Notifications
Clear all

Úc hỗ trợ dự án cải thiện thu nhập của nông dân trồng xoài

1 Bài viết
1 Thành viên
0 Reactions
476 Lượt xem
(@tlsqvn-sydney)
Reputable Member
Gia nhập: 7 năm trước
Bài viết: 405
Topic starter  

Ngày 19/9, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (SIAEP) tổ chức lễ khởi động Dự án ACIAR (Dự án của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc) “cải thiện thu nhập của nông dân trong chuỗi giá trị xoài thông qua việc phát triển thị trường chiến lược ở Việt Nam”.

 

Đến dự có ông Lê Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; đại diện Viện cây ăn quả Miền Nam, Trường Đại học Griffith; các chuyên gia quốc tế dự án ACIAR; đại diện các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trồng xoài 2 tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang.

 

Chưa tạo cầu nối trong liên kết sản xuất tiêu thụ

 

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cả nước có trên 84.500ha xoài, sản lượng gần 930.000 tấn/năm; tập trung nhiều nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chiếm 55% diện tích, hơn 60% về sản lượng, trong đó Đồng Tháp là địa phương dẫn đầu về diện tích và đứng thứ hai về sản lượng.

 

Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, xoài được chọn là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và hướng tới tầm nhìn năm 2030. Hiện nay, toàn tỉnh có diện tích trồng xoài hơn 9.200ha, sản lượng hàng năm ước đạt khoảng 95.000 tấn.

 

Để phát triển bền vững ngành hàng xoài, tỉnh Đồng Tháp tập trung đầu tư nhiều nguồn lực cho ngành hàng này: từ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất (như cải tạo giống, xử lý để ra hoa rải vụ, áp dụng kỹ thuật bao trái) đến việc sản xuất xoài theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP); công nghệ sau thu hoạch đã từng bước được áp dụng (xây dựng nhãn hiệu, mã số vùng trồng và ứng dụng công nghệ Blockchain vào việc truy xuất nguồn gốc xoài...).

 

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất là việc người trồng xoài chưa quan tâm tạo cầu nối trong việc liên kết sản xuất tiêu thụ giữa người nông dân và doanh nghiệp. Thêm vào đó, doanh nghiệp và các chuyên gia nghiên cứu về thực trạng, tiềm năng và triển vọng thị trường rau quả cho rằng, ngành hàng xoài còn đối mặt với tỷ lệ hao hụt cao và chi phí logistic lớn. Cụ thể, quá trình thu hoạch và vận chuyển, bảo quản, sau thu hoạch trên 30%; chi phí logistic khoảng 21 - 25% GDP. Nguyên nhân là do kỹ thuật công nghệ trong và sau thu hoạch chưa tốt và chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thủ công, truyền thống nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, việc sản xuất theo hướng hữu cơ, vấn đề quản lý độ pH đất, xử lý hoa, tạo tán... ít được chú trọng.

 

Dự án cải thiện thu nhập cho nông dân trồng xoài

 

“Theo Giáo sư Robin Roberts, sẽ có 270 hộ nông dân ở 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang được tham gia chương trình cải thiện thu nhập và sinh kế của các nông hộ nhỏ bằng cách tăng cường năng lực cạnh tranh cho chuỗi cung ứng xoài.

Phát biểu tại hội thảo, Giáo sư Robin Roberts - Chủ nhiệm dự án ACIAR cho rằng, xoài là một trong những ngành hàng lợi thế của Việt Nam hiện nay. Song, thách thức xuyên suốt đối với sản xuất ở các địa phương là công nghệ và sự phổ cập, thực hành hóa nông, tiếp cận thị trường xuất khẩu, chế biến nông sản, chuỗi cung ứng và vận chuyển.

 

Những hỗ trợ trong khuôn khổ dự án sẽ tập trung triển khai các vấn đề về kỹ thuật canh tác (quy trình xử lý ra hoa và kỹ thuật canh tác xoài), bảo quản và thị trường tiêu thụ; cải thiện, hỗ trợ vùng trồng xoài và hệ thống cung ứng, thúc đẩy quá trình tạo giá trị và giá trị gia tăng cho xoài thông qua chế biến. Đồng thời tạo thêm việc làm và tăng lợi nhuận cho nông dân trồng xoài; nâng cao năng lực, liên kết với các đối tác liên quan trong ngành và chia sẻ kiến thức.

 

Giáo sư Robin Roberts cho biết, sẽ có 270 hộ nông dân ở 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang được tham gia chương trình cải thiện thu nhập và sinh kế của các nông hộ nhỏ bằng cách tăng cường năng lực cạnh tranh cho chuỗi cung ứng xoài. Đây sẽ là điều kiện để tạo mối liên kết giữa cộng đồng và doanh nghiệp; cải thiện việc tiếp cận thị trường nội địa và xuất khẩu.

 

Ông Lê Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho biết, sau nhiều năm phối hợp giữa các đơn vị phía Úc và Việt Nam, đề cương dự án “Cải thiện thu nhập của nông dân thông qua việc phát triển thị trường chiến lược trong chuỗi cung ứng xoài ở miền Nam Việt Nam” đã chính thức được phê duyệt ngày 26/7/2018. Theo đó, dự án sẽ được thực hiện trong 3,5 năm.

 

Ông Đức nói thêm, trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung vào phát triển ngành xoài, nhất là tại các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL. Trong đó, Đồng Tháp và Tiền Giang là 2 tỉnh có diện tích và sản lượng trồng xoài lớn của cả nước, với nhiều tiềm năng sản xuất, xuất khẩu và phát triển ngành xoài. Vì vậy, đây là nơi triển khai dự án phù hợp nhất. Về phía Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục tiến hành xem xét, đánh giá báo cáo giữa kỳ của dự án và sẽ tham gia tư vấn về chính sách nhà nước để hỗ trợ cho dự án.


   
Trích dẫn

Trả lời

Tên tác giả

Email tác giả

Vai trò *

 
Xem trước 0 Revisions Đã lưu
Chia sẻ: