Ngày 8/5, Tổng thống Trump đã tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân 2015 và tái áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran được cho là ở mức khắc nghiệt nhất. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến hàng tỷ USD trong các hợp đồng hiện có giữa các tập đoàn tư nhân nước ngoài với Iran, và các khoản đầu tư trong tương lai chưa được giải quyết ở một quốc gia đồng nội tệ đang vượt khỏi tầm kiểm soát.
Tất cả các hợp đồng mới sẽ ngay lập tức phải chịu các biện pháp trừng phạt này, chủ yếu được thông qua trong một bộ luật vào năm 2012, thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Những luật này đều nhắm vào các doanh nghiệp nước ngoài nằm trong phạm vi điều chỉnh của Mỹ, bao gồm một số công ty lớn của các đồng minh châu Âu. Đối với các hợp đồng hiện có, các công ty sẽ có thời gian “giảm tốc” từ 3 đến 6 tháng. Tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân phải có hiệu lực trở lại “không có trường hợp nào sau 180 ngày”. Sau ngày 4/11, Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Mỹ “hy vọng rằng tất cả các lệnh trừng phạt liên quan đến hạt nhân của Mỹ đã được dỡ bỏ theo JCPOA sẽ được tái áp dụng và có hiệu lực đầy đủ”.
Làn sóng đầu tiên ảnh hưởng trong 90 ngày kể từ ngày 8/5, sẽ là các ngành ô tô của Iran, kinh doanh kim loại quý, nhôm, thép, than và thảm, bán đồng tiền nội tệ Iran và duy trì các tài khoản nước ngoài so với đồng USD và những người muốn mua nợ của Iran. Các giao dịch lớn và phức tạp hơn sẽ bị ảnh hưởng sau thời hạn chót ngày 4/11. Các cảng và ngành vận tải biển của Iran, toàn bộ ngành dầu khí và năng lượng cũng như tất cả các giao dịch nước ngoài với Ngân hàng Trung ương Iran và các tổ chức tài chính khác của Iran sẽ bị áp dụng các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Các biện pháp trừng phạt tài chính mới sẽ ảnh hưởng đến khả năng thương mại cơ bản của Iran và gây khó khăn cho các bên khác trong thỏa thuận gồm Pháp, Anh, Đức, Nga và Trung Quốc muốn giữ cho thỏa thuận tồn tại. Các doanh nghiệp châu Âu sẽ phải đối mặt với các phản ứng dữ dội nhất, đã đầu tư mạnh vào các lĩnh vực ô tô, hàng không và dầu khí của Iran kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực. Hiện họ đang trong thời kỳ khốc liệt khi các chính phủ của họ khẳng định thỏa thuận vẫn còn hiệu lực, trong khi các đại sứ Mỹ cảnh báo họ rút khỏi thị trường Iran nhanh chóng.
Ủy ban châu Âu nói rằng các biện pháp trừng phạt thứ cấp của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nước ngoài trong thẩm quyền của Mỹ là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế và đã thông qua một luật nhằm cố gắng bảo vệ các doanh nghiệp; đồng thời EU cũng đã thảo luận việc mở rộng các hạn mức tín dụng khẩn cấp cho các doanh nghiệp thuộc diện bị trừng phạt. Chính quyền Trump hy vọng, tương tự những gì xảy ra trong quá khứ EU sẽ không tham gia vào một cuộc chiến thương mại với Mỹ, thay vào đó sẽ chọn cách đi theo Mỹ từ bỏ thỏa thuận hạt nhân. Tuy nhiên, đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy các nhà lãnh đạo châu Âu quan tâm đến cách tiếp cận này.
Ngay cả khi các doanh nghiệp EU quyết định rút khỏi Iran, các đối thủ cạnh tranh từ Nga và Trung Quốc có thể sẽ lấp đầy khoảng trống. Các doanh nghiệp Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt, mặc dù họ đại diện cho một phần nhỏ của cuộc khủng hoảng đầu tư mà Iran mong muốn trong thỏa thuận hạt nhân. Trong đó, Boeing, đã đồng ý vào tháng 12/2016 bán 80 máy bay, trong đó có 15 máy bay Boeing 777-300ER, cho hãng hàng không Iran Air với trị giá 20 tỷ USD sẽ tham khảo ý kiến của chính phủ Mỹ về các bước tiếp theo, sau khi giảm đã giá cổ phiếu./.
(ĐSQVN tại Israel)