Đầu tư cho nghiên cứu cơ bản của Mỹ đang bị tụt hậu

0
135
USNI/ US Naval Institute
USNI/ US Naval Institute
WASHINGTON (Reuters) – Đầu tư của Mỹ vào nghiên cứu và phát triển đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ trong khi các nước khác trên thế giới đã đầu tư tăng vọt. Đây là cảnh báo của Chủ tịch ủy ban Thương mại Thượng viện Maria Cantwell tại một phiên điều trần về đề xuất trợ cấp cho ngành công nghệ để Mỹ cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.
Trong phiên thảo luận về “Đạo luật xuyên biên giới”, bà Cantwell cho biết tỉ lệ đầu tư của liên bang vào nghiên cứu và phát triển (R&D) so với GDP đang ở mức thấp nhất trong 45 năm qua.
“Điều này xảy ra khi sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt và các quốc gia khác đã sẵn sàng thách thức vị trí của Mỹ trong giai đoạn đổi mới sắp tới.”
Tuy nhiên, thành viên cấp cao của ủy ban, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Roger Wicker, cho biết mục đích của đạo luật là giúp Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc, nhưng Mỹ sẽ không thể đánh bại Trung Quốc bằng cách sao chép “chương trình  đầu tư từ trên xuống” của Trung Quốc về nghiên cứu và phát triển, và dùng nhiều trợ cấp của chính phủ.
Wicker nói: “Đầu tư chiến lược vào công nghệ và chuỗi cung ứng là quan trọng, nhưng chúng ta sẽ không chiến thắng nếu chỉ đơn giản là ném tiền vào giải quyết vấn đề. “Chúng ta thực sự có thể bị tổn hại nếu những người nhận tài trợ thiếu năng lực và khả năng tiến hành các hoạt động R&D thực sự hữu ích.”
Đạo luật xuyên biên giới (Endless Frontier) lần đầu tiên được đề xuất vào năm 2020, kêu gọi tài trợ 110 tỷ USD trong 5 năm để phát triển công nghệ của Mỹ. Đạo luật được đồng tài trợ bởi Lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện Chuck Schumer và Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Todd Young.
Oong Schumer cũng muốn sửa đổi đạo luật thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn của Mỹ. Cả hai đề xuất có thể thu hút các khoản đầu tư trị giá 200 tỷ USD.
Tổng thống Joe Biden đã đề xuất một kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng sâu rộng có thể cung cấp vốn cho sản xuất chất bán dẫn, mặc dù vẫn chưa rõ các sáng kiến ​​tài trợ khác nhau sẽ được triển khai như thế nào giữa chính quyền và Quốc hội. Ông Biden cũng đang phải tìm kiếm các giải pháp cho tình trạng thiếu chip đã khiến các nhà sản xuất ô tô của Mỹ phải cạnh tranh với ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng để giành nguồn cung cấp chip.
(Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here