Notifications
Clear all

Các loại hình bán lẻ chính của Úc

1 Bài viết
1 Thành viên
2 Reactions
1,187 Lượt xem
(@tlsqvn-sydney)
Reputable Member
Gia nhập: 7 năm trước
Bài viết: 405
Topic starter  

1.    Siêu thị và cửa hàng tạp hóa

 

Loại hình

Doanh số

(tỷ USD)

Tăng bình quân 2010-15

(%)

Tăng bình quân 2016-21

(%)

Số lượng doanh nghiệp

Siêu thị và cửa hàng tạp phẩm

66,1

3,6

2,2

2.022

 

Siêu thị và cửa hàng tạp phẩm là một trong những ngành hàng có mức độ phân bố tập trung nhất tại Úc. Bốn siêu thị lớn nhất chiếm tới 90,8% thị phần trong đó riêng hai siêu thị Coles và Woolworths đã chiếm tới 70% thị phần. Ngoài ra còn có siêu thị ALDI thuộc sở hữu của Đức chiếm 8,1% nhưng tốc độ tăng trưởng rất nhanh mặc dù mới chỉ tham gia hoạt động từ năm 2001 nhờ bán hàng giá rẻ hơn so với Coles và Woolworths nhưng mức độ phong phú về mặt hàng thì còn kém hai siêu thị này. ALDI chỉ có khoảng 900 loại sản phẩm trong khi Coles có khoảng 30 nghìn loại. Siêu thị ALDI chỉ có diện tích mặt bằng cửa hàng khoảng 830 m2 trong khi Coles và Woolworths có diện tích bình quân khoảng 4.000 m2.

 

Các siêu thị và cửa hàng tạp phẩm cạnh tranh nhau trước hết là giá cả. Cách niêm yết giá cả cũng tạo thuận lợi cho người tiêu dùng dễ dàng xác định loại hàng có mức giá phù hợp của mình. Những mặt hàng được định giá dựa trên trọng lượng thì dù bao gói có khác nhau nhưng luôn có mức giá quy đổi theo kg, lít. Ví dụ thanh sô-cô-la có 200g có giá niêm yết 4 đô la thì sẽ có thêm ghi chú là 20 đô la/kg.

 

Các siêu thị và cửa hàng tạp phẩm còn cạnh tranh nhau ở các mặt hàng mang nhãn hiệu riêng của siêu thị như Woolworths Homebrand, Woolworths Select. Những mặt hàng này thường có mức giá rẻ hơn, bao bì có màu sắc khác biệt, giúp người tiêu dùng dễ nhận ra hơn. Những mặt hàng này thu hút người tiêu dùng rất mạnh và đang trở thành những mặt hàng mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể và thậm chí đánh bật những mặt hàng cùng loại ra khỏi siêu thị.

 

Ngoài ra, các siêu thị còn cạnh tranh nhau ở thị trường ngách như sản phẩm hữu cơ, sản phẩm bổ dưỡng, bán hàng trực tuyến. Bên cạnh đó các siêu thị cũng phải cạnh tranh với các siêu thị mini như các cửa hàng tiện lợi. Các siêu thị mini tạo tiện lợi cho người tiêu dùng nhất là khi họ đang vội, không có nhiều thời gian vào siêu thị mua hàng.

 

Các quán cà phê, nhà hàng, các cửa hàng ăn nhanh và cửa hàng mua đồ ăn mang đi take-away cũng là đối thủ cạnh tranh của các siêu thị vì khi người tiêu dùng ăn hàng nhiều hơn thì sẽ bớt mua hàng về để tự nấu nướng hơn.

 

Hệ thống siêu thị ở Úc có độ mở khá thấp, chỉ có 2 nhà đầu tư nước ngoài là ALDI của Đức và Costco của Hoa Kỳ mặc dù Chính phủ Úc đã nới lỏng chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có quy định nhà đầu tư có thời gian là 5 năm để chuẩn bị mặt bằng, xây dựng cửa hàng trên đất thương mại chưa sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện tại Coles và Woolworths, thuộc sở hữu của Úc hiện đang quá mạnh. Tesco của Vương quốc Anh và Lidl của Đức đang cân nhắc việc mở siêu thị tại Úc nhưng vẫn đang do dự bởi lẽ hiện tại kết quả kinh doanh của Cosco chưa có kết quả tốt đẹp như ALDI.

 

2.    Cửa hàng bách hóa

 

Loại hình

Doanh thu

(tỷ USD)

Tăng bình quân 2010-15

(%)

Tăng bình quân 2016-21

(dự kiến) (%)

Số lượng doanh nghiệp

Cửa hàng bách hóa

13,6

-0,9

-3,2

143

 

Cửa hàng bách hóa có mức độ tập trung rất cao. Bốn hãng lớn nhất là Big W thuộc Woolworths Limited của Úc, Myer thuộc sở hữu của TPG tại Hoa Kỳ, David Jones thuộc sở hữu của Công ty Woolworths Holdings Limited của Nam Phi và West Farmer: gồm Target và Kmart chiếm tới 95% thị phần.

 

Trong giai đoạn 2010-2015, doanh số bán hàng của cửa hàng bách hóa sụt giảm bình quân 0,9% và dự kiến sẽ giảm tới 3,2% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020 do người dân có khuynh hướng chi tiêu thận trọng, bớt mua sắm theo kiểu tùy hứng và dành tiền để trả hóa đơn thường ngày hoặc gửi tiền tiết kiệm trong bối cảnh kinh tế Úc nói riêng và kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn.

 

Các cửa hàng bách hóa hiện đang cạnh tranh nhau cũng như cạnh tranh với các cửa hàng khác trong đó có các hãng thời trang khổng lồ trên thế giới trong việc bán hàng trực tuyến nhằm bù đắp sút giảm cho hàng hóa bán tại cửa hàng.

 

Ngoài ra cửa hàng bách hóa phải cạnh tranh với các cửa hàng bán lẻ ngành hàng như IKEA www.ikea.com/au về đồ nội ngoại thất, Harvey Norman www.harveynorman.com.au và JB Hi-Fi www.jbhifi.com.au về thiết bị điện và điện tử gia dụng, máy tính, với Country Road về hàng may mặc www.countryroad.com.au. Các cửa hàng bán lẻ theo ngành hàng, chuyên doanh nêu trên thường có sản phẩm đa dạng, người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn hơn là cửa hàng bách hóa.   

 

3.    Cửa hàng trực tuyến

 

Nhóm ngành hàng

Doanh số       (tỷ USD)

Tăng bình quân 2010-15

(%)

Tăng bình quân 2016-21

(dự kiến)

(%)

Số lượng doanh nghiệp

Cửa hàng bán lẻ trực tuyến

10,5

18,9

9,3

42.388

 

Ngành hàng bán lẻ trực tuyến khá phân tán chỉ có 2 hãng bán lẻ lớn là West Farmer và Woolworths là đáng kể nhất trong khi các doanh nghiệp đứng ở các vị trí kế tiếp có thị phần không quá 1%.

 

Số lượng các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến là rất lớn, lên tới hơn 42 nghìn. Doanh thu bán lẻ trong giai đoạn 2010-2015 đã tăng rất nhanh, lên tới 18,9% mỗi năm và dự kiến sẽ tiếp tục tăng khoảng 9,3% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung, hạ tầng internet, điện thoại thông minh nói riêng, bán lẻ trực tuyến có nhiều tiềm năng để gia tăng doanh số bán hàng. Bên cạnh đó người tiêu dùng đã quen và tin tưởng hơn với việc mua sắm trực tuyến mà không còn tâm lý do dự, e ngại như 5-7 năm về trước.

 

Các cửa hàng bán lẻ trực tuyến phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn trong đó giá cả là tâm điểm do người tiêu dùng dễ dàng so sánh giá cả giữa các cửa hàng trực tuyến. Ngoài ra, các cửa hàng cũng phải đầu tư quảng cáo để tạo dựng thương hiệu và các mặt liên quan đến bảo hành, thời gian giao hàng, dịch vụ hậu mãi, cước phí vận chuyển, mức độ an toàn của giao dịch trực tuyến liên quan đến bảo mật thông tin cho khách hàng. Tạo dựng uy tín là tạo niềm tin cho khách hàng. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để khách hàng quyết định có nên mua hàng hay không.

 

Các cửa hàng trực tuyến còn phải cạnh tranh với các hãng bán lẻ trực tuyến của nước ngoài vì các hãng của nước ngoài thường bán với mức giá rẻ hơn.

 

 


   
Trích dẫn

Trả lời

Tên tác giả

Email tác giả

Vai trò *

 
Xem trước 0 Revisions Đã lưu
Chia sẻ: