Chuỗi cung ứng nông sản ngắn và hệ thống thực phẩm địa phương tại EU: một số vấn đề lý luận và thực tiễn (phần 1)

0
1418

Bài viết phân tích một số phương pháp luận và thực tiễn về chui cung ứng nông sản ngắn và hệ thống thực phẩm địa phương trong bối cảnh những sáng kiến này đang trở thành hiện tượng phổ biến trên toàn châu lục, dần thay thế cho các mô hình chuỗi truyền thống khi mà quyền thương thảo ca những người nông dân nhỏ, yếu thế với người tiêu dùng bị hạn chế cũng như khách hàng hầu như không hiểu rõ về nguồn gốc sản phẩm, phương thức canh tác, sản xut… Sự gia tăng ca các mô hình chuỗi cung ứng ngn được minh chứng bởi các tác động tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường, gia tăng mi tương tác giữa người mua và người bán. Mặc dù ghi nhận được những thành công, song những thách thức, rào cản đang hiện hữu đặt ra buộc các nhà hoạch định chính sách cần phải có những đi sách để giải quyết để có thể hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các sáng kiến này.

Những năm gần đây, sự bùng nổ chuỗi cung ứng nông sản ngắn và hệ thống thực phẩm địa phương ở hầu hết các nước thành viên Liên minh Châu Âu đã và đang trở thành chủ đề nóng thu hút sự quan tâm nghiên cứu đối với các học giả, các tổ chức nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới. Trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm “địa phương” có nguồn gốc đảm bảo ngày càng tăng, cùng với xu hướng của các nhà sản xuất địa phương sử dụng các công cụ khác nhau cho các kênh phân phối, tiếp thị nhằm làm tăng thêm giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được xem là khởi nguồn tạo ra sự bùng nổ của một loạt các chuỗi cung ứng ngắn như: thị trường nông dân, hệ thống bán hàng trang trại, hệ thống phân phối các mặt hàng nông sản… Sự thành công của các sáng kiến này được xem là nhân tố đóng góp đến sự điều chỉnh về mặt chiến lược Chính sách Nông nghiệp chung (CAP) của EU trong việc ban hành khuôn khổ luật nhằm thúc đẩy hơn nữa khả năng hỗ trợ các sáng kiến trong việc triển khai và thực thi, cũng như xác định đây là nhân tố đóng góp đến sự phát triển khu vực nông thôn… Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi tập trung phân tích và làm rõ cơ sở phương pháp luận về hệ thống cung ứng này, những thành công và hạn chế, rào cản và trở ngại trong quá trình thực thi, những lợi ích đóng góp trên các góc độ kinh tế, xã hội và môi trường đối với các quốc gia Châu Âu.

  1. Khái niệm về chuỗi cung ứng nông sản ngắn và hệ thống thực phẩm địa phương

Cho đến nay, chưa có một định nghĩa chính thống nào đưa ra được một sự giải nghĩa rõ ràng về “thực phẩm địa phươnglocal food”“chuỗi cung ứng ngắnshort supply chains mà có khả năng áp dụng một cách hợp lý và phù hợp với sự đa dạng của hệ thống sản xuất, chế biến, tiếp thị và phân phối hàng nông sản địa phương ở các nước thành viên EU28. Thay vào đó, các khái niệm được đưa ra chỉ đơn giản là đảm bảo rằng các tiêu chí đánh giá được giải thích linh hoạt theo lãnh thổ cũng như bối cảnh mà các sáng kiến này được áp dụng. Chuỗi cung ứng nông sản ngắn có thể tồn tại song song với các chuỗi cung ứng truyền thống hoặc được xem là một giải pháp thay thế trong sản xuất, phân phối các mặt hàng nông sản theo các mô hình truyền thống.

Xu hướng phổ biến và chi phối trong hệ thống phân phối các sản phẩm nông nghiệp, mặt hàng thực phẩm công nghiệp hay “các chuỗi giá trị toàn cầu” do các nhà bán lẻ thống trị và phân bố không đồng đều giữa các chủ thể khác nhau, mang đặc trưng là dài, phức tạp, được buôn bán trên các thị trường quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế dẫn đến sự độc quyền và chi phối của các nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng hàng nông sản như: năm 2011, 4 nhà bán lẻ của Đức đã chi phối 85% thị trường hàng nông sản, 3 nhà bán lẻ Bồ Đào Nha chi phối 90% thị trường và 5 nhà bán lẻ chi phối 75% thị trường nông sản tại Tây Ban Nha. Sự chi phối của các nhà bán lẻ như vậy đã tạo ra sự không công bằng cho các nhà sản xuất, các trang trại quy mô nhỏ. Trong chuỗi cung cấp truyền thống đó, người tiêu dùng thực sự không biết chính xác về nguồn gốc, chất lượng, phương thức sản xuất của sản phẩm. Mô hình chuỗi truyền thống cũng đang dần làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống, kỹ năng cũng như kiến thức sản xuất ở cả người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Một số khảo sát của Eurobarometer cho thấy chỉ có một tỉ lệ nhỏ người dân Châu Âu hiểu sâu về sự kết nối giữa sản phẩm nông nghiệp thân thiện với môi trường, đất đai, thổ nhưỡng, hay đặc trưng cụ thể của các mặt hàng nông sản địa phương.

Các chuỗi cung ứng ngắn được phân tích và giải thích như là một chiến lược để cải thiện khả năng phục hồi của các trang trại gia đình với sự hỗ trợ của người tiêu dùng, cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội dân sự. Chuỗi cung ứng nông sản ngắn được xem là một trong những sáng kiến thay thế cho chuỗi cung ứng truyền thống và đang có xu hướng bùng nổ, chiếm một thị phần lớn trong thị trường hàng hóa nông sản, đã và đang được các nhà hoạch định chính sách quan tâm xem xét và thể chế hóa thành các quy định luật pháp. Sự phát triển của chuỗi cung ứng nông sản ngắn được xem như là một động lực làm thay đổi khu vực nông thôn, tạo ra sự phát triển bền vững cả trong hệ thống nông nghiệp và nông thôn. Theo cách hiểu như vậy thì:

Hệ thng thực phẩm địa phương (local food Systems) là những thực phẩm được sản xuất, chế biến và bán lẻ trong một khu vực địa lý xác định. Quan điểm “địa phương” là đơn vị nhỏ nhất được sử dụng để mô tả nguồn gốc của thực phẩm và thường liên quan đến sự phát triển của một mối quan hệ trực tiếp giữa người tiêu dùng thực phẩm và các hộ nông dân, trang trại, hoặc ít nhất là với người tiêu dùng quen thuộc với địa điểm nơi thực phẩm được sản xuất. Địa phương thường được xác định bởi khoảng cách từ điểm sản xuất đến điểm bán hàng. Tuy nhiên, khoảng cách này có thể khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh của từng địa phương, quốc gia. Trong nhiều khu vực đông dân cư, khái niệm này có thể áp dụng cho bán kính 30 km từ một trang trại đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm của khu vực trang trại này; tuy nhiên, ở các vùng nông thôn thưa thớt, khoảng cách này có thể sẽ bao gồm cả các trang trại lân cận của nhà sản xuất4. Như vậy, mỗi một địa phương sẽ có những thang đo cụ thể tùy thuộc vào mật độ dân số, khả năng tiếp cận hoặc tính chất nông thôn hay đô thị. Tại Anh, trong cuộc khảo sát dân số năm 2005, đa số người tiêu dùng Anh cho rằng “Địa phương có nghĩa là quận hoặc 30 dặm (50 km) từ nơi họ sinh sng hoặc mua sản phẩm” năm 2006, khảo sát của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm phát hiện rằng “40% s người được hỏi cho rằng địa phương được xác định trong vòng 10 dặm”. Dựa vào kết quả cuộc điều tra đó, Hiệp hội Các nhà bán lẻ và Thị trường Nông dân Quốc gia (FARMA) đã quy định địa phương được hiểu theo hai cách: Thứ nhất, như một bán kính xác định từ thị trường ba mươi dặm được coi là lý tưởng, nhưng bán kính có thể được tăng lên đến 50 dặm cho các thành phố tiêu dùng. Chuỗi cung ứng càng ngắn càng dễ dàng duy trì và truyền đạt tính xác thực và độc đáo của thực phẩm dưới dạng bản sắc văn hoá, phương pháp sản xuất truyền thống và xuất xứ của các sản phẩm. Một số tiêu chí đánh giá chuỗi cung ứng ngắn là: (1) Khoảng cách về mặt địa lý: được đo bằng khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng, (2) Số lượng các đơn vị trung gian tham gia vào chuỗi, (3) Sự kết nối, tương tác giữa người tiêu dùng và người sản xuất.

2. Các hình thức của chuỗi cung ứng nông sản ngắn tại EU

Việc định hình và xác định các chuỗi cung ứng nông sản ngắn tại EU đến nay phát triển khá đa dạng, căn cứ vào các tiêu chí xác định, các nhà nghiên cứu chia thành các hình thức như mặt đối mặt (Face to Face) hay phân loại theo không gian, vị trí địa lý giữa người bán và người mua… Để làm rõ hơn các tiêu chí phân loại của các chuỗi cung ứng, mới đây Ủy ban Châu Âu đã chính thức công bố kết quả dự án “hệ thống thực phẩm địa phương” được điều tra và đánh giá tại 5 quốc gia thành viên. Theo đó chuỗi cung ứng nông sản ngắn được chia ra thành 3 loại hình:

Bán hàng trực tiếp bởi các cá nhân (Direct sale by individuals): Đây là hình thức đơn giản nhất của chuỗi cung ứng ngắn liên quan đến các giao dịch trực tiếp giữa những người nông dân và người tiêu dùng. Với mô hình này, nông dân tự mở các cửa hàng để bán các sản phẩm trực tiếp của họ hoặc bán các sản phẩm tại các trang trại khác. Với hình thức này, các nhà sản xuất có cơ hội giải thích cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, đặc trưng văn hóa trong mỗi sản phẩm. Ngược lại, người tiêu dùng cũng có cơ hội hiểu biết hơn về cách thức sản xuất, các mô hình trang trại… Mô hình cửa hàng bán hàng trực tuyến Online với ưu điểm tiếp cận được số lượng lớn người tiêu dùng, tuy nhiên người bán phải đảm bảo các thông tin về sản phẩm đầy đủ.

– Bán hàng trực tiếp qua các nhóm (Collective direct sale): Các nhà sản xuất, trang trại hợp tác với nhau để bán trực tiếp các sản phẩm của mình. Chẳng hạn: nhóm Isabelle và Roland Jamin, butcher của Pháp, thay vì cạnh tranh, 03 nhà sản xuất đã liên kết tạo thành một công ty cổ phần để bán các sản phẩm địa phương tại nhiều cửa hàng hoặc cung cấp cho các cơ sở lớn như bệnh viện, trường học hoặc các siêu thị. Tổ chức các sự kiện festival để giới thiệu các sản phẩm địa phương được xem là một đặc trưng của loạị hình này. Sáng kiến Brin d’Herbe (Pháp) bao gồm nhóm 20 nông dân mở 2 cửa hàng ở ngoại vi thị trấn cung cấp các sản phẩm tươi theo mùa, chủ yếu là sản phẩm hữu cơ. Đến nay, mô hình này ngày càng có xu thế phát triển mạnh. Một ví dụ minh chứng nữa cho sự thành công của mô hình này là trang web Aitojamakuja.fi của Phần Lan. Thông qua trang này, hơn 2.800 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm địa phương được kết nối với nhau; người tiêu dùng có thể tìm kiếm, đặt hàng các sản phẩm địa phương của tất cả các doanh nghiệp đó.

– Đối tác – người tiêu dùng – nhà sản xuất (Consumer – Producer – partnership): Đối với hình thức này, người tiêu dùng đóng vai trò chủ động trong việc thiết lập và hỗ trợ chuỗi cung ứng các sản phẩm địa phương thông qua việc ký kết các thỏa thuận bao tiêu sản phẩm. Các mô hình tiêu biểu cho phương thức này có thể kể đến AMAP (Association pour le maintien d’une agriculture paysanne) của Pháp, RECIPROCO (Relacoes de Cidadania entre) Bồ Đào Nha, GAS (Gruppi di Acquisto Solidale) ở Italia, SoLaWi (Solarische Landwirtschaft) ở Đức.

Mô hình này đôi khi được mở rộng hơn với sự tham gia của các nhà sản xuất, nhà tiêu dùng, các tổ chức công và các tổ chức hỗ trợ ký kết các thỏa thuận nhằm tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất địa phương. Các hoạt động thúc đẩy cho mô hình này có thể thấy là các chiến dịch thúc đẩy nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng địa phương về các sản phẩm địa phương như lợi ích về môi trường, giảm phát thải khí cacbon, lợi ích về kinh tế như giảm các chi phí vận chuyển…, cùng với đó thương hiệu về các sản phẩm địa phương cũng được xây dựng và phát triển…

Bùi Việt Hưng

(Nguồn: Nghiên cứu Châu Âu số 06/2017)

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here