Để cải thiện, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính

0
36
Các đại biểu chủ trì hội thảo “Phát huy và nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh mới”. (Nguồn: Vneconomy)

Theo mục tiêu đối với nguồn tài lực tại Nghị quyết 39/NQ-TW, đến năm 2025, giữ vững an ninh tài chính quốc gia; bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 xuống dưới 4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP, hướng tới cân bằng thu – chi ngân sách nhà nước.

Các đại biểu chủ trì hội thảo “Phát huy và nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh mới”. (Nguồn: Vneconomy)

Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Tại, hội thảo “Phát huy và nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh mới” ngày 23/8, ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước đã góp phần tích cực triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 đã đề ra.

Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước được tăng cường, đẩy mạnh chống thất thu, rà soát các nguồn thu trên địa bàn, quản lý thuế đối với 100% doanh nghiệp.

“Trong giai đoạn 2021-2023, tuy tình hình kinh tế còn rất nhiều khó khăn song tổng thu ngân sách nhà nước có kết quả tích cực, đảm bảo ổn định kinh tế xã hội. Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính cũng kiên trì thực hiện chính sách tài khoá mở rộng, những chính sách được ban hành đi vào cuộc sống, tạo tác động tích cực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt khó, phát triển ổn định.

Giai đoạn này, thu ngân sách đều vượt dự toán. Năm 2021, thu ngân sách vượt 233.000 tỷ đồng, 2022 vượt 406.000 tỷ đồng và năm 2023 vượt khoảng 133.000 tỷ đồng”, ông Quỳnh nói.

Song song với đó, quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngay từ dự toán đầu năm và trong quá trình điều hành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước.

Tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia, đánh giá cao kết quả các chính sách hỗ trợ giúp kinh tế phục hồi khá nhanh, thất nghiệp giảm, an ninh xã hội đảm bảo hơn. Tuy nhiên, với chính sách tài khóa, khâu thực thi các chương trình, chính sách hỗ trợ còn chậm. Thể chế, pháp luật về đầu tư công, đầu tư, PPP chưa thực sự đồng bộ, thống nhất, đôi khi đa mục tiêu hoặc không rõ mục tiêu.

Cùng với đó, hiệu quả đầu tư khu vực Nhà nước còn thấp, giải ngân đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều chương trình, gói hỗ trợ trong Chương trình phục hồi 2022-2023 còn chậm và không đồng đều.

Để cải thiện, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính, ông Johnathan Hạnh Nguyễn Chủ Tịch IPPG  nêu 4 giải pháp chính, đó là: Cơ chế thu hút nguồn lực từ tư nhân, thúc đẩy hợp tác công tư (PPP); Cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế tư nhân tiếp cận vốn từ thị trường vốn quốc tế; Mở rộng và cải thiện khung pháp lý để thu hút vốn ngoại; Vai trò của việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế trong việc huy động nguồn lực tài chính cho Việt Nam và cơ chế để hình thành trung tâm tài chính quốc tế.

Khánh Ly

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here