Đặc điểm ngành hàng, quy mô và xu thế biến động
Mặt hàng |
Doanh số (tỷ USD) |
Tỷ trọng |
Tăng bình quân 2010-15 (%) |
Tăng bình quân 2016-20 (dự kiến) (%) |
Số lượng doanh nghiệp |
Mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh |
5,0 |
12,9 |
2,0 |
2,4 |
1.030 |
(i) Một trong những đặc điểm rõ nét nhất của thị trường ngành hàng bán buôn mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh rất phân tán, rất tản mát. Bốn doanh nghiệp bán buôn dẫn đầu chỉ chiếm chưa tới 20% thị phần. Dự kiến, trong giai đoạn tới tình trạng này vẫn tiếp tục tiếp diễn cho dù đứng đằng sau các hãng bán buôn lớn tại Úc là các công ty mẹ có thế lực mạnh trên toàn cầu.
(ii) Các hãng bán buôn phải cạnh tranh lẫn nhau về chất lượng phục vụ khách hàng và mức độ phong phú, đa dạng của sản phẩm.
(iii) Các hãng bán buôn ngành hàng này còn phải cạnh tranh với khối mới nổi đó là siêu thị và các cửa hàng tạp phẩm, các cửa hàng giảm giá có quy mô lớn như Kmart, Target và các cửa hàng bán lẻ trực tuyến.
(iv) Trong giai đoạn 2016-2020, doanh thu ngành hàng dự kiến sẽ tiếp tục tăng khoảng 2,4% mỗi năm nhờ được kích thêm bởi các dòng sản mới theo độ tuổi, sản phẩm đa chức năng, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm thân thiện môi trường.
Thị phần bán buôn
(i) Unilever Australia (Holdings) Proprietary Limited: thị phần 6,3%
Unilever Australia Proprietary Limited là chi nhánh Tập đoàn PLC của Anh- Đức có hơn 400 thương hiệu trong đó có 13 thương hiệu đạt doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ Euro. Có 11 mặt hàng chế phẩm vệ sinh, chăm sóc cá nhân, gia đình bán tại 190 nước, với các thương hiệu nổi tiếng như Dove, Rexona, Lux, Axe and Sunsilk.
(ii) L’Oreal Australia Pty Limited: thị phần 5,9%
L’Oreal Australia Pty Limited là chi nhánh của Hãng L’Oreal SA sản xuất mỹ phẩm của Pháp. Hãng có 32 thương hiệu toàn cầu, 78,6 nghìn nhân viên và bán hàng tại 130 nước.
(iii) Procter & Gamble Australia Pty Limited: thị phần 4,8%
Procter & Gamble Australia Pty Limited chi nhánh của Procter & Gamble Co (P&G), công ty sản xuất hàng tiêu dùng có trụ sở tại Hoa Kỳ. P&G hoạt động tại hơn 70 nước, và có sản phẩm bán tại 180 nước.
Các mảng kinh doanh gồm có sản phẩm sắc đẹp, dưỡng tóc, chăm sóc cá nhân, chế phẩm dùng cho chải tóc nam, chăm sóc sức khỏe và chăm sóc gia đình, chăm sóc nữ giới và gia đình.
Các thương hiệu có tại Úc gồm có Braun, Gillette, Herbal Essences, Head & Shoulders, Pantene và Pantene Clinicare, Nice N Easy, Covergirl, SK-II, Olay và Venus.
Thị trường bán buôn ngành hàng này chủ yếu do các công ty nước ngoài nắm giữ. Các công ty này nắm quyền nhập khẩu và phân phối sản phẩm của họ do phần lớn các công ty của Úc đã bị nước ngoài thâu tóm vào thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước.
(iv) Coty Australia Pty Limited: thị phần 2,6%
Coty Australia Pty Limited www.cotyaustralia.com.au là một trong những công ty lớn kinh doanh nước hoa và chế phẩm vệ sinh.
(v) Chanel (Australia) Pty Ltd: thị phần 2,5%
Tại Úc, Chanel có 6 cửa hàng ở Sydney, Melbourne, Brisbane và Perth. Các chế phẩm nước hoa, vệ sinh, dưỡng da và hương liệu của công ty này có tới 700 dòng sản phẩm được bán tại David Jones, the Myer và một số cửa hàng dược phẩm. Công ty tham gia nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm và hương liệu vào thị trường Úc.
(vi) Estee Lauder Pty Ltd: thị phần 2,5%
Estee Lauder Pty Ltd www.esteelauder.com.au/ trực thuộc Estee Lauder International Inc là nhà sản xuất sản phẩm dưỡng da, dưỡng tóc, trang điểm và hương liệu.
(vii) Colgate-Palmolive Pty Ltd: thị phần 2,4%
Colgate-Palmolive Pty Ltd www.colgate.com.au là chi nhánh của Colgate-Palmolive Co. có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Sản phẩm của công ty là chế phẩm vệ sinh răng miệng, chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và súc vật nuôi.
(i) Siêu thị và cửa hàng tạp phẩm là khối khách hàng lớn nhất của ngành hàng bán buôn hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh với thị phần là 43,5%. Trong giai đoạn 2010-2015, khối khách hàng này trong đó điển hình là Coles và Woolworths đã thành công khi đưa hệ thống cửa hàng tạp phẩm trở thành một kênh quan trọng trong mạng lưới phân phối mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh trong đó có chế phẩm dưỡng tóc, dưỡng thể, khử mùi và sữa tắm. Đây cũng là nhóm sản phẩm dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020.
(ii) Cửa hàng bách hóa là khối khách hàng lớn thứ hai với thị phần 21,5%. Các cửa hàng bách hóa như Myers và David Jones đã tập trung nhiều vào hàng xa xỉ nên dường như đang dần mất đi một lượng khách đông đảo trong khi các cửa hàng bách hóa khác như Target, www.target.com.au, Big W, www.bigw.com.au, và Kmart, www.kmart.com.au thực hiện các chiến dịch khuyến mãi, bán hàng kèm theo tặng quà, đã thu hút một lượng khách đông đảo.
(iii) Cửa hàng bán lẻ chuyên doanh như Priceline www.priceline.com.au, Bodyshop www.thebodyshop.com.au và Lush au.lush.com bán đủ các loại hàng, đủ các phân khúc khách hàng khác nhau. Tuy vậy, doanh thu bán buôn cho khối khách hàng này sút giảm do người tiêu dùng ngày càng ưa mua sắm trực tuyến với nhiều lựa chọn, có thể mua hàng có chất lượng với mức giá hợp lý.
(iv) Hiệu thuốc tuy có thị phần bé nhất trong 3 khối khách hàng nhưng lại có đà tăng trưởng tốt nhất trong giai đoạn 2010-2015 do các hiệu thuốc đã rất tích cực trong việc bán hương liệu và mỹ phẩm, cho ra đời các cửa hàng giảm giá quy mô lớn với mặt hàng thuộc thị trường ngách khác nhau.