Chuỗi cung ứng nông sản ngắn và hệ thống thực phẩm địa phương tại EU: một số vấn đề lý luận và thực tiễn (phần 2)

0
548
  1. Khung chính sách luật đối với chuỗi cung ứng nông sản ngắn

Có thể thấy, chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn bùng phát tại khu vực EU từ những năm 2000 đến nay đã trở thành một xu thế chủ đạo trong thị trường hàng hóa nông sản. Xu hướng phát triển của chuỗi đã ghi nhận những tác động tích cực đến kinh tế, xã hội và môi trường. Để đánh giá tác động, cũng như ban hành khung pháp lý, điều chỉnh chính sách cho hoạt động này, ở cấp độ khu vực, trong những năm qua, Ủy ban Châu Âu đã liên tiếp tổ chức các hội thảo quốc tế như: Hội thảo “chuỗi cung ứng ngắn và nông sản địa phương” được tổ chức tại Brussels ngày 20/4/2012 với mục đích tìm kiếm những giải pháp huy động tốt hơn tiềm năng kinh tế, xã hội và môi trường của chuỗi, tài trợ ngân sách để thực hiện các dự án đánh giá và hỗ trợ chuỗi như dự án Impack, dự án chuỗi cung ứng ngắn, kinh nghiệm của Italia, dự án Foodlink… Ghi nhận những thành quả này, Ủy ban Châu Âu đã nhấn mạnh thông điệp: “Chuỗi cung ứng ngắn là động lực của sự thay đổi hướng đến phát triển bền vững ở cả hệ thống nông nghiệp và phát triển nông thôn”.

Bên cạnh đó, trong Quy định 1305/2013 của chính sách phát triển nông thôn giai đoạn 2007-2013 của EU với 6 mục tiêu ưu tiên đã đề ra: “cải thiện tính cạnh tranh của các trang trại bằng việc thúc đy các trang trại hội nhập tốt hơn vào chuỗi nông sản thông qua kế hoạch chất lượng, gia tăng giá trị gia tăng đối với các sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy thị trường địa phương và chuỗi cung ứng nông sản ngắn. Khung khổ chính sách phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020 với định hướng phát triển mô hình chuỗi cũng đã được chính thức thể chế hóa trong các quy định hướng dẫn các nước thành viên thực hiện. Nhằm bổ trợ cho các hoạt động của chuỗi, có các chính sách về xúc tiến sản phẩm nông sản, quy định về hệ thống nông sản địa phương, quy định về dán nhãn, đăng ký thương hiệu sản phẩm địa phương, về công bố thông tin sản phẩm, chất lượng sản phẩm. Chức năng của chuỗi cung ứng cũng chính thức được chỉnh sửa và thông qua ở cấp Nghị viện Châu Âu.

Tại cấp độ các nước thành viên, các chương trình phát triển chuỗi cung ứng nông sản ngắn cũng được đưa ra bàn thảo và phê chuẩn. Ví dụ, Pháp đã phê chuẩn kế hoạch hành động được xây dựng trong năm 2009 nhằm mục đích hỗ trợ phát triển các chuỗi thức ăn ngắn. Theo kế hoạch, các chuỗi thức ăn ngắn được xác định dựa trên số lượng các bên liên quan. Theo đó, chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn được coi là “thương mại hoá các sản phẩm nông nghiệp thông qua bán hàng trực tiếp hoặc gián tiếp khi ch có một người trung gian tham gia”, thể chế bộ luật về hiện đại hóa nông nghiệp, ghi nhãn sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Một trong những yêu cầu bắt buộc từ phía Ủy ban Châu Âu đối với các nước thành viên là Chiến lược 2020 về phát triển khu vực nông thôn ở tất cả các nước thành viên phải đề ra các chương trình hành động như: đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, trang trại, phát triển kinh doanh trang trại, đặc biệt là các trang trại có lực lượng lao động trẻ, chương trình chuyển giao kỹ năng, thông tin, chương trình thúc đẩy hợp tác giữa các trang trại….nhằm hỗ trợ sự phát triển chuỗi cung ứng nông sản ngắn.

 4. Một số kết quả và các tác động của chuỗi đến kinh tế, xã hội và môi trường

Đến nay, chuỗi cung ứng nông sản ngắn và hệ thống thực phẩm địa phương đâ trở nên phổ biến ở hầu hết các nước thành viên Liên minh Châu Âu. Theo số liệu điều tra khảo sát của Mạng lưới Nông thôn Quốc gia NRNs cho thấy: năm 2005, 16% các hộ nông dân ở Pháp đã tham gia vào mô hình bán hàng trực tiếp các sản phẩm nông sản do chính họ sản xuất, hơn 1.200 các nông hộ Đan Mạch, 46.000 trang trại của Italia, chiếm 1/3 số ữang trại nước này tham gia bán hàng trực tiếp các sản phẩm như hoa quả, sữa, trứng và thịt, 5% lượng tiền được chi tiêu cho thực phẩm ở Tây Ban Nha được thực hiện qua chuỗi cung ứng ngắn, 63.000 trang trại tại Italia tạo ra giá trị hơn 3 tỉ EUR trong năm 2009 thông qua chuỗi giá trị này.

Bên cạnh đó, một số kết quả nổi bật có thể thấy: các mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn được thực hiện ở các nước thành viên EU đều theo 1 trong 3 hình thức đã phân tích ở trên. Một số các mô hình chuỗi cung ứng nông sản ngắn đặc biệt thành công có thể kể đến như chuỗi Campana Amica của Italia, tính đến tháng 5/2016 đã thiết lập 10.199 điểm bán hàng trực tiếp bao gồm cơ sở bán hàng của các trang trại, nhà hàng du lịch nông nghiệp, các cửa hàng nhỏ; chuỗi Gruppi di Acquisto Solidale – Italia trong giai đoạn 2004-2014 đã thu hút hơn 2.000 nhóm tham gia và đạt doanh số bình quân năm 90 triệu EUR; chuỗi Flavour and Provenance’, Pays de la Loire, chuỗi ‘Le goũt d’ici’, Bretagne, Pháp; trang web Aitojamakuja.fi, Phần Lan; hệ thống thực phẩm địa phương Szekszárd, Hungary; The NEBUS Network, Flanders, Bỉ… đang đạt được sự tăng trưởng về kim ngạch và quy mô không ngừng mở rộng qua các năm.

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm địa phương đã tăng trưởng mạnh trong những năm trở lại đây. Mua các sản phẩm địa phương với mục đích giảm thiểu sự ô nhiễm về môi trường, chất lượng sản phẩm được đáp ứng, tạo giá trị gia tăng cho cộng đồng địa phương… được xem là động lực thúc đẩy sự gia tăng xu hướng tiêu dùng các sản phẩm địa phương. Khảo sát của Eurobarometer năm 2011 cho thấy 9/10 công dân EU đồng ý rằng có được lợi ích khi mua các sản phẩm địa phương, 71% người dân Pháp, 47% người dân Tây Ban Nha muốn mua các sản phẩm địa phương, số liệu cập nhật đến 2015 cho thấy hơn 15% các trang trại khu vực EU đã bán hơn 1/2 sản lượng của mình trực tiếp đến người tiêu dùng; tỉ lệ này giữa các nước là khác nhau như Hy Lạp: 25%, Slovakia: 19%, Hungary: 18%, Pháp: 21%. Khảo sát Eurobarometer năm 2016 cho thấy 4/5 công dân EU cho rằng tăng cường vai trò của người nông dân trong chuỗi cung ứng nông sản là công bằng và rất quan trọng.

Sự vào cuộc của các tổ chức, các liên minh trang trại nhằm hỗ trợ mô hình bán hàng trực tiếp ngày càng tăng. Phát triển chuỗi cung ứng ngắn đã tác động tích cực đến cuộc sống người dân khu vực nông thôn.

Chuỗi cung ứng ngắn với sự cam kết dài hạn hơn của người tiêu dùng sẽ làm giảm sự bấp bênh về kinh tế, cũng như giúp bảo vệ các trang trại vừa và nhỏ, gia tăng cơ hội việc làm cho người dân khu vực nông thôn, thúc đẩy chuyển giao tri thức, thông tin. Hỗ trợ các dịch vụ địa phương và các nhà cung cấp cũng như tăng sự hấp thụ tài chính ở địa phương. Hiệp hội Kinh tế mới, tổ chức kinh tế độc lập cổ trụ sở tại Anh đã thực hiện trang trại so với mua tại siêu thị. Cải thiện sức khoẻ của người dân bằng cách đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn, tăng sự tương tác xã hội và tạo sự hiểu biết tốt hơn về sự kết nối giữa thực phẩm, môi trường và sức khỏe. Người nông dân có thể giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường bằng việc áp dụng phương thức canh tác trang trại organic, giảm các phát thải trong quá trình lưu giữ đông lạnh.

 5. Một số thách thức, rào cản

Mặc dù nhu cầu về sản phẩm địa phương của người tiêu dùng và lợi ích của chuỗi cung ứng nông sản ngắn mang lại trên các góc độ kinh tế, xã hội và môi trường đã được minh chứng. Tuy nhiên, một số những thách thức và rào cản hiện vẫn còn tồn tại cần phải giải quyết ở cấp Cộng đồng cũng như ở các nước thành viên được thể hiện thông qua việc phân tích mô hình SWOT về chuỗi cung ứng ngắn dưới đây:

Điểm mạnh

       – Do giảm thiểu các khâu trung gian vì vậy giá bán các mặt hàng nông sản cao hơn so với chuỗi truyền thống và tạo ra mức lợi tức cao hơn cho nhà sản xuất.

       – Người tiêu dùng tiếp cận được các măt hàng nông sản với giá thấp hơn.

       – Hàng nông sản đển tay người tiêu dùng (rau quả và các loại thịt) tươi sống hơn, thông thường các sản phẩm này được bán ừong vòng 24-48 tiếng sau khi thu hái/giết mổ.

       – Các sản phẩm chất lượng tốt và được đảm bảo bởi hình thức bán hàng trực tiếp từ tay ngưòi sản xuất đến người tiêu dùng.

       – Các sản phẩm được đảm bảo nhờ rõ ràng về nguồn gốc và phương thức sản xuất. Có sự kết nối tốt giữa các sản mặt hàng nông sản, rượu đối với khách du lịch.

       – Kết nối tốt với tính chất đa năng của các ữang trại. Phù hợp với các khu vực khó khăn, không thuận lợi. Thích họp cho các trang ứại nhỏ.

       – Thích họp cho các sản phẩm organic, các mối tương tác xã hội giữa người mua và người bán được cải thiện.

     – Môi trường được cải thiện (giảm những chi phí vận chuyển, đông lạnh gây tác hại môi trường).

Điểm yếu

     – Số lượng, chất lượng sản phẩm bị hạn chế, thiếu thị trường thích hợp.

     – Không đáp ứng cho nhóm khách hàng có nhu cầu lớn.

     – Khó khăn trong khâu dự báo cung cầu. Thiếu hụt nguồn lực cho khâu marketing và các công tác truyền thông

     – Khó khăn trong khâu tổ chức và điều phối của các doanh nghiệp nông nghiệp.

     – Hạn chế trong lĩnh vực hậu cần, logistic.

     – Tốn thời gian.

     – Không phải toàn bộ mặt hàng nông sản có thể phù họp cho hình thức bán hàng trực tiếp.

     – Các phương thức bán hàng không bị bắt buộc

Cơ hội

     – Nhu cầu đang tăng lên đối với người có thu nhập thấp. Nhu cầu của khu vực nhà hàng, khách du lịch cho các sản phẩm rượu.

     – Các quy định về các sản phẩm organic\ ngày càng chặt chẽ sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho chuỗi này.

     – Chính sách phát triển nông thôn, đặc biệt ưu tiên cho những khu vực khó khăn đang được chính phủ quan tâm và đầu tư.

     – Có khả năng sử dụng các công viên thị trấn làm điểm bán hàng, nơi người dân địa phương có thể dành thời gian rảnh của họ để mua các sản phẩm địa phương.

     – Xu hướng tập huấn cho người tiêu dùng đối với các sản phẩm địa phương tăng lên.

     – Khung khổ luật về chuỗi cung ứng ngắn sẽ được bổ sung và hoàn thiện trong thời gian tới…

Đe dọa

     – Có thể xảy ra cạnh tranh, xung đột với nhóm thương nhân chuyên nghiệp.

     – Sự thay đổi các đặc trưng của chuỗi cung ứng ngắn bởi sự pha trộn các phương thức của buôn bán trong thị trường cạnh tranh.

     – Tăng trưởng kim ngạch buôn bán hàng nồng sản bị giới hạn bởi yếu tố thời gian. Các yếu tố về logicstic bị hạn chế.

     – Khung khổ luật pháp cho chuỗi phát triển chưa được hoàn thiện

Thực tế cho thấy, các mô hình thành công trong chuỗi cung ứng lương thực ngắn đòi hỏi những kỹ năng mới trong quản trị, thiết lập mạng lưới cộng tác và hợp tác trong kinh doanh theo hình thức này của nhiều nhà sản xuất với nhau; việc xây dựng chiến lược lòng tin trong kinh doanh cũng như phát triển các hình thức hợp tác với các tổ chức hỗ trợ công, các tổ chức cộng đồng còn thiếu hụt.

Các tổ chức hỗ trợ của chính phủ còn lúng túng trong việc xác định cách thúc hỗ trợ cho nhà sản xuất nông dân, chỉnh sửa và phê chuẩn các khung pháp lý để hỗ trợ cho mô hình chuỗi này. Mô hình chuỗi đòi hỏi người tiêu dùng phải được cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm như quy trình sản xuất, nhãn hiệu, nguồn gốc sản phẩm, chất lượng sản phẩm… Đây cũng được xem là một trong những thách thức trong việc phát triển chuỗi này.

Tóm lại, chuỗi cung ứng nông sản ngắn và hệ thống thực phẩm địa phương trong thời gian qua đã có những bước tăng trưởng mạnh tại hầu hết các nước thành viên Liên minh Châu Âu. Mặc dù tỉ trọng chiếm lĩnh thị trường hàng hóa nông sản của chuỗi cung ứng ngắn còn thấp, song những tác động tích cực trên cả ba góc độ kinh tế, xã hội và môi trường so với chuỗi truyền thống đã khẳng định các sáng kiến này sẽ trở thành hướng đi chủ đạo cho tất cả các nước khu vực châu Âu. Trong thời gian tới, với việc thể chế hóa các khung khổ pháp lý cho các mục tiêu cho Chiến lược EU 2020, Chiến lược phát triển nông thôn của Ủy ban Châu Âu nói chung và các nước thành viên nói riêng, giải quyết những khó khăn, thách thức còn tồn tại sẽ là đòn bẩy, động lực thúc đẩy các chuỗi cung ứng nông sản ngắn phát triển.

 Bùi Việt Hưng

(Nguồn: Nghiên cứu Châu Âu số 06/2017)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here