Chỉ số Chi phí Thương mại của WTO được công bố ngày 30/4/2021, theo đó, các rào cản chính sách thương mại như thuế quan và các quy định chiếm ít nhất 14% chi phí thương mại theo ước tính từ. Chỉ số này đo lường chi phí giao dịch quốc tế so với giao dịch trong nước và chỉ ra rằng chi phí xuất khẩu cao hơn đối với phụ nữ, các doanh nghiệp nhỏ hơn và lao động phổ thông.
Sử dụng ước tính chi phí thương mại song phương cho 43 nền kinh tế và 31 lĩnh vực từ năm 2000 đến năm 2018, Chỉ số chi phí thương mại của WTO lần đầu tiên cung cấp bảng phân tích chi tiết về chi phí thương mại cho cả hàng hóa và dịch vụ và nhóm nhà sản xuất và người tiêu dùng nào chịu chi phí này nhiều nhất. Chỉ số này bổ sung cho các số liệu thống kê khác mà WTO cung cấp về chi phí thương mại, chẳng hạn như thuế quan trung bình hoặc số lượng các biện pháp phi thuế quan, và cho biết mức độ của các biện pháp này so với các yếu tố khác, chẳng hạn như chi phí vận tải và đi lại, thông tin và chi phí giao dịch, kết nối công nghệ thông tin – truyền thông và chất lượng quản trị.
Chỉ số này tìm hiểu sự phát triển của chi phí thương mại theo thời gian, cho thấy chi phí thương mại toàn cầu đã giảm 15% từ năm 2008 đến năm 2018. Về mặt xuất khẩu, mức giảm rõ rệt nhất được quan sát thấy ở các nước thành viên EU mới hơn – Latvia, Croatia, Bulgaria, Síp và Slovenia. Tuy nhiên, chi phí thương mại tổng thể được cho là cao hơn đối với phụ nữ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và lao động phổ thông. Điều này được giải thích một phần là do sự tập trung của các nhóm này trong một số lĩnh vực nhất định như dịch vụ. Chỉ số cũng cho thấy chi phí thương mại đối với dịch vụ cao hơn chi phí thương mại đối với hàng hóa nông nghiệp, trong khi chi phí thương mại đối với hàng hóa sản xuất là thấp nhất.
(Phái đoàn Việt Nam tại Geneve)