Ủy ban Châu Âu đã tìm kiếm sự chấp thuận từ 28 quốc gia thành viên vào đầu tháng 9 để mở ra khả năng đàm phán với Washington. Các chuyên gia thương mại đã ủng hộ quyết định này của Châu Âu, dự kiến quá trình phê duyệt sẽ được hoàn thành vào tuần tới.
Vấn đề thịt bò được chính thức tách ra khỏi hiệp ước đạt được bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Claude Juncker vào tháng 7 để cố gắng giảm bớt căng thẳng thương mại. Tổng thống Donald Trump đã cam kết sẽ giảm thâm hụt thương mại hàng hóa trị giá 151 tỷ USD của Mỹ với Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, một thỏa thuận để gia tăng nhập khẩu thịt của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại, cũng như việc xoa dịu nông dân Mỹ và cộng đồng nông thôn Mỹ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
EU cho biết Ủy ban Châu Âu đàm phán thay mặt cho 28 nước EU, sẽ xem xét tăng tỷ lệ nhập khẩu thịt bò không chứa hormone vào Châu Âu, nhưng cần phải thuyết phục các nước khác xem xét các nhà cung cấp “đáng kể” phải chấp nhận mức thấp hơn. Một thỏa thuận được đàm phán về thịt bò sẽ giải quyết tranh chấp có từ năm 1981 khi Liên minh Châu Âu cấm sử dụng hormone tăng trưởng trong thịt trên toàn khối, bao gồm cả nhập khẩu. EU và Mỹ sau đó đã ký kết một thỏa thuận năm 2009 để cấp hạn ngạch nhập khẩu thịt bò không chứa hormone, hiện là 45.000 tấn. Tuy nhiên, theo các quy tắc WTO, hạn ngạch cũng phải được dành cho các nhà cung cấp khác ngoài Mỹ.
Tỷ lệ hạn ngạch của Mỹ đã giảm từ gần 100% khi bắt đầu thỏa thuận xuống dưới 30% trong năm tính đến cuối tháng 6 năm nay, theo Liên đoàn xuất khẩu thịt Mỹ (USMEF), Australia và Urugoay, và gần đây hơn là Argentina, đã tăng dần thị phần của mình. Các nhà ngoại giao EU cho rằng, Ủy ban Châu Âu sẽ xem xét tăng tỷ lệ hạn ngạch của Mỹ lên ít nhất 40% hoặc 50%. Trong khi các nước nước khác được coi là nhà cung cấp “đáng kể” sẽ phải chấp nhận ít hơn. Điều đó có nghĩa là Brussels chỉ cần nhận được sự ủng hộ từ Australia và Urugoay, với thị phần của Argentina chỉ dưới 10%. Nhà kinh tế học của USMEF Erin Borror cho biết, việc phân bổ hạn ngạch hàng quý thường được thực hiện trong vòng hai tuần, vì vậy, thịt bò Mỹ chỉ có thể vào châu Âu miễn thuế trong vài ngày. Tùy thuộc vào những gì đạt được trong thỏa thuận, nhu cầu của châu Âu đối với thịt bò Mỹ đang đủ mạnh để dễ dàng tăng gấp đôi giá trị đó từ mốc 200 triệu USD lên 400 triệu USD.
Cao ủy Nông nghiệp EU Phil Hogan cho rằng, một thỏa thuận về thịt bò sẽ làm giảm căng thẳng thương mại tổng thể trên khu vực Đại Tây Dương. Lập luận của EU đối với các nhà xuất khẩu thịt bò lớn khác vào Châu Âu có khả năng là toàn bộ hạn ngạch có thể bỏ nếu không có thỏa thuận với Mỹ./.
Nguồn: Báo Công Thương