Theo số liệu của Bộ Lương Thực Bangladesh, tính tới đầu tháng 1/2018, lượng lương thực dự trữ trong kho đã tăng thêm 117.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái và hiện đang đạt mức 833.000 tấn, trong đó gạo là 530.000 tấn. Cùng thời điểm năm ngoái, lượng dự trữ lương thực trong kho là 716.000 tấn. Hai trận lũ liên tiếp đã khiến kho lương thực dự trữ của Chính phủ bị sụt giảm nghiêm trọng, chỉ còn 150.000 tấn vào thời điểm tháng 7/2017. Khan hiếm gạo khiến giá gạo trên thị trường bị đẩy lên cao mặc dù Chính phủ đã tăng cường nhập khẩu gạo và cắt giảm thuế nhập khẩu gạo. Tình trạng khan hiếm lương thực cũng buộc Chính phủ Bangladesh phải cắt giảm lượng lương thực phân phát trong cộng đồng. Từ ngày 01/07 đến ngày 02/12/2017, Chính phủ chỉ phân phát 664.000 tấn lương thực, bao gồm gạo và bột mì cho người nghèo, giảm so với con số 1.029.000 tấn lương thực đã phân phát trong cùng kỳ năm ngoái.
Từ ngày 01/7/2017 đến ngày 02/01/2018, Chính phủ Bangladesh đã nhập khẩu 831.000 tấn lương thực, trong đó có 335.000 tấn gạo. Trong khi đó, cùng kỳ năm tài chính 2016-17, Chính phủ không nhập khẩu gạo mà chỉ nhập khẩu 392.000 tấn bột mì. Trong năm tài chính 2017-18, mục tiêu của Chính phủ là nhập khẩu 2 triệu tấn lương thực, trong đó có 1,5 triệu tấn gạo. Uy ban Nội các về mua sắm của Bangladesh đã thông qua đề xuất của Bộ Lương thực về việc tiếp tục nhập khẩu gạo và Bộ Lương thực đã và đang triển khai kế hoạch trên.
(The Daily Star)