Các ưu tiên kinh tế, thương mại của ông Biden sau khi nhậm chức

0
55
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ có rất nhiều vấn đề thương mại để xem xét khi ông nhậm chức vào tháng tới, ông sẽ kế thừa một loạt các cuộc đàm phán đang diễn ra và các sáng kiến ​​khác từ chính quyền Trump.

Ông Biden cho biết ông không có kế hoạch hoàn tất bất kỳ thỏa thuận thương mại mới nào cho đến khi thực hiện được các khoản đầu tư lớn vào nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Mỹ. Trong số các ưu tiên chương trình nghị sự của Tổng thống, ông có kế hoạch tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho các sáng kiến ​​năng lượng sạch và kiểm soát các hoạt động thương mại với Trung Quốc.

Các nhà phân tích dự đoán chương trình thương mại của chính quyền Biden sẽ ít thất thường hơn của Tổng thống Trump, người thường lôi kéo các đồng minh bằng những lời đe dọa và hành động thương mại và đôi khi tiết lộ các chính sách của mình qua tweet. Ông Trump cũng đã thực hiện vô số các thỏa thuận thương mại hạn chế mà không có sự chấp thuận của Quốc hội và áp đặt hàng loạt thuế quan theo các điều khoản 201 và 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 và điều khoản 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962.

Thượng nghị sĩ Rob Portman (R-OH), một cựu USTR hiện đang là thành viên Ủy ban Tài chính Thượng viện, tỏ hy vọng chính quyền Biden sẽ không mất “thời gian chờ đợi hình thành các chính sách thương mại”.

Katherine Tai, người được lựa chọn là Đại diện Thương mại Mỹ, có lịch sử theo dõi việc thực thi thương mại Trung Quốc và với tư cách là cố vấn thương mại chính cho Đảng Dân chủ của Ủy ban Thuế và Tài chính của Hạ viện, và giải quyết các vấn đề về lao động và môi trường thông qua các thỏa thuận thương mại như Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada. Ngày 11/12 khi Biden thông báo đề cử mình, bà Katherin Tai đã phát biểu “Tôi mong muốn khai thác sức mạnh của các mối quan hệ thương mại của chúng ta để giúp các cộng đồng vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại”.

USTR Robert Lighthizer người sắp mãn nhiệm cho biết ông “rất hy vọng” điều mà ông gọi là “sự thức tỉnh về Trung Quốc” cũng như ưu tiên đối với người lao động trong các thỏa thuận thương mại, sẽ tiếp tục đến hết nhiệm kỳ của Biden.

Ngoài thuế quan, ông Biden cũng sẽ kế thừa một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một và xem xét liệu có nên cố gắng khởi động các cuộc đàm phán giai đoạn hai, điều mà chính quyền Trump đã cam kết thực hiện trước đại dịch. Ngoài ra, chính quyền sắp tới sẽ phải xác định các hạn chế mà chính quyền Trump áp đặt thông qua kiểm soát xuất khẩu và sàng lọc đầu tư nước ngoài, chủ yếu nhằm hạn chế chuyển giao công nghệ cho Bắc Kinh. Bên cạnh Trung Quốc, chính quyền Biden sẽ đối mặt với một số cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra và một loạt các vấn đề thương mại chưa được giải quyết.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here