Cuộc chiến Mỹ – Trung Quốc tiếp tục căng thẳng

0
69
(REUTERS)
(REUTERS)

1. Cấm Tiktok, Wechat: Đêm ngày 06/8/2020, Tổng thống Donald Trump đã công bố lệnh cấm kinh doanh với các ứng dụng phổ biến của Trung Quốc là Tiktok và Wechat. Theo đó các công ty Mỹ sẽ có 45 ngày để dừng kinh doanh với các công ty này mà các ứng dụng rất phổ biến là Tiktok và Wechat được sử dụng để chia sẻ video và chat. Lý do dẫn tới lệnh cấm được cho là rủi ro an ninh đối với cả Hoa Kỳ và cá nhân người Mỹ. Lệnh cấm này dẫn tới khả năng các ứng dụng đó có thể biến mất khỏi kho ứng dụng của Apple và Google. Hai công ty Mỹ đứng sau hệ điều hành di động lớn nhất cho đến nay là IOS (trên Iphones) và Android (trên điện thoại Samsung).

Tiktok có tới 1 tỷ người dùng toàn cầu, trong đó khoảng 100 triệu người Mỹ; Wechat là ứng dụng chat phổ biến nhất của Trung Quốc với 1,2 tỷ người dùng, được nhiều người Hoa sử dụng để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình ở trong Trung Quốc, vì nhiều phương tiện truyền thông xã hội của phương Tây bị cấm ở Trung Quốc, đồng thời nó được sử dụng cho nhiều chức năng khác, bao gồm thanh toán kỹ thuật số, tương tự như Swish tại Thụy Điển. Sự căng thẳng ngày một gia tăng bởi cuộc tranh luận sôi nổi về việc Tiktok có hay không ở bên ngoài Trung Quốc. Trong vài tuần qua, Tiktok đã bị cấm ở Ấn Độ, bởi cáo buộc gủi ro gián điệp. Về phần Trung Quốc, bản thân các công ty mẹ của các ứng dụng (Bytedance với Tiktok và Tencent với Wechat) đã phủ nhận mọi cáo buộc rằng nhà nước Trung Quốc dính líu với các công ty.

Phản ứng trước quyết định này, Trung Quốc đã cáo buộc Tổng thống Mỹ “thao túng và đàn áp chính trị”. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc gọi việc Hoa Kỳ leo thang cuộc chiến thương mại là “đáng xấu hổ” và “điên rồ”. Wang Wenbin, NFN BNG Trung Quốc gọi đó là  “hành động bắt nạt trắng trợn và Trung Quốc phản đối “.

Theo James Lewis, chuyên gia công nghệ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đây là sự đổ vỡ thực sự lớn trong thế giới số giữa Mỹ và Trung Quốc và Trung Quốc chắc chắn sẽ đáp trả. Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật của Mỹ mà SvD đã nói chuyện trước đó tỏ hoài nghi về tính hợp pháp của các lệnh cấm vì chúng có thể vi phạm luật tự do ngôn luận của Mỹ. Để giải tỏa bớt lo ngại của Hoa Kỳ và các quốc gia khác về Tiktok, Bytedance đã đề xuất bán một phần của Tiktok được sử dụng ở Hoa Kỳ. Gã khổng lồ công nghệ thông tin của Mỹ Microsoft đang tiến hành thương lượng để mua lại Tiktok với giá lên tới 50 tỷ USD.

Quyết định của Trump có nghĩa là Apple và Google phải gỡ bỏ các dịch vụ Trung Quốc khỏi các cửa hàng ứng dụng của họ trong vòng 45 ngày. Quyết định này cũng liên quan đến sáng kiến có tên “Mạng sạch” của Nhà trắng để giúp Mỹ dễ dàng hơn trong việc chặn các công ty như công ty viễn thông Hoa Vĩ và các dịch vụ ứng dụng của Trung Quốc.

2. Hoa Kỳ đe dọa hủy niêm yết các công ty Trung Quốc: Trang tin Foxbusiness.com đưa tin, nhóm chuyên trách về thị trường tài chính của Tổng thống Donald Trump trong một báo cáo đã đưa ra khuyến nghị rằng, các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ phải bị hủy niêm yết nếu họ không tuân thủ các quy tắc kế toán của Hoa Kỳ. Nhóm chuyên trách chỉ ra những rủi ro đối với các nhà đầu tư Mỹ do việc các công ty Trung Quốc từ chối cung cấp cho các công ty kiểm toán quyền tiếp cận thông tin. Do đó, nhóm này đề xuất, Cơ quan Giám sát Tài chính SEC cần tăng tiêu chuẩn niêm yết trên các thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Một tiêu chuẩn cao hơn có thể đòi hỏi quyền tiếp cận thông tin về các cuộc kiểm toán như một điều kiện để tiếp tục niêm yết. Nhóm này cũng đề xuất một giai đoạn chuyển tiếp kéo dài đến năm 2022.

3. Cuộc chiến leo thang – 100 tỷ USD thành mây khói: Bình luận viên trên tờ Thời báo Tài chính Thụy Điển (DI) Johan Nylander đưa tin, giá trị thị trường tương đương 870 tỷ SEK (khoảng 100 tỉ USD) của 2 gã khổng lồ internet Tencent và Bytedance tại thị trường Hong Kong đã bị xóa chỉ trong hôm nay (07/8) sau các biện pháp mới mà Donald Trump đưa ra. Tại các thị trường khác, cổ phiếu của hai hãng này cùng các hãng công nghệ khác cũng sụt giảm mạnh. Tuy nhiên theo các nhà phân tích, Nhà Trắng dự kiến ​​sẽ không nhắm vào các công ty khác có liên kết với Tencent, chẳng hạn như Spotify của Thụy Điển.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here