Chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á: Không phải câu chuyện của tương lai

0
83
Việc áp dụng rộng rãi năng lượng tái tạo là một mục tiêu lâu dài của nhiều nước Đông Nam Á. (Nguồn: Business Times)

Trong một bài viết gần đây trên Tạp chí The Business Times, ông Jimmy Yam, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á của Tập đoàn Eaton Electrical đã đánh giá về cơ hội trong việc thúc đẩy năng lượng tái tạo trong khu vực Đông Nam Á.

Việc áp dụng rộng rãi năng lượng tái tạo là một mục tiêu lâu dài của nhiều nước Đông Nam Á. (Nguồn: Business Times)

Theo ông Jimmy Yam, các thị trường Đông Nam Á đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 – 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.

Ông Jimmy Yam nhấn mạnh rằng mực nước biển dâng cao không còn là mối đe dọa khí hậu đơn thuần ở Đông Nam Á. Trong bối cảnh Đông Nam Á đang có một hệ sinh thái kinh doanh mạnh mẽ, những mối đe dọa từ khí hậu có thể cản trở đáng kể tiến trình phát triển của khu vực trong “thập kỷ vàng”. Lúc này, sự ổn định của khu sẽ phụ thuộc vào việc thúc đẩy hành động khí hậu.

Việc áp dụng rộng rãi năng lượng tái tạo đã là mục tiêu lâu dài của nhiều chính phủ trong khu vực. Tuy nhiên, theo ông Jimmy Yam hầu hết các thị trường Đông Nam Á vẫn phụ thuộc nhiều vào các hệ thống năng lượng tập trung và truyền thống trong việc cung cấp năng lượng cho các tòa nhà cũng như các hoạt động xã hội.

Với nhu cầu năng lượng khu vực ước tính tăng trung bình 3% cho đến năm 2030, điều cấp thiết là cần nhanh chóng đẩy nhanh quá trình sản xuất điện tái tạo bằng cách chuyển sang phi tập trung năng lượng.

Ông Jimmy Yam cho rằng cải thiện việc tiếp cận các nguồn sản xuất năng lượng tái tạo là chìa khóa cho vấn đề. Người tiêu dùng, các chính phủ, các ngành công nghiệp, những nhà đổi mới sáng tạo và công ty công nghệ cần hợp tác để hiện thực hóa tầm nhìn về các nguồn năng lượng phân tán (DER) và tích hợp thành công năng lượng tái tạo vào Lưới điện ASEAN (APG).

Gần đây, Singapore và Lào đã tăng cường hợp tác năng lượng với một Biên bản ghi nhớ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai năng lượng tái tạo ở Lào, phát triển lưới điện khu vực để hỗ trợ thương mại điện xuyên biên giới và thiết lập các hệ thống đo lường, báo cáo và xác minh năng lượng tái tạo. Tháng 6 vừa qua, Singapore đã bắt đầu nhập khẩu 100 MW thủy điện từ Lào, đánh dấu lần nhập khẩu năng lượng tái tạo đầu tiên của Singapore, đây cũng là một cột mốc quan trọng trong lịch sử thương mại điện xuyên biên giới của ASEAN.

Indonesia đã khởi động một số dự án thí điểm lưới điện thông minh được chính phủ hỗ trợ, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu 23% cơ cấu năng lượng quốc gia vào năm 2025.

Theo ông Jimmy Yam, tuy các sáng kiến về năng lượng tái tạo trong khu vực là một bước đi đúng hướng, việc đẩy nhanh Tầm nhìn Năng lượng ASEAN đòi hỏi việc thực hiện thêm nhiều chính sách khuyến khích áp dụng lưới điện thông minh trên khắp các thị trường.

“Bắt mạch” được một thực trạng rằng khu vực Đông Nam Á có mức đầu tư năng lượng tái tạo tương đối thấp và chi phí vốn cao, ông Jimmy Yam khẳng định, việc thu hẹp khoảng cách đầu tư cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Theo đó, bên cạnh những khoản đầu tư tác động (đầu tư với mục tiêu tạo ra tác động xã hội và môi trường) và các khuyến khích tài chính, với khả năng tạo tiền đề cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Đông Nam Á, sự thay đổi trong mô hình năng lượng sẽ rất cần thiết.

Hà Phương (theo Business Times)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here