Cùng với chính sách ‘sản xuất tại Ấn Độ’, Ấn Độ cũng cần thêm chương trình ‘buôn bán với Ấn Độ’

0
113

Khi các xu hướng tăng cường bảo hộ tiếp tục làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, thế giới đang tìm kiếm một nước mới dẫn đầu thương mại toàn cầu. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã thoái vị. Châu Âu đang bận bịu và có lẽ lưỡng lự lấp khoảng trống. Trung Quốc có thể hào hứng.

Tuy nhiên, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình khám phá phương thức để Trung Quốc có thể đảm nhận vai trò mới này, Ấn Độ đang có một cơ hội lịch sử, ít nhất là bổ khuyết vào sự dẫn đầu của Trung Quốc. Nhưng sau 27 năm cải cách kinh tế, mở cho Ấn Độ triển vọng thương mại, vốn nước ngoài và cạnh tranh, đã đến mức nước này cần một sự chuyển đổi mô hình trong chính sách kinh tế.

Chính phủ Ấn Độ cần phải tập trung vào sản xuất cùng với cam kết tăng cường xuất khẩu. Chính sách “sản xuất tại Ấn Độ” là một bước đi đúng hướng. Giờ đây, chính sách này cần phải song hành cùng chương trình “buôn bán với Ấn Độ”.  Ấn Độ đã có những công ty công nghệ thông tin tốt nhất thế giới, một trong những thị trường lớn nhất và quan trọng nhất toàn cầu, một tỉ lệ tăng trưởng GDP dự báo 7,3% năm 2018. Đồng thời, Ấn Độ là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa kinh tế đa phương và đàm phán.

Bên cạnh việc theo đuổi các hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương với cả Mỹ và Châu Âu, Ấn Độ còn ký những FTA lâu dài với các nước thuộc Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) và thành viên ASEAN. Ấn Độ ngày càng tích cực trên các diễn đàn địa chính trị và là đồng sáng lập của những ngân hàng đa phương mới như Ngân hàng phát triển BRICS.

Mặc dù những nỗ lực có tầm nhìn xa để cải tổ nền kinh tế, một thiếu  sót tiếp tục làm mỏi rã đôi cánh của Ấn Độ. Khi sáng kiến tiên phong “sản xuất tại Ấn Độ” của Thủ tướng Narendra Modi góp phần tăng cường khu vực chế tạo, Ấn Độ đã không tạo được những thành tựu xuất khẩu do thiếu chú trọng và theo dõi một cách thích đáng dành cho xuất khẩu…

Chương trình “buôn bán với Ấn Độ” tập trung vào việc xây dựng năng lực xuất khẩu, giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan và phối hợp đồng thời với chính sách “sản xuất tại Ấn Độ” có thể sẽ cho phép Ấn Độ thực hiện lời hứa hẹn chưa từng có. Để có ý tưởng thực hiện một chương trình như vậy, Ấn Độ chỉ cần nhìn các nước láng giềng…

Chương trình “buôn bán với Ấn Độ” cũng có thể giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, buộc các xí nghiệp nội địa phải giảm chi phí, tăng năng suất để đương đầu với sự cạnh tranh của nước ngoài…

(Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Mumbai)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here