Covid-19 đặt ra câu hỏi về toàn cầu hoá

0
189
(AFP)
(AFP)

Trước khủng hoảng Covid-19 tác động toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của thế giới, nhà sử kinh tế học Jan Jörnmark đã có bài viết đáng chú ý trên tờ Thời báo Tài chính (DI) Thụy Điển. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý:

Thế giới nổi lên sau Thế chiến thứ II trở nên quốc tế hơn nhiều so với sự suy nghĩ của bất kỳ ai. Sự xuất hiện của các chuỗi giá trị toàn cầu phần lớn là tự phát và thiếu cấu trúc trách nhiệm rõ ràng đối với an ninh. Điều đó đã dẫn tới nhiều cuộc khủng hoảng trong 20 năm qua và rõ ràng nhất là cuộc khủng hoảng Covid-19 đã trở thành thách thức lớn nhất đối với toàn cầu hóa. Việc đóng cửa của toàn bộ nhiều thành phố, nhiều quốc gia hiện đang được thực hiện là điều chưa từng thấy sau Thế chiến thứ II. Mặc dù đã có những cảnh báo về những đại dịch toàn cầu, nhưng mọi thứ đang diễn ra vượt ngoài tầm hiểu biết của chúng ta.

Đây rõ ràng là một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống, bởi vì hoạt động kinh tế giảm mạnh không chỉ đe dọa toàn bộ hệ thống tài chính, mà còn đe dọa các công ty hoạt động dựa trên các kênh cung ứng và thị trường toàn cầu. Cuối cùng, toàn bộ cỗ máy (mobility) khổng lồ để cung cấp dịch vụ và cung ứng hàng hóa cho các ngành công nghiệp chủ chốt bị gián đoạn. Khi toàn bộ các cấu phần của cuộc khủng hoảng bắt đầu, thì kết thúc sẽ thể hiện ở tỉ lệ thất nghiệp và sự khủng hoảng nguồn cung, không mấy ai hình dung nổi. Một báo cáo mới xuất bản do Trung tâm Edmond Safra tại Harvard thực hiện đã mô tả sự tụt dốc của nền kinh tế là 100%; do đó, sự can thiệp của chính phủ rất lớn và sẽ còn tiếp tục nhiều hơn.

Cuộc khủng hoảng đặt ra những câu hỏi quan trọng về bản chất của toàn cầu hóa và những gì xảy ra khi chúng ta phải bước vào cửa “sinh t” (the immediate of Christ). Vì chúng ta không có gì tương tự để so sánh, ta hãy hình dung những gì đã xảy ra sau hai cuộc thế chiến trong thế kỷ XX. Thế chiến th nhất tác động vào một thế giới được quốc tế hóa mạnh mẽ, nơi mà sự di chuyển của con người cũng như vốn và hàng hóa rất phổ biến. Cuộc chiến 4 năm được nối tiếp bằng dịch cúm Tây Ban Nha xé tan bối cảnh quốc tế bình thường và trong những năm 1920s, những nỗ lực tái tạo chúng đã bị gạt sang lề; không có sự phục hồi mạnh mẽ nào diễn ra và nối tiếp cuộc đại suy thoái kinh tế 1929-1933 là chủ nghĩa dân tộc bùng nổ. Cùng lúc đó, các yêu cầu về công nghệ và hàng hóa đã được điều chỉnh thích ứng với các chuỗi cung ứng và thị trường được quốc tế hóa, và điều này đã dẫn tới Thế chiến thứ 2 như là một điều tất yếu. Sau đó, mọi người đều trông chờ sẽ có một cuộc suy thoái, nhưng thực tế nó không diễn ra. Thế giới đi vào con đường khác, đó là quá trình quốc tế hoá gần như toàn bộ thế giới trong nửa cuối của Thế kỷ XX (từ 1950), mà cuối cùng mọi người gọi là “toàn cầu hóa”. Nhưng sự phát triển nhanh chóng đó không phải là một quá trình được hoạch định. Cuộc khủng hoảng hôm nay chúng ta đang đối diện cho thấy những điểm yếu mà thế giới đã tạo ra.

Toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi sự phát triển công nghệ cực kỳ mạnh mẽ và các sáng kiến ​​kinh doanh. Sự phát triển công nghệ cho phép ngày càng nhiều nơi trên thế giới tham gia vào quá trình này. Ban đầu (những năm 1950) là khu vực công nghiệp Châu Âu cổ điển và Bắc Mỹ đã mở rộng thị trường của họ, nhưng các khu vực khác đã nhanh chóng bị thu hút vào rìa của các khu vực công nghiệp truyền thống. Ở châu Âu, miền Bắc nước Ý đã trở thành một khu vực mới năng động; tại Hoa Kỳ, California trở thành tiểu bang đông dân nhất đồng thời với luật của Moore được ban hành. Trong khi đó, quá trình phi thực địa hóa diễn ra nhanh chóng, song song với việc Trung Đông thống trị nguồn cung năng lượng của thế giới. Ở Đông Á, Nhật Bản đã phát triển thành một trong những nước công nghiệp lớn nhất thế giới trong mười lăm năm và sau đó quá trình này được nối tiếp bởi một số nước láng giềng nhỏ hơn.

Về nhận thức, đột phá và tốc độ là những đặc trưng nổi bật nhất, nhưng nó cũng có nghĩa là sự phát triển diễn ra trong sự bảo hộ và an ninh. Từ cuộc suy thoái kinh tế 1966-1967, mọi thứ trở nên rõ ràng khi các khu vực công nghiệp cũ ở phương Tây phải đối mặt với sự cạnh tranh từ quá trình phi công nghiệp hóa và lạm phát trì trệ; toàn bộ thập niên 1970 được đặc trưng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị ở các nước công nghiệp truyền thống khi các ngành công nghiệp dệt, thép, đóng tàu và sản xuất hàng hóa bị loại bỏ sau các cuộc khủng hoảng kéo dài. Sự chuyển đổi mối quan hệ quyền lực cũng trở nên rõ ràng khi các nước dầu mỏ phong tỏa việc giao hàng, trong khi tình trạng bất ổn của họ tăng lên với sự gia tăng của các cuộc chiến tranh và xung đột nội bộ.

Nhìn bề ngoài, những năm 1980-1990 trở nên hài hòa hơn, đó là những thập kỷ khi kỹ thuật điện tử bắt đầu tạo ra các mạng lưới mới cho phép thị trường tài chính toàn cầu hình thành, để sau đó chúng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có. Không nơi nào phát triển nhanh hơn ở Trung Quốc, nơi lãnh đạo Trung Quốc đã huy động người dân, vốn và công nghệ theo cách tương tự như các nước Đông Á khác đã làm. Sự tăng trưởng nhanh đã tạo ra một khu vực địa lý mới khi các thành phố lớn của thế giới phát triển và trở nên dày đặc hơn theo cách gần như không lượng định được. Năm 1980, thế giới mới có 72 tòa nhà chọc trời cao hơn 200 mét, nhưng chỉ 40 năm sau, cộng đồng đánh cá phía nam Trung Quốc là Thâm Quyến đã biến thành một siêu đô thị của thế giới với hàng trăm tòa nhà chọc trời.

Nhưng vì sự phát triển về cơ bản là tự phát, nên sự yếu kém nối tiếp yếu kém trong quá trình toàn cầu hóa cũng trở nên rõ ràng trong hai mươi năm qua. Trái ngược với các cuộc khủng hoảng công nghiệp trong những năm 1970-1980 mang tính khu vực, các cuộc khủng hoảng mới mang tính toàn cầu và nổ ra từ sự thiếu an ninh. Các cuộc khủng hoảng này là về khủng bố, bất ổn tài chính và giờ đây là dịch bệnh do virus. Nhưng các cuộc khủng hoảng đều có chung nguồn gốc, đó là sự lưu chuyển lớn của con người, vốn và hàng hóa, được đặc trưng hóa là “thế giới kết nối”. Do đó, khả năng của thế giới xử lý các cuộc khủng hoảng này là rất quan trọng đối với cả sự phục hồi sắp tới và tính bền vững toàn cầu dài hạn.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here