cho những bệnh nhân mắc bệnh tim trong những tháng đầu tiên của dịch Covid-19 đã dến đến gia tăng 65% số ca rối loạn nhịp tim, suy tim, và thậm chí tử vong so với cùng kỳ 2018. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí mở Plos One, kết quả chỉ ra bệnh nhân “chậm chạp đến viện và muộn hơn nhiều sau khi khởi phát các triệu chứng so với 2018” do lo sợ có thể bị nhiễm Covid-19. Nghiên cứu khuyến nghị Bộ Y tế tạo điều kiện để duy trì cung cấp chăm sóc những người mắc bệnh mạn tính như ung thư, tim trong bối cảnh chống dịch Covid-19 và khuyên bệnh nhân nếu có vấn đề cần đến ngay cơ sở y tế.
3. Công ty khởi nghiệp Theator (Israel) hợp tác với Mayo Clinic đưa AI vào phòng phẫu thuật: Theator công bố thiết lập đối tác với Mayo Clinic của Mỹ để đưa trí tuệ nhân tạo và công nghệ thị giác máy tính vào phẫu thuật. Quan hệ đối tác cho phép Theator làm việc với khoa tiết niệu và phụ khoa và thử nghiệm công nghệ ghi chú và phân tích video để cải thiện bước chuẩn bị trước phẫu thuật và phân tích và kết luận hậu phẫu của bác sĩ phẫu thuật, giúp các bác sĩ cải thiện hiệu suất.
Phần mềm của Theator quét các cảnh quay thời gian thực và những khoảnh khắc quan trọng, giúp các bác sĩ phẫu thuật xem lại các bản ghi. Người dùng cũng có thể nhận các bản tóm tắt kỹ thuật số về hiệu suất phẫu thuật với phân tích, đồ hoạ xếp hạng để xác định chính xác đào tạo bổ sung các kỹ năng cần thiết.
4. Công ty khởi nghiệp MDClone (Israel) sử dụng dữ liệu tổng hợp để giúp các công ty dịch vụ y tế triển khai dịch vụ y tế tốt và thông minh hơn: Công ty khởi nghiệp về dữ liệu chăm sóc sức khoẻ MDClone đã phát triển nền tảng ADAMS để tổ chức sắp xếp dữ liệu chăm sóc sức khoẻ thời gian thực để truy cấp, phân tích, nghiên cứu không vi phạm bảo mật và quyền riêng tư của bệnh nhân thông qua số hoá dữ liệu ngành y tế.
Để tuân thủ quy định bảo vệ quyền riêng tư, MDClone sẽ áp dụng dữ liệu tổng hợp theo yêu cầu để tạo ra các bộ dữ liệu nhân tạo gần giống dữ liệu thực mà không cần bệnh nhân thực tế, cho phép tạo ra các bệnh nhân “ảo” trong bộ dữ liệu, từ đó bác sĩ có thể dựa vào dữ liệu phái sinh của MDClone để đưa ra các quyết định y tế trong khi vẫn ẩn danh tính bệnh nhân.
Thông tin chi tiết xin liên hệ
Anh Nguyễn Nam Khánh, Bí thư thứ Ba, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel
Điện thoại: +972 52-727-4248/ +84 396-211-988
Email: khanhnamnguyen@mofa.gov.vn