Chính quyền Biden cần quay trở lại CPTPP với phiên bản mới

0
124
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Biden, người ủng hộ TPP khi còn là Phó Tổng thống, cho biết ông sẽ không ủng hộ việc gia nhập CPTPP nếu không có những cải thiện đàm phán đầu tiên.

Jeffrey Schott, thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson tuần vừa rồi có nhận định, thay vì quay trở lại TPP, chính quyền Biden nên thiết kế một phiên bản mới của thỏa thuận nhằm “khẳng định lại vai trò lãnh đạo trong khu vực” đồng thời ưu tiên vấn đề người lao động và môi trường. “Chỉ gia nhập CPTPP là không đủ; thỏa thuận hiện tại cần xây dựng dựa trên những đổi mới của Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (NAFTA) và bổ sung các nghĩa vụ về ứng phó biến đổi khí hậu”.

Schott cho rằng một thỏa thuận được cải tiến do chính quyền Biden hậu thuẫn có thể làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại Mỹ-Đài Loan, thúc đẩy các quy tắc thương mại sử dụng luật và thông lệ thương mại của Mỹ làm cơ sở, chẳng hạn như trong chống trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy thương mại kỹ thuật số, đồng thời ứng phó việc Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng khu vực.

Schott cũng nói rằng một thỏa thuận mới “sẽ tăng thu nhập và thương mại cho Mỹ”. TPP ban đầu đã hứa hẹn bổ sung hơn 130 tỷ đô la vào GDP của Mỹ tính đến năm 2030 (sau khi hiệp định được thực thi đầy đủ). Một thỏa thuận mới, với nhiều thành viên hơn và các quyền và nghĩa vụ được nâng cấp, có thể mang lại một khoản lợi nhuận tiềm năng lớn hơn. Schott nói rằng lĩnh vực có điều chỉnh lớn nhất có thể liên quan đến môi trường. Các điều khoản về môi trường trong TPP ban đầu đã bị các nhà phân tích môi trường chỉ trích là yếu kém, nhưng một thỏa thuận mới có thể được sử dụng để khuyến khích phát triển và phân phối các nguồn năng lượng tái tạo, cấm trợ cấp nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy các sáng kiến ​​hợp tác tăng trưởng xanh. Schott cho rằng “Một chương như vậy có thể trở thành dấu ấn của các hiệp định thương mại thời Biden góp phần vào hợp tác khu vực về ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Đồng thời, mối quan tâm hàng đầu khác đối với Mỹ là ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Trung Quốc đã nỗ lực khẳng định sức mạnh của mình thông qua Hiệp định RCEP, những cải thiện gần đây trong quan hệ với ASEAN, “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” và một hiệp định thương mại tự do ba bên với Nhật Bản và Hàn Quốc đang được đàm phán. Trung Quốc cũng đang “nâng cấp” các hiệp định thương mại tự do song phương với các nước CPTPP khác.

Chính quyền mới cần phải đảo ngược xu hướng này; Đàm phán một thỏa thuận thương mại được cải tiến và tái cấu trúc với các đối tác châu Á – Thái Bình Dương có thể giúp củng cố các lợi ích kinh tế và chiến lược của Mỹ trong khu vực, kiềm chế sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc và hỗ trợ chương trình nghị sự của Biden về “xây dựng để tốt hơn”, ông viết.

Ông nói thêm rằng sẽ rất khó để thúc đẩy sự hiện diện của Mỹ trong khu vực nếu Mỹ kiên quyết tách khỏi thị trường Trung Quốc. “Các đối tác Mỹ ở châu Á và châu Đại Dương phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc và không muốn bị buộc phải chọn bên”.

Trong khi việc xây dựng lại một hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương sẽ là thách thức, hầu hết các nước CPTPP đều chấp nhận việc Mỹ tái gia nhập. Theo ông “Các thành viên CPTPP hiện tại sẽ nhiệt liệt hoan nghênh việc Mỹ tái gia nhập một thỏa thuận khu vực, mặc dù chính quyền Biden sẽ yêu cầu những thay đổi và bổ sung đối với thỏa thuận hiện tại để thu hút sự ủng hộ chính trị và Quốc hội phê chuẩn”.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here