Cải thiện quan hệ Trung-Mỹ như thế nào?

0
94
(Internet)
(Internet)

Nước Mỹ sắp đón chính phủ mới, quan hệ Trung-Mỹ liệu có hy vọng được cải thiện? Mặc dù có thể quan hệ Trung-Mỹ chưa được cải thiện, nhưng thời gian tới hai bên có thể chung tay vượt qua khó khăn để mở ra tương lai mới.

Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden cho biết, “cần khôi phục lại linh hồn của nước Mỹ”, nhanh chóng hàn gắn lại nước Mỹ đang bị chia rẽ, Biden sẽ trở thành người “người chữa lành” vết thương của Mỹ. Mỹ vừa có vết thương bên trong, vừa có bên thương bên ngoài. Vết thương bên trong chính là việc chính trị bị phân cực quá mức; vết thương bên ngoài là quan hệ giữa Mỹ và thế giới không còn như trước, từ căng thẳng trong quan hệ giữa các nước lớn, cho đến xa cách trong quan hệ với đồng minh, tách rời quan hệ với các thể chế đa phương quốc tế. Tất cả đều cần phải được chữa lành. Gần đây, Biden đã giới thiệu các thành viên trong đội ngũ ngoại giao và an ninh quốc gia của mình, thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của chính phủ mới. Biden tuyên bố “Mỹ đã quay trở lại”, sẵn sàng tiếp tục “lãnh đạo thế giới”, dùng nước Mỹ “lãnh đạo” để chấm dứt chính sách nước Mỹ “rút lui” của Trump. Tuy nhiên, những điều tốt đẹp trước đây khó có thể tái hiện được.

Đối mặt với một danh sách dài các vấn đề, việc “bốc thuốc đúng bệnh” là một thử thách lớn đối với Biden. Antony Blinken-Ngoại trưởng được Biden đề cử cho biết, Mỹ cần thể hiện khiêm tốn và tự tin, Mỹ không thể một mình giải quyết mọi việc trên thế giới, cần tăng cường hợp tác với các quốc gia khác. Jake Sullivan-Trợ lý các vấn đề an ninh quốc gia của tân tổng thống nhận định, Mỹ đang phải đối mặt với “những cuộc khủng hoảng chưa từng có” cả ở trong và ngoài nước như đại dịch Covid-19, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng khí hậu, phân biệt chủng tộc và các hình thức bất bình đẳng khác nhau. Để giải quyết các vấn đề nêu trên, đặc biệt là ba thách thức đầu tiên, Mỹ cần có sự trợ lực của quốc tế. Liệu Mỹ có thể điều chỉnh thái độ đối xử bình đẳng với cộng đồng quốc tế hay không vẫn là điều chưa thể biết được. Ngay cả các đồng minh của Mỹ cũng sẽ nghi ngờ về điều này, nửa hoan nghênh, nửa chờ xem. NATO đã “chết não”, lối thoát của châu Âu nằm ở việc tăng cường quyền tự chủ, giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ. Việc Mỹ theo đuổi “lãnh đạo” đồng nghĩa với việc châu Âu một lần nữa bị đặt vào vị thế phụ thuộc, bị “lãnh đạo”. Theo đó, “nước Mỹ trở lại” chưa hẳn đã nhận được sự hoan nghênh của các đồng minh. Tất nhiên, việc Mỹ có thể thực hiện sự “trở lại” như ý muốn hay không còn liên quan mật thiết đến các yếu tố trong nước. Sự phân cực chính trị tại Mỹ ngày càng trở nên xấu đi, khó thể giải quyết trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, những cản trở được tạo ra từ các “di sản của Trump” cũng không thể xem nhẹ. Trong thời gian tới, chính quyền Biden sẽ phải tập trung nhiều sức lực để xử lý các mối quan hệ nội bộ, thúc đẩy các chương trình nghị sự trong nước.

Cục diện quốc tế đang trong thời kỳ thay đổi hỗn loạn, Mỹ không còn là Mỹ của trước đây, thế giới không còn là thế giới của quá khứ, Trung Quốc cũng đang thay đổi, để nắm bắt cơ hội cải thiện quan hệ Trung-Mỹ không phải là điều dễ dàng, cần có sự nỗ lực, xích lại gần nhau từ cả hai phía.

Một là, để Trung Quốc và Mỹ cùng chung sống hòa bình, thì hai chế độ cần phải cùng tồn tại hòa bình. Sự khác biệt về chế độ của Trung Quốc và Mỹ không phải là điều xa lạ gì, nhưng điều này chưa bao giờ ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa hai nước thông qua việc “tìm ra điểm chung, gác lại điểm bất đồng”. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ song phương không ngừng phát triển và đi vào chiều sâu, hợp tác cùng thắng, cùng có lợi là những ví dụ. Tuy nhiên, do thành kiến về ý thức hệ và tư duy Chiến tranh Lạnh, chính phủ Mỹ gần đây đã vu khống và bôi nhọ chế độ chính trị của Trung Quốc, coi đó là “mối đe dọa”, điều này đi ngược lại lịch sử.

Có quan điểm cho rằng việc Trung Quốc cao điệu tuyên truyền ưu thế, tự tin chế độ của mình khiến Mỹ cảm thấy bất an, lo lắng, kích thích Mỹ thể hiện sức mạnh với Trung Quốc. Lập luận này là hoàn toàn sai. Từ trước đến này, Mỹ luôn gióng chống khua chiêng tuyên truyền tính ưu việt về chế độ của Mỹ, tại sao các nước khác không thể tự hào về chế độ của họ? Mỗi quốc gia đều có quyền lựa chọn chế độ, đường đi và mô hình của mình. Khác với một số quốc gia sử dụng vũ lực để xuất khẩu chế độ và mô hình, thực hiện ‘cuộc cách mạng màu”, Trung Quốc không nhập khẩu chế độ của nước khác, cũng không xuất khẩu chế độ của mình. Kissinger từng bình luận, cả Trung Quốc và Mỹ đều coi mình là đại diện cho những giá trị quan độc đáo. Chủ nghĩa ngoại lệ của Mỹ là truyền bá tư tưởng, cho rằng Mỹ có nghĩa vụ truyền bá các giá trị của mình đến mọi nơi trên thế giới. Chủ nghĩa ngoại lệ của Trung Quốc là tính văn hóa, Trung Quốc không cố gắng thay đổi tín ngưỡng của các nước khác, cũng như không phổ biến thể chế hiện tại của mình ra nước ngoài. Suy cho cùng, Trung Quốc và Mỹ cần học cách khoan dung và tôn trọng lẫn nhau, đây là gợi ý của lịch sử và cũng là rào cản mà hai bên sớm muộn phải vượt qua.

Hai là, Trung Quốc vui mừng khi thấy sự “trở lại” của Mỹ, nhưng Mỹ cũng không nên nhìn Trung Quốc bằng tư duy “tổng bằng không”. Trong những năm gần đây, Mỹ đã hủy bỏ hiệp ước và rút lui khỏi một số cơ chế đa phương, theo đuổi chủ nghĩa đơn phương, điều này không chỉ làm tổn hại đến uy tín của Mỹ, mà còn làm tổn hại đến uy tín của các hiệp ước và thỏa thuận quốc tế. Có lo ngại cho rằng, việc Mỹ quay trở lại hệ thống đa phương sẽ gây bất lợi cho Trung Quốc, nhưng thực tế không phải vậy. Mặc dù Trung Quốc và Mỹ có sự cạnh tranh và khác biệt trong hệ thống đa phương, hệ thống đa phương có thể trở thành một sàn đấu của Trung Quốc và Mỹ. Nhưng cũng phải nhận thấy, hệ thống đa phương cũng là vùng đệm để Trung Quốc và Mỹ tránh đối đầu trực diện, giải quyết mâu thuẫn, là nền tảng để Trung Quốc và Mỹ mở rộng hợp tác đôi bên cùng có lợi. Hơn nữa, việc Mỹ ở ngoài hệ thống đa phương trong một thời gian dài, sẽ gây hại cho sự ổn định của thế giới, đây là điều mà Trung Quốc không mong muốn. Chính phủ mới của Mỹ có mong muốn khôi phục quan hệ với thế giới, cho thấy rằng việc chung sống hòa bình với thế giới là phù hợp với lợi ích của Mỹ, Trung Quốc khuyến khích điều này. Mặt khác, Mỹ cũng không cần phải nhìn nhận Trung Quốc từ tư duy “tổng bằng không”. Nỗ lực bài trừ và kìm chế Trung Quốc thông qua chắp nối các thế lực chống Trung Quốc sẽ không bao giờ thành công.

Vai trò của Trung Quốc trong hệ thống đa phương không phải là làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ, mà là mở rộng sự hội tụ các lợi ích của Trung Quốc và Mỹ. Ngày nay, các vấn đề xuyên biên giới ngày càng đòi hỏi sự hợp tác quốc tế, đặc biệt là việc chung sức để giải quyết hiệu quả giữa các nước lớn. Chương trình nghị sự ưu tiên trong chính quyền mới của Mỹ là ứng phó với các thách thức như phòng chống dịch bệnh, phục hồi kinh tế và biến đổi khí hậu, tất cả đều là những lĩnh vực mà Trung-Mỹ đều có thành tựu và có thể cùng hợp tác. Chỉ khi Trung Quốc và Mỹ hợp tác, hai nước mới cùng có lợi, thế giới mới cảm thấy yên tâm. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến Trung Quốc và Mỹ đồng tâm hiệp lực, thúc đẩy kinh tế thế giới khôi phục. Hiện tại, đại dịch Covid-19 đe dọa nghiêm trọng đến an ninh y tế công cộng và kinh tế quốc tế, thế giới mong đợi Trung Quốc và Mỹ lại một lần nữa chung tay vượt qua khó khăn.

Ba là, Trung Quốc và Mỹ nên thiết lập một cơ chế quản lý khủng hoảng hiệu quả. Là hai nước lớn, Trung Quốc và Mỹ không thể không có những mâu thuẫn và khác biệt. Tuy nhiên, đây không phải là điều đáng lo ngại, đáng lo ngại là sự thiếu tin tưởng và thiếu kết nối. Duy trì kết nối có thể “giảm nhẹ gánh nặng” cho quan hệ Trung-Mỹ một cách kịp thời; việc tăng cường hệ số an ninh giữa các nước lớn, ngăn ngừa các sự cố ngoài ý muốn không phải là tỏ ra yếu kém mà là trách nhiệm. Trung Quốc và Mỹ vẫn còn một chặng đường dài phía trước, không ai muốn chứng kiến thảm họa va chạm trực diện, đặc biệt để xung đột quân sự. Do vậy, việc thiết lập một cơ chế quản lý khủng hoảng hiệu quả, kịp thời ngăn chặn tổn thất là điều cần thiết và hữu ích.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here