Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – tác động của nó đối với Thế giới và Việt Nam (Phần 1)

0
252

Tóm tắt: Năm 2013, thuật ngữ cách mạng công nghiệp 4. (Industry 4.0) ra đời đánh dấu đnh cao mới trong sự phát triển kinh tế của nhân loại. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đang ny nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật và sinh học, được dự báo sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người. Bài viết tìm hiểu bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phân tích những tác động ca nó đến thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng.

  1. Bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Một trong những thành quả, xu thế phát triển mới của nhân loại trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 là sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Xét về mặt nguồn gốc, cuộc cách mạng này xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của Chính phủ CHLB Đức năm 2013 về phát triển kinh tế. ông Klaus Schwab, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới đã phân tích bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 so với các cuộc cách mạnh công nghiệp trước đó: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Đến bây giờ, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật và sinh học”. Theo ông, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên ba lĩnh vực chính gồm: kỹ thuật số, vật lý và công nghệ sinh học.

Cụ thể những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Inteligence), Internet kết nối vạn vật (IoT – Internet of Things), máy tính lượng tử (Quantum Computers), công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), dữ liệu nhanh (Fast Data)… Những yếu tố này đã và đang làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, tiến hóa thành một hình thái mới được gọi là “không gian mạng phức hợp”. Không gian này được dự báo sẽ mang lại những lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người.

Trên lĩnh vực vật lý, với robot thế hệ mới, trình độ tự động hóa cao đang là cuộc cách mạng thay đổi phương thức sản xuất trong nhiều công đoạn của quá trinh sản xuất mới, thay thế sức lao động của con người bằng máy móc hiện đại, đồng thời với sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của công nghệ trí tuệ nhân tạo, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới và nhất là công nghệ nano.

Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu mới.

Như vậy, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh internet ngày càng phát triển, phổ biến, tính di động cao, được trang bị các bộ cảm biến nhỏ, nhẹ nhưng công suất mạnh với giá thành ngày càng rẻ. Cùng với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo, cống nghệ mới đã và đang tạo ra một thế giới mà trong đó có các hệ thống ảo và vật lý của chuỗi sản xuất trên toàn cầu có thể kết hợp với nhau một cách linh hoạt, cho phép sản xuất theo yêu cầu của thị trường, người tiêu dùng ngày càng đa dạng. Khác với các cuộc cách mạnh công nghiệp trước, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang tính đột phá cao, như ông Kỉaus Schwab nói, tốc độ đột phá Cách mạng công nghiệp 4.0 là “không có tiền lệ lịch sử”, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính trong toán học. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa-vật lý-sinh học với sự đột phá của internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, nền văn minh của nhân loại trong thế kỷ 21.

Đặc điểm cơ bản của nó là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuẩt của xã hội. Internet, điện thoại thông minh và hàng nghìn các ứng dụng công nghệ khảc đang làm cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hom và năng suất lao động cao hơn. Nhìn chung, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra với tổc độ nhanh, phạm vi bao phủ rộng, từ lĩnh vực sản xuất đến đời sống, từ hoạt động của mồi cá nhân đến tổ chức, doanh nghiệp và của cả chính phủ, các bộ, ngành. Các hiện tượng như xe không người lái, nhà máy thông minh, thành phố thông minh, chính phủ điện tử… đang là những ví dụ về tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến đời sống xã hội.

Sự ra đời của máy tính đã dẫn đến cuộc cách mạng sổ hóa, nhất là khi máy tính cá nhân và internet xuất hiện. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những hệ thống kết nối các thực thể và “phiên bản số” của chúng được gọi là các hệ kết nối không gian số-thực thể (được gọi là cyber-physical Systems). Có hai khía cạnh của công nghệ số: một là số hóa, hai là quản trị và xử lý các dữ liệu được số hóa. Có thể khẳng định rằng công nghệ số chính là điểm đột phá của những thay đổi trong thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 trên các lĩnh vực cụ thể như: trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, công nghệ sinh học và công nghệ nano… Do vậy, có thể khẳng định cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là bước phát triển tiếp theo của ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đỏ: 1) Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 18, bắt đầu ở nước Anh với thay đổi từ sản xuất với lao động chân tay, lao động cơ bắp đến sản xuất cơ khí máy móc do phát minh ra động cơ hơi nước; 2) Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nửa cuối thế kỷ 19 cho đến khi Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất xảy ra năm 1914, với đặc trưng thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng năng lượng điện; 3) Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ những năm 1970 của thế kỷ XX với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và internet.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xác định đang bắt đầu từ vài năm gần đây, về bản chất là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano vật liệu mới… với nền tảng là các đột phá ca cổng nghệ số. Như đã nói ở ừên, khái niệm “Công nghiệp 4.0” được đưa ra vào năm 2013 tại Hội chợ Hannover giới thiệu các dự kiến của các công trình Công nghiệp 4.0 của nước Đức nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền công nghiệp, kinh tế nước này.

Trên phương diện toàn cầu, không chỉ nước Đức có chương trình Công nghiệp 4.0, cùng trong thời điểm đó còn nhiều nước phát triển có chương trình chiến lược về sản xuất ứng dụng các thành tựu tiến bộ, tiên tiến của khoa học – công nghệ đang diễn ra rất nhanh. Ở nước Mỹ có “Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến” cho ba thập kỷ tới, nước Pháp có “Bộ mặt mới của công nghiệp nước Pháp”, Hàn Quốc có “Chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc trong tương lai”, Trung Quốc có chương trình “Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025”, Nhật Bản có kế hoạch xây dựng “Xã hội thông minh 5.0”.

Như vậy, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra tại các nước phát triển G7 như Mỹ, EU, Nhật Bản và tại các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc… các quốc gia khác cũng tham gia ở mức độ khác nhau và chịu sự tác động của cuộc cách mạng này.

  1. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

2.1 Cơ hội

Động lực sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 chính là phát triển công nghệ số hóa tập trung vào ba trụ cột chính như đã phân tích, đây là cuộc cách mạng mới trong phương thức sản xuất dựa trên nhữngthành tựu của công nghệ số trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và internet kết nối vạn vật, công nghệ nano. Với những đặc thù này, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tốc độ cao, thay đổi nhanh chóng, có sự kết hợp nhiều công nghệ khác nhau và sẽ tác động sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội.

Theo dự báo, cuộc cách mạng này là một sự thay đổi lớn mang tính đột phá về quy mô phạm vi tác động lớn hơn nhiều so với cuộc cách mạng trước và sẽ tác động tới tất cả các ngành nghề lĩnh vực đời sống xã hội, chứ không chỉ liên quan trong ngành công nghiệp quy mô toàn xã hội, hệ thống các doanh nghiệp và từng cá nhân, từng người dân. Cuộc Cách mạng này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức trong sự phát triển kinh tế – xã hội quy mô toàn cầu, đối với từng quốc gia cũng như tác động đển từng công ty, cá nhân.

Về lâu dài, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động tích cực, thúc đẩy tăng năng suất lao động, hoàn thiện điều hành quản trị của doanh nghiệp theo hướng hiện đại hơn, đồng thời quản trị rủi ro tốt hơn, thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng các thành phố thông minh, chính phủ điện tử. Về phương diện kinh tế, nó thúc đẩy nền kinh tế chuyển từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán qua thẻ hệ thống mạng, xu hướng phát triển của tiền điện tử sẽ tác động tới hệ thống thanh toán và thị trường tiền tệ, thanh toán qua mạng dần dần trở thành chủ đạo đồng thời thúc đẩy liên kết, giao lưu họp hành qua mạng xã hội.

 2.2 Một s thách thức

Bên cạnh cơ hội mới to lớn tạo ra, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức mới đối với nhân loại, có thể kể đến một sổ thách thức như sau:

– Cuộc cách mạng này có thể phá vỡ cơ cấu lao động truyền thống khi tự động hóa robot thay thế lao động chân tay trong nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, có khả năng hàng triệu lao động trên thế giới sẽ rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, sự tác động của cuộc cách mạng này đối với cơ cấu lao động xã hội sẽ thay đổi theo từng giai đoạn, giai đoạn đầu sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Sau đó những biến động về kinh tế nảy sinh từ cuộc Cách mạng 4.0 có thể sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống xã hội, tác động đến thể chế chính trị, nếu những khó khăn về việc làm thu nhập, phân hóa giầu nghèo không được giải quyết sẽ dẫn đến bất ổn về chính trị.

– Những thay đổi về cách thức giao tiếp trên internet cũng đặt ra nhiều thách thức đối với con người trong thời đại số hóa, nhất là sự nguy hiểm về sức khỏe, an ninh tài chính, an ninh mạng, việc bảo hộ thông tin cá nhân cũng được đặt ra ở yêu cầu cao hơn.

– Ngoài ra, những thay đổi về mặt công nghệ kỹ thuật đòi hỏi thể chế cửa nhà nước phải đổi mới theo hướng dự báo được những xu thế thay đổi và xây dựng những giải pháp ứng phó kịp thời. Đồng thời đối với những doanh nghiệp với tư cách là lực lượng chủ yếu của sự tác động của cuộc Cách mạng 4.0, cần tiếp cận nắm bắt nhanh những xu thế thay đổi của cuộc cách mạng này để điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu tài chính và cơ cấu nguồn nhân lực đã qua đào tạo để chuẩn bị thích ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng này.

Trong “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, GS Klaus Schwab chỉ ra những thách thức về khả năng các tổ chức doanh nghiệp có thể sẽ chưa sẵn sàng đón nhận các công nghệ tối tân hay các chính phủ sẽ gặp khó trong việc tuyển dụng người cũng như quản lý các công nghệ này một cách toàn diện. Giáo sư Klaus Schwab nhận định: “Những thay đổi này sẽ sâu sắc đến mức chưa bao giờ trong lịch sử lại có một thời điểm con người đứng trước cùng lúc nhiều cơ hội lẫn rủi ro như thế. Mi quan ngại cùa tôi là các lãnh đạo chính trị và kinh doanh có thể sẽ giữ li tư duy quá cổ h hoặc quá ảm ảnh với việc các đột phá công nghệ sẽ thay đổi tương lai loài người như thế nào”.

  1. Thời Cơ và thách thức đối với Việt Nam

 3.1 Thời cơ

Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và tích cực chủ động hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung của thế giới: tham gia và chịu tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0; điều này tạo ra những cơ hội, thời cơ và khó khăn, thách thức đối với Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển trong quá trình đổi mới cũng tạo ra những tiền đề quan trọng để Việt Nam tiếp cận, triển khai cuộc cách mạng công nghiệp này.

Hơn nữa, do đặc điểm của Cách mạng công nghiệp 4.0 là không phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị mà tùy thuộc nhiều vào khả năng và trí tuệ, năng lực sáng tạo của con người nên Việt Nam có thể tận dụng ưu thế của nước đi sau, với cấu dân số vàng (số lao động tuổi trẻ chiếm chủ yếu), số người sử dụng điện thoại thông minh, internet chiếm tỉ lệ cao so với các nước trong khu vực; mặt khác Nhà nước, Chính phủ quan tâm, triển khai các nội dung để nắm bắt và ứng dụng các thành tựu và hạn chế thách thức, khó khăn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam trong việc phát triển kinh tế – xã hội.

3.2 Thách thức

Bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nghiêm trọng như: trong khi thế giới đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thìViệt Nam vẫn chủ yếu ở giai đoạn 2 tức thực hiện dây chuyền gia công, lắp ráp. Theo thống kê, 97% doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh, trình độ khoa học công nghệ, nhất là chất lượng nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Theo thống kê, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay đang sử dụng công nghệ của những năm 1980, trong đó có 52% đang sử dụng thiết bị lạc hậu, 38% sử dụng thiết bị trung bình, chỉ có 10% là sử dụng thiết bị tương đối hiện đại. Chi phí đầu tư cho đổi mới khoa học – công nghệ của doanh nghiệp bình quân còn quá thấp, mới chiếm 0,3% tổng doanh thu.

Phần lớn lao động Việt Nam chưa được đào tạo bài bản, năng lực lý thuyết và tay nghề còn hạn chế, nhất là kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh) để giao tiếp, làm việc. Bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 khi nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt nền tảng công nghệ cao còn hạn chế, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết chính là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, về lâu dài Nhà nước cần xây dựng chiến lược và chính sách công nghiệp phù hợp để nắm bắt kịp xu thế toàn cầu, không để “lỡ tàu” một lần nữa.

Bên cạnh thành tựu và cơ hội đem lại, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sản xuất nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có hơn 70% dân số làm nông nghiệp, nhưng chỉ đóng góp khoảng 20% GDP, trong khi ở các quốc gia phát triển như Hà Lan, tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp chỉ chiếm từ 2-4% dân số, nhưng đóng góp tới 40% GDP. Báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới về “Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào” đã chỉ ra xu hướng chung gần đây GDP nông nghiệp Việt Nam đang giảm, tốc độ tăng năng suất lao động chậm lại, trong khi khoảng cách về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp đang mở rộng. Báo cáo khẳng định để thay đổi được điều này, ngành nông nghiệp Việt Nam cần có cách làm khác, trên cơ sở đổi mới tư duy và cách tiếp cận, cần tập trung chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Khi ứng dụng công nghệ số, thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến sự thay đổi về mô hình sản xuất, văn hóa kinh doanh, mô hình tổ chức…, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xử lý, thích ứng với sự thay đổi này. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi cơ cấu lao động, làm cho sự chuyển dịch lao động diễn ra nhanh hơn, quy mô lớn hơn. Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) có hai ngành mà Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh nhất đó là dệt may và điện tử, điện máy, bởi lẽ những ngành này chịu tác động rất lớn của quá trình tự động hóa. Dự báo sẽ có khoảng 86% lao động ngành dệt may và 75% lao động ngành điện từ sẽ chịu sự tác động. Một số ngành khác cũng sẽ bị ảnh hưởng tác động của cuộc cách mạng này là chăm sóc sức khỏe, y tế giáo dục, bán lẻ, giao thông vận tải….

(còn nữa)

Trần Nguyễn Tuyên

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here