Báo Mỹ: Lý do các nước muốn đến làm bạn với Việt Nam là gì?

0
46
Những thành tích nổi bật về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh mới đánh giá, đây là “thành tựu đáng kinh ngạc”, có ý nghĩa lịch sử.

Với tít bài báo “Các nước đều muốn làm bạn với Việt Nam”, tờ Wall Street Journal của Mỹ mới đây đã đưa ra một số lý do. Trong đó, Giáo sư Carl Thayer cho rằng, sức hấp dẫn của Việt Nam là ở chỗ nước này là một nhân tố độc lập và sẽ không tập hợp để chống lại bất kỳ bên nào.

Nhờ các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đúng hướng và hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam vẫn ổn định và khởi sắc. Trong ảnh: Một góc TP. Hồ Chí Minh chụp từ trên cao. (Nguồn: Getty Images)
Việt Nam dường như đang đạt được sự cân bằng – gặt hái được những thành quả từ cả Trung Quốc lẫn các nước phương Tây.

Việt Nam nhận thấy việc trở thành trung tâm của sự cạnh tranh giữa các cường quốc không phải là cái gì đó quá tệ. Việt Nam giờ đây như một “thỏi nam châm” thu hút mọi quốc gia.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam. Giáo sư Carl Thayer tại Đại học New South Wales (Australia), đồng thời là chuyên gia về Việt Nam, cho biết: “Trung Quốc nhìn thấy sự cạnh tranh của Mỹ và do đó họ phải đáp trả… Việt Nam muốn thu được lợi ích nhiều nhất có thể từ mỗi nước”.

Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam gần gũi với Nga – một bạn bè truyền thống.

Tháng 12/2022, Hàn Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam.

Tháng 9 vừa qua, Mỹ trở thành cái tên tiếp theo gia nhập danh sách này và tháng 11 là Nhật Bản.

Australia cũng bày tỏ mong muốn trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam và các nhà phân tích cho rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Mỹ đang tăng cường cung cấp cho các nhà sản xuất, đặc biệt là các nhà sản xuất sản phẩm công nghệ cao, các lựa chọn để chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những nơi các công ty đang hướng tới.

Trong khi đó, Việt Nam muốn mối quan hệ ngoại giao nở rộ với các nước giàu có sẽ khuyến khích các công ty như Samsung của Hàn Quốc và Apple của Mỹ phát triển sâu hơn mạng lưới sản xuất ở Việt Nam. Việt Nam cần tăng cường việc làm, thu nhập và xuất khẩu để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Cùng lúc, Việt Nam không thể xa lánh Trung Quốc – láng giềng đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất của mình.

Một điều khác mà cả Mỹ và Trung Quốc cũng lưu ý: Việt Nam nằm trong số những quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn những yếu tố khác khiến Việt Nam không thể hoàn toàn “ngã vào lòng” Phương Tây, đó là: Việt Nam nhận thấy cần duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga.

Bất chấp căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam dường như đang đạt được sự cân bằng – gặt hái được những thành quả từ cả Trung Quốc lẫn các nước phương Tây.

Trong chuyến thăm hồi tháng 9 của Tổng thống Joe Biden đến Hà Nội, Mỹ đồng ý hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh ngành công nghiệp bán dẫn bằng cách cùng phát triển các phòng thí nghiệm giảng dạy và các khóa đào tạo để thúc đẩy lực lượng lao động công nghiệp.

Về phía Trung Quốc, ông Tập Cận Bình vừa đề xuất hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh và khoáng sản quan trọng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore nhận định: “Việt Nam đang quản lý vấn đề này rất tốt. Việt Nam đang tận dụng vị trí địa chính trị của mình để tối ưu hóa lợi ích bằng cách hợp tác tốt với cả Trung Quốc và Mỹ”.

Giáo sư Carl Thayer cũng cho rằng, sức hấp dẫn của Việt Nam là ở chỗ nước này là một nhân tố độc lập và sẽ không tập hợp để chống lại bất kỳ bên nào.

Thu Hằng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here