Bangladesh xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

0
497
(https://www.irri.org/)
(https://www.irri.org/)

Sau khi đạt được những tiến bộ đáng kể trong vài thập kỷ qua, Bangladesh đang phải đối mặt với những thách thức không lường trước được do Covid-19, giống như tất cả các quốc gia khác, nhưng đại dịch đã tấn công nền kinh tế Bangladesh vào thời điểm quốc gia kỷ niệm 50 năm độc lập. Trong một tình huống nguy cấp như vậy, cần phải tìm ra cách đưa nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch có thể trở lại con đường tăng trưởng và cũng để có thể hình dung Bangladesh sẽ như thế nào sau 50 năm nữa.

Mặc dù Bangladesh đang ngày càng trở thành một nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ; nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng quốc gia và lực lượng lao động. Khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm quốc nội và chiếm hơn 40% lực lượng lao động. Và nếu bất kỳ lĩnh vực riêng lẻ nào giúp người dân Bangladesh tồn tại trong cuộc khủng hoảng như đại dịch thì đó chính là nông nghiệp. Do đó, nông nghiệp không chỉ quan trọng đối với việc nuôi dưỡng tương lai mà còn là ngành đóng góp giá trị gia tăng cho các lĩnh vực khác.

Bangladesh được thiên nhiên ưu đãi với đất canh tác màu mỡ và tài nguyên nước, cả trên mặt và trong lòng đất. Sự đa dạng mùa vụ khiến nó trở thành một quốc gia thân thiện với nông nghiệp. Kể từ khi độc lập vào năm 1971, sản lượng nông nghiệp của Bangladesh đã tăng gần gấp 4 lần, đặc biệt là sản lượng ngũ cốc. Thành tựu của Bangladesh về an ninh lương thực quốc gia bất chấp thiên tai liên miên và sự gia tăng dân số liên tục đã được đánh giá cao. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp Bangladesh thuộc một trong những nơi tốc độ nhanh nhất trên thế giới kể từ năm 1995, trung bình 2,7% hàng năm, chỉ đứng sau Trung Quốc. Đây là thành quả từ một khung chính sách chặt chẽ và ổn định.

Tuy nhiên, nền nông nghiệp của đất nước đang bị hạn chế bởi áp lực gia tăng đối với đất canh tác, nông dân thiếu lợi nhuận, sự thống trị của những người trung gian, khả năng tiếp cận tài nguyên không đầy đủ và những thách thức về môi trường. Nông dân già đi, thế hệ trẻ ít hứng thú với việc trồng trọt và thiếu các biện pháp khuyến khích thích hợp, có thể là những thách thức đối với nền nông nghiệp tương lai của Bangladesh. Hiện nay, ngành này thường xuyên thiếu lao động trong khi cơ giới hóa nông nghiệp thấp hơn nhiều so với mức mong đợi. Do đó, nông nghiệp của Bangladesh có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới mặc dù có tiềm năng đa dạng hóa cây trồng và các mặt hàng phi cây trồng và năng suất cao hơn. Theo Tổ chức Nông lương (FAO), lao động ngành nông nghiệp Bangladesh dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng 36% vào năm 2020, 20% vào năm 2030 và đất nông nghiệp đang giảm với tốc độ 0,50% một năm.

Theo Viện nghiên cứu về Giảm tổn thất sau Thu hoạch (PHLIL), tổn thất sau thu hoạch cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Bangladesh mất gần 14% lượng lúa do vấn đề này. Ngoài ra, năng suất giảm do chia cắt các mảnh đất nhỏ là rất lớn. Từng là một nước nông nghiệp, Bangladesh cần kết hợp công nghiệp chế biến, phân phối và bán hàng với các hoạt động nông nghiệp hiện đại để làm cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Hình thành hệ thống lương thực thông qua đa dạng hóa trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản cũng rất quan trọng đối với Bangladesh.

Theo các xu hướng và đề xuất của các chuyên gia, có thể kết luận rằng 10 năm tới sẽ quyết định liệu nền nông nghiệp của Bangladesh sẽ phát triển hay suy giảm trong suốt 50 năm tới.

Cơ giới hóa rộng rãi.

 Việc áp dụng máy móc nông nghiệp và quảng bá thành công những lợi ích (của cơ giới hóa) được thực hiện phù hợp với bối cảnh của đất nước. Nông dân Bangladesh có nguồn tài chính hạn chế để tận dụng những lợi ích của cơ giới hóa. Vì vậy, mô hình quan hệ đối tác dựa trên tài trợ tài sản (máy móc) và một hệ thống điều tiết máy móc nông nghiệp đến nơi cần thiết một cách hiệu quả, có thể đảm bảo sự gia tăng nhanh chóng trong việc áp dụng vì việc sử dụng hết công suất của máy móc, có thể giảm chi phí tương đối.

Đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng làm thương hiệu dựa trên vị trí địa lý.

Bỏ các sản phẩm chủ lực sang một bên, nông dân có xu hướng sản xuất các sản phẩm tương tự khi người khác thành công. Trong vòng vài năm, thị trường trở nên bão hòa và giá thường giảm. Để nâng cao thu nhập từ nông nghiệp, cần phải tăng cường đa dạng các loại cây trồng hấp dẫn cùng với thương hiệu của chúng. Các tổ chức và cơ quan công quyền như Cục Khuyến nông (DAE) và Tổng cuc Phát triển Nông nghiệp Bangladesh (BADC) có các nguồn lực và nhiệm vụ thúc đẩy đa dạng hóa trên cơ sở địa phương. Trên bình diện quốc tế, Bangladesh chỉ được công nhận cho một số sản phẩm, ví dụ: gạo, đay, xoài của Rajshahi, trà của vùng Sylhet và bây giờ là trà của vùng Panchagarh. Việc đa dạng hóa và xây dựng thương hiệu dựa trên vị trí địa lý có thể làm tăng giá trị ở cả trong nước và quốc tế.

Sản xuất thực phẩm an toàn.

Thuốc trừ sâu và phân bón hóa học là cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có nguy cơ ảnh hưởng đến  môi trường và ô nhiễm đất do sử dụng quá mức.

Cần đảm bảo mức độ, giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Cần thúc đẩy các phương pháp thay thế nhắm mục tiêu thay thế hoàn toàn các phương pháp thiếu an toàn hiện tại. Vì thực phẩm an toàn có lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng nếu xét về lợi ích kinh tế và sức khỏe.

Hội nhập thị trường.

Kết nối người sản xuất với các ngành ở các cấp độ khác nhau của chuỗi cung ứng, loại bỏ khâu trung gian thông qua một cơ chế được thiết kế và triển khai tốt có thể đảm bảo được giá thành, giảm chất thải, chế biến thứ cấp hiệu quả và phúc lợi (lợi nhuận) của nông dân. Điều này đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan hơn từ tất cả các cấp của thị trường.

Giảm hư hỏng, tổn thất (mất giá) khi dư thừa.

Xây dựng một hệ thống sản xuất thực phẩm đóng gói, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đóng chai và thực phẩm chế biến khô có thể giảm hư hỏng sản phẩm và tổn thất do dư thừa. Một lần nữa, cơ giới hóa có thể giải quyết vấn đề này ở mức đáng kể.

Tái sử dụng những thứ bị bỏ đi.

Ở Thái Lan, những chiếc lá chuối từng bị bỏ đi nay được chế biến để làm ví và túi. Các sản phẩm bền vững và xanh, có nhiều khả năng thu hút người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Vì vậy cần phải xem xét lại những gì đang bị bỏ đi.

Cải cách chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai.

Các tập đoàn lớn trong và nước ngoài sẽ ngày càng quan tâm hơn đến việc đầu tư vào Bangladesh trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc thu hút và đưa họ vào hoạt động trong nông nghiệp được công nghiệp hóa đòi hỏi rất nhiều liên quan đến luật và chính sách đất đai. Quyền lợi của nông dân cũng cần được lưu ý.

Luật sư AnupSomadder, người đang làm việc về các vấn đề liên quan đến nông trại, cho biết “Aail (đường phân chia đất) là bất lợi cho chúng tôi theo hai cách – 1) lãng phí đất canh tác và 2) máy móc nông nghiệp không thể hoạt động hiệu quả. Nó từng là cần thiết để đánh dấu quyền sở hữu và giữ nước để canh tác. Nhưng, bây giờ chúng ta cần nhìn rộng, qua khái niệm của thời đó”. Ông nhấn mạnh rằng Bộ Đất đai có thể giải quyết vấn đề này nếu có ý chí chính trị. “Chúng tôi mong đợi các nhà hoạch định chính sách thảo luận những vấn đề như vậy tại Quốc hội”.

Thúc đẩy sự đổi mới.

Sản xuất và sử dụng dạng phân bón sinh học mới nhất, sử dụng năng lượng mặt trời, canh tác nhiều tầng, phù hợp với khí hậu, đổi mới phương pháp canh tác, v.v. cần được thúc đẩy và bảo trợ ở cả khu vực nhà nước và tư nhân. Để đạt được những mục tiêu này, cần có sự cam kết, kiên trì và các chiến lược được hoạch định tốt. Đất nước cần tạo ra một hệ thống để hỗ trợ nông dân và đảm bảo phúc lợi của họ thông qua các hợp tác xã. Ngoài ra, cần ưu tiên sự tham gia của phụ nữ trong quá trình cơ giới hóa nông nghiệp.

(Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here