Đầu tư Trung Quốc tại khu vực láng giềng của Ấn Độ

0
85

Hội đồng Ấn Độ về quan hệ toàn cầu Gateway House vừa phát hành tài liệu “Đầu tư Trung Quốc tại khu vực láng giềng của Ấn Độ” của hai tác giả Chandni Jindal and Amit Bhandari, có nội dung chính như sau:

  1. Nghiên cứu đã xác định được 400 dự án của Trung Quốc ở các nước Pakistan, Nepal, Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka, Nepal và Maldives… trong đó đa số nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Hành lang Con đường (BRI). Số liệu cụ thể như sau:
STT Tên nước Số dự án Dự kiến tổng vốn đầu tư

(tỉ USD)

Lĩnh vực đầu tư
1 Pakistan 150 70-80 Nhiệt điện, năng lượng hạt nhân, giao thông
2 Bangladesh 64 30-35 Thông tin, giao thông, tiện ích
3 Myanmar 60 25-30 Thủy điện, dầu khí, mỏ
4 Sri Lanka 58 10-15 Nước, xử lý rác, đường xá, thủy điện
5 Nepal 49 (không có số liệu) Thủy điện, giao thông
6 Maldives 20 1-2 Nhà cửa, du lịch

  1. Các kết luận chính của tài liệu như sau:

– Trong thập niên qua, Trung Quốc đã đầu tư hoặc cam kết đầu tư hơn 150 tỷ USD vào kinh tế của Bangladesh, Maldives, Myanmar, Pakistan, Nepal và Sri Lanka. Trung Quốc hiện là nước đầu tư lớn nhất ở Maldives, Myanmar, Pakistan và Sri Lanka.

– Trung Quốc xâm nhập mạnh nhất vào Myanmar và Pakistan, hai nền kinh tế nằm sát Ấn Độ; và tiền của Trung Quốc đang củng cố các Chính phủ đang bị thế giới cô lập vì vi phạm nhân quyền (Myanmar) và khủng bố (Pakistan).

– Bangladesh là nền kinh tế sôi động nhất trong các nước láng giềng của Ấn Độ và ít phụ thuộc vào Trung Quốc nhất.

– Bài bản của Trung Quốc khá rõ ràng: bước khởi đầu là cung cấp trang thiết bị quốc phòng, tiếp đó là nuôi dưỡng và là đối tác cho giới tinh túy sở tại, cung cấp hạ tầng cơ sở hiện đại với thanh toán chậm.

– Đầu tư của Trung Quốc tập trung và hạ tầng cơ sở cứng như năng lượng, đường bộ, đường sắt, cầu, cảng và sân bay. Trong đa số trường hợp, nhà thầu xây dựng là Trung Quốc. Trong nhiều trường hợp, chỉ Trung Quốc cấp vốn cho các dự án này.

– Ngoài cơ sở hạ tầng cứng, Trung Quốc nhằm vào địa kinh tế. Trung Quốc đang đầu tư vào hệ thống tài chính của các nước này. Bắc Kinh nắm cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán ở Dhaka và Karachi và gây dựng việc buôn bán bằng đồng Nhân dân tệ giữa Trung Quốc và Pakistan. Trung Quốc đang thiết lập các tòa án có trụ sở tại Trung Quốc để làm trọng tài các tranh chấp trong BRI. Rõ ràng, Trung Quốc tìm cách tạo luật chơi mới, kiểm soát hệ thống tài chính – kinh doanh ở khu vực, những thay đổi vốn có thể củng cố sự thống trị Trung Quốc ở khu vực láng giềng của Ấn Độ.

  1. Bản tài liệu cho rằng đầu tư của Trung Quốc làm gia tăng nhiều quan ngại như:

– Thiếu minh bạch gây khó khăn cho các nước tiếp nhận vốn trong đánh giá giá trị hay các hệ lụy của các khoản đầu tư này.

– Đầu tư của Trung Quốc mang tính chiến lược hơn là thuương mại.

– Ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực mang đến nhiều thách thức đối với các nước khác, trong đó có Ấn Độ. Là nước đầu tư hàng đầu ở Pakistan, Myanmar, Sri Lanka và Bangladesh, Trung Quốc có ảnh hưởng đến sự quản trị các nước này, tăng khả năng điều chỉnh chính sách của các nước này theo hướng bất lợi cho Ấn Độ.

  1. Bản tài liệu xác định đầu tư cho Trung Quốc là thách thức đối với Ấn Độ và các quốc gia dân chủ khác nhằm đảm bảo sao cho Trung Quốc không biến các nước Châu Á khác thành các quốc gia khách hàng. Các tác giả kiến nghị:

– Điều chỉnh các chính sách quốc tế định hướng. Sở dĩ đầu tư của Trung Quốc gia tăng ở Châu Á, một phần là vì các nhà cho vay quốc tế như WB, ADB đặt chuẩn mực không hiện thực đối với các nước nghèo và mới phát triển.

– Ấn Độ có thể phát triển hạ tầng một cách minh bạch ở khu vực. Có thể phát triển việc thẩm định dự án với sự cộng tác của các đối tác như Đức, Nhật… để xây dựng hạ tầng cơ sở phù hợp hơn với yêu cầu của khu vực.

– Kết nối khu vực tốt hơn với các nước láng giềng qua hành lang thực, ảo và năng lượng…

– Ấn Độ có thể dùng biện pháp tẩy chay chiến lược các hải cảng, như hiện nay đối với Hambantota để bảo đảm hàng hóa không thể tái xuất sang các cảng của Ấn Độ./.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here