(i) Nhóm hàng snack và mứt kẹo gồm có chip, bánh quy xoắn, hạt, sô-cô-la đen và sô-cô-la không đường, kem cây, kẹo ngậm, kẹo cao su. Đây là nhóm hàng được ưa chuộng trong thời gian qua và cũng chiếm thị phần lớn nhất với 29%.
(ii) Đồ uống trong đó có đồ uống công thức, đồ uống thể thao, đồ uống tăng lực thu hút người tiêu dùng do họ cảm thấy an toàn hơn, tốt hơn cho sức khỏe.
Đặc điểm ngành hàng, quy mô và xu thế biến động
Mặt hàng |
Doanh số (tỷ USD) |
Tỷ trọng |
Tăng bình quân 2010-15 (%) |
Tăng bình quân 2016-20 (dự kiến) (%) |
Số lượng doanh nghiệp |
Đồ uống không cồn, thực phẩm đóng gói sẵn |
12,5 |
21,7 |
3,9 |
2,5 |
4.831 |
Nhu cầu tiêu dùng đồ uống không cồn và thực phẩm đóng gói sẵn không có biến động lớn trong giai đoạn 2010-2015 nhưng doanh thu của ngành hàng bán buôn này vẫn tăng tới 3,9% mỗi năm, chủ yếu là do giá cả đã tăng khá mạnh trong giai đoạn này.
Khối khách hàng siêu thị và cửa hàng tạp hóa cùng với khối khách hàng là khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, quán cà phê đã góp phần chính vào sự tăng trưởng của ngành hàng này trong giai đoạn 2010-2015.
Trong giai đoạn 2016-2020 giá cả vẫn sẽ là yếu tố chính góp phần gia tăng doanh thu bán buôn của ngành hàng này.
Với xu hướng tìm đến những sản phẩm tốt cho sức khỏe, người tiêu dùng sẽ hạn chế tiêu dùng các sản phẩm chứa đường, chứa chất ngọt như mứt kẹo trong đó có món khoái khẩu với nhiều người là sô-cô-la hoặc không tốt cho sức khỏe như khoai tây chiên, đồ uống nhẹ như nước ngọt. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ đưa ra những sản phẩm mới hấp dẫn với người tiêu dùng hơn trong giai đoạn tới. Sản phẩm mới sẽ gắn liền với mức giá cao hơn. Đây chính là tác nhân góp phần gia tăng doanh thu cho dù nhu cầu tiêu dùng trong giai đoạn tới không có thay đổi đáng kể so với hiện tại.
Thị phần bán buôn
Trước hết chúng ta cần lưu ý rằng ngành hàng này chỉ bao gồm những doanh nghiệp chuyên doanh 1-2 mặt hàng thuộc nhóm đồ uống hoặc thực phẩm đóng gói sẵn. Nếu doanh nghiệp kinh doanh từ 3 mặt hàng trở lên thì sẽ được coi là doanh nghiệp bán buôn hàng tạp phẩm.
Ngành hàng hết sức phân tán và mức độ tập trung rất thấp. Khoảng một nửa các cơ sở kinh doanh của ngành hàng này hoạt động mà không thuê lao động mà chỉ sử dụng lao động của người chủ sở hữu và gia đình của họ. Có dưới 6% doanh nghiệp, tức khoảng 250-260 doanh nghiệp của toàn ngành, sử dụng từ 20 lao động trở lên. Đa số các doanh nghiệp trong ngành hàng này kinh doanh đồ uống, là mặt hàng dễ bảo quản, ít tốn kém chi phí bảo quản hơn so với các thực phẩm khác như mứt kẹo, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm khô.
Những hãng như Coca-Cola Amatil, Mondelez Australia Holdings, Nestle Australia and Frito-Lay Australia tự tổ chức kênh tiêu thụ đồ uống do chính mình sản xuất. Cụ thể là các siêu thị lớn như Coles hay Woolworths phải mua sản phẩm qua mạng lưới bán buôn của các hãng này.
Kênh bán buôn
Siêu thị và cửa hàng tạp phẩm là khối khách hàng lớn nhất chiếm 56,7% doanh thu bán buôn của ngành hàng bán buôn đồ uống không cồn và thực phẩm đóng gói sẵn. Tuy nhiên phần lớn doanh thu thuộc về các siêu thị nhỏ và cửa hàng độc lập do các siêu thị lớn tự mình thiết lập kênh thu mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất trong nước cũng như nước ngoài. Siêu thị lớn chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp bán buôn đồ uống không cồn và thực phẩm đóng sẵn thuộc thị trường ngách khi họ không thể mua sản phẩm từ các doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp bán buôn hàng tạp phẩm.
Khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện là khối khách hàng lớn thứ hai với thị phần là 25,9%. Khối này bao gồm cả rạp chiếu bóng, nhà hát, căng tin, các sự kiện. Lực lượng lao động trẻ tuổi là một bộ phận đông đảo, ăn ngoài nhiều hơn, đã góp phần gia tăng sức mua của khối khách hàng này.
Cửa hàng tiện lợi và trạm dịch vụ như trạm xăng chiếm thị phần khá nhỏ chỉ 8,5% do các Tập đoàn bán lẻ lớn như Coles và Woolworths đã chiếm lĩnh thị trường này và tự thiết lập mạng lưới cung ứng cho các cửa hàng trực thuộc mà không cần phải mua hàng từ các trung gian.