BẢN TIN THỊ TRƯỜNG
Tháng 2/2018
I/ Tình hình thị trường tháng 1/2017:
1) Tổng quan thị trường:
Thị trường Pakistan trong tháng 1/2018 nổi bật với sản xuất hàng công nghiệp giảm, sản xuất nông nghiệp tăng, xuất khẩu tăng, nhập khẩu tăng. Đồng Rupi mất giá. Tính đến hết tháng 12/2017 tổng số nợ công là 268 tỷ USD, tăng 3,9 % so với tháng 9/2017, chiếm 74,4 % GDP trong đó nợ trong nước là 168 tỷ USD, tăng 3,1 %. Nợ nước ngoài là 90 tỷ USD, tăng 3,5 %. Sản xuất công nghiệp giảm 1,40 % so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 1/2018 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 106 triệu USD, giảm 46 % với tháng 12/2017. Dự trữ ngoại hối đạt 18,96 tỷ USD, giảm 6 %. Kiều hối đạt 1,64 tỷ USD, giảm 4,6 %. Lạm phát 4,4 %, giảm 4,3 %.
Đổng rupi mất giá1,6 %. Tỷ giá USD/rupi tháng 1/2018 là 1 USD = 110,42 ru-pi.
Xuất khẩu tháng 1/2018 đạt 1,97 tỷ USD, tăng 11,04 % so với cùng kỳ năm trước. Từ tháng 7/2017 đến tháng 1/2018 xuất khẩu đạt 12,96 tỷ USD, tăng 11,05%.
Nhập khẩu tháng 1/2018 đạt 5,61 tỷ USD, tăng 19,37 % so với cùng kỳ năm trước. Từ tháng 7/2017 đến tháng 1/2018 nhập khẩu đạt 34,47 tỷ USD, tăng 21,04 %.
Tháng 1/2018 xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan đạt 42.163.172 USD, giảm 1,40 % so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 1/2018 nhập khẩu của Việt Nam từ Pakistan đạt 9.472.516 USD, giảm 30 % so với cùng kỳ năm trước.
2) Chi tiết thị trường:
Tháng 1/2018 sản xuất dệt may tăng 0,91 %, than và xăng dầu giảm 17,97 %, dược phẩm tăng 2,12 %, khoáng sản phi kim loại tăng 22,68 %, ô tô tăng 17,93 %, sắt thép tăng 17 %, điện tử tăng 17,27 %, giấy tăng 3,12 %, cơ khí tăng 13,62%, cao su tăng 10,76 %, thực phẩm đồ uống và thuốc lá tăng 12,25%, hóa chất tăng 1,56%, phân bón tăng 12,87%, đồ da giảm 13,92%, gỗ giảm 55,86%.
Giá bông đã bắt đầu tăng vào giữa tháng 12/2017 và đã tăng cao nhất vào tháng 1/2018 là 8359 PKR/40kg. Theo báo cáo của Hiệp hội bông Pakistan vào tháng 1 hàng năm, sản lượng bông tháng 1/2018 là 11.433 triệu kiện (170kg) so với 10.635 triệu kiện tháng 1/2017, tăng 7,51 %. Cũng theo báo cáo của Hiệp hội bông Pakistan vào tháng 1 hàng năm, trong 10 năm qua sản lượng bông cao nhất là vào năm 2014-15 đạt 14.435 triệu kiện (170kg).
Thu hoạch mía đang ở giữa vụ. Khoảng 40-50% diện tích trồng mía đã được thu hoạch ở tỉnh Punjab và 50-60% ở tỉnh Sindh.
Vụ lúa mỳ đang trong giai đoạn chăm bón, tiến triển tốt.
Vụ khoai tây mùa thu đang trong kỳ thu hoạch. Khoai tây được trồng chủ yếu ở tỉnh Punjab và Khyber Pakhtunkhwa. Nhờ thời tiết thuận lợi (ít băng giá vào tháng 1) nên vụ khoai tây năm nay rất được mùa.
Từ tháng 7/2017 đến tháng 1/2018 xuất khẩu nông sản đạt 2,40 tỷ USD, tăng 18,8 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu gạo đạt 2,292 nghìn tấn trị giá 1061,5 triệu USD, tăng 21,07 %; Xuất khẩu dệt may đạt 7,73 tỷ USD, tăng 7,18 %; Xuất khẩu dầu và than đạt 215,5 triệu USD, tăng 114,57 %; Xuất khẩu hàng công nghiệp đạt 1,96 tỷ USD, tăng 10,69 %. Xuất khẩu hóa chất và dược phẩm đạt 651,8 triệu USD, tăng 31,01 %.
Từ tháng 7/2017 đến tháng 1/2018 nhập khẩu lương thực thực phẩm đạt 3,78 tỷ USD, tăng 9,77 %; Nhập khẩu máy móc đạt 6,68 tỷ USD, giảm 2,53 %; Nhập khẩu phương tiện vận tải đạt 2,57 tỷ USD, tăng 46,80 %; Nhập khẩu xăng dầu đạt 7,90 tỷ USD, tăng 35,58 %; Nhập khẩu dệt may đạt 1,72 tỷ USD, tăng 4,18 %; Nhập khẩu hóa chất đạt 4,99 tỷ USD, tăng 18,45 %; Nhập khẩu sắt thép kim loại mầu đạt 3,05 tỷ USD, tăng 29,50 %.
Các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam-Pakistan tháng 1/2018:
STT |
Mặt hàng |
VNXK (USD) |
STT |
Mặt hàng |
VNNK (USD) |
1 |
Chè |
4.326.163 |
1 |
Vải các loại |
3.671.237 |
2 |
Xơ, sợi dệt các loại |
3.243.540 |
2 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
1.633.023 |
3 |
Hạt tiêu |
4.400.141 |
3 |
Xơ, sợi dệt các loại |
308.856 |
4 |
Sắt thép các loại |
73.155 |
4 |
Dược phẩm |
663.991 |
5 |
Hàng thủy sản |
6.651.381 |
|
|
|
6 |
Cao su |
1.372.386 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
42.163.172 |
|
Tổng cộng: |
9.472.516 |
II/ Dự báo tình hình thị trường tháng 2/2018:
Sản xuất công nghiệp tiếp tục giảm. Sản xuất nông nghiệp tăng. Xuất nhập khẩu tăng. Đồng rupi tiếp tục mất giá.
III/ Thông báo:
1/ Tìm người bán:
Nhu cầu:
COTTON 100% YARN
COUNT 8/S,10/S,12/S,16/S,20/S,22/S,24/S,30/S.
AUTOCORO AND CARDED.
USED IN WEAVING, DENIM AND TOWEL
WEAVING MACHINE WE HAVE SULZER SHUTTLELESS, AIR JET TSUDOKOMA,PICANNOL,TOYODA.
Địa chỉ liên hệ:
ASIF BEGA
C.E.O
SPINNING INTERNATIONAL SERVICES.
HOUSE OF SCHLAFHORST, MURATA, SAVIO, GAYATRI, RESHMI
22-23, LIAQUAT MERKET, M.A.JINNAH ROAD,
KARACHI 74000
PAKISTAN.
TEL ; +92 21 32412088
FAX ; +92 2132432826
CELL; +92 321 8230689 / +923008230689
Email info@spinninginternational.com.pk
Web www.spinninginternational.com.pk
Skype asif.bega2
VI/ Thông tin chuyên đề:
Pakistan và FTA/PTA:
Pakistan đã ký tổng cộng 4 hiệp định thương mại tự do (FTA) và 3 hiệp định ưu đãi thương mại (PTA). Các FTA gồm có FTA trong khuôn khổ Khối các nước Nam Á (SAFTA), FTA với Malaysia, Trung quốc, Sri Lanca. PTA gồm có PTA với Iran, Indonesia, Mauritius. Pakistan cũng đang đàm phán FTA với Iran và Thổ Nhĩ kỳ.
Sau khi ký FTA và PTA, xuất khẩu của Pakistan sang các nước đối tác có tăng nhưng không lớn. Ngược lại, nhập khẩu của Pakistan từ các nước đối tác lại tăng nhanh hơn mức tăng xuất khẩu. Kết quả là sau khi ký FTA và PTA, tình trạng nhập siêu từ các nước đối tác không được cải thiện, trong một số trường hợp nhập siêu tăng so với trước khi ký FTA/PTA. Pakistan vẫn nhập siêu từ Trung quốc, Malaysia, Iran, Indonesia với xuất siêu nhỏ sang Sri Lanca và Mauritius. Sau khi ký FTA với Trung quốc nhập khẩu của Pakistan từ Trung quốc tăng 6 lần do Pakistan buộc phải nhập khẩu hàng công nghệ mới từ Trung quốc trong khi xuất khẩu của Pakistan vẫn chỉ là bông là nguyên liệu chế biến thấp. Sau khi ký FTA với Malaysia Pakistan vẫn phải tăng nhập khẩu dầu ăn và dầu thô từ Malaysia trong khi xuất khẩu vẫn chỉ là nông sản. Đối với Indonesia là dầu ăn và Iran là dầu mỏ, xuất khẩu của Pakistan (mặt hàng chính là bông) tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về giá trị tương đối so với nhập khẩu.
Dư luận cho rằng Pakistan cần đổi mới đàm phán các hiệp định thương mại sao cho có lợi cho Pakistan, đồng thời điều quan trọng hơn là phải thúc đẩy phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.