(tiếp theo kỳ trước).
Thứ ba: phê chuẩn và triển khai các vấn đề mang tính pháp lý của khu vực như Hiến chương ASEAN, các Hiệp định, các Nghị định thư… Ngay sau khi các nhà lãnh đạo ASEAN Ký bản Hiến chương ASEAN vào ngày 20/11/2007, Malaysia đã phê chuẩn Hiến chương ASEAN vào đầu năm 2008. Cùng với việc phê chuẩn Hiến chương ASEAN, văn kiện mang tính pháp lý cao nhất của AC, Malaysia đã có nhiều nỗ lực hoàn thành và phê chuẩn những hiệp định, những qui định mang tính ràng buộc giữa các nước liên quan đến 4 mục tiêu, nội dung xây dựng AEC. Trong đó, để thực hiện dòng hàng hóa tự do, các nước thành viên ASEAN ký kết Hiệp định Hàng hóa ASEAN (ATIGA) vào ngày 26/2/2009 tại Cha-am, Thái Lan và Malaysia đã phê chuẩn hiệp định này vào tháng 6 cùng năm. Về kết quả, tình hình triển khai dòng hàng hóa tự do của Malaysia được thể hiện: 12.169 dòng thuế (chiếm 98,69%) có thuế suất 0%; 56 dòng thuế (0,45%) gồm các loại hoa quả, thuốc lá giảm còn 5%; 10 dòng thuế (0,08%), trong đó có gạo giảm từ 40% xuống 20%; 96 dòng thuế (0,78%) gồm đồ có cồn, vũ khí, bị loại khỏi danh sách cắt giảm và loại bỏ thuế quan (1). Để tạo thuận lợi cho cộng đồng thương mại ASEAN đi vào quá trình thanh toán thuận lợi, giảm thời gian và tiền bạc, ASEAN đã đưa ra sáng kiến Cửa sổ ASEAN Duy nhất (ASW) và Cửa sổ Quốc gia Duy nhất (NSW). Cùng với 4 nước ASEAN còn lại trong ASEAN 5, Malaysia đã thực hiện sáng kiến ASW thông qua sáng kiến NSW của nước này. Malaysia triển khai NSW trong ASW từ 1/1/2009 nhằm hỗ trợ cho 5 dịch vụ chủ yếu là Khai báo điện tử, cấp phép điện tử, Thanh toán điện tử, Chứng chỉ nguồn gốc Ưu đãi điện tử (PCO) và Bản kê khai hàng hóa (trên tàu) điện tử, tất cả đi vào hoạt động từ 19/11/2009. Từ năm 2014, Malaysia cùng với 4 nước thành viên còn lại của ASEAN 5 đã triển khai kế hoạch ASW cho các cảng quan trọng và sân bay. Bên cạnh đó, Malaysia cùng với một số nước trong ASEAN 5 cũng đã triển khai sáng kiến Kho chứa Thông tin (thương mại) Quốc gia (NTR), tạo tiền đề cho việc hình thành Kho chứa thông tin ASEAN (ATR), một bước tiến quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho thương mại. Trong đó, ATR đóng góp vào việc hạ thấp chi phí kinh doanh, nâng cao tính minh bạch và sự chắc chắn trong giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, ATR có thể hỗ trợ cho cơ chế để thực hiện các sáng kiến AEC khác như giải quyết các Hàng rào Phi thuế quan (NTMs). Để mang lại lợi ích cho dòng hàng hóa tự do, các nước ASEAN phải giảm chi phí giao thông và dịch vụ hậu cần giữa và trong một nước. Trong số các nước ASEAN, Malaysia là nước có chỉ số hoạt động dịch vụ hậu cần khá tốt, năm 2016 xếp hạng 32, Thái Lan 45, Singapore 5, Indonesia thứ 63, Việt Nam 64 trong 160 nền kinh tế.
Malaysia cũng là nước đã thể chế hóa thông qua việc triển khai các thỏa thuận của Hiệp định nhằm tự do hóa dịch vụ trong khu vực. Các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) năm 1995 làm tiền đề để các nước thành viên đàm phán nhằm tự do hóa lĩnh vực này thông qua các gói cam kết. Cho đến nay, các nước thành viên đã ký kết 10 gói, thực hiện các bước nhằm tự do hóa dịch vụ theo AFAS và đang hướng tới ký kết Hiệp định ASEAN vậ Thương mại Dịch vụ (ATISA). Về vấn đề này, Malaysia là nước có sự đồng thuận về chiến lược tự do hóa dịch vụ trong AFAS khi đã phê chuẩn các gói cam kết. Malaysia đã tự do hóa khu vực dịch vụ mạnh hơn so với Indonesia, Philippines, Thái Lan và cho thấy, nước này có nhiều lợi thế so sánh trong các ngành dịch vụ như các ngành y tế chất lượng cao, giáo dục đại học tư nhân… Bên cạnh đó, khu vực tư nhân của Malaysia cũng có nhiều lợi thế phát triển, mở rộng các hoạt động dịch vụ xuyên biên giới trong lĩnh vực ngân hàng ở Campuchia và Indonesia, dịch vụ công nghệ thông tin ở Lào. Liên quan đến dịch vụ, Malaysia cũng như các nước thành viên khác đã phê chuẩn Hiệp định ASEAN về Di chuyển Thể nhân (MNP) được ký kết năm 2012. Đồng thời, các nước thành viên đã ký kết 8 Hiệp định công nhận lẫn nhau (MRAs) về chứng chỉ nghề nghiệp trong các ngành nghề kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán, y tá… tạo thuận lợi cho việc di chuyển tự do của lao động kỹ năng. Mặc dù vậy, MRA không chứa đựng bất kỳ cam kết tự do hóa nào mà thay vào đó, nó cung cấp khung khổ thúc đẩy việc huy động lao động chuyên môn giữa các nước trên cơ sở tự nguyện.
Cùng với cộng đồng các nước thành viên, Malaysia cũng đã phê chuẩn Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) và thực hiện các cải cách và điều chỉnh nhằm tạo thuận lợi cho việc tạo ra dòng đầu tư tự do trong khu vực. Theo đó, thực hiện tự do hóa, bảo hộ, tạo thuận lợi, thúc đẩy đầu tư của Malaysia và các nước sẽ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư và công ty do ASEAN sở hữu và các công ty nước ngoài dựa trên nền tảng của ASEAN. Đối với việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh năm 2018, Malaysia vẫn được xếp hạng cao trong các nước ASEAN về chỉ số tạo thuận lợi kinh doanh, Malaysia thứ 24, sau Singapore đứng thứ 2 trong 190 nền kinh tế. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch Tổng thể AEC 2007-2015 nhằm xây dựng một khu vực có tính cạnh tranh, Malaysia cũng đã ban hành Luật cạnh tranh năm 2010 và luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2012. Tuy nhiên, với sự khác biệt lớn giữa các nước thành viên ASEAN, đạt được một chính sách cạnh tranh khu vực đồng bộ cho tất cả các nước thành viên là một vấn đề khó khăn hiện nay. Về lâu dài, điều này có thể đạt được thay bằng một số hình thức phối hợp và hợp tác giữa các nước thành viên. Một vấn đề quan trọng khác đối với cạnh tranh khu vực là cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông, hợp tác năng lượng, viễn thông và thể hiện bằng việc ASEAN thông qua Kế hoạch tổng thể về kết nối (MPAC) năm 2010. Kế hoạch tổng thể kết nối liên quan đến cả kết nối hạ tầng cứng và mềm như kết nối thể chế, chính sách, các thủ tục xuyên biên giới liên quan đến các vấn đề về hải quan, quá cảnh, các hoạt động dịch vụ. Liên quan đến các hiệp định về vấn đề này, Malaysia đã phê chuẩn một phần Hiệp định Khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh và thực hiện bước tiến trong hiệp định đa phương ASEAN về tự do hóa hoàn toàn dịch vụ vận chuyển hàng không và hiệp định đa phương ASEAN về dịch vụ hàng không.
Bên cạnh việc phê chuẩn các hiệp định, các nghị định thư nhằm triển khai các nội dung xây dựng một thị trường, cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực có tính cạnh tranh, Malaysia cũng rất tích cực tham gia thực hiện các nội dung xây dựng một khu vực phát triển đồng đều, triển khai các sáng kiến hội nhập ASEAN, các sáng kiến hỗ trợ các nước thành viên mới. Đáng chú ý, Malaysia là nước đi đầu trong việc thực hiện các nội dung hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua phê chuẩn các Hiệp định, các thỏa thuận về thương mại, dịch vụ, đầu tư giữa ASEAN với các đối tác của ASEAN như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand. Hiện tại, cùng với các nước thành viên khác, Malaysia cũng tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định, thỏa thuận với các đối tác khác như Hong Kong hay Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP).
- Hài hòa hóa tiêu chuẩn kỹ thuật, bổ sung, sửa đổi các quy định cho phù hợp, thực hiện các cảỉ cách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
Việc triển khai các chính sách và biện pháp này được thể hiện trên các điểm chính sau: (i) Cùng với việc triển khai các MRA đối với 8 ngành nghề lao động kỹ năng, năm 2015, Malaysia cùng với các nước thành viên cũng triển khai các bước nhằm tạo ra một khung khổ về trình độ chuyên môn nhằm mục tiêu hài hòa hóa những quy định mang tính pháp lý giữa các nước thành viên. Trước hết, nước này thiết lập khung trình độ quốc gia (NQFs) sau đó phối hợp để hình thành tiêu chuẩn cho Khuôn khổ xem xét Trình độ chuyên môn của ASEAN (AQRF) tiến tới công nhận, cấp chứng chỉ kỹ năng và trình độ chuyên môn của nhau. Malaysia cũng tham gia các MRA nhằm hài hòa hóa tiêu chuẩn, các yêu cầu về kỹ thuật nhằm hướng tới giảm các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại. Trong đó, Malaysia đã thông qua các MRA của khu vực về thiết bị điện và điện tử (ẸEE), các sản phẩm y, mỹ phẩm, các ngành thực phẩm, ô tô, xây dựng… (ii) Cùng với việc ra đời luật cạnh tranh, Malaysia cũng hợp tác với các nước hướng tới chế độ cạnh tranh hiệu quả hơn, xây dựng thể chế, năng lực trong việc khảo sát, phân tích kinh tế thúc đẩy nhận thức về cạnh tranh thông qua hợp tác và hài hòa hóa các quy định, tiêu chuẩn. Đối với quyền sở hữu trí tuệ: Malaysia cùng với các nước thành viên đã đạt được tiến bộ trong việc giảm thời gian cho quy trình cấp nhãn mác, hợp tác khảo sát sáng chế ASEAN điện tử, thực hiện Kế hoạch Hành động Quyền Sở hữu Trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng cho giai đoạn 2011-2015 và tiếp tục theo đuổi các kế hoạch này trong 10 năm tới. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển mới, Malaysia theo đuổi chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải cách thể chế, chính sách, năng suất lao động. Với những nỗ lực đó, Malaysia là nước có chỉ số năng lực cạnh tranh đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2017-2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bô” cho thấy, Malaysia đứng thứ 23, đứng sau Singapore thứ 3 trong 137 nền kinh tế(4). (iii) Cùng với quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng trong AEC, Malaysia cũng thực hiện chủ trương lôi kéo và thu hút các tài năng. Theo đó, chính phủ và khu vực tư nhân đã cùng nhau làm việc để tạo các điều kiện thu hút các tài năng người Malaysia đang làm việc ở nước ngoài và các tài năng người nước ngoài về làm việc ở đất nước với các đãi ngộ như nhà ở cho họ và gia đình, các thủ tục nhập cư và cấp phép làm việc đơn giản hơn.
- Một vài nhận xét thay cho kết luận
Điều chỉnh chính sách, hình thành các thể chế kinh tế đồng thời thực hiện hài hòa hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định trong quá trình hội nhập trong AEC là một yêu cầu đặt ra đối với tất cả các nước thành viên. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự thành công chung, Malaysia là một trong những nước thành viên ASEAN đã có những động thái tích cực, thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trước cộng đồng. Động thái tích cực đầu tiên phải kể đến đó là thực hiện những điều chỉnh chiến lược và chính sách kinh tế cho phù hợp với các nội dung, mục tiêu đề ra trong AEC. Trong đó, Malaysia đã đề ra ETP mà trọng tâm là thực hiện NEM: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập thông qua đổi mới cơ cấu, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách nhằm hội nhập sâu rộng kinh tế khu vực, tìm kiếm những nhân tố mới cho tăng trưởng kinh tế dựa trên các yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, tham gia vào chuỗi giá trị; thực hiện kết hợp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với các cải cách nhằm đem lại công bằng xã hội cho mọi tầng lớp dân cư, mọi cộng đồng tộc người. Điểm tích cực thứ hai cũng đáng ghi nhận là Malaysia đă đi đầu trong việc triển khai các sáng kiến và hợp tác rộng rãi với các đối tác trong ASEAN nhằm hiện thực hóa những hiệp định, các nghị định thư nhằm tự do hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư, dòng vốn, lao động kỹ năng, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực, các sáng kiến về thu hẹp khoảng cách phát triển và đẩy mạnh hội nhâp và hợp tác với các đối tác trong khu vực và trên thế giới vì phát triển và thịnh vượng. Tuy nhiên, cũng như các nước thành viên khác, quá trình điều chỉnh chính sách cũng như triển khai các hoạt động hội nhập trong AEC của Malaysia cũng ghi nhận những mặt hạn chế nhất định như vẫn còn có những rào cản đối với thực hiện tự do hóa thương mại, dịch vụ nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia ở một số ngành, lĩnh vực mà nước này không có lợi thế. Bên canh đó, cũng như các nước thành viên khác, Malaysia cũng chưa thực sự tích cực trong việc hợp tác có hiệu quả với các nước thành viên khác khi hài hòa hóa các tiêu chuẩn, loại bỏ các rào cản đối với sư di chuyển tư do ở môt số hàng hóa, dịch vụ, lao động kỹ năng..: Tuy nhiên, đây là khó khàn chung của ASEAN khi mà các nước thành viên chưa thể tìm được tiếng nói chung.
Con đường đi đến thành công của AEC trong giai đoạn 2016-2025 đòi hỏi phải có những nỗ lực điều chỉnh chính sách, thục đẩy. hội nhập, đảm bảo tuân thủ hoàn, toàn các hiệp định, nghị định mang tính pháp lý, hài hòa hóa các thể chế, chính sách, tiêu chuẩn, các quy định trên mọi phương diện ở cấp độ đa phương với sự tham gia đầy dử của cả 10 nước thành viên./.
(Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 năm 2018)