Động lực tăng trưởng kinh tế mới của tỉnh Ninh Thuận

0
45
Ninh Thuận có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển toàn diện, nhanh, bền vững. (Nguồn: Đảng Cộng Sản)

Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1319/QĐ-TTg, ngày 10/11/2023 đã nêu rõ quan điểm, định hướng phát triển, với tầm nhìn chiến lược “Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.

Ninh Thuận có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển toàn diện, nhanh, bền vững. (Nguồn: Đảng Cộng Sản)

Theo Quy hoạch, tỉnh Ninh Thuận phát triển theo hướng thu hút đa dạng các nguồn lực, tích hợp các nguồn lực, tập trung vào 5 trụ cột phát triển chính, có tính cạnh tranh cao là: năng lượng và năng lượng tái tạo; du lịch chất lượng cao với các sản phẩm đặc trưng; công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng kinh doanh bất động sản.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước; đến năm 2050 phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận, diễn ra hồi tháng 4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển toàn diện, nhanh, bền vững. Ninh Thuận là tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trên giao điểm của 3 vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; có hệ thống giao thông đồng bộ, đủ loại hình phương thức vận tải; tiềm năng phát triển du lịch rất lớn; có Vườn quốc gia Núi Chúa, nhiều công trình kiến trúc cổ Champa còn nguyên vẹn; có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng, như: Ninh Chữ, Cà Ná, Vĩnh Hy, Bình Tiên, Mũi Dinh và Nam Cương.

Bên cạnh đó, Ninh Thuận có lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; bờ biển dài 105 km; là một trong 4 ngư trường lớn của cả nước; miền đất cát trắng, nắng vàng có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo; có điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Đặc biệt, tỉnh có bề dày lịch sử và nền văn hóa lâu đời; là nơi sinh sống của 32 dân tộc anh em với nền văn hóa các dân tộc phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc.

“Tỉnh Ninh Thuận từ một tỉnh nghèo, với “3 chữ kh” là “khó, khô và khổ”, song bằng sức sống mãnh liệt, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã và sẽ vươn lên mạnh mẽ; thể hiện năng lực biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể để vươn lên, tiến kịp, đi cùng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên là Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, khu kinh tế ven biển phía Nam là động lực tăng trưởng kinh tế mới của tỉnh Ninh Thuận, với các dự án có quy mô lớn như: cảng biển và dịch vụ cảng, logistics, năng lượng, năng lượng tái tạo, các ngành công nghiệp nặng, các khu đô thị hiện đại và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

PGS.TS Trần Đình Thiên đánh giá: “Quy hoạch xác định tiềm năng điện gió ngoài khơi, cảng nước sâu Cà Ná, khu công nghiệp gắn với cảng biển, du lịch đẳng cấp và đô thị hiện đại là những lợi thế và động lực mới. Trong đó, năng lượng gió ngoài khơi là sự tiếp tục logic điện gió và điện mặt trời trên đất liền thành công trong một thập niên qua của Ninh Thuận, nhưng được nâng lên một tầm mới, gắn với quy mô, cơ cấu nhu cầu, điều kiện thực hiện”.

Gia Thành

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here