Giai đoạn chuyển tiếp năng lượng là một sự thay đổi toàn cầu, khu vực và địa phương trong việc sử dụng năng lượng hỗn hợp – một sự kết hợp các nguồn năng lượng khác nhau được sử dụng trong một khoảng thời gian. Lịch sử cho thấy sự thay đổi đột ngột hay nhanh chóng về sử dụng năng lượng hiếm khi xảy ra. Ở thời kỳ trước đây, động lực của quá trình chuyển tiếp chính là việc chuyển sang dùng nguồn năng lượng có giá trị hơn, như việc chuyển từ sử dụng củi sang dùng than có tính năng tốt hơn và rẻ hơn. Quá trình chuyển đổi sử dụng năng lượng từ củi sang than và từ than sang dầu lửa và khí tự nhiên cũng phải mất nhiều thập kỷ.
Gần đây, rất nhiều ý kiến cho rằng những tiến bộ trong công nghệ năng lượng sẽ đi theo một quỹ đạo kiểu như ngành công nghiệp bán dẫn – một khái niệm được lấy tên là “Moore’s Curse” do nhà khoa học và phân tích chính sách người Canada Vaclav Smil đưa ra – là không thực tế bởi một loạt lý do. Hạ tầng năng lượng là sự đầu tư lớn về vốn và có tuổi thọ nhiều thập niên. Công nghệ mới ngày nay trở nên đắt đỏ hơn và không dễ tiếp cận và cũng không có chức năng giống nhau. Ví dụ, năng lượng tái tạo như gió và mặt trời tạo ra điện năng không được liên tục như là dầu lửa và điện hạt nhân.
Động lực của giai đoạn chuyển tiếp sử dụng năng lượng hiện nay đó là yêu cầu giảm hiệu ứng nhà kính, hệ quả của việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch. Chính phủ các nước, các công ty tư nhận, các cơ quan tài chính, trường đại học đang đầu tư phát triển công nghệ và chính sách để đẩy nhanh quá trình chuyển tiếp này. Và quá trình chuyển tiếp này cũng sẽ kéo dài hàng thập kỷ, không phải hàng năm.
Ngày nay, năng lượng hóa thạch chiếm 85% năng lượng thế giới tiêu thụ. Dẫu kể từ năm 2000, năng lượng tái tạo được sử dụng sản xuất điện có tăng lên, thị phần sử dụng năng lượng hóa thạch vẫn ổn định, trong khi việc sử dụng khí tự nhiên có chiều hướng tăng, sử dụng than giảm. Xu hướng đó là do một số nhân tố. Trước hết, đó là sản lượng khí đá phiến giá rẻ ở khu vực Bắc Mỹ tăng mạnh lấn lướt than đá. Sự thay đổi này đã có tác động mạnh hơn so với việc sử dụng năng lượng tái tạo để làm giảm hiệu ứng nhà kính. Những nhân tố quan trọng khác đó là việc thúc đẩy cải thiện môi trường không khí tại Trung Quốc dẫn đến việc chuyển từ sử dụng than đá sang dùng khí và năng lượng tái tạo để sản xuất điện; sự gia tăng thương mại khí hóa lỏng toàn cầu, trong đó châu Á đã có nguồn cung khí ga mới.
Nhờ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu của các nền kinh tế mới nổi, tiêu thụ dầu lửa đang đạt đỉnh cao. Với nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng cao, sức tiêu thụ dầu lửa sẽ giữ ở mức cao cho đến hết thập kỷ hiện nay và ở mức vừa phải trong thập kỷ tiếp theo.
Xe chạy điện (EV) tăng 47% năm 2017 đạt mức 1 triệu xe bán ra trong khí đó xe hạng nhẹ chạy xăng (LV) chỉ tăng có 1%. Ở mức toàn cầu thì chỉ có 2.8 triệu xe EV được bán ra còn xe LV đạt 1.3 tỷ xe, như vậy xe EV chỉ chiếm có 0.2% lượng xe LV và do đó EV không có tác động thực sự đến mức tiêu thụ dầu lửa. Theo nghiên cứu của IHS Markit, trong năm 2017, EV tiết kiệm được 50.000 thùng dầu mỗi ngày trong tổng số 100 triệu thùng dầu được tiêu thụ mỗi ngày trên toàn thế giới.
Các phương tiện vận chuyển kiểu mới và cách thức cùng chia sẻ phương tiên đi lại đang làm thay đổi cách con người di chuyển. Các loại xe tự động đang làm thay đổi ngành công nghiệp xe ô tô. Tuy nhiên, còn quá sớm để khẳng định những thay đổi công nghệ này sẽ tác động nhu cầu tiêu thụ dầu lửa. Một trong những kịch bản mà IHS Markit đưa ra đó là vào khoảng năm 2040 nhu cầu dầu lửa sẽ đạt đỉnh điểm, tiếp đó sẽ ở mức ‘đi ngang’. Trong một kịch bản khác, IHS Markit dựa trên cơ sở là công nghệ mới sẽ được áp dụng nhanh hơn thì nhu cầu sử dụng dầu lửa sẽ đạt đỉnh nhanh hơn vài năm (so với kịch bản nêu trên). Nói cách khác, những tiên đoán về nhu cầu đỉnh điểm về dầu lửa đang hiện hữu là hoàn toàn không chính xác.
So với than đá, dầu lửa và khí đốt, năng lượng tái tạo hiện chiếm phần nhỏ trong tổng mức sử dụng. Than đá phục vụ sản xuất điện năng hiện vẫn chiếm phần lớn trong tiêu thụ toàn cầu, tới 40%. Mặc dù, mức tăng về số lượng nhà máy điện chạy than đang chậm lại nhưng các nhà máy điện than sẽ tồn tại trong vài thập kỷ nữa. Các nghiên cứu cho thấy, cho đến nay công nghệ tách, sử dụng và loại bỏ khí cac-bon chưa đạt đến mức mong đợi, bên cạnh đó vẫn cần có chính sách can thiệp mạnh mẽ để hạn chế hiệu ứng nhà kính, kể cả chính sách về giá cac-bon.
Kể cả khi các loại năng lượng thay thế loại trừ được khí cac-bon có khả năng cạnh tranh cao và vấn đề gián đoạn của năng lượng tái tạo được khắc phục, việc sử dụng năng lượng hóa thạch vẫn không thể bị loại bỏ hay thay thế một cách nhanh chóng bởi mức độ đầu tư rộng lớn vào năng lượng này. Một thách thức khác cũng phải được xử lý đó là tác động của quá trình chuyển tiếp này đến trật tự địa chính trị và việc làm.
Lịch sử cho thấy sự thay đổi trong hệ thống năng lượng toàn cầu là một quá trình tiến hóa chứ không phải là một cuộc cách mạng. Điều này có nghĩa là ‘chuyển tiếp năng lượng’ sẽ còn là một ngôn từ thông dụng trong nhiều thập niên nữa.
(Theo Wall Street Journal – Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Texas)