Đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc sẽ không suy giảm

0
73
(Internet)
(Internet)

Ban Quản trị Trang NGKT trực tuyến gửi tới quý độc giả đánh giá về xu hướng phục hồi kinh tế của Trung Quốc, Tào Hòa Bình-Giáo sư Học viện Kinh tế thuộc Đại học Bắc Kinh, nội dung chính như sau:

Sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với các biện pháp phòng chống nghiêm ngặt và các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế mạnh mẽ, kinh tế Trung Quốc đã đạt được sự phục hồi hình chữ V. Tuy nhiên, gần đây có số ý kiến cho rằng xu hướng phục hồi của kinh tế Trung Quốc có thể sẽ có hiện tượng suy giảm trong cuối quý 3 và đầu quý 4 năm 2020.

Gần đây, qua theo dõi một số chỉ số kinh tế, Bloomberg cho rằng chịu ảnh hưởng của doanh số bán ô tô và nhà ở suy yếu, thị trường chứng khoán sụt giảm và niềm tin của doanh nghiệp xấu đi, đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu chạm đỉnh trong tháng 9/2020. Số liệu khảo sát của Ngân hàng Standard Chartered cho thấy, mặc dù chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất dự kiến sẽ cải thiện trong tháng 9, ngành phi sản xuất đã tăng trưởng chậm lại đáng kể so với mức hồi tháng 8. Theo Standard Chartered, điều này cho thấy sự phục hồi nhu cầu trong nước của kinh tế Trung Quốc không suôn sẻ, sự phục hồi giữa các khu vực và ngành nghề không đồng đều.

Thực ra, tình hình phục hồi kinh tế Trung Quốc trên thực tế không bi quan như hai cuộc khảo sát này. Ngoài các yếu tố bất lợi nêu trên, một số yếu tố tăng trưởng năng động của kinh tế Trung Quốc không được phản ánh trong khảo sát của Bloomberg và Standard Chartered. Ví dụ, việc Trung Quốc khôi phục các ngành như rạp chiếu phim, các chuyến bay, khu thắng cảnh, trung tâm mua sắm lớn, hội nghị, du lịch bắt đầu từ cuối tháng 7. Đối với một nền kinh tế có dân số khổng lồ như Trung Quốc, hoạt động của các ngành trên phù hợp hơn để đánh giá chỉ số niềm tin của người tiêu dùng; trong tháng 9/2020, các trường học trên toàn quốc lần lượt khai giảng, đây cũng là một bộ phận tiêu dùng lớn của Trung Quốc, chỉ số tiêu dùng này sẽ được phản ánh trong tháng 10/2020. Nói một cách khác, nhiều động lực phục hồi kinh tế của Trung Quốc trong quý 4 bị bỏ sót, chưa được phản ánh trong khảo sát.

Đánh giá về cung ứng, theo số liệu của  Cục Thống kê Trung Quốc công bố ngày 27/9, cùng với công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc đạt được bước đột phá quan trọng – nhiều lần nhanh chóng kiểm soát nguy cơ tái bùng phát tại các tỉnh, thành phố như Cát Lâm, Bắc Kinh, Tân Cương, các nhà kinh tế lạc quan hơn về năng lực kiểm soát dịch bệnh trong tương lai. Ngoài ra, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp quy mô lớn trong tháng 8/2020 tăng 19,1% so với cùng kỳ, điều này cũng kéo theo sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ổn định niềm tin của nhà sản xuất, có lợi cho việc thúc đẩy đầu tư công nghiệp.

Bắt đầu từ quý 3/2020, các chính sách hỗ trợ kinh tế như giảm thuế, phí, kéo dài thời hạn trả nợ và các kế hoạch hỗ trợ tín dụng đã phát huy tác dụng hạn chế tình trạng suy giảm năng lực sản xuất trong giai đoạn “hậu dịch bệnh”. Nguồn ngân sách từ việc phát hành trái phiếu đặc biệt của chính phủ về phòng chống dịch và trái phiếu chuyên biệt của địa phương được rót xuống cấp cơ sở trong tháng 7-8/2020, cung cấp nền tảng bền vững cho việc thực hiện các dự án. Ngoài ra, một loại các dự án cơ sở hạ tầng mới được khởi công trong quý 2/2020 đã và đang tiếp tục góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo dự đoán, kinh tế Trung Quốc trong quý 4 sẽ cao hơn mức kỳ vọng 3,2% của quý 3/2020. Nếu tốc độ tăng trưởng bình quân trong quý 3 và quý 4/2020 đạt 5%, thì kinh tế Trung Quốc có thể đạt tốc độ trưởng 2% trong năm 2020.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here