Cập nhật về tình hình đàm phán thương mại Mỹ – Trung (9/5/2019)

0
82
Ảnh minh họa

Chiều 07/5/2019 Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ đi Mỹ từ 09-10/5 để tiến hành vòng 11 đàm phán thương mại Mỹ-Trung; cùng ngày người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng bày tỏ, phía Trung Quốc trước sau cho rằng tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng lợi là tiền đề và cơ sở để đạt thỏa thuận, gia tăng quan thuế không giải quyết được bất cứ vấn đề gì, bản thân đàm phán chính là một quá trình trao đổi, tồn tại bất đồng rất bình thường, phía Trung Quốc không né tránh mâu thuẫn, có thiện chí tiếp tục đàm phán.

Ngày 06/5 trả lời báo chí, Đại diện thương mại Mỹ chứng thực đàm phán thương mại Mỹ-Trung vẫn tiếp tục, đoàn Trung Quốc sẽ đến Washington từ 9-10/5 và chính phủ Trump sẽ nâng cao quan thuế đối với hàng hóa Trung Quốc từ 00h01 sáng ngày 10/5; cho biết một tuần trước phía Trung Quốc có ý đồ sửa đổi thực chất đối với văn bản thỏa thuận 150 trang. Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói, Mỹ không chấp nhận đàm phán lại những gì đã cam kết, khoảng 90% nội dung thỏa thuận đã thống nhất, nếu vòng đàm phán mới trở lại quỹ đạo đúng đắn thì phía Mỹ có thể xem xét việc có nâng cao thuế hay không.

Nguồn thạo tin phía Mỹ cho biêt, sở dĩ Mỹ muốn nâng cao thuế đối với Trung Quốc là vì quan chức Trung Quốc vốn đã đáp ứng sẽ đưa việc cấm cưỡng chế chuyển giao kỹ thuật và quyền sở hữu trí tuệ vào trong nội luật nhưng tại đàm phán vòng 10 ở Bắc Kinh lại lật lại vấn đề.

Theo thống kê, từ tháng 7/2018 chính thức bắt đầu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến nay đa 10 tháng, thương mại và kinh tế toàn cầu đều bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tháng 3/2019 giảm 47% so với tháng 6/2018 (tháng cuối cùng trước khi xảy ra chiến tranh thương mại), nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ giảm 17%. Theo Reuters, quý I/2019 nhập khẩu của Trung Quốc giảm gần 1/3, xuất khẩu giảm gần 1/10, kim ngạch mậu dịch song phương Mỹ-Trung giảm 25 tỉ USD, tương đương khoản 0,5% thương mại toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng, cho đến nay tổn thất trực tiếp của Mỹ khoảng 0,1-0,2% GDP; tổn thất của Trung Quốc có thể là 0,3-0,6% GDP; nếu danh mục chịu thuế và thuế suất tiếp tục tăng lên thì tổn thất của mỗi bên cũng đều sẽ tăng lên.

Hoàn Cầu thời báo ngày 07/5 đăng bình luận nói, Mỹ, Trung đánh đánh đàm đàm, cho dù đàm phán đổ vỡ, Mỹ gia tang thuế toàn diện, cũng không có nghĩa là cánh cửa đàm phán từ đó đóng lại; phía Mỹ gây sức ép tột cùng kỳ thực lại cho thấy sốt ruột muốn đạt được thỏa thuận; càng trong tình đó phía Trung Quốc cang cần giữ kiên định; đối mặt với sức ép của Mỹ,  đối phó tốt nhất là bình tĩnh.

Dư luận cho rằng dường như Trung Quốc thay đổi thái độ cứng rắn trước đây “không đàm phán dưới sự đe dọa” khi vẫn quyết định Phó Thủ tướng Lưu Hạc đi Mỹ theo kế hoạch, nguyên nhân có thể có 2: (1) cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã làm suy giảm mạnh niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc, buộc Trung Quốc thay đổi chính sách kinh tế, từ chuyển đổi cơ cấu chuyển sang đưa ra biện pháp kích thích quy mô lớn để ổn định tăng trưởng, Tập Cận Bình buộc phải tạm hoãn một số kế hoạch ban đầu, bao gồm các biện pháp củng cố cơ sở kinh tế dài hạn như kiểm soát nợ, giảm ô nhiễm, vì vậy việc sớm đạt thỏa thuận phù hợp với lợi ích của Trung Quốc; (2) Tập Cận Bình cũng đối mặt với áp lực của doanh nghiệp nhà nước và quan chức làm chính sách sản nghiệp lo ngại Tập nhượng bộ quá nhiều, nếu Mỹ thực sự nâng cao quan thuế thì Trung Quốc cũng phải đáp trả, nếu không sẽ tỏ ra quá mềm yếu, trong khi đó Bắc Kinh cho rằng Trump vẫn có thể thay đổi thái độ, như Trump đã từng lùi thời hạn tăng thuế thời gian qua.

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung có thể có 3 khả năng: (1) Xung đột nâng cấp, theo đó lại nổ ra cuộc chiến quan thuế “ăn miếng trả miếng”, sẽ lại tiếp tục làm rối loạn thị trường, giáng đòn mạnh vào kinh tế toàn cầu, nếu 2 bên muốn đạt thỏa thuận thương mại thì có thể ít nhất phải đợi đến mùa thu năm nay, thậm chí đến năm 2020; (2) Đạt được thỏa thuận, theo đó nếu cuối tuần này tuyên bố đạt được thỏa thuận thì Trump và Tập có cơ hội ký chính thức vào trung tuần tháng 6/2019, thị trường và doanh nghiệp sẽ ổn định tâm lý; (3) Tiếp tục đàm phán, theo đó phía Trung Quốc sẽ đưa ra với phía Mỹ một số đề nghị, tuy có thể tránh được việc Mỹ gia tăng quan thuế vào ngày 10/5 nhưng không đủ để đạt được thỏa thuận, hai bên đồng ý tiếp tục đàm phán, khả năng tốt nhất là đạt thỏa thuận vào dịp Cấp cao G20 cuối tháng 6/2019 tại Nhật.

Tin từ Văn phòng KT-VH Việt Nam tại Đài Bắc (theo Vượng báo, Kinh tế nhật báo, Liên Hợp báo ngày 08/5/2019).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here